Thuốc Chữa Đau Dạ Dày
Người bị đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị bệnh:
- Thuốc chữ P (Phosphalugel): Thành phần thuốc có chứa Aluminium phosphate 20% giúp kháng lại acid trong dạ dày và cải thiện tình trạng viêm loét.
- Viện 354 (Bình Vị Nam): Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các loại thảo dược thiên nhiên, nên an toàn và lành tính như: Cam thảo, Mạn đà la, Muối nhôm kép carbonate, Ngải tượng, Ô tặc cốt.
- Yumangel (Thuốc chữ Y): thành phần hoá dược Almagate là chính, loại bỏ các triệu chứng bệnh dạ dày như: ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa,… và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những vết loét.
- Gastropulgite: thuộc nhóm thuốc kháng acid. Cơ chế điều trị là tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc và trung hòa lượng acid, từ đó giảm nhanh các cơn đau dạ dày.
- Thuốc MMSC Kyabeijin Kowa: có công dụng trung hòa axit, chữa trị triệu chứng đau dạ dày.
- Gastosic: được chỉ định chủ yếu điều trị loét tá tràng hoạt tính, trào ngược và viêm loét dạ dày.
- Viên uống Detoxic: Thành phần bào chế bao gồm các thảo dược như: Đinh hương, Hoa thảo mộc, Cây Centaury, Thảo mộc Redroot, Cây cỏ thi giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm dạ dày.
- Thuốc đau dạ dày Nhất Nhất: giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hay trào ngược dạ dày. Đồng thời cũng có tác dụng điều trị tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
- Thuốc dạ dày Mộc Hoa: Giảm cơn đau dạ dày cấp và mãn tính; Phục hồi và chữa lành tổn thương niêm mạc dạ dày.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Các chứng bệnh đau dạ dày và những hệ lụy của nó gây ra ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt và sức khỏe của người bệnh. Chính vì vậy, tìm giải pháp hiệu quả để điều trị dứt điểm tình trạng này là mong muốn của không ít người. Vậy, đâu là thuốc chữa đau dạ dày an toàn, hiệu quả, nên áp dụng?. Hãy tham khảo bài viết dưới đây để có thêm thông tin, từ đó lựa chọn chính xác nhất.
Tổng Quan Bệnh Lý Đau Dạ Dày
Dạ dày hay bao tử là bộ phận tiêu hóa, có vị trí nằm giữa tá tràng và thực quản, đây được xem là một trong bộ phận quan trọng nhất của cơ thể con người. Dạ dày có nhiệm vụ chứa đựng và tiêu hóa lượng thức ăn được cơ thể dung nạp. Đau dạ dày khởi phát khi cơ quan này bị tổn thương (do những tác nhân bên ngoài hoặc vi khuẩn tấn công). Bên cạnh những cơn đau, bệnh lý còn kèm theo các biểu hiện như ợ chua, ợ hơi, đầy bụng, khó tiêu, buồn nôn,...
Tình trạng đau dạ dày sẽ khiến bộ phận không thể hoàn thành chức năng vốn có. Từ đó dẫn đến ảnh hưởng đến khả năng hấp thu các chất dinh dưỡng. Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe tổng thể, sinh hoạt hàng ngày và tăng nguy cơ phát sinh những biến chứng nặng nề.
Đau bao tử có thể khởi phát ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau, trong đó nhóm người trưởng thành thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn so với những đối tượng còn lại bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc xác định các biểu hiện sớm và có các biện pháp can thiệp đúng cách sẽ giúp kiểm soát bệnh lý nhanh chóng, phòng ngừa phát sinh biến chứng nguy hiểm.
Đau dạ dày là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Các triệu chứng bệnh lý khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố tác động khác nhau. Việc xác định cụ thể căn nguyên gây bệnh sẽ giúp người bệnh dễ dàng hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa tái phát.
