Thuốc Chữa Lạc Nội Mạc Tử Cung

  1. Paracetamol:
    • Thành phần: Paracetamol.
    • Liều lượng: 2-3 lần/ngày, mỗi lần 1-2 viên 500mg.
    • Chỉ định: Đau do lạc nội mạc tử cung.
  2. Aspirin:
    • Thành phần: Aspirin.
    • Liều lượng: 300-900mg/lần, 4-6 giờ/lần.
    • Chỉ định: Bị lạc nội mạc tử cung.
  3. Diclofenac:
    • Thành phần: Diclofenac.
    • Liều lượng: 2-3 lần/ngày, mỗi lần 50mg.
    • Chỉ định: Đau do lạc nội mạc tử cung.
  4. Ibuprofen:
    • Thành phần: Ibuprofen.
    • Liều lượng: 200-400mg/lần, 4-6 giờ/lần (đau nhẹ-vừa).
    • Chỉ định: Đau do lạc nội mạc tử cung.
  5. Hydrocodone:
    • Thành phần: Hydrocodone.
    • Liều lượng: 10mg/lần, lặp lại sau 12 giờ.
    • Chỉ định: Đau từ trung bình đến nặng.
  6. Danazol:
    • Thành phần: Danazol.
    • Liều lượng: 100-200mg/lần, 2 lần/ngày.
    • Chỉ định: Chị em bị lạc nội mạc tử cung.

Lưu ý:

  • Chế độ dinh dưỡng cần cân nhắc để hỗ trợ điều trị.
  • Tập thể dục thường xuyên giúp giảm căng thẳng và đau.
  • Khi có bất kỳ tác dụng phụ nào, cần thảo luận với bác sĩ.
  • Gặp bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện hoặc có biến chuyển xấu.

Thuốc chữa lạc nội mạc tử cung hiện nay gồm 3 nhóm chính là dạng viên, dạng tiêm và xịt, có khả năng giảm đau, kháng viêm, đẩy lùi các triệu chứng của bệnh nhanh chóng. Tùy từng mức độ, tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc với liều lượng phù hợp. Bạn đọc có thể tìm hiểu thông tin chi tiết về 10 thuốc hiệu quả và phổ biến nhất ở bài viết dưới đây.

Tổng quan bệnh lý lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý xảy ra khi các tế bào niêm mạc xuất hiện ở những vị trí khác ngoài khu vực tử cung ở nữ giới, trong khi đây lại là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn tới chu kỳ kinh nguyệt.

Theo các nghiên cứu cho thấy, các tế bào niêm mạc tử cung có thể tìm thấy ở ổ bụng, bám khá chắc chắn vào màng bụng cũng như vòi trứng, buồng trứng, bàng quang và lớp cơ tử cung. Tùy thuộc vào từng người sẽ có vị trí lạc nội mạc tử cung khác nhau, đặc biệt là vị trí ở tầng sinh môn hoặc trong âm đạo.

Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý các tế bào niêm mạc bị trôi ra ngoài tử cung
Lạc nội mạc tử cung là bệnh lý các tế bào niêm mạc bị trôi ra ngoài tử cung

Vì đâu xảy ra tình trạng bệnh là câu hỏi được mọi chị em đặt ra khi tìm hiểu về bệnh lý này. Theo đó, các chuyên gia cho biết, bệnh thường khởi phát khi gặp phải các yếu tố sau đây:

