Thuốc Chữa Viêm Cầu Thận
Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc chữa viêm cầu thận tùy thuộc vào tình trạng bệnh, triệu chứng, nguyên nhân, và yếu tố cơ địa của bệnh nhân. Dưới đây là một số thuốc phổ biến được sử dụng:
- Pelicillin V:
- Loại kháng sinh penicillin, hiệu quả trên nhiều loại khuẩn.
- Liều lượng: 2 viên/lần, 3-4 lần/ngày.
- Chỉ định: Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm cầu thận.
- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm.
- Cephalexin:
- Kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin.
- Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
- Chỉ định: Chữa viêm cầu thận và nhiễm khuẩn nhiều bệnh nền.
- Chống chỉ định: Tiêu chảy nặng, suy thận, thai phụ.
- Erythromycin:
- Kháng sinh thuộc nhóm Macrolid.
- Liều lượng: 250-500mg x 4 lần/ngày.
- Chỉ định: Nhiễm khuẩn đường hô hấp, da, tai, viêm cầu thận.
- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, rối loạn tim.
- Bumetanide:
- Thuốc lợi tiểu giảm phù.
- Liều lượng: 0.5-1mg/ngày.
- Chỉ định: Phù do suy tim, suy thận, tăng huyết áp.
- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng.
- Cyclophosphamide:
- Thuốc trị ung thư và chứng thận hư.
- Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ định: Nhiều loại ung thư, mắc hội chứng thận hư ở trẻ em.
- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, suy thận nặng.
- Natri nitroprusside:
- Thuốc giãn mạch làm giảm huyết áp.
- Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ định: Tăng huyết áp, suy tim sung huyết, hỗ trợ chữa viêm cầu thận.
- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy gan, tăng huyết áp nhẹ.
- Furosemid:
- Thuốc lợi tiểu giảm phù.
- Liều lượng: Theo chỉ định của bác sĩ.
- Chỉ định: Phù nguyên nhân từ gan, tim, thận.
- Chống chỉ định: Quá mẫn cảm, suy thận nặng, tắc nghẽn đường tiểu.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thuốc chữa viêm cầu thận nào tốt nhất hiện nay là câu hỏi được nhiều mắc bệnh lý này quan tâm. Các loại thuốc điều trị viêm cầu thận sẽ được chỉ định, lên đơn sau khi bệnh nhân tới bệnh viện thăm khám, kiểm tra. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin về top 7 thuốc góp phần chữa viêm cầu thận hiệu quả, thường được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.
Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Cầu Thận
Mỗi quả thận có chứa khoảng 1 triệu cầu thận, đây là những cấu trúc có kích thuốc nhỏ đóng vai trò lọc và đào thải các chất cặn bã trong máu vào trong nước tiểu để bài tiết ra khỏi cơ thể.
Viêm cầu thận là dạng bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính xảy ra ở cầu thận khiến cho thận dần bị suy thoái, mất đi các chức năng cơ bản như lọc và loại bỏ chất cặn bã, chất lỏng dư thừa qua đường nước tiểu. Tình trạng này kéo dài lâu ngày có thể dẫn đến suy thận gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và nhiều biến chứng nguy hiểm khác, kể cả tính mạng.
Bệnh khởi phát ban đầu với các triệu chứng đơn giản như viêm da hoặc viêm họng. Sau một thời gian ủ bệnh vi khuẩn tấn công lên thận thông qua cơ chế miễn dịch. Lúc này cơ thể bắt buộc phải sản sinh ra kháng nguyên kết hợp với kháng thể để tạo ra phức hợp miễn dịch để loại bỏ chúng.
Tuy nhiên, một vài người bị rối loạn hệ miễn dịch, không có khả năng tự loại bỏ phức hợp kháng nguyên kháng thể này thì chúng sẽ theo các dòng máu di chuyển đến cầu thận. Từ đó gây ra những tổn thương viêm nhiễm nhất định cùng nhiều triệu chứng đặc trưng của bệnh.
Bệnh được chia làm 2 nhóm chính là cấp tính (bệnh xảy ra đột ngột) và mạn tính (tiến triển từ từ) với các nguyên nhân, triệu chứng và diễn tiến của bệnh khác nhau.
