Thuốc Chữa Rối Loạn Kinh Nguyệt

Bài viết tóm tắt về 7 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thường gặp như sau:

  1. Ethinylestradiol:
    • Thuộc nhóm Estrogen tổng hợp.
    • Sử dụng trong tránh thai và điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 0.05mg/lần/ngày, dùng liên tục trong 21 ngày.
  2. Norethindrone:
    • Progesterone - nội tiết tố nữ, điều hoà chu kỳ kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 5-10mg/ngày, duy trì trong 7-10 ngày.
  3. Drospirenone:
    • Kết hợp với Ethinylestradiol để tạo thuốc tránh thai.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, đều đặn trong 28 ngày liên tục.
  4. Lysteda:
    • Acid Amin nhân tạo, xử lý chảy máu kinh nguyệt nặng.
    • Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 6 viên/ngày.
  5. Primolut-N:
    • Bổ sung Progesterone, điều trị xuất huyết và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 1 viên/lần, 2-3 lần/ngày, duy trì tối đa trong 14 ngày.
  6. Tranexamic Axit:
    • Chống tiêu Fibrin, cầm máu, sử dụng trong điều trị rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2 viên/ngày trong 5 ngày.
  7. Bromocriptine:
    • Chủ vận thụ thể Dopamin, điều trị vô kinh và rối loạn kinh nguyệt.
    • Liều lượng: 2.5-7.5mg/lần, ngày dùng 2 lần.

Thêm vào đó, có 5 viên uống hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt:

  1. Blackmores Evening Primrose Oil: Cải thiện rối loạn kinh nguyệt và triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh.
  2. Nat&Form Huile D’Onagre: Hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  3. Puritan's Pride Evening Primrose Oil: Cân bằng nội tiết và giảm triệu chứng mãn kinh.
  4. Nature's Way Evening Primrose Oil: Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt và cải thiện làn da.
  5. Healthy Care Evening Primrose Oil: Hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt và làm đẹp da.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cần tham khảo ý kiến bác sĩ và đến bệnh viện khi xuất hiện các triệu chứng bất thường.

Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt có tác dụng điều chỉnh nội tiết tố nữ, đưa kỳ kinh về trạng thái sinh lý bình thường, ngăn chặn nguy cơ xấu liên quan đến sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, bất cứ loại thuốc nào cũng cần được sử dụng theo chỉ dẫn của bác sĩ về liều lượng, cách dùng, thời gian dùng… Chị em nên tuân thủ để nâng cao hiệu quả điều trị, tránh phản ứng phụ không mong muốn.

Tổng quan bệnh rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng chu kỳ kinh của nữ giới xảy ra các bất thường, gặp phải ở bất cứ độ tuổi nào dù mới dậy thì hay đã trưởng thành. Theo đó, phụ nữ sẽ có chu kỳ trung bình 28 ngày, sau đó sẽ xuất hiện máu kinh khi lớp niêm mạc ở tử cung bị bong và đẩy ra ngoài. Máu có thể xuất hiện từ 3 - 7 ngày, ít hơn hoặc lâu hơn tùy từng người.

Theo đó, kinh nguyệt bị rối loạn chỉ chung các biểu hiện chu kỳ kinh quá ngắn hoặc quá dài, dễ đau bụng kinh, thường bị chậm kinh, thời gian xuất hiện giữa các tháng không đồng đều cùng nhiều vấn đề khác. Vì đây là yếu tố rất quan trọng tác động tới khả năng sinh sản của nữ giới nên chị em không thể chủ quan xem nhẹ.

Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng kỳ kinh không đều và có nhiều dấu hiệu thất thường

Kinh nguyệt bị rối loạn được các bác sĩ xác định nguyên do là bởi nội tiết tố cũng như chế độ ăn uống sinh hoạt hàng ngày tác động. Cụ thể như sau:

  • Nội tiết tố mất cân bằng: Phần lớn nữ giới bị rối loạn đều do nội tiết tố mất cân bằng gây ra. Theo đó, hormone có thể bị rối loạn khi nữ giới mang thai, sau khi sinh con, bắt đầu tuổi dậy thì hoặc ở giai đoạn tiền mãn kinh. Lúc này, estrogen tăng giảm thất thường sẽ trực tiếp gây ra các khác lạ trong chu kỳ kinh nguyệt.
  • Do các bệnh lý: Các chuyên gia cho biết, một số bệnh lý khá phổ biến hiện nay hoàn toàn có thể gây ra sự rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, bao gồm: Viêm nhiễm phụ khoa, bệnh huyết áp, tim mạch, đái tháo đường, bệnh về gan, thận hoặc tuyến vú, u xơ tử cung, ung thư, u nang buồng trứng,...
  • Chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt: Kinh nguyệt bị rối loạn còn được xác định bởi việc dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể đang thiếu hụt, mất cân bằng. Nữ giới ăn kiêng khem quá mức, cân nặng sụt giảm đột ngột, thiếu chất, lạm dụng đồ ngọt, đồ dầu mỡ hay các chất kích thích đều có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Bên cạnh đó, những người thức khuya nhiều, người hay bị stress cũng có thể gặp phải tình trạng này.

Thực tế, rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh. Trong đó, những dấu hiệu phổ biến nhất sẽ là:

  • Đau bụng: Thường xuyên bị đau bụng kinh nghiêm trọng, có thể đau trước học trong chu kỳ, mỗi cơn đau thường kéo dài vài giờ, cũng có trường hợp bị đau 1 -2 ngày.
  • Máu kinh thất thường: Máu kinh ra ít hoặc nhiều hơn so với các chu kỳ bình thường, thời gian cũng có sự chênh lệch rõ rệt.
  • Chu kỳ thay đổi liên tục: biểu hiện thất thường về chu kỳ, có thể trong một khoảng thời gian xuất hiện rất ít nhưng cũng có đợt tương đối liên tục.
  • Tâm trạng bất ổn: gây ra trạng thái khó chịu, dễ cáu gắt, lo lắng, thường mệt mỏi bức bối.
  • Các dấu hiệu khác: Một số nữ giới sẽ bị ngừng kinh đột ngột, không trong chu kỳ kinh nguyệt nhưng vẫn ra máu hoặc bị sốt, viêm chảy dịch âm đạo, vùng kín ngứa ngáy khó chịu.

rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh
rối loạn kinh nguyệt có biểu hiện thế nào còn tùy thuộc vào nguyên nhân cung như độ tuổi của người bệnh

7+ thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt thường gặp

Thực tế, các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt tương đối đa dạng về thành phần hoạt chất, tác dụng,... Tùy thuộc vào độ tuổi, tình trạng rối loạn kỳ kinh, cơ địa của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ có chỉ định phù hợp.

Ethinylestradiol

Ethinylestradiol thuộc nhóm Estrogen tổng hợp. Đây là loại thuốc thường được sử dụng trong tránh thai, điều trị rối loạn kinh nguyệt hoặc bổ sung nội tiết tố cho phụ nữ sau tuổi 40.
Liều lượng: 0.05mg/lần/ngày, dùng liên tục trong 21 ngày.
Cách dùng: Uống sau ăn.
Chỉ định

  • Điều chỉnh rối loạn kinh nguyệt qua cơ chế giảm nồng độ FSH và LH, tăng Estradiol.
  • Điều trị các triệu chứng do mãn kinh, tiền mãn kinh gây nên.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc những chị em nghi ngờ có thai.
  • Đối tượng có hoặc nghi có Carcinoma vú, có hoặc nghi có u phụ thuộc Estrogen.
  • Trường hợp âm đạo chảy máu bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Những người viêm tĩnh mạch huyết khối, rối loạn huyết khối nghẽn mạch.

Tác dụng phụ

  • Buồn nôn.
  • Co cứng bụng.
  • Chướng bụng.
  • Chán ăn.
  • Tiêu chảy.
  • Tăng cân.
  • Canxi huyết tăng.
  • Tăng huyết áp.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Da nám sạm.

