Thuốc Chữa Đau Thần Kinh Tọa

Bài viết này giới thiệu về 12 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng uống. Các loại thuốc này thường được kết hợp tùy thuộc vào mức độ bệnh và cơ địa của người bệnh để tăng hiệu quả. Dưới đây là một số loại thuốc:

  1. Paracetamol:
    • Liều lượng: 1-3g/ngày, chia làm 3 lần.
    • Cách dùng: Uống sau ăn.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm do bệnh thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp.
  2. NSAIDs (Ibuprofen, Naproxen, Diclofenac):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào từng loại.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, suy gan, suy thận, bệnh nhân đang dùng thuốc khác.
  3. Piroxicam:
    • Liều lượng: 20mg/ngày.
    • Chỉ định: Giảm đau, chống viêm cho bệnh cơ xương khớp, chấn thương thể thao.
  4. Meloxicam:
    • Liều lượng: 15mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị viêm xương khớp, điều trị triệu chứng viêm khớp tự phát ở đối tượng vị thành niên.
  5. Celecoxib:
    • Liều lượng: 200mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị các vấn đề viêm đau xương khớp ở người trưởng thành.
  6. Etoricoxib:
    • Liều lượng: 60mg/ngày.
    • Chỉ định: Điều trị bệnh xương khớp, giảm đau gút cấp, xử lý cơn đau sau phẫu thuật.
  7. Thuốc giãn cơ (Tolperisone, Eperisone):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn, phụ nữ mang thai.
  8. Thuốc giảm đau thần kinh (Gabapentin, Pregabalin):
    • Liều lượng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người mẫn cảm, phụ nữ mang thai.
  9. Thuốc chống đau thần kinh dạng bôi (Methyl Salicylate, Trolamine Salicylate, Capsaicin):
    • Liều lượng và cách dùng tùy thuộc vào loại thuốc.
    • Chống chỉ định: Người quá mẫn.

Bệnh nhân cần tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và theo dõi các dấu hiệu phản ứng phụ. Ngoài ra, việc duy trì lối sống lành mạnh và tránh những tác động tiêu cực cũng quan trọng để hỗ trợ điều trị.

Các loại thuốc chữa đau thần kinh tọa thường có tác dụng giảm đau, chống viêm, làm giãn cơ… hỗ trợ kiểm soát hiệu quả các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng như thế nào, liều lượng ra sao cần tuyệt đối tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ. Bệnh nhân không nên tự ý mua thuốc để điều trị tại nhà vì luôn tiềm ẩn những rủi ro khó lường.

Tổng Quan Bệnh Lý Đau Thần Kinh Tọa

Trên thực tế không phải ai cũng nắm rõ những thông tin tổng quan về bệnh lý này. Chính vì thế có rất nhiều người phát hiện bệnh khi đã quá nặng.

Dây thần kinh tọa còn được gọi là dây thần kinh hông to, đây là dây thần kinh dài nhất cơ thể, bắt đầu từ dưới thắt lưng đến ngón chân. Dây thần kinh tọa thực hiện chức năng chính là chi phối cảm giác, vận động, dinh dưỡng.

Bệnh đau thần kinh tạo thường xảy ra khi bị thoát vị đĩa đệm ở cột sống lưng. Các đốt sống lưng được phân cách và đệm bởi cách đĩa tròn, mô liên kết. Một hoặc nhiều đĩa bị bòn mòn do chấn thương, lão hóa sẽ khiến vùng trung tâm đĩa đệm bị phồng ra ngoài. Cộng thêm vào đó xương cột sống sống hẹp chèn ép một phần thần kinh gây ra tình trạng sưng, viêm, tê ở chân.

Đau dây thần kinh tọa là bệnh lý thường gặp sau viêm khớp dạng thấp, thường xảy ra những người lao động trong độ tuổi từ 30 đến 55 tuổi. Đặc biệt hơn, nữ giới có xu hướng mắc bệnh cao hơn nam giới và bệnh này đang có xu hướng trẻ hóa.