Dưới đây là các nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý:
- Nhiễm vi khuẩn Hp: Nhiễm khuẩn Helicobacter pylori được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh đau dạ dày. Đây được xem là chủng vi khuẩn nguy hiểm, có thể làm tăng nguy cơ mắc những bệnh lý liên quan đến tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày. Số liệu thống kê cho thấy, có đến 80% trường hợp mắc bệnh đau dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori)
- Chế độ ăn uống không lành mạnh: Đây được xem là một trong những tác nhân trực tiếp gây khởi bệnh. Những thói quen xấu trong ăn uống như ăn không đúng giờ, thường xuyên bỏ bữa, ăn quá nhanh, dung nạp nhiều món ăn chứa nhiều dầu mỡ, cay nóng, lạm dụng bia rượu, thuốc lá,... Có thể tác động trực tiếp đến dạ dày, khiến bộ phận này hoạt động quá mức dẫn đến tổn thương.
- Yếu tố tâm lý: Thực tế, những người bị căng thẳng thần kinh thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh đau dạ dày hơn so với người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là khi căng thẳng, áp lực, dịch vị dạ dày có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Khi đó, môi trường trong dạ dày sẽ mất cân bằng, lớp niêm mạc có thể bị bào mòn dẫn đến viêm loét, đau rát.
- Lạm dụng thuốc điều trị: Một số loại thuốc tân dược có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn nếu sử dụng trong thời gian dài. Trong đó, dạ dày được xem là cơ quan chịu tác động nhiều nhất. Việc sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, thuốc chống viêm chứa steroid,... có thể dẫn đến đau dạ dày, viêm loét hay thậm chí là xuất huyết dạ dày.
- Do bệnh lý: Những bệnh lý nên cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau dạ dày. Một số bệnh lý gây ảnh hưởng đến chức năng của dạ dày, dẫn đến tình trạng đau viêm như hội chứng ruột kích thích, viêm ruột, bệnh lý về tuyến giáp,...
- Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, bệnh cũng có thể khởi phát do ngộ độc thực phẩm, không dung nạp gluten, ảnh hưởng do quá trình xạ trị, thiếu máu ác tính, thường xuyên thức đêm, chấn thương dạ dày,..
Các triệu chứng lâm sàng của bệnh đau bao tử thường dễ nhận biết. Cụ thể khi vùng niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ xuất hiện tình trạng viêm và đi kèm với những biểu hiện đặc trưng của bệnh. Tại các giai đoạn tiến triển khác nhau, các triệu chứng bệnh lý cũng sẽ thể hiện ở mức độ khác nhau.
Dưới đây là những triệu chứng nhận biết bệnh đau dạ dày:
- Đau vùng thượng vị: Bệnh đặc trưng bởi tình trạng đau vùng thượng vị. Những cơn đau có xu hướng tiến triển dữ dội hoặc âm ỉ tại vùng dưới ngực và trên rốn. Trong trường hợp ăn no, triệu chứng có thể lan rộng ra sau lưng.
- Chướng bụng, đầy hơi: Tình trạng đau dạ dày có thể ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn. Khi đó, người bệnh thường xuyên đối mặt với những biểu hiện như chướng bụng, đầy hơi, đặc biệt là sau khi ăn.
- Ợ chua, ợ hơi: Đau dạ dày sẽ khiến môi trường pH trong bao tử mất cân bằng. Điều này có thể gây ra hiện tượng ợ hơi, ợ chua trào ngược thực quản.
- Buồn nôn và nôn mửa: Khi niêm mạc dạ dày bị tổn thương sẽ gây kích thích, khiến người bệnh có cảm giác buồn nôn, nôn mửa khó chịu. Triệu chứng nếu không được kiểm soát kịp thời có thể tiến triển và gây ra các biến chứng như polyp thực quản, viêm thực quản,...
- Chán ăn: Cơn đau dạ dày kéo dài âm ỉ hay dữ dội ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng hoạt động của cơ quan này. Cụ thể, sau mỗi lần ăn, người bệnh cảm giác khó tiêu, ợ chua, nóng bụng, đau rát thượng vị, buồn nôn,... Lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hoạt động ăn uống và gây suy nhược cơ thể.