Chuyên gia phân tích cụ thể những nguyên nhân dẫn đến viêm cầu thận như sau:
Nhiễm trùng
Một số bệnh nhiễm trùng dưới đây có thể gây viêm tại cầu thận:
- Viêm nội tâm mạc do vi khuẩn: Đây là tình trạng nhiễm trùng niêm mạc trong của buồng tim và van, gây ra sự thay đổi hệ miễn dịch người bệnh và khiến cầu thận viêm.
- Viêm cầu thận hậu liên cầu: Những người bị bệnh do liên cầu khuẩn gây ra (viêm họng hoặc các bệnh nhiễm trùng khác) sẽ có biến chứng viêm cầu thận sau 1 - 2 tuần khỏi bệnh.
- Nhiễm trùng thận do virus: Bao gồm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C, chúng sẽ đi ngược từ gan lên thận và gây viêm.
- HIV: Virus gây bệnh HIV là một tác nhân gây viêm cầu thận và khiến bệnh tiến triển nhanh hơn.
Bệnh tự miễn
Đây là tình trạng hệ miễn dịch không thể phân biệt kháng nguyên của cơ thể với tác nhân bên ngoài, từ đó tự tấn công gây tổn thương cơ quan nội tạng.
- Bệnh thận IgA: Bệnh IgA làm suy giảm chức năng thận và gây viêm cầu thận cho người bệnh.
- Lupus ban đỏ: Đây là bệnh mãn tính gây ảnh hưởng đến các cơ quan như thận, da, khớp, tim, phổi, tế bào máu,...
- Hội chứng goodpasture: Hội chứng này gây tổn thương nghiêm trọng cho thận, dẫn đến viêm cầu thận, hư thận, suy thận.
Viêm mạch máu
Viêm mạch máu làm hạn chế lưu lượng máu, từ đó tổn thương nội tạng và mô, gây bệnh viêm tại cầu thận.
- Viêm đa mạch: Gây tổn thương trên mạch máu ở thận, da, cơ, khớp, đường tiêu hóa.
- U hạt kèm viêm đa mạch (u hạt wegener): Bệnh gây tác động lên mạch máu bên trong thận, phổi và hệ hô hấp của người bệnh.
Tình trạng xơ cứng
Xơ cứng gây sẹo ở cầu thận cũng là một nguyên nhân gây viêm cầu thận. Những bệnh gây xơ cứng, hình thành sẹo ở cầu thận gồm:
- Đái tháo đường: Sẹo ở cầu thận gây ra từ lượng đường thừa trong máu.
- Huyết áp cao: Tình trạng huyết áp cao kéo dài và không được kiểm soát sẽ gây sẹo và dẫn đến viêm cầu thận.
- Xơ vữa cầu thận khu trú: Ở bệnh này, sẹo xơ cứng sẽ nằm rải rác ở một số cầu thận.
Các nguyên nhân khác
Một số nguyên nhân khác khiến cầu thận viêm như:
- Hội chứng Alport (hội chứng viêm thận di truyền).
- Người có thị lực, thính lực kém.
- Người mắc các bệnh ung thư.
Viêm cầu thận thể cấp tính và mãn tính sẽ có những triệu chứng khác biệt, người bệnh có thể phân biệt như sau:
Thể cấp tính:
- Người bệnh bị phù tại các vị trí như bàn tay, bàn chân, bắp chân,...
- Có bọng mắt khi thức dậy buổi sáng.
- Huyết áp tăng cao.
- Tiểu ra máu, nước tiểu màu đỏ nâu hoặc màu hồng.
- Tiểu ít hơn bình thường.
- Dịch tụ tại phổi gây ho, khó thở.
Thể mạn tính:
- Phù tại các bộ phận như mặt, bụng, chân tay.
- Thường xuyên tiểu đêm.
- Nước tiểu sủi bọt (do có lẫn protein).
- Huyết áp tăng cao, mệt mỏi kéo dài.
- Nước tiểu nâu đỏ, màu hồng, màu coca do lẫn hồng cầu.