Đau thần kinh tọa là gì
Đau thần kinh tọa là gì

Theo các bác sĩ, chuyên gia đầu ngành xương khớp, có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh, nhưng phổ biến nhất vẫn là do thoát vị đĩa đệm gây ra. Ngoài ra, còn phải kể tới một “thủ phạm” gây bệnh khác như:

  • Tuổi tác: Ngoài 30 tuổi, xương khớp của con người bắt đầu thay đổi, các bệnh cột sống, gai cột sống cũng diễn ra nhanh hơn. Đây chính là nguyên nhân gây ra thoát vị đĩa đệm.
  • Cân nặng: Tăng cân đột ngột có thể gây ra một áp lực lớn lên cột sống, chèn ép các dây thần kinh.
  • Do đặc thù công việc: Các công việc đòi hỏi việc phải xoay lưng, mang vác nặng hoặc lái xe đường dài cũng đóng vai trò không nhỏ trong việc gây ra bệnh. Những người ngồi nhiều, ít vận động có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường.
  • Do chấn thương, nhiễm trùng: Người bệnh bị nhiễm trùng, viêm cơ hoặc tai nạn xe, tai nạn lao động… cũng có nguy cơ mắc bệnh.
  • Do khối u cột sống:  Có khối u nằm ở trong, dọc tủy sống, dây thần kinh cũng có thể khiến bạn mắc đau thần kinh tọa.
  • Do bệnh lý về xương khớp: Viêm khớp, viêm đa khớp cũng làm kích thích sưng đau dây thần kinh tọa.

Đau dây thần kinh tọa chính là cảm giác đau đớn theo đường đi của dây thần kinh. Các cơn đau sẽ bắt đầu đi từ cột sống thắt lưng rồi lan xuống đùi, cẳng chân, mắt cá chân rồi ngón chân.

Ngoài ra, người bệnh còn có thể bị một số triệu chứng khác sau đây:

  • Đau, nóng rát, cơ mỏi, bị tê cứng hoặc bị ngứa râm ran: Những biểu hiện này chủ yếu bị ở lưng, mông.
  • Các cơn đau từ mức độ nhẹ đến nặng khi đi lại, cúi người, hắt hơi, ngồi lâu. Chỉ khi người bệnh nghỉ ngơi đúng cách và nằm xuống thì các triệu chứng mới có thể thuyên giảm.
  • Nhiều người bị tê dại ngón chân hoặc đầu ngón chân bị ngứa râm ran như kiến bò.
  • Dáng đi thay đổi, bên cao bên thấp.
  • Nhiều người bị mất kiểm soát tiểu tiện do rễ thần kinh bị hư tổn, nhiệt độ cơ thể giảm, chi dưới mất cảm giác.

Với một số triệu chứng kể trên có thể cải thiện và khỏi dần theo thời gian. Tuy nhiên cũng có những trường hợp bệnh kéo dài dai dẳng thì người bệnh nên đi thăm khám sớm để có phương án điều trị kịp thời.

Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa
Các biến chứng đáng sợ của đau dây thần kinh tọa

12+ loại thuốc chữa đau thần kinh tọa đường uống

Thuốc chữa đau thần kinh tọa đường uống là chỉ định phổ biến trong hầu hết các trường hợp. Tùy thuộc vào mức độ bệnh, cơ địa mỗi người mà bác sĩ sẽ kê đơn sử dụng đơn lẻ 1 loại thuốc hoặc kết hợp 2-3 thuốc với nhau để tăng hiệu quả.

Thuốc giảm đau Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau phổ biến trong điều trị đau thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp. Nhờ cơ chế ức chế Cyclooxygenase và giảm nồng độ Prostaglandin ở hệ thần kinh trung ương, Paracetamol giúp giảm đau, viêm nhiễm hiệu quả.
Liều lượng: 

  • Đau từ nhẹ đến trung bình: 1-3g/ngày, chia làm 3 lần.
  • Đau mức độ nặng: Kết hợp 1-3g Paracetamol/ngày với Codein.

Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Giảm đau, chống viêm do bệnh thần kinh tọa, thoái hoá cột sống, thoái hoá khớp.
  • Giảm đau đầu, đau răng, đau nhức cơ, đau do chấn thương/phẫu thuật.
  • Hạ sốt.