Ethinylestradiol được dùng trong tránh thai, điều chỉnh kinh nguyệt
Ethinylestradiol được dùng trong tránh thai, điều chỉnh kinh nguyệt

Norethindrone

Norethindrone là một Progesterone - nội tiết tố nữ đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà hoạt động rụng trứng, ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt. Việc sử dụng Norethindrone như một loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt được xem là liệu pháp thay thế hormone, điều chỉnh nguyệt san đều đặn.
Liều lượng: 5-10mg/ngày, duy trì trong 7-10 ngày, liều lượng có thể hiệu chỉnh tùy vào từng trường hợp.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định

  • Điều chỉnh quá trình rụng trứng, xử lý rối loạn kinh nguyệt.
  • Điều trị triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh: Khô âm đạo, bốc hỏa, da sạm nám, loãng xương…
  • Điều trị bệnh lý lạc nội mạc tử cung, hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Phòng tránh thai cho những bệnh nhân chống chỉ định Estrogen hoặc không.

Chống chỉ định

  • Đối tượng bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân hoặc người bị rối loạn chảy máu.
  • Trường hợp mắc bệnh gan, đột quỵ, có tiền sử đau tim hoặc có cục máu đông.
  • Những chị em bị ung thư cổ tử cung, ung thư vú, ung thư tử cung.
  • Người chuẩn bị phẫu thuật.

Tác dụng phụ:

  • Chảy máu âm đạo/tử cung.
  • Vô kinh kéo dài.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Buồn nôn.
  • Tăng cân.
  • Đau tức vú.
  • Đầy hơi.
  • Nám da.
  • Nổi mụn.
  • Mất ngủ.

Drospirenone

Drospirenone thường được kết hợp với Ethinylestradiol tạo thành thuốc tránh thai, ngăn ngừa rụng trứng, điều kinh, giúp chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Tuy nhiên, sự kết hợp của 2 loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt này sẽ chỉ tạo ra chu kỳ “nhân tạo”, không phải là cơ chế tự nhiên của cơ thể nên nếu dùng lâu dài có thể gây hại cho sức khỏe.
Liều lượng: 1 viên/ngày, đều đặn trong 28 ngày liên tục.
Cách dùng: Uống trực tiếp.
Chỉ định

  • Phòng ngừa có thai.
  • Can thiệp điều trị rối loạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.

Chống chỉ định

  • Phụ nữ mang thai, nghi ngờ mang thai hoặc trong thời gian cho con bú.
  • Trường hợp có u ở tử cung, buồng trứng, vú.
  • Đối tượng mắc các bệnh lý nền nghiêm trọng như gan, thận, tiểu đường, tim mạch, u nang, u xơ…

Tác dụng phụ

  • Đau đầu.
  • Buồn nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Căng ngực.
  • Tăng tiết huyết trắng.
  • Giảm ham muốn tình dục.
  • Suy nhược.
  • Mệt mỏi.
  • Rụng tóc.
  • Tăng cân.
  • Nhịp tim không đều.
  • Kali huyết tăng.

Drospirenone cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, điều trị triệu chứng mãn kinh
Drospirenone cải thiện chu kỳ kinh nguyệt, điều trị triệu chứng mãn kinh

Lysteda

Lysteda thực chất là một Acid Amin nhân tạo, thường được dùng trong xử lý tình trạng chảy máu kinh nguyệt nặng. Trong một vài trường hợp, Lysteda cũng xuất hiện trong đơn thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt mà bác sĩ chỉ định.
Liều lượng: 1 viên/ngày, tối đa 6 viên/ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định

  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt.
  • Can thiệp điều trị chảy máu kinh nguyệt nặng.

Chống chỉ định

  • Người quá mẫn Axit Tranexamic.
  • Đối tượng có hội chứng tiền kinh nguyệt.
  • Bệnh nhân có vấn đề với mạch máu trong mắt hoặc có tiền sử đột quỵ, cục máu đông, chảy máu não.

Tác dụng phụ

  • Tê, yếu cơ.
  • Đau ngực.
  • Khó thở. 
  • Đau nửa đầu. 
  • Sưng chân.
  • Nhạy cảm ánh sáng.
  • Đau đầu.
  • Đỏ mắt.
  • Mệt mỏi.