Kinh nguyệt chảy ngược gây lạc nội mạc
Kinh nguyệt chảy ngược gây lạc nội mạc

  • Tế bào phôi và phúc mạc xảy ra bất thường: Tế bào phôi thai và phúc mạc của nữ giới hoàn toàn có nguy cơ bị gây biến đổi bất thường bởi hệ thống nội tiết tố, từ đó hình thành nên các tế bào nội mạc tử cung xuất hiện ở nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể. Ngoài ra, ở một số ca bệnh ghi nhận được, tế bào phôi và phúc mạc còn bị ảnh hưởng bởi vấn đề miễn dịch.
  • Lạc nội mạc tử cung do kinh nguyệt chảy ngược: Nhiều người không biết rằng, kinh nguyệt chảy ngược cũng là một trong những nguyên do hàng đầu gây ra bệnh. Thông thường, vào những ngày đèn đỏ, máu kinh sẽ chảy ra ngoài nhưng do có các bất thường, dòng máu bị đẩy ngược trở lại buồng trứng và chảy vào xoang chậu. Từ đây, tế bào nội mạc nhanh chóng xuất hiện ở khu vực này và sẽ có tốc độ phát triển rất nhanh chóng.
  • Hệ miễn dịch bị rối loạn: Các tế bào nội mạc tử cung có cơ chế hoạt động rất phức tạp, dựa vào lỗ hổng khi hệ miễn dịch suy yếu, chúng sẽ nhanh chóng xâm nhập vào các cơ quan khác ngoài tử cung và không gặp bất cứ cơ chế chống phá nào. Vì vậy, những người có hệ miễn dịch suy giảm đều dễ mắc bệnh hơn bình thường.
  • Đã từng phẫu thuật tử cung: Với những bệnh nhân từng có các ca mổ tại vị trí tử cung, tế bào nội mạc có thể dễ dàng xâm nhập vào những vết sẹo này và sinh sôi nhanh chóng. Đây là nguyên do gặp thấy rất nhiều ở các chị em trong quá trình thăm khám.

Một số triệu chứng của bệnh lạc nội mạc tử cung gồm:

  • Đau đớn: Bệnh nhân đều sẽ xuất hiện các cơn đau với nhiều thể khác nhau. Trong đó sẽ có đau nhức ở vùng xương chậu, lưng dưới, đau bụng kinh ngày càng nghiêm trọng hơn, trong hoặc sau khi quan hệ tình dục đều có cảm giác đau rất rõ rệt. Ngoài ra, không ít bệnh nhân còn bị đau hông, chân và háng gây ảnh hưởng tới việc vận động, đi lại hay tập thể dục thể thao. Một số bệnh nhân lại bị đau khi tiểu tiện hoặc đại tiện trong chu kỳ kinh, đau ruột.
  • Máu kinh nhiều hơn: Máu kinh có lượng nhiều hơn bất thường cũng là dấu hiệu nhận biết rất có thể bạn đã mắc chứng lạc nội mạc tử cung. Theo đó, kinh nguyệt ở mỗi đợt đèn đỏ sẽ chảy rất nhiều, phải thay băng vệ sinh liên tục hoặc thậm chí chưa tới kỳ nhưng cũng xuất hiện máu. Đây là triệu chứng nhiều chị em chủ quan cho rằng do rối loạn nội tiết hoặc cho đó là dấu hiệu sinh lý thông thường.
  • Khả năng mang thai thấp: Thực tế, khả năng thụ thai kém cũng chính là một trong những biểu hiện của bệnh. Nhưng do đây không phải là triệu chứng có thể phát hiện được thông qua các biểu hiện sinh lý hàng ngày nên chị em không có khả năng phán đoán. Thường chỉ phát hiện bệnh tới khi thăm khám để sinh con sau một thời gian dài không thể thụ thai tự nhiên.
  • Các biểu hiện khác: Ngoài các triệu chứng kể trên, bệnh cũng có một số dấu hiệu nhận biết khác như thường xuyên bị táo bón, tiêu chảy dù việc ăn uống luôn đảm bảo khoa học, hợp vệ sinh, rất dễ buồn nôn, đầy chướng bụng và tình trạng này có dấu hiệu gia tăng hơn khi tới tháng.

buồn nôn
Buồn nôn là triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh lạc nội mạc tử cung

6 thuốc chữa lạc nội mạc tử cung dạng viên

Thuốc chữa lạc nội mạc tử cung dạng viên sẽ bao gồm 6 loại sau:

Paracetamol

Paracetamol là thuốc giảm đau không cần kê đơn, được sử dụng rộng rãi trong nhiều trường hợp từ đau đầu, đau bụng, đau do bệnh lý,... Loại thuốc này có dược tính vừa phải nhưng cho hiệu quả nhanh và ít tác dụng phụ, có thể sử dụng được cho cả người lớn và trẻ em. Paracetamol không làm ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày hay tiểu cầu, không cản trở lưu thông máu.
Thành phần chính trong thuốc là paracetamol với khả năng ức chế quá trình tổng hợp prostaglandin đẩy lùi cơn đau do lạc nội mạc tử cung.