- Xuất huyết tiêu hóa: Tình trạng này thường xuất hiện ở những trường hợp bị đau dạ dày ở mức độ nghiêm trọng. Xuất huyết tiêu hóa đặc trưng bởi các biểu hiện đại tiện phân lẫn máu, nôn ra máu tươi,... Khi nhận thấy các dấu hiệu này, người bệnh cần được cấp cứu nhanh chóng tránh đe dọa đến tính mạng.
Trong trường hợp đau dạ dày cấp tính, những cơn đau thường bùng phát đột ngột ở mức độ nặng nề. Lúc này, người bệnh cần đến bệnh viện nhanh chóng để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Tránh ảnh hưởng đến sức khỏe và gây ra các biến chứng nặng nề.
Gợi ý 9 loại thuốc trị đau dạ dày cấp tốc được tin dùng
Người bị đau dạ dày có thể sử dụng một số loại thuốc dưới đây để điều trị dứt điểm và ngăn tái phát tình trạng bệnh:
1. Thuốc chữa đau dạ dày chữ P
Thuốc dạ dày Phosphalugel còn được gọi tắt là thuốc chữ P, được nhập khẩu từ Pháp. Đây là một trong số các loại thuốc đau dạ dày đang được bán và sử dụng rộng rãi trên thị trường.
Thành phần thuốc có chứa Aluminium phosphate 20% giúp kháng lại acid trong dạ dày và cải thiện tình trạng viêm loét. Trường hợp mắc các chứng bệnh liên quan đến dạ dày - hành tá tràng, rối loạn tiêu hóa hoặc ngộ độc dẫn đến xuất huyết đều có thể sử dụng thuốc chữ P.
Công dụng:
- Làm giảm lượng axit trong dạ dày và giúp hạn chế tiết dịch vị.
- Khắc phục các triệu chứng khó chịu khi bị bệnh dạ dày như đau rát thượng vị, ợ nóng, đầy hơi, khó tiêu,…
- Có thể sử dụng riêng lẻ hoặc kết hợp với 1 số loại thuốc chữa đau dạ dày khác theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng:
- Người lớn: Nên sử dụng từ 1 - 2 gói trong 2 - 3 lần/ngày và có thể uống thuốc trực tiếp hoặc hoà loãng với nước để uống.
- Trẻ em trên 6 tháng tuổi: Dùng 1/2 gói thuốc tương đương 2 muỗng cà phê nhỏ sau 4 cữ ăn.
- Trẻ em dưới 6 tháng tuổi: Dùng 1/4 gói thuốc tương đương 1 muỗng cà phê nhỏ sau khoảng 6 cữ ăn.
Lưu ý:
- Sản phẩm thuốc đau dạ dày chữ P chỉ sử dụng khi xuất hiện cơn đau dạ dày hoặc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Tuy nhiên, mỗi lần dùng tối đa từ 1 - 2 gói và không uống quá quá 6 lần/ngày. Vì thuốc chữ P có thể gây ra tình trạng táo bón cho người cao tuổi hoặc nằm liệt giường.
- Sau 7 ngày sử dụng thuốc, nếu các triệu chứng như ốm, sốt, buồn nôn không thuyên giảm, người bệnh cần báo bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời.
- Bệnh nhân bị thận, dị ứng nhôm phosphat hay mẫn cảm với thành phần của thuốc thì tuyệt đối không nên sử dụng loại thuốc này.
- Thuốc chữ P không dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú và cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có ý định sử dụng.
2. Thuốc trị đau dạ dày viện 354
Thuốc chữa đau dạ dày của viện 354 còn được gọi là Bình Vị Nam. Đây là loại thuốc có tác dụng hỗ trợ điều trị đau dạ dày, viêm loét dạ dày. Thuốc dạ dày viện 354 có sự kết hợp giữa Đông và Tây y, nên có tác dụng chữa bệnh dạ dày hiệu quả.
Sản phẩm được bào chế chủ yếu từ các loại thảo dược thiên nhiên, nên an toàn và lành tính như: Cam thảo, Mạn đà la, Muối nhôm kép carbonate, Ngải tượng, Ô tặc cốt,...
