Thuốc Chữa Táo Bón

Dưới đây là 10 loại thuốc thường được dùng trong điều trị táo bón:

  • Thuốc trị táo bón Ausagel 250mg: sử dụng ngắn hạn với liều lượng là 1 viên 250mg/ ngày.
  • Thuốc Psyllium trị táo bón: Dạng viên nang: Uống từ 5 – 6 viên x 1 -3 lần/ngày. Dạng gói: Uống từ 1 – 2 gói x 1 – 3 lần/ ngày. Dạng bột: Dùng 1 – 2 muỗng tròn x 1 – 3 lần/ ngày.
  • Thuốc Bisacodyl: Liều dùng thuốc dạng uống cho người lớn bị táo bón là 1 – 2 viên/ ngày, trẻ nhỏ từ 4 – 10 tuổi là 1 viên/ ngày. Nếu sử dụng thuốc ở dạng đặt, liều dùng là 1 viên/ ngày.
  • Thuốc Monobasic natri phosphat: Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, đối tượng và độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và tần suất dùng thuốc phù hợp.
  • Thuốc Forlax trị táo bón: thuốc dạng bột. Mỗi ngày uống từ 1 – 2 gói vào buổi sáng bằng nước đun sôi để nguội. Ngưng dùng thuốc khi tình trạng táo bón được khắc phục.
  • Thuốc Normacol: Liều dùng của người trưởng thành là 1-2 gói/ lần, 1-2 lần mỗi ngày. Còn liều dùng cho trẻ từ 6 tuổi bằng 1/2 liều của người lớn.
  • Sorbitol: người lớn uống 1 gói/ngày trước bữa ăn sáng. Liều dùng của trẻ em bằng 1/2 liều dùng của người lớn.
  • Thuốc trị táo bón Macrogol: người lớn 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày, trẻ em dưới 12 tuổi không được dùng. Không dùng thuốc Macrogol quá 2 tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc Glycerol: phát huy tác dụng sau 15 – 30 phút sử dụng. Liều dùng là 1 viên đặt/ lần trong 1 tuần.
  • Thuốc điều trị táo bón Colace: có thể dùng được cho trẻ em trên 3 tuổi và người trưởng thành. Tùy theo đối tượng mắc bệnh, liều dùng sẽ khác nhau.

 Thuốc chữa táo bón có tác dụng nhuận tràng, làm mềm phân, kích thích nhu động ruột, từ đó giúp quá trình đại tiện diễn ra thuận lợi hơn. Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp.

Tổng Quan Bênh Lý Táo Bón

Táo bón đề cập đến tình trạng gặp khó khăn đại tiện với các biểu hiện đặc trưng như phân khô cứng, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như thức ăn di chuyển đến ruột chậm khiến đại tràng hấp thụ nhiều nước, phân trở nên khô cứng.

Táo Bón: Nguyên nhân, Biểu hiện, Cách điều trị - Phòng tránh
Táo bón đề cập đến tình trạng gặp khó khăn đại tiện với các biểu hiện như phân khô cứng, đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần

Bên cạnh đó, đôi khi tình trạng này còn liên quan đến hiện tượng tắc nghẽn bên trong ruột già. Nếu xảy ra do nguyên nhân này cần được chăm sóc y tế kịp thời để tránh phát sinh rủi ro.

Thực tế nhận thấy, táo bón cấp tính (táo bón không thường xuyên) là tình trạng thường gặp ở nhiều người. Tuy nhiên, ở người bị táo bón mãn tính có thể gây ra nhiều rủi ro, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Trong một số trường hợp, bệnh lý ở thể mãn tính nếu không được chăm sóc đúng cách có thể làm tăng nguy cơ bị bệnh trĩ, áp xe hậu môn và những biến chứng liên quan khác.

Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng táo bón, người bệnh cần đến bệnh viện để được chẩn đoán và xử lý đúng cách. Các phương pháp điều trị thường tùy thuộc vào nguyên nhân cơ bản, mức độ nghiêm trọng của tình trạng táo bón.

Tình trạng táo bón xảy ra khi những chất thải hoặc phân di chuyển quá chậm qua hệ thống tiêu hóa, không thể được loại bỏ thông qua trực tràng. Điều này có thể khiến kết cấu phân khô cứng.

Dưới đây là một số nguyên nhân, yếu tố nguy cơ có thể gây ra bệnh lý:

1. Thiếu chất xơ trong chế độ ăn

Thực tế nhận thấy, người thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn thường có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với người bình thường. Chất xơ có nhiệm vụ thúc đẩy nhu động ruột thường xuyên, nhất là khi bổ sung đủ nước.