Paracetamol là thuốc giảm đau không cần kê đơn, được sử dụng rộng rãi
Paracetamol là thuốc giảm đau không cần kê đơn, được sử dụng rộng rãi

Liều lượng: Người bệnh mỗi ngày uống 2 - 3 lần và mỗi lần từ 1 - 2 viên 500mg.
Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp cùng nhiều nước, không nhai hoặc nghiền nát.
Chỉ định: Người bệnh đau do lạc nội mạc tử cung.
Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân có tiền sử bệnh gan, thận, phổi, tim.
  • Bị thiếu máu.
  • Có dấu hiệu thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.
  • Trường hợp mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Paracetamol.

Tác dụng phụ:

  • Sưng lưỡi.
  • Sưng họng.
  • Sưng mặt.
  • Nổi mẩn đỏ.
  • Ngứa da.
  • Đau bụng.
  • Hoại tử da.
  • Tăng huyết áp.
  • Hạ thân nhiệt.

Aspirin

Aspirin cũng thuộc nhóm thuốc giảm đau tương tự Paracetamol. Thuốc có chứa thành phần chính là hoạt chất aspirin với tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, chống viêm tốt. Aspirin có thể sử dụng cho hầu hết những trường hợp đau từ nhẹ đến vừa phải như đau răng, đau cơ, đau đầu, đau bụng, bao gồm đau khi bị lạc nội mạc tử cung.
Liều lượng: Người bệnh sử dụng 300 - 900mg/lần, uống lặp lại sau khoảng 4 - 6 giờ.
Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp cùng nhiều nước, sau khi ăn để tránh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.
Chỉ định: Trường hợp bị lạc nội mạc tử cung.
Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 12 tuổi.
  • Người già.
  • Bị suy gan, thận.
  • Người mẫn cảm với thành phần trong thuốc Aspirin.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mề đay.
  • Co thắt phế quản.
  • Thiếu máu.
  • Sốc phản vệ.
  • Khó thở, bồn chồn.

Diclofenac

Diclofenac là thuốc chữa lạc nội mạc tử cung với khả năng kháng viêm, giảm đau nhức ở vùng bụng, lưng cho người bệnh bị đau ở mức độ nhẹ đến trung bình. Loại thuốc này được sử dụng phổ biến trong phác đồ điều trị bệnh lý cấp tính liên quan đến sản phụ khoa. Thành phần chính của thuốc Diclofenac là hoạt chất Diclofenac cùng tá dược khác vừa đủ.
Liều lượng: Người bệnh mỗi ngày uống 2 - 3 lần và mỗi lần 50mg (tương đương 1 viên).
Cách dùng: Nuốt trực tiếp cùng nhiều nước, không nhai vỡ hay nghiền nát.
Chỉ định:

  • Đau do lạc nội mạc tử cung.
  • Đau bụng kinh.
  • Đối tượng đau khi mắc bệnh xương khớp, sau chấn thương hoặc phẫu thuật.

Chống chỉ định:

  • Bị loét dạ dày, bệnh nhân co thắt phế quản, xuất huyết, tim mạch, suy gan hoặc suy thận nặng.
  • Người quá mẫn hay dị ứng với thành phần trong Diclophenac.
  • Trường hợp đang cùng thuốc chống đông máu coumarin.
  • Người bị suy tim ứ máu hoặc giảm thể tích tuần hoàn do suy thận hay dùng thuốc lợi tiểu.

Tác dụng phụ:

  • Đau đầu.
  • Đau thượng vị.
  • Buồn nôn, nôn.
  • Đầy bụng, khó tiêu.
  • Viêm mũi.
  • Mề đay.
  • Sưng phù.
  • Buồn ngủ.
  • Trầm cảm.
  • Dễ kích động.