Liều dùng:
- Người lớn uống 3 viên/ lần và dùng 3 lần/ngày.
- Trẻ em dưới 10 tuổi chỉ nên sử dụng 0.5 - 1 viên/ lần và dùng 2 - 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Nên dùng thuốc dạ dày 354 sau ăn 1 giờ để không bị thức ăn làm giảm quá trình hấp thu.
3. Thuốc đau dạ dày chữ Y
Yumangel gọi tắt là thuốc dạ dày chữ Y, đây là loại thuốc trị đau dạ dày thông dụng có xuất xứ từ Hàn Quốc. Thuốc giúp loại bỏ các triệu chứng bệnh dạ dày như: ợ nóng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa,… và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi những vết loét.
Thuốc có thành phần hoá dược Almagate là chính và được sản xuất dưới dạng hỗn dịch màu trắng sữa. Bên cạnh đó, thuốc chữ Y được đóng gói dưới dạng gói rất tiện lợi trong quá trình sử dụng.
Liều dùng
- Người lớn mỗi ngày sử dụng 4 lần mỗi lần 1 gói trọng lượng 15ml.
- Trẻ nhỏ từ 6 đến 12 tháng tuổi liều dùng giảm phân nửa so với người lớn và uống thuốc cần có sự giám sát của người lớn.
Lưu ý: Chống chỉ định dùng với những người có mẫn cảm với thành phần có trong thuốc. Với phụ nữ mang thai và cho con bú cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh ảnh hưởng không mong muốn.
Ngoài ra, thuốc dạ dày Yumangel gây ra một số tác dụng phụ: tiêu chảy và táo bón. Do đó, nếu cơ thể có những biểu hiện khác lạ, hãy tới ngay cơ sở y tế để được thăm khám và hướng dẫn điều trị phù hợp.
4. Thuốc dạ dày Gastropulgite
Gastropulgite thuộc nhóm thuốc kháng acid, giúp giảm nhanh các triệu chứng ợ chua, ợ hơi, buồn nôn, đau bụng thượng vị,…. Cơ chế điều trị là tạo một lớp màng bảo vệ niêm mạc và trung hòa lượng acid, từ đó giảm nhanh các cơn đau dạ dày.
Cụ thể, các thành phần chính của nó bao gồm: Attapulgite, Mormoiron, Aluminium hydroxide ở dạng gel, Carbonate Magnesium sấy khô và được điều chế ở dưới dạng hỗn dịch.
Liều dùng:
- Thuốc Gastropulgite được sử dụng điều trị bệnh cho người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên. Nên uống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút và có thể uống ngay khi xuất hiện cơn đau dạ dày.
- Đối với người lớn: Sử dụng từ 2 - 4 gói/ngày, mỗi lần dùng 1 gói hòa tan vào với 250ml nước.
- Đối với trẻ em từ trên 6 tuổi: Chỉ sử dụng tối đa 1 gói/ngày và chia ra làm 3 lần để uống. Tùy theo độ tuổi có thể giảm liều lượng thuốc xuống.
Lưu ý: Thuốc không dùng cho bệnh nhân suy thận hoặc đang chạy thận. Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú cần xin chỉ định của bác sĩ trước khi dùng.
5. Thuốc điều trị bệnh đau dạ dày MMSC xuất xứ từ Nhật
Một trong những loại thuốc chữa đau dạ dày có tác dụng tốt nhất hiện nay phải kể đến các loại thuốc có xuất xứ từ Nhật Bản. Ví dụ như thuốc MMSC Kyabeijin Kowa.
Thành phần:
- Methyl methionine sulfonium clorua có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày.
- Axit natri hydro cacbonat 700.0mg + Cacbonat 1200.0 mg + Magnesium carbonate 250.0mg + chiết xuất 90.0 mg có chức năng kháng acid.
- Chiết xuất 30.0 mg + Assembly 30.0 mg.
- Biodiastase 2000 24.0 mg + Lipase AP12 15.0 mg là thành phần có tác dụng điều trị tiêu hóa.