Chống chỉ định: 

  • Người mẫn cảm Paracetamol.
  • Đối tượng suy giảm chức năng gan hoặc mắc bệnh tim, phổi.
  • Bệnh nhân đang bị/có tiền sử viêm loét hoặc chảy máu ống tiêu hoá.
  • Trường hợp thiếu máu.

Tác dụng phụ: Tăng men gan, phát ban, sưng môi, sưng họng, khó thở, tăng huyết áp.

Paracetamol là thuốc chữa đau thần kinh tọa khá phổ biến
Paracetamol là thuốc chữa đau thần kinh tọa khá phổ biến

Thuốc giảm đau, kháng viêm không Steroid (NSAIDs)

NSAID là nhóm thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt không kê đơn. Với bệnh đau thần kinh toạ, các NSAID thường được sử dụng phổ biến trên lâm sàng gồm:
1. Ibuprofen
Ibuprofen là thuốc điều trị đau thần kinh tọa có tác dụng giảm đau, chống viêm. Thuốc được sử dụng cho bệnh nhân có cơn đau từ nhẹ đến trung bình.
Liều lượng: 400mg x 3-4 lần/ngày.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Chống viêm, giảm đau do bệnh lý đau thần kinh tọa.
  • Điều trị cơn đau từ nhẹ đến trung bình do chấn thương, phẫu thuật.
  • Hạ sốt cho đối tượng không có chống chỉ định.

Chống chỉ định: 

  • Đối tượng mẫn cảm Ibuprofen.
  • Người bị viêm loét dạ dày tá tràng hoặc suy gan, thận.
  • Bệnh nhân sốt xuất huyết.
  • Nữ giới đang mang thai.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Bệnh nhân đái tháo đường, cao huyết áp hoặc có tiền sử mắc các bệnh lý này.
  • Những đối tượng dị ứng thuốc nhóm NSAID.

Tác dụng phụ: Rối loạn chức năng gan thận, viêm loét dạ dày tá tràng, phù mặt, đau ngực, khó thở, ù tai, xuất huyết, nôn, buồn nôn.
2. Naproxen
Naproxen thuộc nhóm kháng viêm không Steroid. Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng, tuy nhiên viên nén uống được sử dụng phổ biến nhất.
Liều lượng: 500mg/ngày, chia làm 2 lần.
Cách dùng: Uống vào bữa ăn.
Chỉ định: 

  • Điều trị các bệnh xương khớp.
  • Giảm đau đầu, đau nửa đầu, đau bụng kinh, đau sau phẫu thuật.
  • Điều trị gout cấp.
  • Hạ sốt.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân quá mẫn Naproxen hoặc thuốc khác thuộc nhóm NSAIDs.
  • Trường hợp bị viêm mũi dị ứng, hen phế quản, nổi mề đay sau khi dùng Aspirin, có tiền sử dị ứng với Aspirin.
  • Người suy gan, thận nặng hoặc viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng cuối.
  • Những bệnh nhân đang điều trị đau trong thời gian tiến hành phẫu thuật ghép nối tắt động mạch vành.

Tác dụng phụ: Các triệu chứng về tiêu hoá, phát ban, đổ mồ hôi, rối loạn thị giác/thính giác, thiếu máu, tăng bạch cầu ái toan, rối loạn kinh nguyệt, viêm gan, tăng Kali máu, đau/yếu cơ…

Naproxen có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng, dùng sai đối tượng
Naproxen có thể gây tác dụng phụ nếu lạm dụng, dùng sai đối tượng

3. Diclofenac
Diclofenac cũng là thuốc chữa đau thần kinh tọa tương đối phổ biến. Thuộc nhóm thuốc chống viêm không Steroid, Diclofenac cho hiệu quả chống viêm, giảm đau ở nhiều trường hợp.
Liều lượng: 100-150mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị dài hạn các bệnh viêm khớp mạn tính, điều trị ngắn hạn các đợt cấp viêm cạnh khớp.
  • Giảm đau sau phẫu thuật.
  • Điều trị tại chỗ, điều trị thống kinh vô căn.