Thiếu chất xơ trong chế độ ăn 
Người thiếu hụt chất xơ trong chế độ ăn thường có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với người bình thường

Trường hợp bị táo bón thường có chế độ ăn uống ít chất xơ như:

  • Các loại rau
  • Trái cây
  • Ngũ cốc
  • Các loại quả mọng
  • Các loại đậu

Các thực phẩm ít chất xơ, bao gồm:

  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo như trứng, thịt, phô mai
  • Những thực phẩm chế biến qua nhiều công đoạn như bánh mì trắng
  • Thực ăn nhanh như khoai tây chiên, các loại đồ ăn chế biến sẵn

Chất xơ bao gồm chất xơ hòa tan và không hòa tan. Những chất xơ hòa tan có thể tan hoàn toàn trong nước, đồng thời tạo thành một chất gel mềm đi qua hệ thống tiêu hóa, từ đó giúp phân dễ dàng di chuyển qua ruột. Trong khi đó, chất xơ không hòa tan gần như giữ toàn bộ cấu trúc khi đi qua hệ thống tiêu hóa. Từ đó giúp làm tăng trọng lượng, kích thước phân, giúp dễ dàng đại tiện.

2. Không uống đủ nước

Uống đủ nước là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa nguy cơ táo bón cũng như hỗ trợ các cơ quan trong cơ thể hoạt động tốt hơn. Những chất lỏng có thể hỗ trợ thức ăn di chuyển qua ruột nhanh hơn, đồng thời giúp phân đi qua trực tràng tốt hơn. Những chất lỏng tốt cho sức khỏe và hệ tiêu hóa nên bổ sung hàng ngày như nước ép trái cây, nước lọc, súp, canh,...

Trường hợp uống ít nước có thể dẫn đến mất nước và gây ra tình trạng táo bón. Ngoài ra, người thường xuyên sử dụng bia rượu, nước có gas, thức uống chứa caffeine có thể khiến tình trạng táo bón trở nên nặng nề hơn.

3. Thiếu các hoạt động thể chất

Ít vận động được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác. Một số nghiên cứu nhận thấy, ở người thường xuyên vận động, tập luyện ít bị táo bón hơn, nhất là ở người cao tuổi.

Thiếu các hoạt động thể chất 
Ít vận động được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra tình trạng táo bón và nhiều vấn đề sức khỏe khác

Tương tự, những người ngồi nhiều, dành nhiều thời gian trên giường cũng có thể gặp phải tình trạng này.

4. Tác dụng phụ của một số loại thuốc

Bệnh lý cũng có thể khởi phát khi sử dụng một số loại thuốc như:

  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, imipramine)
  • Thuốc giảm đau gây nghiện opioid (codeine, oxycodone, hydromorphone)
  • Thuốc chống co giật (phenytoin, carbamazepine)
  • Thuốc chẹn kênh canxi thường được dùng để giảm nhịp tim, hạ huyết áp (diltiazem, nifedipine)
  • Thuốc kháng axit chứa nhôm (Amphojel, Basaljel)
  • Thuốc kháng axit chứa canxi như Tums
  • Thuốc lợi tiểu (hydrochlorothiazide, furosemide)
  • Thuốc bổ sung sắt thường được dùng ở người bị thiếu máu, sắt, phụ nữ mang thai

5. Hội chứng ruột kích thích

Người bị hội chứng ruột kích thích thường có nguy cơ bị táo bón cao hơn so với người bình thường. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng táo bón dao động theo thời gian.

Ngoài táo bón, bệnh nhân còn có gặp một số triệu chứng như:

  • Tiêu chảy, đi ngoài phân lỏng
  • Đầy hơi chướng bụng
  • Đau bụng
  • Căng thẳng thường xuyên
  • Thay đổi tần suất đại tiện cũng như tính chất của phân

6. Quá trình lão hóa tự nhiên

Số liệu thống kê nhận thấy, khoảng 40% người cao tuổi bị táo bón, trong đó có khoảng hơn 60% người cao tuổi. Có thể nhận thấy, khi cơ thể lão hóa, tỷ lệ mắc phải tình trạng này càng cao.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng táo bón ở người cao tuổi vẫn chưa được xác định cụ thể. Tuy nhiên các chuyên gia nhận thấy, khi cơ thể lão hóa sẽ cần nhiều thời gian để thức ăn đi qua hệ thống tiêu hóa. Bên cạnh đó, người cao tuổi cũng ít vận động, tập luyện nên có nguy cơ gặp phải tình trạng này cao hơn so với người trẻ.