Top 7 thuốc chữa viêm cầu thận hiệu quả nhất
Dựa theo tình trạng bệnh, triệu chứng, nguyên nhân, yếu tố cơ địa, bệnh nền mà bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân dùng các loại thuốc chữa viêm cầu thận sau đây:
Pelicillin V
Pelicillin V là một loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin có tác dụng diệt khuẩn nhờ cơ chế ức chế sự tổng hợp thành tế bào vi khuẩn. Thuốc chữa viêm cầu thận này có hiệu quả trên các cầu khuẩn gram dương như phế cầu, liên cầu viridans, liên cầu tan huyết nhóm beta. Ngoài ra, Pelicillin V cũng có tác dụng với staphylococcus.
Liều lượng: Uống 2 viên Pelicillin V /lần, 3 - 4 lần/ngày.
Cách dùng:
- Uống Pelicillin V trước khi ăn 30 phút hoặc sau ăn 2 giờ.
- Thời gian dùng thuốc Pelicillin V kéo dài khoảng 10 ngày.
Chỉ định:
- Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, viêm amidan, viêm họng, viêm tai giữa.
- Nhiễm khuẩn ở họng, miệng.
- Viêm phổi thể do do Pneumococcus gây nên.
- Nhiễm khuẩn mô mềm và da.
- Phòng ngừa thấp khớp cấp tái phát.
- Điều trị viêm cầu thận.
Chống chỉ định: Không dùng Pelicillin V cho trường hợp quá mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.
Tác dụng phụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, khó chịu dạ dày, lưỡi đen, mọc lông, phát ban da, mọc mụn nước, triệu chứng giống cúm, đau khớp, sưng cổ họng - lưỡi - miệng, tiêu chảy ra máu, đau bụng, sốt,...
Cephalexin
Thuốc Cephalexin (Cefalexin) là kháng sinh thuộc nhóm cephalosporin thế hệ I dùng theo đường uống. Cephalexin được bào chế dưới dạng viên nang cứng hoặc hỗn hợp dịch bột pha uống với hàm lượng 125mg, 250mg, 500mg và 700mg.
Liều lượng:
- Uống 250 - 500mg x 4 lần/ngày, tối đa 4g/ngày với trường hợp nhiễm khuẩn nặng hoặc do nhiễm vi khuẩn kém nhạy cảm.
- Trong trường hợp muốn dùng lớn hơn 4g/ngày thì cần cân nhắc dùng qua đường tiêm.
- Sử dụng thuốc kháng sinh chữa viêm cầu thận Cephalexin trong 7 - 10 ngày.
Cách dùng: Cephalexin được dùng theo đường uống, dưới dạng bột pha hỗn dịch hoặc dạng viên.
Chỉ định:
- Chữa viêm cầu thận.
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp như viêm phế quản cấp - mãn tính, giãn phế quản nhiễm khuẩn.
- Nhiễm khuẩn tai - mũi - họng, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm họng, viêm xương chũm.
- Viêm xương khớp.
- Nhiễm trùng da, nhiễm khuẩn mô mềm.
- Nhiễm khuẩn đường tiết niệu như viêm bàng quang, viêm tuyến tiền tiết liệt cấp tính, điều trị dự phòng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái phát.
- Nhiễm khuẩn răng.
- Nhiễm khuẩn sản - phụ khoa.
- Bệnh lậu.
Chống chỉ định:
- Người tiêu chảy nặng sau hoặc trong khi sử dụng kháng sinh.
- Bệnh nhân suy thận.
- Người có tiền sử dị ứng kháng sinh thuộc nhóm Penicillin, Cephalosporin,...
- Phụ nữ mang thai, cho con bú.
Tác dụng phụ: Buồn nôn nhẹ, tiêu chảy, đau bụng, khó tiêu, nôn mửa, nổi phát ban, mề đay, ngứa, tăng bạch cầu, mệt mỏi, chóng mặt, ảo giác, lo âu, lú lẫn, phản ứng phản vệ, hoại tử nhiễm độc, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu trung tính, rối loạn tiêu hóa, viêm đại tràng giả mạc, vàng da ứ mật, viêm âm đạo,...
Erythromycin
Erythromycin là thuốc kháng sinh thuộc nhóm Macrolid có tác dụng kìm hãm và tiêu diệt vi khuẩn ở nồng độ cao nên có tính phổ rộng. Cụ thể, thuốc có thể dùng để điều trị tình trạng nhiễm khuẩn hô hấp, ngoài da hoặc ở vùng mắt. Bên cạnh đó, Erythromycin còn hỗ trợ điều trị và kiểm soát bệnh viêm cầu thận rất hiệu quả.