- Và nhiều chất phụ gia khác như: Tinh bột ngô, quế, dầu cứng, cánh kiến đỏ,…
Công dụng:
- Có khả năng trung hòa lượng acid và kháng acid có trong dạ dày giúp giảm nhanh các cơn đau do bệnh.
- Acid được trung hòa nên các enzym tiêu hóa sẽ tạo ra một môi trường giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
- Chữa trị các triệu chứng của bệnh đau dạ dày như: ăn không tiêu, bị đầy bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi,…
6. Gastosic - Hỗ trợ chữa đau dạ dày hiệu quả
Thuốc đau dạ dày Gastosic được chỉ định chủ yếu điều trị loét tá tràng hoạt tính, trào ngược và viêm loét dạ dày. Thành phần chủ yếu là Curmanano 50mg có tác dụng ức chế và tiêu diệt vi khuẩn Hp, đồng thời có thể bảo vệ niêm mạc dạ dày và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể.
Bên cạnh đó, TPCN Gastosic còn chứa nhiều thành phần thảo dược như: Hoàng liên, Cam thảo, Bạc hà, Bán hạ bắc, Thương truật, Cúc la mã,... Ngoài ra còn có chứa một số thành phần tá dược khác như: Tinh bột, Natri bicarbonate, Melatonin, Magnesium stearat, Talcum,…
Công dụng:
- Hỗ trợ cải thiện các triệu chứng đau tức thượng vị dạ dày.
- Làm giảm nhanh tình trạng ợ hơi, ợ chua, buồn nôn do đau dạ dày.
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét dạ dày tá tràng, trào ngược dạ dày thực quản, rối loạn tiêu hóa,...
Liều dùng:
- Sử dụng 1 – 2 viên/lần, 2 lần/ngày với mục đích tăng cường tiêu hóa và dự phòng nguy cơ bệnh tái phát
- Sử dụng 2 viên/lần, 2 – 3 lần/ngày với mục đích hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày tá tràng và trào ngược dạ dày thực quản.
7. Viên uống Detoxic
Viên uống Detoxic là thuốc đau dạ dày được sản xuất dưới dạng viên nang, giúp hỗ trợ điều trị hiệu quả các triệu chứng viêm dạ dày. Thành phần bào chế bao gồm các thảo dược như: Đinh hương, Hoa thảo mộc, Cây Centaury, Thảo mộc Redroot, Cây cỏ thi,...
Công dụng:
- Tiêu diệt ký sinh trùng: Các thành phần có trong Detoxic có khả năng tiêu diệt ký sinh trùng, giun sán và cả các loại ấu trùng trong cơ thể người bệnh.
- Giải độc, thanh nhiệt: Giúp đào thải các độc tố trong cơ thể, chống viêm nhiễm, khôi phục tế bào và mạch máu đang bị tổn thương do nhiễm bệnh.
- Cải thiện chức năng tiêu hóa, phòng tránh được nguy cơ táo bón hay tiêu chảy.
- Cải thiện chức năng gan, tăng cường miễn dịch
Liều dùng:
- Đối với người lớn: Mỗi ngày uống 2 lần vào buổi sáng và tối, mỗi lần dùng 1 viên. Liệu trình điều trị nên sử dụng không quá 3 hộp thuốc.
- Đối với trẻ em dưới 18 tuổi: Chỉ uống 1 viên/ ngày vào sau bữa ăn sáng và chỉ nên dùng liên tục 2 hộp để đạt kết quả tốt nhất.
Lưu ý: Không bẻ đôi, nghiền nát hoặc hòa tan thuốc khi sử dụng vì sẽ làm giảm tác dụng của thuốc.
8. Thuốc đau dạ dày Nhất Nhất
Thuốc dạ dày Nhất Nhất có thành phần là những loại thảo dược, tiêu biểu như: Cam Thảo, Hương Phụ, Trần Bì, Chè Dây, Bán Hạ, Khương Hoàng, Can Khương và một số phụ liệu khác.