Diclofenac là thuốc chữa lạc nội mạc tử cung với khả năng kháng viêm, giảm đau
Diclofenac là thuốc chữa lạc nội mạc tử cung với khả năng kháng viêm, giảm đau

Ibuprofen

Tương tự như Diclofenac, Ibuprofen cũng thuộc nhóm thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid, được bác sĩ chỉ định trong trường hợp điều trị viêm nội mạc tử cung hoặc lạc nội mạc tử cung. Loại thuốc này có thành phần chính là Ibuprofen có khả năng giảm tổng hợp prostaglandin E2α, từ đó giảm tính thụ cảm với tác nhân gây đau ở sợi thần kinh cảm giác.
Liều lượng: 

  • Người bệnh uống 200 - 400mg/lần và cách mỗi 4 - 6 giờ khi cần trong trường hợp giảm đau từ nhẹ đến vừa.
  • Uống từ 400 - 800mg/lần và cách 4 - 6 giờ khi cần trong trường hợp bị viêm nhiễm.

Cách dùng: Uống thuốc Ibuprofen trực tiếp cùng nhiều nước.
Chỉ định:

  • Đau do viêm khớp, lạc nội mạc tử cung từ mức độ nhẹ đến vừa.
  • Bị sốt, viêm nhiễm.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 12 tuổi.
  • Bệnh nhân suy thận, suy gan ở mức độ nặng.
  • Đang gặp vấn đề về dạ dày hoặc bệnh đường ruột.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc mẫn cảm với thành phần trong thuốc Ibuprofen

Tác dụng phụ:

  • Viêm dạ dày - tá tràng.
  • Rối loạn chức năng thận.
  • Phù mặt.
  • Khó thở.
  • Phát ban trên da.
  • Đau ngực.
  • Giảm thị lực.
  • Suy nhược.
  • Xuất huyết.
  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Chóng mặt.

Hydrocodone

Hydrocodone là thuốc giảm đau thuộc nhóm opioid - giảm đau gây nghiện, được sử dụng phổ biến trong trường hợp đau từ mức độ trung bình đến nặng. Hoạt chất Hydrocodone trong thuốc có thể liên kết với thụ thể opioid trong thần kinh trung ương để ức chế đường đau hướng tâm, từ đó làm thay đổi nhận thức, phản ứng với cơn đau, đồng thời gây suy nhược thần kinh trung ương.
Liều lượng: Người bệnh uống liều đầu tiên 10mg, sau đó lặp lại sau 12 tiếng đồng hồ.
Cách dùng: Uống thuốc cùng nhiều nước lọc, không bẻ, nhai hay nghiền nát.
Chỉ định: Người bị đau do lạc nội mạc tử cung từ mức độ trung bình đến nặng.
Chống chỉ định:

  • Trường hợp quá mẫn, dị ứng với thành phần trong thuốc Hydrocodone.
  • Bị tắc nghẽn đường tiêu hóa.
  • Bệnh nhân co giật, mê sảng, suy nhược thần kinh trung ương mức độ nghiêm trọng.
  • Trẻ dưới 6 tuổi.

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Buồn nôn.
  • Tăng huyết áp.
  • Mất ngủ.
  • Chóng mặt.
  • Trầm cảm.
  • Đau nửa đầu.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Phát ban trên da.
  • Đau bụng.
  • Viêm dạ dày ruột.

Người bệnh nên dùng thuốc đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ
Người bệnh nên dùng thuốc đúng liều lượng chỉ định của bác sĩ

Danazol

Thêm một loại thuốc chữa lạc nội mạc tử cung cho hiệu quả cao đó là Danazol. Thuốc có chứa hoạt chất Danazol hoạt động như một loại androgen sử dụng phổ biến trong quá trình điều trị bệnh phụ khoa. Danazol có thể giảm sản sinh estrogen, ức chế rụng trứng, qua đó cản trở sự phát triển của lạc nội mạc tử cung.
Liều lượng: 

  • Liều thông thường là 100 - 200mg/lần, ngày uống 2 lần.
  • Trong trường hợp bệnh nặng có thể tăng liều 400mg/lần, ngày 2 lần.

Cách dùng: Uống thuốc trực tiếp cùng nhiều nước lọc, không được nhai, nghiền nát.
Chỉ định: Chị em bị lạc nội mạc tử cung.
Chống chỉ định:

  • Bệnh nhân mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần trong Danazol.
  • Có tiền sử mắc bệnh về thận, gan, động kinh, đột quỵ.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mụn trứng cá.
  • Mất kiểm soát cân nặng.
  • Khô và ngứa âm đạo.
  • Lông rậm.
  • Ngực teo nhỏ.