Chống chỉ định: 

  • Người quá mẫn Diclofenac hoặc thuốc Aspirin hay các NSAID khác.
  • Bệnh nhân loét dạ dày, hen phế quản, chảy máu suy thận/gan nặng, tim mạch.
  • Đối tượng đang dùng thuốc chống đông máu (thuốc chống tập kết tiểu cầu, Coumarin).
  • Trường hợp suy tim sung huyết, thể tích tuần hoàn máu giảm.

Tác dụng phụ: Đau thượng vị, tiêu chảy, buồn nôn, viêm giác mạc, mắt mờ, giãn đồng tử, viêm da, khô miệng, teo da, lo âu, trầm cảm, co thắt phế quản…
4. Piroxicam
Piroxicam có tác dụng giảm triệu chứng viêm đau xương khớp, ức chế quá trình sản xuất Prostaglandin - các acid béo nội sinh ở mô có liên quan đến đau, cứng, đau và sưng.
Liều lượng: 20mmg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Giảm đau, chống viêm cho bệnh cơ xương khớp, chấn thương thể thao.
  • Điều trị thấp khớp mạn tính.
  • Thuyên giảm bệnh gout cấp, viêm cột sống dính khớp.

Chống chỉ định: 

  • Phụ nữ mang thai, cho con bú.
  • Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày hoặc các vấn đề về dạ dày.
  • Đối tượng bị rối loạn chảy máu, tim mạch, có tiền sử chảy máu dạ dày.
  • Những người đang dùng thuốc lợi niệu theo chỉ định.

Tác dụng phụ: Chán ăn, đau thượng vị, táo bón, tiêu chảy, giảm bạch cầu, thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, ù tai, bất thường chức năng gan, ra nhiều mồ hôi, nổi ban đỏ,...

Piroxicam cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn
Piroxicam cũng tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn

5. Meloxicam
Thuốc chữa đau thần kinh tọa Meloxicam có tác dụng giảm đau, chống viêm. Đặc biệt, Meloxicam có thể dùng cho cả người lớn và trẻ em nhưng với liều lượng khác nhau.
Liều lượng: 15mg/ngày.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Điều trị viêm xương khớp (Viêm khớp, Viêm cột sống dính khớp, Viêm khớp dạng thấp).
  • Điều trị triệu chứng viêm khớp tự phát ở đối tượng vị thành niên.

Chống chỉ định: 

  • Người dị ứng Meloxicam.
  • Đối tượng bị suy gan thận hoặc bị viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Bệnh nhân đang dùng thuốc chống đông, thuốc ức chế men chuyển, thuốc lợi tiểu.

Tác dụng phụ: Tăng men gan, viêm loét dạ dày tá tràng, nổi mề đay, tăng huyết áp, rối loạn tiêu hoá.
6. Celecoxib
Celecoxib được sử dụng trong trường hợp thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, đau viêm xương khớp nói chung. Thuốc thuộc nhóm NSAIDs, có thể không cần kê đơn của bác sĩ.
Liều lượng: 200mg/ngày.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định: 

  • Điều trị các vấn đề viêm đau xương khớp ở người trưởng thành.
  • Kiểm soát viêm khớp tự phát ở thiếu niên.
  • Xử lý cơn đau cấp tính trong và sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Chống chỉ định: 

  • Người quá mẫn với Celecoxib.
  • Bệnh nhân hen suyễn, mề đay hoặc từng dị ứng sau khi dùng Aspirin/NSAIDs khác.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú.
  • Đối tượng suy gan, thận, viêm ruột hoặc viêm loét đại tràng.

Tác dụng phụ: Xuất huyết tiêu hoá, đau bụng, tiêu chảy, nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mất ngủ, tăng huyết áp, ù tai, nhiễm trùng đường tiêu hoá...

Celecoxib sẽ gây ra những phản ứng quá mức nếu dùng sai cách
Celecoxib sẽ gây ra những phản ứng quá mức nếu dùng sai cách

7. Etoricoxib
Etoricoxib là thuốc giảm đau, chống viêm, hạ sốt được sử dụng trong điều trị bệnh thần kinh tọa. Ngoài ra, Etoricoxib cũng được chỉ định cho một số trường hợp đau xương khớp khác.
Liều lượng: 60mg/ngày.
Cách dùng: Theo đường uống.
Chỉ định: 

  • Điều trị bệnh xương khớp.
  • Giảm đau, sưng viêm do gút cấp.
  • Xử lý cơn đau từ nhẹ đến trung bình sau phẫu thuật.