Quá trình lão hóa tự nhiên
Số liệu thống kê nhận thấy, khoảng 40% người cao tuổi bị táo bón, trong đó có khoảng hơn 60% người cao tuổi

Ngoài ra, bệnh lý cũng có thể xảy ra do tình trạng y tế, dùng thuốc điều trị bệnh, hấp thụ ít chất xơ cũng làm tăng nguy cơ gây khởi phát các triệu chứng bệnh lý.

7. Lạm dụng thuốc nhuận tràng

Thuốc nhuận tràng thường được dùng trong những trường hợp gặp khó khăn khi đại tiện. Thuốc có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón, tuy nhiên việc dùng thuốc thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng phụ thuộc và làm tăng nguy cơ bị táo bón nếu ngừng dùng thuốc.

Bên cạnh đó, lạm dụng thuốc nhuận tràng còn dẫn đến một số rủi ro như:

  • Mất cân bằng điện giải
  • Mất nước
  • Tổn thương các cơ quan nội tạng

Ngoài ra, một số trường hợp nghiêm trọng có thể đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của người bệnh. Do đó, nếu có ý định sử dụng thuốc nhuận tràng, bạn cần trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ tốt nhất.

8. Các vấn đề về trực tràng

Theo các chuyên gia, một số tình trạng ở trực tràng có thể gây cản trở, hạn chế sự di chuyển của phân, từ đó làm tăng nguy cơ phát sinh bệnh lý.

Những vấn đề về trực tràng có thể gây táo bón, bao gồm:

  • Thoát vị cơ
  • Khối u/ ung thư
  • Viêm túi thừa
  • Có mô sẹo bên trong trực tràng
  • Bệnh viêm ruột
  • Hẹp đại trực tràng

9. Các điều kiện y tế khác

Một số điều kiện y tế khác có thể làm tăng nguy cơ phát sinh hoặc khiến các triệu chứng bệnh lý tiến triển nặng nề hơn. Cụ thể:

  • Bệnh đa xơ, đột quỵ, bệnh parkinson, tắc ruột mãn tính, chấn thương tủy sống
  • Tắc ruột là tình trạng xảy ra khi xuất hiện khối u chặn/ chèn ép một phần của hệ thống tiêu hóa
  • Những tình trạng liên quan đến chất điện giải, nội tiết tố, chức năng thận như nhiễm độc đường tiết niệu, suy giáp, viêm đường tiểu, tăng calci huyết
  • Bệnh celiac, viêm ruột và các tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hóa khác
  • Các phương pháp điều trị ung thư như thuốc giảm đau opioid, hóa trị

Có thể nhận thấy, thời gian và tần suất đại tiện ở mỗi người không giống nhau, tuy nhiên tình trạng táo bón xảy ra khi đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần. Nếu tình trạng này kéo dài trong vài tuần là táo bón mãn tính.

Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp của bệnh lý:

  • Đi ngoài ít hơn 3 lần/ tuần
  • Phân khô cứng, vón cục
  • Đau hậu môn hoặc căng thẳng đi đại tiện
  • Cảm giác căng cứng bụng, đầy hơi, chướng bụng, ngay cả sau khi đi ngoài
  • Có cảm giác tắc nghẽn ở trực tràng, phân không thể ra khỏi hậu môn
  • Đôi khi cần dùng tay ấn bụng hoặc dùng ngón tay để đẩy phân ra ngoài.

Ngoài ra, trong một số trường hợp có thể gặp phải một số triệu chứng khác như:

  • Đầy hơi, chướng bụng
  • Đau, chuột rút ở bụng
  • Chán ăn
  • Buồn nôn

10 Loại thuốc trị táo bón được sử dụng phổ biến

Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến ở nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau. Mặc dù không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ nhưng tình trạng phân khô cứng, đau rát khi đi ngoài tác động không nhỏ đến sinh hoạt cũng như chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Bị Táo Bón Uống Thuốc Gì? 10 Loại thuốc trị bệnh nhanh nhất
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân và mức độ triệu chứng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc trị táo bón phù hợp


Thông thường, các biểu hiện táo bón được kiểm soát tốt thông qua chế độ ăn nhiều chất xơ, uống đủ nước, sinh hoạt điều độ và vận động thường xuyên. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bệnh lý tiến triển nặng nề, bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc để khắc phục chứng táo bón và một số triệu chứng đi kèm.
Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị táo bón:

1. Thuốc trị táo bón Ausagel 250mg

Ausagel 250mg là thuốc nhuận tràng, thường được chỉ định trong điều trị táo bón. Thuốc có chứa thành phần chính là Natri docusat giúp hấp thu nước từ ruột vào phân, làm giảm độ khô cứng của phân. Từ đó hạn chế tình trạng ma sát, đau rát khi đi ngoài.
Thuốc Ausagel 250mg không dùng cho những trường hợp quá mẫn với thành phần Natri docusat, người có biểu hiện nôn mửa, tắc ruột, đau bụng. Ngoài ra, thuốc được khuyến cáo dùng cho trẻ từ 12 tuổi và người trưởng thành.

Thuốc trị táo bón Ausagel 250mg
Ausagel 250mg là thuốc nhuận tràng, thường được chỉ định trong điều trị táo bón

Một số nghiên cứu nhận thấy, thành phần Natri docusat trong thuốc có thể đi vào sữa mẹ và ảnh hưởng xấu đến trẻ sơ sinh. Do đó, nếu đang trong giai đoạn cho trẻ bú mẹ, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể,
Các chuyên gia khuyến cáo, người bị táo bón nên dùng thuốc Ausagel 250mg ngắn hạn với liều lượng là 1 viên 250mg/ ngày.

2. Thuốc Psyllium trị táo bón

Psyllium thuộc nhóm thuốc nhuận tràng điều trị táo bón. Thành phần trong thuốc hoạt động theo cơ chế hấp thu nước và dịch lỏng trong ruột vào phân, giúp tăng khối lượng phân, giúp phân mềm hơn và dễ dàng đào thải ra khỏi hậu môn. Thuốc Psyllium được bào chế ở 3 dạng là thuốc gói, thuốc bột và niên nang.
Thuốc trị táo bón Psyllium thường được dùng trong những trường hợp bị táo bón thường xuyên, đại tiện bất thường và gặp khó khăn khi đi ngoài. Đôi khi, thuốc cũng có thể được chỉ định trong trường hợp bị tăng cholesterol xấu trong máu.

Thuốc Psyllium trị táo bón
Psyllium thuộc nhóm thuốc nhuận tràng điều trị táo bón

Psyllium hiếm gây ra tác dụng phụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thuốc có thể gây ra một số vấn đề như nổi mẩn ngứa, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn,... Khi nhận thấy các biểu hiện này, người bệnh cần thông báo với bác sĩ điều trị để được xử lý đúng cách.
Hướng dẫn liều dùng và cách dùng:

  • Dạng viên nang: Uống từ 5 - 6 viên x 1 -3 lần/ngày
  • Dạng gói: Uống từ 1 - 2 gói x 1 - 3 lần/ ngày
  • Dạng bột: Dùng 1 – 2 muỗng tròn x 1 - 3 lần/ ngày

3. Bị táo bón uống thuốc gì? Bisacodyl

Bisacodyl có tên biệt dược là Laxan hay Bisacodyl DHG được bào chế ở dạng đường uống hoặc đặt hậu môn để điều trị táo bón. Thuốc có tác dụng làm mềm phân thông qua kích thích các cơ trơn trong đường ruột, làm tăng nhu động ruột, đồng thời điều chỉnh các rối loạn thần kinh ở đường ruột. Từ đó giúp phân di chuyển nhanh chóng đến trực tràng và đào thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Thuốc điều trị táo bón Bisacodyl có thể dùng được cho nhiều đối tượng bao gồm trẻ em trên 4 tuổi và người trưởng thành. Không dùng thuốc cho người có biểu hiện mất nước, quá mẩn với bất kỳ thành phần nào trong thuốc, tắc ruột hoặc mổ đau ruột thừa.

Bị táo bón uống thuốc gì? Bisacodyl
Thuốc điều trị táo bón Bisacodyl có thể dùng được cho nhiều đối tượng bao gồm trẻ em trên 4 tuổi và người trưởng thành

Theo đó, nguy cơ gặp phải các tác dụng không mong muốn của thuốc có thể xảy ra nếu dùng quá liều hoặc lạm dụng thuốc. Trong các trường hợp này, người bệnh có thể bị đau bụng, rối loạn chất điện giải, đi ngoài phân lỏng nhiều lần trong ngày. Do đó, cần thận trọng dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Liều dùng của thuốc trị táo bón Bisacodyl đường uống cho người lớn bị táo bón là 1 - 2 viên/ ngày, trẻ nhỏ từ 4 - 10 tuổi là 1 viên/ ngày. Nếu sử dụng thuốc ở dạng đặt, liều dùng khuyến nghị là 1 viên/ ngày.