Primolut-N

Primolut-N là thuốc bổ sung Progesterone mạnh, được dùng phổ biến trong điều trị xuất huyết do rối loạn chức năng, rối loạn kinh nguyệt… Đây là thuốc kê đơn, cần có chỉ định của bác sĩ trước khi sử dụng.
Liều lượng: 1 viên/lần, lặp lại 2-3 lần/ngày, duy trì tối đa trong 14 ngày, dùng trước thời gian dự kiến có kinh 3 ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định

  • Điều trị xuất huyết do rối loạn chức năng, kinh nguyệt rối loạn, lạc nội mạc tử cung, vô kinh nguyên/thứ phát.
  • Can thiệp xử lý hội chứng tiền hành kinh, bệnh tuyến vú theo chu kỳ.

Chống chỉ định

  • Đối tượng mang thai hoặc nghi ngờ mang thai, nữ giới đang cho con bú.
  • Trường hợp tĩnh mạch có cục máu đông.
  • Những bệnh nhân đang hoặc có tiền sử mắc nhồi máu cơ tim, tai biến, thiếu máu cơ tim.
  • Bệnh nhân gan nặng.

Tác dụng phụ

  • Đau đầu/đau nửa đầu.
  • Buồn nôn.
  • Chảy máu âm đạo/tử cung.
  • Phù nề.
  • Rối loạn thị giác.
  • Khó thở.
  • Nổi ban ngứa.

Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt Primolut-N cần dùng theo đơn
Thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt Primolut-N cần dùng theo đơn

Tranexamic Axit

Tranexamic Axit hay Cyklokapron thuộc nhóm chống tiêu Fibrin, cầm máu. Trong điều trị rối loạn kinh nguyệt, thuốc được sử dụng khá phổ biến.
Liều lượng: 2 viên/ngày vào kỳ kinh hàng tháng, dùng tối đa trong 5 ngày.
Cách dùng: Uống với nước.
Chỉ định

  • Điều trị rối loạn kinh nguyệt.
  • Kiểm soát và giảm triệu chứng thống kinh, cường kinh.
  • Giảm chảy máu, mất máu khi đến kỳ kinh.
  • Ngăn chặn chảy máu ở bệnh nhân điều trị nha khoa/phẫu thuật hở, người mắc bệnh máu khó đông.

Chống chỉ định

  • Người quá mẫn Tranexamic Acid.
  • Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh huyết khối hoặc đang có nguy cơ huyết khối liên quan đến tai biến, nhồi máu cơ tim.
  • Trường hợp chảy máu dưới màng nhện, thị giác rối loạn.
  • Đối tượng có tiền sử co giật hoặc bị suy thận nặng.

Tác dụng phụ

  • Chóng mặt.
  • Nôn/buồn nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Viêm da dị ứng.
  • Tắc võng mạc/động mạch.
  • Hạ huyết áp.

Bromocriptine

Bromocriptine là thuốc chủ vận thụ thể Dopamin được dùng trong điều trị rối loạn chức năng kết hợp với tăng Prolactin huyết. Vì vậy, đây cũng là loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt khá thông dụng.
Liều lượng: 2.5.7.5mg/lần, ngày dùng 2 lần.
Cách dùng: Uống trong bữa ăn.
Chỉ định

  • Điều trị vô kinh, u tuyến tiết Prolactin.
  • Can thiệp xử lý những rối loạn liên quan đến chu kỳ kinh nguyệt.
  • Cải thiện các triệu chứng giai đoạn tiền kinh nguyệt.

Chống chỉ định

  • Bệnh nhân tăng huyết áp không kiểm soát hoặc đang điều trị chứng tăng prolactin huyết.
  • Người nhiễm độc huyết thai nghén.
  • Đối tượng mẫn cảm với dược chất Alcaloid của nấm cựa gà.

Tác dụng phụ

  • Nôn/buồn nôn.
  • Chóng mặt.
  • Đau đầu.
  • Tổn thương van tim.
  • Rối loạn hành vi.
  • Nghẹt mũi.

Bromocriptine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn
Bromocriptine có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn

5+ viên uống hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt

Bên cạnh các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt là tân dược, chị em cũng có thể sử dụng một số viên uống, thực phẩm chức năng hỗ trợ điều kinh.