Chống chỉ định: 

  • Bệnh nhân mẫn cảm Etoricoxib.
  • Đối tượng chảy máu dạ dày, ruột hoặc đang bị/có tiền sử loét dạ dày tá tràng.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người đang cho con bú.
  • Người dưới 16 tuổi.
  • Trường hợp bị cao huyết áp, thiếu máu cục bộ, suy tim sung huyết.

Tác dụng phụ: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy, đau lưng, viêm dạ dày ruột, đau thắt ngực, phù mạch, sốc phản vệ.

Nhóm thuốc giãn cơ trong điều trị đau thần kinh tọa

Nhóm thuốc chữa đau thần kinh tọa có tác dụng giãn cơ cho hiệu quả giảm co thắt, kiểm soát cơn đau thần kinh tọa. Hai loại thuốc giãn cơ được sử dụng phổ biến cho bệnh lý này là Tolperisone và Eperisone.
1. Tolperisone
Tolperisone là thuốc tác động trực tiếp lên hệ thần kinh trung ương, cho hiệu quả giãn cơ nhanh chóng, từ đó giảm đau thần kinh tọa. Dù vậy, đây là thuốc chữa đau thần kinh tọa tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân nên cẩn trọng.
Liều lượng: 150mg/ngày, chia 3 lần.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị đau do chấn thương tuỷ sống lưng, bệnh đa xơ cứng, cơ cứng sau đột quỵ.
  • Xử lý cơn đau co thắt cấp tính.
  • Thuyên giảm triệu chứng viêm não tuỷ có hoặc không bị loạn trương lực cơ.

Chống chỉ định: 

  • Trường hợp mẫn cảm Tolperisone Hydroclorid hoặc dược chất có cấu trúc tương tự Tolperisone.
  • Đối tượng bị nhược cơ nặng.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu hoặc đang cho con bú nên cẩn trọng.

Tác dụng phụ: Đau đầu, chóng mặt, tụt huyết áp, chướng bụng, nôn mửa.

Thuốc chữa đau thần kinh tọa Tolperisone giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả
Thuốc chữa đau thần kinh tọa Tolperisone giúp giãn cơ, giảm đau hiệu quả

2. Eperisone
Eperisone là thuốc giãn cơ và giãn vân mạch. Trong một số trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng thuốc này cho bệnh nhân đau thần kinh tọa.
Liều lượng: 150mg/ngày (tương đương 3 viên Eperisone 50mg), chia 3 lần.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Làm thư giãn cơ vân và cơ trơn trong mạch máu.
  • Giảm phản xạ đau và tình trạng loạn cơ.

Chống chỉ định: Người quá mẫn với Eperisone, bệnh nhân rối loạn chức năng gan, nữ giới đang mang thai và cho con bú nên cẩn trọng.
Tác dụng phụ: Tê bì tứ chi, phát ban, rối loạn chức năng gan thận, sốc phản vệ…

Các thuốc giảm đau thần kinh

Trường hợp bệnh nhân bị đau nhiều, không đáp ứng thuốc giảm đau, kháng viêm hay thuốc giãn cơ sẽ được chỉ định phối hợp thuốc giảm đau thần kinh. Đây được xem là nhóm thuốc chữa đau thần kinh tọa có tác dụng ức chế, kiểm soát đáng kể triệu chứng bệnh.
1. Gabapentin
Gabapentin chứa hoạt chất chính là Gabapentin mang cấu trúc tương tự chất dẫn truyền thần kinh, giúp giảm đau thần kinh hiệu quả.
Liều lượng: 600-1200mg/ngày, liều khởi đầu 300mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị đau thần kinh, viêm các dây thần kinh ở bệnh đái tháo đường, zona hay đau thần kinh tọa.
  • Hỗ trợ điều trị hoặc đơn trị liệu động kinh cục bộ, có hoặc không cơ giật toàn thân.