Công dụng: Thuốc Nhất Nhất có tác dụng làm giảm nhanh các triệu chứng đau bụng, ợ chua, rối loạn tiêu hóa, khó tiêu hay trào ngược dạ dày. Đồng thời cũng có tác dụng điều trị tình trạng viêm loét dạ dày do vi khuẩn HP gây ra.
Sản phẩm chống chỉ định dành cho một số đối tượng sau:
- Trẻ dưới 30 tháng tuổi, có tiền sử về các bệnh như: co giật do sốt cao, bệnh động kinh.
- Trường hợp người bệnh bị rối loạn tiêu hóa thể nhiệt, loét dạ dày thể nhiệt,...
- Trường hợp bệnh nhân bị mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc dạ dày Nhất Nhất.
- Đối với phụ nữ có thai và cho con bú nên thận trọng và thăm khám bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Liều lượng: Nên uống 2 viên/lần và mỗi ngày 2 lần thuốc Nhất Nhất để mang lại hiệu quả cao.
9. Đau dạ dày uống thuốc gì? - Thuốc dạ dày Mộc Hoa
Thuốc dạ dày Mộc Hoa là sản phẩm đang được nhiều người bệnh lựa chọn sử dụng để điều trị các chứng bệnh về dạ dày.
Thành phần: Chủ yếu được chiết xuất từ các loại thảo dược như: Cao tam thất, Cao thương truật, Cao mộc hương, Cao sài hồ, Cao mẫu lệ,...
Công dụng:
- Giúp làm giảm nhanh cơn đau dạ dày cấp và mãn tính.
- Hỗ trợ điều trị các triệu chứng bệnh dạ dày như: đau thượng vị, đầy bụng, trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua,…
- Ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn HP gây ra tình trạng bệnh dạ dày.
- Hỗ trợ phục hồi và chữa lành những tổn thương ở niêm mạc dạ dày hiệu quả.
- Ngoài ra còn có tác dụng tạo lớp màng bao bọc để bảo vệ niêm mạc dạ dày
Lưu ý cần nhớ khi sử dụng các loại thuốc đau dạ dày để có hiệu quả cao
Dù lựa chọn loại thuốc đau dạ dày nào, người bệnh cũng cần ghi nhớ một số lưu ý dưới đây để quá trình điều trị đạt hiệu quả cao nhất, tránh xảy ra biến chứng phát sinh:
- Nên sử dụng thuốc đúng thời gian, liệu lượng theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không nên tự ý mua và sử dụng hoặc tăng giảm liều lượng thuốc vì có thể gây ra những hệ quả không đáng có.
- Có chế độ ăn uống khoa học: Không bỏ bữa, ăn đúng bữa và đặc biệt phải đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
- Bổ sung nhiều thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như: Rau xanh; mật ong; thực phẩm có tác dụng hút acid như bánh mì, bánh quy,...; các thực phẩm trung hòa acid; uống nhiều nước
- Tuyệt đối kiêng đồ cay nóng, đồ chua, các chất kích thích như cà phê, rượu, bia,...
- Thường xuyên tập luyện thể thao để nâng cao sức khỏe và bảo vệ cơ thể trước các tác nhân gây bệnh.
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu cơ thể gặp bất kỳ phản ứng nào cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và có phương án điều chỉnh thuốc kịp thời
Cách chữa đau dạ dày tại nhà bao gồm việc sử dụng bài tập xoa bóp, chườm ấm và kết hợp với nguyên liệu tự nhiên để giảm cơn đau. Một số mẹo bao gồm:
Chườm ấm:
- Sử dụng túi chườm chuyên dụng để chườm nhẹ lên vùng bụng.
- Hơi ấm tác động tới mạch máu, thúc đẩy tiêu hóa và giảm co bóp dạ dày.
- Chườm ít nhất 10 phút với nước ấm (50-60°C).
Xoa bóp:
- Xoa nóng bằng tinh dầu với kỹ thuật xoay từ trái sang phải trên vùng bụng.
Tập hít thở đều:
- Thực hiện bài tập hít thở sâu hàng ngày để giảm căng thẳng và đau do lo lắng.