4. Thuốc Monobasic natri phosphat

Thuốc trị táo bón Monobasic natri phosphat (Monosodium phosphate) thường được chỉ định trong điều trị táo bón không thường xuyên. Bên cạnh đó, thuốc còn có tác dụng làm sạch đường ruột cho những trường hợp chuẩn bị làm phẫu thuật ở đường tiêu hoá, nội soi, chụp x-quang hoặc thực hiện những thủ thuật khác liên quan đến đường ruột. Monobasic natri phosphat thường được bào chế ở dạng đường uống hoặc thụt hậu môn.
Tránh sử dụng thuốc cho người bị táo bón kèm theo chứng tăng canxi huyết, thủng ruột, suy giảm chức năng thận nặng, viêm ruột. Một số trường hợp sau khi dùng thuốc có thể gặp phải một số tác dụng phụ như đầy hơi, đau bụng, nhức đầu, buồn nôn, đau bụng,...
Tuỳ thuộc vào nguyên nhân khởi phát, mức độ triệu chứng, đối tượng và độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và tần suất dùng thuốc phù hợp.

5. Thuốc Forlax trị táo bón

Thuốc Forlax thuộc nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng mạnh với trường hợp bị táo bón. Thuốc có thành phần chính là Macrogol - chất này giúp tăng khả năng thẩm thấu nước ở thành ruột, từ đó làm tăng lượng chất lỏng trong ruột và giúp phân mềm hơn.

Thuốc Forlax trị táo bón
Thuốc Forlax thuộc nhóm thuốc nhuận tràng có tác dụng mạnh với trường hợp bị táo bón

Forlax được dùng trong điều trị táo bón cho trẻ từ 8 tuổi và người trưởng thành. Thông thường, hiệu lực của thuốc sẽ phát huy tốt sau 24 - 48 giờ sử dụng. Thành phần của thuốc không được hấp thụ vào máu nên có thể giảm thiểu tối đa các tác dụng phụ, rủi ro cho người sử dụng.
Thuốc điều trị táo bón Forlax được điều chế ở dạng bột. Mỗi ngày người bệnh uống từ 1 - 2 gói vào buổi sáng bằng cách hoà tan với nước đun sôi rồi để nguội trước khi uống. Ngưng dùng thuốc ngay khi tình trạng táo bón được khắc phục.

6. Điều trị táo bón với thuốc Normacol

Thuốc Normacol phù hợp với những người bị táo bón do thiếu chất xơ trong chế độ ăn và phụ nữ mang thai gặp khó khăn trong việc đi ngoài. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng có thể chỉnh định lại thuốc này cho các trường hợp chuẩn bị làm phẫu thuật điều trị các bệnh trực tràng - hậu môn, mổ thông ruột nhằm giảm thiểu các tổn thương ở đường tiêu hoá, duy trì hoạt động của ruột hậu phẫu thuật.
Thuốc điều trị táo bón Normacol có thành phần chính là chất nhầy sterculia được chiết xuất từ tự nhiên. Thuốc được bào chế ở dạng cốm nên rất tiện lợi và dễ sử dụng. Theo đó, thành phần trong thuốc hoạt động theo cơ chế làm tăng khả năng hút nước, giữ nước trong ruột, làm mềm phân và giúp phân di chuyển nhanh, đào thải ra ngoài hậu môn dễ dàng hơn.

Điều trị táo bón với thuốc Normacol 
Thuốc điều trị táo bón Normacol có thành phần chính là chất nhầy sterculia được chiết xuất từ tự nhiên

Trẻ em từ 6 tuổi và người trưởng thành có thể dùng thuốc Normacol để khắc phục tình trạng táo bón. Liều dùng và thời gian sử dụng thuốc được chỉ định tùy thuộc vào đối tượng, mức độ táo bón. Thông thường, liều dùng của người trưởng thành là 1 - 2 gói/ lần x 1 - 2 lần mỗi ngày. Còn liều dùng cho trẻ từ 6 tuổi bằng 1/2 liều của người lớn.
Tương tự như một số loại thuốc điều trị táo bón khác, thuốc Normacol trị táo bón có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn như tiêu lỏng, buồn nôn, nổi mề đay, đau bụng,...