Chống chỉ định: Người mẫn cảm Gabapentin hoặc đang uống Cimetidin.
Tác dụng phụ: Mệt mỏi, chóng mặt, giảm trí nhớ, khó tiêu, khô miệng, tiêu chảy, đau cơ, đau khớp, hạ huyết áp, đau thắt ngực, liệt dây thần kinh, rối loạn tâm thần…

Gabapentin giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả
Gabapentin giúp giảm cơn đau thần kinh hiệu quả

2. Pregabalin
Thuốc Pregabalin có tác dụng chống co giật, giảm đau. Đây được xem là thuốc chữa đau thần kinh tọa dùng trong một số trường hợp nhất định.
Liều lượng: 150-300mg/ngày, liều khởi đầu 75mg/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định: 

  • Điều trị đau do thần kinh, xơ hoá.
  • Kết hợp thuốc chống co giật điều trị động kinh cục bộ ở người trưởng thành.
  • Xử lý rối loạn lo âu lan tỏa.

Chống chỉ định: Bệnh nhân quá mẫn Pregabalin, người bị bất thường dung nạp Galactose, thiếu Enzyme Lactase hoặc thuộc trường hợp kém hấp thu Glucose-Galactose.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, khô miệng, đau tức ngực, khó thở, rối loạn ngôn ngữ, phù mặt, áp xe, suy thận cấp, viêm dạ dày, ngừng thở…

3 loại thuốc chữa đau thần kinh tọa dạng bôi

Bên cạnh thuốc uống, một số loại gel, mỡ bôi ngoài cũng có tác dụng điều trị, hỗ trợ kiểm soát triệu chứng đau thần kinh tọa qua cơ chế giảm viêm, gây tê, thay đổi lưu lượng máu. Phổ biến gồm:

1. Methyl Salicylate 0,5%

Methyl Salicylate 0,5% là thuốc giảm đau tại chỗ, cho hiệu quả trong kiểm soát triệu chứng đau thần kinh tọa. Thuốc có dạng kem bôi tiện lợi, dễ sử dụng cho mọi đối tượng.

  • Liều lượng: 1-2g/lần x 3-4 lần/ngày.
  • Cách dùng: Thoa lên vùng đau.
  • Chỉ định: Điều trị cơn đau nhức nhẹ của cơ, khớp, đau thần kinh tọa; Xử lý đau do căng cơ, bầm tím, bong gân.
  • Chống chỉ định: Đối tượng quá mẫn với Methyl Salicylate hoặc hoạt chất tương tự.
  • Tác dụng phụ: Dị ứng, ngứa, phát ban, nổi mề đay, da phồng rộp, bong tróc, sưng miệng/mặt/môi/lưỡi/cổ họng...

Thuốc chữa đau thần kinh tọa Methyl Salicylate tuýp bôi ngoài
Thuốc chữa đau thần kinh tọa Methyl Salicylate tuýp bôi ngoài

2. Trolamine Salicylate (TEAS)

Kem bôi ngoài Trolamine Salicylate (TEAS) có tác dụng giảm đau nhức xương khớp, cơ, gân. Trong một số trường hợp thuốc giúp điều trị hoặc ngăn ngừa da khô, giảm ngứa và bong tróc da.

  • Liều lượng: 1-2g/lần x 2-3 lần/ngày.
  • Cách dùng: Thoa lên vùng đau.
  • Chỉ định: Giảm tạm thời cơn đau nhức cơ, khớp, căng cơ, bầm tím, bong gân, đau dây chằng.
  • Chống chỉ định: Người mẫn cảm Trolamine, đang có vết thương chảy máu/nhiễm trùng; Trường hợp dị ứng Salicylat hoặc đang dùng thuốc chống đông máu.
  • Tác dụng phụ: Ngứa ran, mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc.

3. Capsaicin

Capsaicin có tác dụng giảm đau, được dùng cho trường hợp đau do viêm dây thần kinh ở các bệnh nhân xương khớp.
Liều lượng: 1-2g/lần x 3-4 lần/ngày.
Cách dùng: Bôi lên vùng đau.
Chỉ định: 

  • Giảm đau tại chỗ do viêm dây thần kinh ở bệnh thoái hóa khớp, viêm khớp mãn tính, viêm khớp dạng thấp.
  • Xử lý đau sau phẫu thuật, đau dây thần kinh mãn tính.