Để giúp đau dạ dày chịu đi nhanh chóng hơn, có thể thực hiện các biện pháp như:
Sử dụng nước uống:
- Uống đủ nước mỗi ngày để duy trì hoạt động tiêu hóa.
- Uống nước nghệ pha mật ong và trà lá bạc hà để giảm viêm và dịu cơn đau.
Nước gừng:
- Rửa và đập dập một miếng gừng tươi, pha với nước nóng để uống.
Nên lưu ý:
- Thời điểm áp dụng: Xoa bóp sau bữa ăn ít nhất một giờ để tránh tăng cường cơn đau.
- Chế biến nguyên liệu: Sơ chế sạch sẽ trước khi sử dụng để tránh tác dụng phụ.
- Kiểm soát liều lượng: Tránh sử dụng quá liều để ngăn chặn các tác dụng phụ.
Trong khi các mẹo tại nhà có hiệu quả tạm thời, nên thăm bác sĩ nếu có các dấu hiệu không giảm, đau kéo dài, hoặc khi xuất hiện các vấn đề khác như tiêu chảy, nôn, hoặc buồn nôn sau khi sử dụng thuốc.
Ngoài ra, thuốc từ Đông y và cây thuốc Nam cũng là lựa chọn, nhưng cần kiên trì sử dụng để thấy rõ hiệu quả, và nên được thảo luận với bác sĩ trước khi áp dụng.
Đau dạ dày nên ăn gì để hỗ trợ điều trị và giảm nguy cơ tổn thương:
Thực phẩm tốt cho đau dạ dày:
- Thực phẩm giàu đạm và protein: Thịt nạc, trứng, cá, ức gà cung cấp lượng đạm giúp bổ sung dưỡng chất và trung hòa axit dạ dày.
- Thực phẩm chứa omega-3: Cá hồi, cá thu, cá mòi giúp giảm nguy cơ loét dạ dày và bảo vệ niêm mạc.
- Thực phẩm giàu chất xơ: Táo, lê, bột yến mạch giảm acid dạ dày và giảm triệu chứng như đầy hơi, đau nhức.
- Trái cây và rau củ tươi: Bổ sung chất xơ, vitamin, và khoáng chất, giúp bảo vệ hệ tiêu hóa và kích thích phục hồi niêm mạc dạ dày.
- Sữa chua: Tăng cường lợi khuẩn, hỗ trợ tiêu hóa và chữa lành vết thương.
- Thức ăn mềm: Cháo, súp, bánh mì giúp giảm cơn đau và hỗ trợ phục hồi dạ dày.
Những thứ nên tránh:
- Đồ dầu mỡ và chiên nhiều dầu: Gây áp lực lên hệ tiêu hóa và làm chậm quá trình phục hồi.
- Gia vị cay nóng: Kích thích acid dạ dày, gây tổn thương niêm mạc.
- Rượu, thuốc lá, cà phê, nước ngọt có ga: Gia tăng acid dạ dày và gây tổn thương niêm mạc.
- Thực phẩm có chứa acid: Cà muối, dưa muối, cà chua, cam, chanh, xoài tăng cường acid dạ dày.
- Đậu, nấm, măng, khoai mì: Chứa chất có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày.
- Đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Gây kích thích và tổn thương niêm mạc dạ dày.
Chế độ ăn uống cho người đau dạ dày:
- Ăn đúng giờ, tránh bỏ bữa và ăn quá no.
- Bổ sung bữa nhỏ sau bữa chính và không ăn vào ban đêm.
- Ưu tiên thực phẩm nấu chín, ninh nhừ, luộc.
- Ăn chậm và nhai kỹ.
- Bổ sung nhiều nước, tránh uống sau bữa ăn.
Trên đây là Top 9 loại thuốc đau dạ dày được đánh giá cao, nhiều người bệnh lựa chọn. Nếu sử dụng đúng loại thuốc và tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa, bệnh sẽ nhanh chóng khỏi. Hãy tìm hiểu kỹ thông tin để lựa chọn được bài thuốc tốt nhất, nhanh chóng thoát khỏi các chứng đau phiền toái do bệnh dạ dày gây nên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!