7. Sorbitol - Thuốc nhuận tràng, trị táo bón

Sorbitol là thuốc nhuận tràng thường được chỉ định trong điều trị táo bón. Thuốc được bào chế ở dạng bột pha dung dịch để tăng khả năng hấp thu trong quá trình sử dụng. Khi được dung nạp, thuốc sẽ kích thích bài tiết tụy, đẩy nhanh quá trình tiêu hoá thức ăn, đồng thời giữ cho đường ruột ẩm. Nhờ đó, lượng thức ăn sẽ di chuyển nhanh hơn trong đường ruột và không bị khô cứng.

Sorbitol - Thuốc nhuận tràng, trị táo bón
Sorbitol là thuốc nhuận tràng thường được chỉ định trong điều trị táo bón

Theo bác sĩ chuyên khoa, không dùng thuốc cho người bị táo bón do viêm đại tràng hoặc những đối tượng bị đau bụng, tắc ruột nhưng không rõ nguyên nhân. Để cải thiện tình trạng táo bón, người lớn uống 1 gói Sorbitol/ ngày trước bữa ăn sáng. Khi uống, hoà tan thuốc với 1/2 ly nước. Liều dùng của trẻ em bằng 1/2 liều dùng của người lớn.

8. Thuốc trị táo bón Macrogol

Để khắc phục các triệu chứng táo bón lâu dài, người bệnh có thể sử dụng thuốc Macrogol. Đây là loại thuốc nhuận tràng, thuốc xổ phù hợp với những trường hợp bị táo bón mãn tính gây ra các biểu hiện như phân khô cứng, khó đào thải ra ngoài, đại tiện ra máu,...
Liều dùng của thuốc Macrogol được khuyến nghị ở người lớn là 1 gói/ lần x 3 lần/ ngày. Pha thuốc với 125ml nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội trước khi uống. Không dùng thuốc Macrogol quá 2 tuần trừ khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Thuốc trị táo bón Macrogol 
Cần thận trọng khi dùng thuốc trị táo bón Macrogol cho những trường hợp bị tắc ruột, thủng ruột, bệnh crohn

Trường hợp phân vón cục, bác sĩ có thể đề nghị tăng liều lên đối đa 8 gói/ ngày và uống hết trong 6 tiếng đồng thời. Theo đó, thời gian dùng thuốc điều trị thường kéo dài không quá 3 ngày.
Cần thận trọng khi dùng thuốc trị táo bón Macrogol cho những trường hợp bị tắc ruột, thủng ruột, bệnh crohn, viêm loét ruột kết. Thuốc không dùng cho trẻ em dưới 12 tuổi, người có tiền sử dị ứng với những thành phần trong thuốc.

9. Thuốc Glycerol điều trị táo bón

Thuốc Glycerol hay glycerin là thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng làm trơn đường ruột và hút ẩm tốt. Từ đó giúp làm mềm phân, di chuyển nhanh hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình đào thải phân trong đại tràng.
Theo đó, thuốc Glycerol được đưa vào danh mục các loại thuốc điều trị táo bón tại các cơ sở y tế từ năm 2008. Thuốc được bào chế dưới dạng viên đặt trực tràng hoặc dạng dung dịch thụt. Trong đó, những trường hợp bị táo bón thường được bác sĩ chỉ định thuốc dạng đặt.

Thuốc Glycerol điều trị táo bón 
Thuốc Glycerol hay glycerin là thuốc nhuận tràng thẩm thấu có tác dụng làm trơn đường ruột và hút ẩm tốt

Khi đặt vào trực tràng, thuốc sẽ phát huy tác dụng sau 15 - 30 phút sử dụng. Liều dùng thông đường trong điều trị táo bón là 1 viên đặt/ lần. Tránh sử dụng Glycerol thường xuyên hoặc dùng liên tục trên 1 tuần.

10. Thuốc điều trị táo bón Colace

Thuốc chữa táo bón Colace có thành phần chính là hoạt chất Docusate giúp phòng ngừa, điều trị các trường hợp bị táo bón. Thuốc làm mềm phân theo cơ chế lấy nước từ ruột, đồng thời kích thích quá trình đào thải phân, giảm đau bụng cũng như tổn thương ở trực tràng do ma sát giữa phân với cơ quan này.