Chống chỉ định: 

  • Người mẫn cảm Capsaicin hoặc ớt.
  • Trẻ dưới 2 tuổi.

Tác dụng phụ: Ngứa, nóng rát da, viêm mũi họng, buồn nôn, rối loạn nhịp tim, khó thở, kích ứng mắt, co thắt cơ, rối loạn nhịp tim.

Capsaicin chỉ dùng bôi ngoài, tuyệt đối không dùng đường uống
Capsaicin chỉ dùng bôi ngoài, tuyệt đối không dùng đường uống

Lưu ý an toàn khi dùng thuốc chữa đau thần kinh tọa

Các thuốc chữa đau thần kinh tọa thường được chỉ định cho bệnh nhân khi có kết luận chẩn đoán lâm sàng. Thuốc sẽ cho hiệu quả cao khi kết hợp ăn uống, nghỉ ngơi điều độ.
Do vậy mỗi người cần:

  • Không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc giảm đau, chống viêm nào khi chưa được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán, kê đơn thuốc.
  • Tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ về liều dùng, cách dùng, thời gian sử dụng, nếu phát hiện bất thường cần báo lại với bác sĩ để được hỗ trợ điều chỉnh.
  • Xây dựng lối sống lành mạnh, cân bằng giữa làm việc - nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe và tình trạng đau thần kinh tọa nhanh phục hồi.
  • Chú ý không bê vác nặng, vận động quá sức vì có thể gây thêm tổn thương cho dây thần kinh tọa, nên chủ động tập thể thao, thể dục vừa sức.
  • Luôn ngồi đúng tư thế, giữ lưng thẳng, lựa chọn loại ghế có phần tựa lưng và tay vịn để cơ thể trong trạng thái thoải mái nhất.
  • Ăn uống đủ chất, cân bằng giữa các nhóm chất xơ - đạm - tinh bột - chất béo. Tuyệt đối kiêng rượu bia và các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,...

Những dấu hiệu cho thấy cần tới bệnh viện ngay

Việc sử dụng thuốc điều trị, giảm đau thần kinh tọa là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường dưới đây hãy lập tức dừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế:

  • Phát ban dị ứng toàn thân.
  • Sưng mặt/môi/họng.
  • Khó thở, ngừng thở.
  • Tiêu chảy, táo bón, đau bụng quặn thắt.
  • Vã mồ hôi liên tục.
  • Thị giác rối loạn.
  • Thính giác giảm đột ngột.
  • Cơ yếu, đau.
  • Ù tai.
  • Đau đầu trầm trọng.
  • Huyết áp tăng cao.
  • Cơ co thắt.
  • Nhịp tim rối loạn.
  • ...

Chữa đau thần kinh tọa bằng mẹo dân gian thường sử dụng nguyên liệu tự nhiên để giảm đau, ngăn ngừa sưng viêm và hỗ trợ giảm các triệu chứng khó chịu. Phương pháp này tiết kiệm chi phí và đơn giản, nhưng không phù hợp cho người bệnh nặng và hiệu quả có thể chậm. Dưới đây là một số mẹo dân gian và phương pháp chữa đau thần kinh tọa:

Chườm lạnh:

  • Áp dụng đá lạnh vào vùng đau nhức trong khoảng 20 phút.
  • Tránh chườm quá lâu để tránh kích ứng da.

Sâm ngọc linh:

  • Dùng sâm ngọc linh chứa saponin có tác dụng kháng viêm và giảm đau.
  • Chuẩn bị sâm ngọc linh, rửa sạch, thái lát, ngâm trong mật ong.
  • Ngậm 1 lát sâm ngọc linh trong miệng và nhai mỗi ngày.

Tỏi và sữa tươi:

  • Trộn tỏi nát với sữa tươi, uống vào buổi sáng.
  • Có thể đun sôi hỗn hợp để giảm mùi tỏi.