4 thuốc chữa lạc nội mạc tử cung dạng tiêm và xịt

Ngoài thuốc chữa lạc nội mạc tử cung dạng viên, người bệnh có thể sử dụng thuốc dạng tiêm và xịt theo chỉ định của bác sĩ:

Triptorelin

Triptorelin thuộc nhóm thuốc chủ vận GnRH, có khả năng ức chế tuyến yên giải phóng gonadotropin, đẩy nhanh quá trình sản xuất một số loại hormone trong cơ thể. Với cơ chế này, Triptorelin có thể giảm estrogen ở buồng trứng, ức chế quá trình rụng trứng và giảm đau do lạc nội mạc tử cung gây ra.
Liều lượng: Người bệnh được chỉ định dùng 3,75mg cho mỗi 4 tuần hoặc 11,25mg cho mỗi 12 tháng hoặc 22,5mg cho mỗi 24 tháng.
Cách dùng: Sử dụng để tiêm bắp, có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Chỉ định: Bệnh nhân đau do lạc nội mạc tử cung.
Chống chỉ định:

  • Người cao tuổi.
  • Trẻ dưới 12 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai.
  • Người dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Triptorelin.

Tác dụng phụ:

  • Đau xương.
  • Tiểu buốt, khó tiểu.
  • Tê, ngứa hoặc yếu cơ.
  • Sốt, ớn lạnh.
  • Đau tức ngực.
  • Đau nhức toàn thân.
  • Buồn nôn.
  • Ra mồ hôi.
  • Khó chịu dạ dày.
  • Giảm ham muốn tình dục.

Triptorelin thuộc nhóm thuốc chủ vận GnRH
Triptorelin thuộc nhóm thuốc chủ vận GnRH

Goserelin

Goserelin cũng là thuốc dùng để tiêm cho phụ nữ bị rối loạn tử cung, lạc nội mạc tử cung hay ung thư vú. Thuốc hoạt động như một hormone tự nhiên của cơ thể, có khả năng giảm tiết estrogen, qua đó ngăn chặn sự phát triển của các mô tử cung bất thường.
Liều lượng: Liều tiêm lần 1 là 3,6mg, lặp lại sau mỗi 28 ngày.
Cách dùng: Tiêm dưới da vùng thành bụng, có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Chỉ định:

  • Ung thư vú.
  • Ung thư tuyến tiền liệt.
  • Lạc nội mạc tử cung.
  • U xơ tử cung.

Chống chỉ định:

  • Trẻ em.
  • Phụ nữ bị bệnh xương chuyển hóa hoặc mắc chứng buồng trứng đa nang.
  • Nam giới bị tắc nghẽn đường tiết niệu hoặc chèn ép tủy sống, đái tháo đường.

Tác dụng phụ:

  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Tăng tiết mồ hôi.
  • Khô âm đạo.
  • Nóng bừng mặt.
  • Phản ứng tại nơi tiêm.
  • Trầm cảm.
  • Suy tim.
  • Đau xương, đau khớp.
  • Rụng tóc.
  • Chèn ép tủy sống.

Leuprorelin

Leuprorelin với thành phần chính là hoạt chất Leuprorelin acetat, hấp thu tốt trong trường hợp tiêm bắp, tiêm dưới da. Leuprorelin hoạt động tương tự hormone giải phóng gonadotropin, có tác dụng mạnh hơn so với gonadotropin tự nhiên, có khả năng điều hòa tổng hợp, kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể.
Liều lượng: Liều đơn 3,75mg/lần/tháng hoặc 11,25mg mỗi 3 tháng 1 lần.
Cách dùng: Tiêm bắp hoặc tiêm dưới da, có sự hỗ trợ của nhân viên y tế.
Chỉ định:

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • U xơ tử cung.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư tuyến tiền liệt.

Chống chỉ định:

  • Phụ nữ có thai hoặc chị em dự định có thai.
  • Người đang cho con bú.
  • Bị chảy máu âm đạo nhưng chưa tìm ra nguyên nhân.
  • Mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần trong Leuprorelin.