Thuốc điều trị táo bón Colace
Thuốc chữa táo bón Colace có thành phần chính là hoạt chất Docusate giúp phòng ngừa, điều trị các trường hợp bị táo bón

Thuốc Colace có thể dùng được cho trẻ em trên 3 tuổi và người trưởng thành. Tùy theo đối tượng mắc bệnh, liều dùng sẽ khác nhau. Cụ thể:

  • Trẻ em từ 3 - 6 tuổi: Mỗi ngày uống 20 - 60mg
  • Trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Mỗi ngày uống từ 40 - 120mg
  • Trẻ từ 12 tuổi và người trưởng thành: Mỗi ngày uống từ 100 - 200mg

Khi sử dụng, người bệnh cần uống cả viên với một cốc nước lớn. Tránh nghiền hoặc nhai nát vì có thể làm giảm tác dụng dược lý của thuốc. Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng thuốc có thể gây ra một số biểu hiện như tiêu chảy, dị ứng, chảy máu trực tràng, buồn nôn,...

Một số lưu ý khi dùng thuốc trị táo bón

Thực tế, các loại thuốc điều trị táo bón đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, rủi ro ngoài ý muốn trong quá trình sử dụng. Để đảm bảo an toàn, người bệnh chỉ sử dụng thuốc nhuận tràng khi đã được thăm khám và dùng đúng liều lượng, tần suất theo chỉ dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các loại thuốc điều trị táo bón được khuyến khích dùng trong thời gian ngắn, tránh lạm dụng quá mức. Theo đó, người bệnh nên ngưng dùng thuốc nếu tình trạng táo bón đã được kiểm soát.
Thuốc điều trị táo bón chỉ có tác dụng tạm thời. Để khắc phục bệnh lý hoàn toàn, người bệnh cần xác định nguyên nhân cụ thể. Đồng thời kết hợp với chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh, sinh hoạt điều độ và tập luyện thể dục thể thao.
Trong sinh hoạt và ăn uống hàng ngày, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tăng cường bổ sung các chất xơ tự nhiên cho cơ thể như rau xanh, trái cây tươi, ngũ cốc nguyên hạt,... Ưu tiên những loại thực phẩm có tính nhuận tràng trong chế độ ăn hàng ngày như đu đủ, khoai lang, mận sấy khô, mật ong.
  • Mỗi ngày uống đủ từ 2 lít nước để hạn chế tình trạng mất nước và giúp mềm phân.
  • Không dùng các loại thực phẩm, đồ uống có tính kích thích như bia, rượu, trà đặc, gia vị cay nóng,... Ngoài ra, cần hạn chế dùng đồ béo, các món ngọt hoặc mặn.
  • Mỗi ngày dành từ 20 - 30 phút để tập thể dục, thể thao. Hoạt động thể chất giúp kích thích nhu động ruột, đồng thời tăng cường chức năng hoạt động của cơ quan tiêu hoá.

Mẹo chữa táo bón tại nhà:

Massage và ăn uống:

  • Massage vùng bụng theo chiều kim đồng hồ mỗi ngày.
  • Ăn vừng đen để thúc đẩy hoạt động tiêu hóa.
  • Ăn quả mận vì chất xơ và sorbitol giúp giảm táo bón.
  • Uống nước chanh trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy.

Lưu ý khi thực hiện:

  • Không nên sử dụng nước chanh nếu có viêm đại tràng hoặc đau dạ dày.
  • Tránh ăn mận nếu có tình trạng nóng trong hoặc nhiệt miệng.

Cách chữa táo bón trong Tây y:

  • Sử dụng các loại thuốc như thụt tháo phân, thuốc nhuận tràng thẩm thấu, tăng khối lượng phân, làm mềm phân, và nhuận tràng kích thích.
  • Cảnh báo về tác dụng phụ và lưu ý sử dụng theo chỉ dẫn bác sĩ.

Cây thuốc Nam:

  • Sử dụng cây chó đẻ, lá diếp cá, lá mơ lông, và hạt mã đề để làm nhuận tràng.

Thuốc Đông y:

  • Các bài thuốc có thành phần như bạch linh, cam thảo, trần bì, sa sâm, hoàng kỳ, đại táo được sắc và uống hàng ngày.
  • Lưu ý sử dụng đúng liều lượng và thời gian, theo dõi tác dụng phụ và tham khảo ý kiến bác sĩ khi cần.

Tổng kết:

  • Có nhiều cách chữa táo bón, bệnh nhân nên chọn phương pháp phù hợp và thăm khám bác sĩ nếu tình trạng không cải thiện sau vài ngày.