Thuốc Tây y:

  • Sử dụng thuốc chống viêm không steroid, opioids, giãn cơ, chống co giật, hoặc tiêm corticosteroid dưới sự giám sát của bác sĩ.

Ngoài ra, có cách chữa bằng thuốc Nam như sử dụng:

  • Đinh lăng: Sắc rễ đinh lăng vào mật ong và ngậm mỗi ngày.
  • Ngải cứu: Sắc lá ngải cứu và chườm trực tiếp lên vùng đau.
  • Cỏ xước: Sắc cây cỏ xước và uống hỗn hợp.

Đối với thuốc Đông y, có các bài thuốc như:

  • Thể phong hàn: Sắc các vị độc hoạt, tang ký sinh, xuyên khung, uy linh tiên, ngưu tất, đan sâm, trần bì, quế chi, tế tân, chỉ xác.
  • Thể huyết ứ: Sắc ích mẫu, đan sâm, kê huyết đằng, rễ bưởi bung, hương phụ, tang chi, trần bì, tần giao, khởi tử, thổ phục linh, đỗ trọng.
  • Thể phong thấp: Sắc cẩu tích, chích cam thảo, bạch thược, đương quy, thục địa, quế chi, thiên niên kiện, rễ lá lốt, xuyên khung, phòng phong, nam tục đoạn, trinh nữ, rễ cúc tần, rễ bưởi bung, kinh giới.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp nào, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Chế độ ăn nên bổ sung cho người đau thần kinh tọa:

  1. Vitamin B6: Giúp cơ thể hấp thu chất dinh dưỡng và tăng sức đề kháng. Có trong ngũ cốc, thịt gà, thịt bò, gan, đậu xanh, chuối, đậu, cá hồi, cà rốt.
  2. Vitamin B9: Hỗ trợ điều trị và hồi phục tổn thương dây thần kinh. Có trong rau bina, bông cải xanh, rau diếp, đậu bắp, măng tây, chuối, dưa, chanh đậu, men, nấm, gan và thận bò, nước cam.
  3. Vitamin C: Tăng cường sức đề kháng, giảm viêm. Có trong cam, chanh, ớt chuông đỏ, kiwi, bông cải xanh, dâu tây.
  4. Vitamin B12: Hỗ trợ hệ thần kinh, giảm triệu chứng co cứng cơ. Có trong gan động vật, ngao, cá ngừ, thịt gia cầm.
  5. Canxi: Giúp xương khớp chắc khỏe. Có trong các thực phẩm như sữa, cải xoăn, cá mòi, đậu phụ, phô mai, đậu nành, hạnh nhân, ngũ cốc, lúa mạch, lúa mì, gạo lứt.

Thực phẩm nên kiêng khi đau thần kinh tọa:

  1. Thực phẩm mặn: Gây co cơ và làm tăng áp lực trên dây thần kinh.
  2. Thực phẩm nhiều đạm: Có thể tăng acid uric, gây viêm dây thần kinh tọa.
  3. Thực phẩm nhiều dầu mỡ: Gây tăng cân và áp lực lên cột sống.
  4. Rượu bia: Cản trở quá trình hấp thụ canxi, làm nghiêm trọng hóa triệu chứng viêm.

Lưu ý quan trọng khi bị đau thần kinh tọa:

  • Đảm bảo ăn đủ chất dinh dưỡng và canxi.
  • Hạn chế thực phẩm có nguồn gốc không rõ.
  • Thực hiện tập thể dục nhẹ nhàng để giảm căng thẳng cơ bắp và tăng sức khỏe chung.
  • Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi đầy đủ để giảm áp lực và căng thẳng trên dây thần kinh.
  • Thăm bác sĩ để chẩn đoán và lên kế hoạch điều trị phù hợp.
  • Thực hiện đầy đủ và đúng hướng dẫn của bác sĩ về thuốc và liệu pháp điều trị.

Như vậy với 15+ thuốc chữa đau thần kinh tọa được tổng hợp trên đây, tin rằng bạn đọc đã có được thông tin hữu ích. Cần khẳng định, các thuốc kể trên cần được dùng theo chỉ dẫn của bác sĩ, bệnh nhân tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng tại nhà. Việc chủ quan xem nhẹ, không tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên môn có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...