Tác dụng phụ:

  • Buồn nôn và nôn.
  • Sưng phù.
  • Nóng đỏ bừng.
  • Đổ mồ hôi.
  • Giảm khả năng tình dục.
  • Viêm âm đạo.
  • Rối loạn xương khớp.
  • Trầm cảm.
  • Chóng mặt.
  • Rối loạn giấc ngủ.
  • Suy nhược.

Thuốc dạng tiêm cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn
Thuốc dạng tiêm cần sự hỗ trợ của nhân viên y tế để đảm bảo an toàn

Nafarelin

Nafarelin thuộc nhóm thuốc hormone giải phóng gonadotropin, hỗ trợ điều hòa tổng hợp, tiết hormone kích thích nang trứng và hormone tạo hoàng thể. Thuốc được chỉ định sử dụng phổ biến cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung và một số bệnh lý phụ khoa khác.
Liều lượng: 

  • Xịt 200 microgam/lần và 1 lỗ mũi vào buổi sáng và xịt 200 microgam vào lỗ mũi còn lại vào buổi chiều.
  • Tổng liều cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung là 400 microgam mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 6 tháng.

Cách dùng: Thuốc được dùng qua đường xịt mũi.
Chỉ định:

  • Lạc nội mạc tử cung.
  • U cơ trơn tử cung.
  • Trẻ dậy thì sớm (nữ trước 8 tuổi, nam trước 9 tuổi).

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn hoặc dị ứng với thành phần trong thuốc Nafarelin.
  • Phụ nữ đang mang thai.
  • Chị em cho con bú.
  • Bị chảy máu âm đạo nhưng chưa tìm ra nguyên nhân.

Tác dụng phụ:

  • Bốc hỏa.
  • Thiếu hụt estrogen.
  • Tăng cân.
    Trầm cảm.
  • Viêm mũi.
  • Mụn trứng cá.
  • Loãng xương.
  • Đau ngực.
  • Khó thở.
  • Phát ban trên da.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa lạc nội mạc tử cung

Trong quá trình sử dụng thuốc chữa lạc nội mạc tử cung, chị em cần chú ý một số vấn đề dưới đây để tăng hiệu quả và đảm bảo an toàn:

  • Chỉ dùng thuốc sau khi đã thăm khám và được bác sĩ chỉ định, nên tuân thủ đúng liều lượng, không tự ý tăng giảm liều hoặc lạm dụng quá mức.
  • Những trường hợp lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ có thể dùng thuốc để điều trị, tuy nhiên khi bị bệnh nặng có thể phải phẫu thuật để chữa dứt điểm.
  • Một số loại thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng tình dục và chức năng sinh sản, do đó chị em chưa lập gia đình hoặc chưa mang thai cần đặc biệt thận trọng, hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng.
  • Người bệnh lạc nội mạc tử cung nên ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, thực phẩm giàu omega - 3, đồng thời hạn chế ăn thịt đỏ, thực phẩm nhiều dầu mỡ, cay nóng và tránh xa chất kích thích.
  • Tập thể dục thường xuyên để giảm căng thẳng, giảm đau và ngăn ngừa tình trạng lạc nội mạc tử cung phát triển nghiêm trọng.
  • Có thể ngâm mình trong chậu nước ấm để thư giãn cơ, làm dịu cơn đau hiệu quả.

Khi nào người bệnh nên gặp bác sĩ?

Người bệnh lạc nội mạc tử cung nên gặp bác sĩ khi rơi vào một trong các tình huống sau:

  • Tình trạng lạc nội mạc tử cung chuyển biến xấu, gây ra những cơn đau và triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống.
  • Sử dụng thuốc sau một thời gian dài không đạt được hiệu quả như mong đợi, thậm chí bệnh trở nên tồi tệ hơn.
  • Chị em dùng thuốc điều trị gặp tác dụng phụ như nôn, đau đầu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, khó thở, phát ban trên da, đau nhức xương khớp.
  • Nên gặp bác sĩ theo đúng lịch hẹn để kiểm tra mức độ đáp ứng của cơ thể với thuốc, từ đó thay đổi phương pháp điều trị nếu cần.