Blackmores Evening Primrose Oil

Blackmores Evening Primrose Oil là viên uống chứa tinh dầu hoa anh thảo giúp điều hòa kinh nguyệt, cân bằng nội tiết, cải thiện triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh… Đồng thời sản phẩm cũng hỗ trợ giảm đau khi có kinh, cải thiện sinh lý nữ.
Thành phần: Tinh dầu hoa anh thảo hàm lượng 1000mg.
Công dụng

  • Cải thiện rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh, kỳ kinh bất thường.
  • Điều dưỡng cơ thể phụ nữ mãn kinh và tiền mãn kinh.
  • Hỗ trợ làm ẩm mắt, nhất là ở những người hay đeo kính áp tròng.
  • Tăng độ đàn hồi da, cải thiện mụn, nám sạm.
  • Cải thiện sinh lý.

Đối tượng dùng: Trên 2 tuổi.
Cách dùng

  • Người lớn: Uống sau ăn, 1-3 viên/ngày.
  • Trẻ em: Từ -12 tuổi uống 1-2 viên/ngày; Trẻ từ 2-6 tuổi uống 1 viên nang/ngày.

Nat&Form Huile D’Onagre

Viên uống Nat&Form Huile D’Onagre cũng được chiết xuất từ tinh dầu hoa anh thảo. Sản phẩm này đem đến công dụng cân bằng nội tiết tố, điều hoà kinh nguyệt và cải thiện đáng kể làn da.
Thành phần: Tinh dầu hoa anh thảo, Vitamin E, dầu lưu ly.
Công dụng:

  • Hỗ trợ điều hoà kinh nguyệt.
  • Cải thiện mụn tuổi dậy thì.
  • Giảm triệu chứng liên quan đến mãn kinh/tiền mãn kinh.
  • Cung cấp dưỡng chất làm đẹp da, cải thiện độ căng bóng.

Đối tượng dùng: Người trên 18 tuổi bị rối loạn kinh nguyệt, đang gặp triệu chứng mãn kinh/tiền mãn kinh hoặc trường hợp bị mụn, nám sạm da do nội tiết.
Cách dùng: 3-4 viên/ngày, sau bữa ăn hoặc trong khi ăn.

Nat&Form Huile D’Onagre thích hợp cho người trên 18 tuổi
Nat&Form Huile D’Onagre thích hợp cho người trên 18 tuổi

Puritan's Pride Evening Primrose Oil

Puritan's Pride Evening Primrose Oil là sản phẩm hỗ trợ điều kinh, làm đẹp da, ngăn ngừa mụn… Với bảng thành phần an toàn, viên uống luôn được đông đảo chị em phụ nữ lựa chọn.
Thành phần: Tinh dầu hoa anh thảo, Gamma Linolenic Acid, Cis Linoleic Acid cùng vi chất dinh dưỡng bổ sung.
Công dụng:

  • Cân bằng nội tiết, giảm triệu chứng khó chịu do kỳ kinh gây nên.
  • Giảm triệu chứng mãn kinh: Bốc hỏa, mất ngủ, nám, tàn nhang…
  • Cải thiện mụn dậy thì.
  • Hỗ trợ làm đẹp da.
  • Tăng cường sức khỏe toàn diện cho nữ giới, giảm căng thẳng mệt mỏi.

Đối tượng dùng: Người trên 18 tuổi có nhu cầu cải thiện triệu chứng kỳ kinh, kinh nguyệt rối loạn, bị nổi mụn hoặc phụ nữ mãn kinh/tiền mãn kinh.
Cách dùng: Uống 1 viên/ngày cùng bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

Nature's Way Evening Primrose Oil

Viên uống Nature's Way Evening Primrose Oil giúp hỗ trợ điều kinh, cải thiện nội tiết tố nữ, xử lý nám sạm… Đặc biệt, sản phẩm này không chứa chất bảo quản nên an toàn cho người dùng.
Thành phần: 100mg tinh dầu hoa anh thảo.
Công dụng:

  • Hỗ trợ điều trị rối loạn kinh nguyệt, chậm kinh, cân bằng nội tiết.
  • Giảm triệu chứng khó chịu khi đến kỳ kinh (đau bụng, đau lưng, chóng mặt, buồn nôn).
  • Cải thiện hội chứng tiền kinh nguyệt: Đau lưng, mệt mỏi, căng ngực, chướng bụng…
  • Cải thiện làn da, hệ thần kinh và sức khỏe tim mạch.