Người bị táo bón nên ăn những thực phẩm giàu chất xơ, nước, và dễ tiêu hóa như rau xanh, trái cây, và nước lọc. Dưới đây là một số thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày:

  • Quả táo: Chứa chất xơ, pectin, giúp làm mềm phân và hỗ trợ quá trình điều trị táo bón.
  • Quả kiwi: Nhuận tràng, đầy đủ chất xơ, và cung cấp nhiều dưỡng chất khác như kẽm, magie, và các loại vitamin.
  • Các loại đậu (lăng, xanh, đỏ, đen): Đậu chứa chất xơ, protein, vitamin, và chất chống oxy hóa, giúp kích thích nhu động ruột.
  • Bông cải xanh: Chứa sulforaphane giúp bảo vệ niêm mạc đường ruột và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
  • Dầu hạt lanh và dầu ô liu: Làm mềm phân, nhuận tràng, và cung cấp nhiều chất dinh dưỡng có lợi.
  • Các loại hạt (hạnh nhân, hạt lanh, óc chó): Chứa chất xơ và chất béo có lợi, giúp kích thích nhu động ruột.
  • Khoai lang: Thực phẩm nhuận tràng, giàu chất xơ và nhiều dưỡng chất khác.
  • Bí đỏ: Giúp cải thiện tình trạng táo bón và cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
  • Quả mâm xôi, dâu tây, việt quất: Chứa chất xơ và chất chống oxy hóa, giúp kiểm soát tình trạng táo bón.
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Cung cấp chất xơ, giúp nhuận tràng và cải thiện hoạt động tiêu hóa.
  • Mận sấy khô: Chứa chất xơ và sorbitol giúp kích thích nhu động ruột.
  • Bông atiso: Có thành phần prebiotic giúp cải thiện sức khỏe đường ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
  • Trái cây họ cam quýt: Giàu chất xơ và vitamin, giúp kiểm soát tình trạng táo bón.
  • Rau diếp xoăn: Chứa chất xơ và inulin giúp kích thích nhu động ruột và hỗ trợ lợi khuẩn.
  • Sữa chua: Là nguồn lợi khuẩn giúp ổn định sức khỏe của đại tràng và đường ruột, giảm triệu chứng táo bón.

     

Tình trạng táo bón đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đối với chế độ ăn uống. Dưới đây là một số biện pháp kiêng cử và hạn chế thực phẩm để giúp cải thiện và ngăn chặn tình trạng này:

Nhóm thực phẩm chứa gluten:

  • Kiêng cử các thực phẩm chứa gluten như lúa mì, lúa mạch, triticale và spenta.
  • Gluten có thể làm tăng nghiêm trọng tình trạng táo bón, đặc biệt là đối với những người mắc bệnh celiac.

Thức uống chứa cồn:

  • Hạn chế thức uống chứa cồn như bia và rượu.
  • Các thức uống này có thể gây mất nước và tăng khả năng tạo ra táo bón.

Ngũ cốc chế biến và thực phẩm ít chất xơ:

  • Hạn chế ăn ngũ cốc chế biến và thực phẩm ít chất xơ như gạo trắng, mì trắng, và bánh mì trắng.
  • Thay vào đó, ưu tiên ngũ cốc nguyên hạt để cung cấp chất xơ và dưỡng chất.
  • Quả hồng: Tránh ăn quá nhiều quả hồng vì chúng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và gây nặng thêm tình trạng táo bón.

Thịt đỏ:

  • Giảm lượng thịt đỏ và thay thế bằng các nguồn protein khác như đậu Hà Lan, đậu lăng.
  • Thịt đỏ ít chất xơ và chứa nhiều chất béo, có thể gây khó khăn trong quá trình tiêu hóa.

Thực phẩm nhanh và đồ chiên rán:

  • Hạn chế tiêu thụ thức ăn nhanh, đồ chiên rán vì chúng thường có ít chất xơ và nhiều chất béo.
  • Các loại thực phẩm này có thể làm tăng nguy cơ táo bón.

Sữa và chế phẩm từ sữa:

  • Nếu cảm thấy nhạy cảm với sữa, hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa.
  • Trong trường hợp trẻ em, có thể thử loại bỏ sữa và xem xét cải thiện tình trạng táo bón.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Bị táo bón uống thuốc gì?" và một số lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cụ thể.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Trung Tâm Thuốc Dân Tộc Chữa Yếu Sinh Lý Nam Tốt Không?

Hơn 1 thập kỷ hoạt động và phát triển, Trung tâm Nghiên cứu và Ứng...
Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...