Bài viết cung cấp nhiều phương pháp chữa lạc nội mạc tử cung tại nhà. Dưới đây là rút gọn các phương pháp và lời khuyên:

1. Chế độ ăn uống:

  • Đồ ăn có lợi: Quả mâm xôi, dâu tây, việt quất, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt, cá hồi, chia seeds.
  • Đồ ăn gây hại: Thực phẩm nhiều cholesterol, đồ ngọt, caffeine, thực phẩm chứa chất bảo quản và phẩm màu.

2. Bổ sung nước:

  • Uống đủ nước mỗi ngày giúp giảm tổn thương tử cung, duy trì đàn hồi và hỗ trợ hệ miễn dịch.

3. Chườm ấm và massage bụng:

  • Sử dụng túi chứa nước ấm hoặc gối ấm để giảm đau bụng.
  • Massage bụng nhẹ nhàng để cải thiện tuần hoàn máu và giảm căng thẳng.

4. Tập yoga:

  • Giảm mệt mỏi và căng thẳng.
  • Tăng cường tuần hoàn máu và đàn hồi cho tử cung.

5. Cách chữa từ Đông y:

  • Sử dụng cây thuốc Nam như trinh nữ hoàng cung, lá trà xanh, ích mẫu, lá trầu không.
  • Tham khảo bài thuốc Đông y chứa các thành phần như xuyên khung, nhục quế, linh chi.

6. Cách chữa từ Tây y:

  • Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm (NSAIDs) và thuốc hạ sốt.
  • Bổ sung hormone để kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt.

7. Phẫu thuật:

  • Nếu phương pháp truyền thống không hiệu quả, có thể cần đến phẫu thuật bảo tồn hoặc mổ cắt bỏ tử cung.

8. Chú ý:

  • Tư vấn và thực hiện các phương pháp chữa trị dưới sự hướng dẫn của bác sĩ.
  • Đều đặn và kiên nhẫn trong quá trình điều trị.

Lưu ý: Bạn nên thảo luận với bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp chữa trị nào để đảm bảo an toàn và hiệu quả.


Để giúp giảm thiểu tình trạng lạc nội mạc tử cung, chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng là quan trọng. Dưới đây là những gợi ý:

  1. Thực phẩm nhiều đạm:
    • Bổ sung protein qua thịt, trứng, sữa, lạc, đậu nành, và bông cải xanh. Protein giúp điều hòa hormone và cải thiện tình trạng lạc nội mạc tử cung.
  2. Thực phẩm giàu Omega-3:
    • Cá như cá thu, cá hồi, cá mòi, cá trích, hạt lanh, óc chó, đậu nành, và dầu cá chứa Omega-3 giúp chống viêm và giảm đau.
  3. Thực phẩm giàu chất xơ:
    • Rau xanh đậm màu, chuối, gạo lứt, bí đỏ có chất xơ giúp giảm Estrogen dư thừa và giảm triệu chứng đau.
  4. Thực phẩm kháng viêm:
    • Nghệ, trà xanh, gừng có tính kháng khuẩn, giúp giảm viêm và hỗ trợ điều trị lạc nội mạc tử cung.
  5. Đậu nành:
    • Phytoestrogen trong đậu nành ngăn chặn tác động của Estrogen, giúp ức chế phát triển mô nội mạc.
  6. Quả và hạt:
    • Hạt chứa nhiều chất béo bão hòa, protein, chất xơ, giúp giảm viêm và xây dựng cơ thể.

Ngoài ra, cần kiêng những thực phẩm như thịt đỏ, thực phẩm giàu FODMAP, thực phẩm chế biến sẵn, đồ cay nóng, và chất béo chuyển hóa, vì chúng có thể tăng nguy cơ lạc nội mạc tử cung.

Nhớ kiên trì với chế độ ăn uống lành mạnh, kết hợp với lối sống tích cực và thường xuyên thăm bác sĩ để theo dõi tình trạng sức khỏe.


Bài viết trên đây đã giới thiệu đến bạn đọc 10 thuốc chữa lạc nội mạc tử cung hiệu quả và phổ biến nhất cùng một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, người bệnh phải hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng. Đặc biệt nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, thói quen hàng ngày nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển và đẩy nhanh quá trình điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...