Đối tượng dùng: Nữ giới bị rối loạn kinh nguyệt, nội tiết tố mất cân bằng hoặc người muốn cải thiện làn da.
Cách dùng: Uống 1 viên/lần, 3 viên/ngày.

Nature's Way Evening Primrose Oil được sản xuất bởi thương hiệu Úc
Nature's Way Evening Primrose Oil được sản xuất bởi thương hiệu Úc

Healthy Care Evening Primrose Oil

Healthy Care Evening Primrose Oil được nghiên cứu, sản xuất với phương pháp ép lạnh nên giữ nguyên hàm lượng dưỡng chất, an toàn cho sức khỏe nữ giới.
Thành phần: Tinh dầu hoa anh thảo cùng với GLA.
Công dụng

  • Hỗ trợ cải thiện rối loạn kinh nguyệt, triệu chứng ở kỳ kinh, hạn chế mụn nội tiết.
  • Cải thiện làn da, tóc, móng.
  • Cân bằng sinh lý, nội tiết cho nữ giới.

Đối tượng dùng: Nữ giới trên 18 tuổi đang gặp rối loạn về chu kỳ kinh nguyệt hoặc bị khó chịu khi đến kỳ kinh, người bị mụn nội tiết, chị em muốn cải thiện sinh lý, phụ nữ tiền mãn kinh.
Cách dùng: Uống 3 viên/ngày, chia làm 3 lần mỗi lần 1 viên.

Lưu ý khi dùng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt

Trong thời gian sử dụng thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt hoặc các sản phẩm hỗ trợ, để đảm bảo an toàn chị em cần lưu ý:

  • Luôn dùng thuốc/thực phẩm chức năng theo đúng hướng dẫn, không tự ý mua và sử dụng tại nhà khi chưa tham vấn ý kiến của bác sĩ/người có chuyên môn.
  • Phải thăm khám, kiểm tra tình trạng sức khoẻ, tìm nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt trước khi áp dụng điều trị với bất cứ phác đồ/loại thuốc, viên uống nào.
  • Kết hợp dùng thuốc với chế độ ăn uống khoa học, nghỉ ngơi hợp lý, ưu tiên sử dụng nước ép trái cây tươi, rau củ thay vì các loại nước ngọt, nước có gas, đồ uống chứa cồn…
  • Duy trì tâm trạng thoải mái, thư giãn, việc căng thẳng kéo dài có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
  • Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, đúng cách để phòng ngừa bệnh phụ khoa - nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt, kỳ kinh bất thường, thậm chí vô kinh.

Chị em nên duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn để sức khoẻ được cân bằng
Chị em nên duy trì tinh thần thoải mái, thư giãn để sức khoẻ được cân bằng

Khi nào cần đến bệnh viện?

Kinh nguyệt rối loạn có thể xuất phát từ nhiều vấn đề sức khỏe, đe dọa khả năng sinh sản. Khi xuất hiện những triệu chứng dưới đây chị em nên sớm đến bệnh viện thăm khám:

  • Kinh nguyệt rối loạn trong 3-4 chu kỳ liên tiếp.
  • Máu kinh ra nhiều hoặc ít bất thường, màu/trạng thái sắc lạ (đen, vón cục…).
  • Mất kinh, vô kinh.
  • Đau bụng kinh dữ dội.
  • Máu kinh ra trên 8 ngày.
  • Âm đạo ra máu bất thường giữa kỳ kinh, sau quan hệ.

Các biện pháp tại nhà:

Điều chỉnh tâm trạng, lối sống:

  • Tập thể dục, yoga.
  • Cân bằng làm việc và nghỉ ngơi.
  • Giữ tâm lý thoải mái.
  • Ăn uống khoa học.
  • Duy trì cân nặng phù hợp.
  • Ngưng sử dụng thuốc tránh thai.

Tận dụng nguyên liệu tự nhiên:

  • Sử dụng đu đủ, gừng tươi, củ nghệ.
  • Thực hiện các bài thuốc từ các nguyên liệu tự nhiên.

Lưu ý khi sử dụng các biện pháp tại nhà:

  • Điều chỉnh lối sống chỉ hỗ trợ, không thay thế phương pháp đặc trị.
  • Sử dụng nguyên liệu tự nhiên phải sơ chế sạch sẽ.
  • Không chủ quan lạm dụng các biện pháp và thăm bác sĩ khi cần.

Tây y trị rối loạn kinh nguyệt:

  • Sử dụng thuốc tránh thai đường uống.
  • Thuốc bổ sung hormone.
  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc sắt.
  • Thuốc điều trị bệnh liên quan.

Khuyến nghị:

  • Thuốc phải có chỉ định của bác sĩ.
  • Không tự y áp dụng các biện pháp mà không tham khảo ý kiến chuyên gia.
  • Gặp bác sĩ khi có triệu chứng bất thường.

Sử dụng thuốc Nam:

  • Bài thuốc từ cây ích mẫu, cây ngải diệp, cây râm bụt, cây chó đẻ.

Lời khuyên khi sử dụng thuốc Nam:

  • Coi thuốc Nam là hỗ trợ, không thay thế thuốc đặc trị.
  • Kiên trì theo liệu trình.
  • Sử dụng dược liệu sạch, có nguồn gốc rõ ràng.
  • Không tự kết hợp thuốc Nam và Tây y mà không tham khảo bác sĩ.

Phương pháp Đông y:

  • Sử dụng thang thuốc phối trộn từ nhiều dược liệu.

Một số bài thuốc Đông y:

  • Bài thuốc 1: Đối phó với huyết nhiệt.
  • Bài thuốc 2: Điều trị hư nhiệt, khí hư.
  • Bài thuốc 3: Lưu thông khí huyết.
  • Bài thuốc 4: Thúc đẩy lưu thông khí huyết.

Lưu ý khi sử dụng Đông y:

  • Kiên trì sử dụng theo liệu trình.
  • Kiêng ăn thức ăn có thể ảnh hưởng.
  • Tìm cơ sở Y học cổ truyền uy tín.
  • Lắng nghe cơ thể và thăm bác sĩ khi cần.

Rối loạn kinh nguyệt có thể được cải thiện thông qua chế độ dinh dưỡng đúng cách. Dưới đây là một số thực phẩm giúp ổn định chu kỳ kinh nguyệt:

  1. Ngải Cứu: Giảm đau bụng và điều hòa kinh nguyệt. Sử dụng lá ngải cứu để sắc nước uống.
  2. Đu Đủ Xanh: Điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, ngăn ngừa chậm kinh và kinh không đều.
  3. Dứa: Chứa enzyme bromelanin giúp bong tróc tế bào tử cung và giảm đau bụng.
  4. Rau Cần Tây: Tăng cường lưu thông máu, hỗ trợ niêm mạc tử cung phục hồi.
  5. Nghệ Tươi: Chống viêm, kích thích sản xuất estrogen và progesterone.
  6. Gừng: Giảm đau, tăng cường co bóp tử cung, và giảm viêm nhiễm.
  7. Nha Đam: Điều hòa hormone tham gia chu kỳ kinh nguyệt.

Thực Phẩm Cần Hạn Chế:

  1. Caffeine: Gây rối loạn lưu lượng máu đến tử cung.
  2. Rượu Bia: Tăng sản xuất hormone, làm tăng đau và giảm đường huyết.
  3. Thực Phẩm Nhiều Dầu Mỡ: Làm tăng cơn đau và cảm giác không thoải mái.
  4. Thực Phẩm Tính Hàn: Có thể làm trầm trọng tình trạng rối loạn kinh nguyệt.

Chú ý duy trì lối sống lành mạnh, tập thể dục đều đặn, và theo dõi chu kỳ kinh nguyệt để giúp cải thiện tình trạng rối loạn. Nếu cần, hãy tham khảo ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng và bác sĩ chuyên khoa để có chế độ ăn uống phù hợp.


Như vậy, các loại thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt cũng như viên uống hỗ trợ tình trạng này cần được dùng đúng cách, đúng liều lượng. Chị em tuyệt đối không vì nôn nóng mà tự ý tăng liều, đổi thuốc hoặc kết hợp thuốc sai cách. Trước khi dùng thuốc hoặc có mong muốn đổi thuốc, tăng liều cần liên hệ với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0989 913 935

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...