Liều lượng:
- Dùng 250mg x 4 lần/ngày hoặc 333mg x 3 lần/ngày hay 500mg x 2 lần/ngày.
- Với tình trạng nhiễm khuẩn nặng có thể tăng lên tới 4g/ngày và chia làm nhiều lần trong ngày.
Cách dùng:
- Erythromycin là dạng viên nén bao phim hoặc viên nang giải phóng chậm, hấp thu tốt nên có thể uống lúc đói hoặc lúc no đều được.
- Erythromycin cho hiệu quả hấp thu tốt nếu uống sau bữa ăn từ 30 phút - 2 tiếng.
- Uống nguyên cả viên Erythromycin thay vì chia nhỏ hay nghiền nát.
- Uống Erythromycin để giảm tình trạng kích thích dạ dày nhưng không dùng chung với sữa hoặc các loại đồ uống có tính acid.
Chỉ định:
- Nhiễm khuẩn đường hô hấp trên - dưới.
- Nhiễm khuẩn tai.
- Nhiễm khuẩn răng miệng.
- Nhiễm khuẩn mắt, da, mô mềm.
- Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa.
- Dự phòng trước và sau phẫu thuật chấn thương, bỏng hoặc sốt thấp khớp.
- Trị viêm cầu thận.
Chống chỉ định:
- Quá mẫn cảm với các thành phần có trong Erythromycin.
- Đã dùng erythromycin trước đó nhưng xuất hiện các rối loạn về gan.
- Bị vàng da, từng bị điếc.
- Rối loạn chuyển hóa porphyrin cấp.
- Bệnh tim, loạn nhịp, nhịp tim chậm, tim thiếu máu cục bộ, rối loạn điện giải, khoảng QT kéo dài thì không nên dùng thuốc chữa viêm cầu thận này.
Tác dụng phụ: Rối loạn máu - hệ bạch huyết, rối loạn tuần hoàn, ù tai, mất thính lực, đau bụng, chán ăn, tiêu chảy, buồn nôn, khó tiêu, đau dạ dày, đau ngực, sốt, vàng da, gan to, viêm gan, rối loạn hệ miễn dịch - thần kinh - tâm thần, rối loạn thận - tiết niệu, ngứa, nổi mề đay, ngoại ban, phù mạch, hoại tử biểu bì,...
Bumetanide
Bumetanide là thuốc lợi tiểu quai, được dùng với mục đích làm giảm phù nề do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thuốc có 2 dạng bào chế là viên nén hàm lượng 0.5mg, 1mg, 2mg và dạng dung dịch tiêm nồng độ 0.25mg/ml.
Liều lượng: Dùng 0.5 - 1mg Bumetanide/ngày, dùng 1 lần duy nhất vào buổi sáng hoặc buổi tối.
Cách dùng:
- Ưu tiên dùng Bumetanide theo đường uống và chỉ tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm bắp ở bệnh nhân không thể uống thuốc hoặc vấn đề suy giảm khả năng hấp thụ qua đường tiêu hóa.
- Đường tiêm tĩnh mạch trực tiếp dùng Bumetanide cần tiêm chậm trong khoảng 1 - 2 phút.
- Truyền tĩnh mạch liên tục, Bumetanide cần pha loãng với trong dung dịch Dextrose 5%, natri clorid 0.9% và truyền liên tục trong vòng 24 giờ.
Chỉ định:
- Điều trị giảm phù nề có liên quan tới các bệnh như suy tim sung huyết, xơ gan ở người trưởng thành, rối loạn chức năng thận, bao gồm cả chứng thận hư hay viêm cầu thận.
- Bệnh nhân phù do thận hoặc tim khi cần dùng liều cao.
- Điều trị tăng huyết áp.
Chống chỉ định:
- Không dùng Bumetanide cho người quá mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần có trong Bumetanide.
- Bệnh nhân thiểu niệu, vô niệu, tăng ure máu.
- Bệnh nhân hôn mê gan, rối loạn cân bằng điện giải nghiêm trọng.
- Không dùng đồng thời thuốc chữa viêm cầu thận với các muối lithium.
Tác dụng phụ: Chóng mặt, đau đầu, mất nước, hạ huyết áp, buồn nôn, ngứa da, mệt mỏi, rối loạn cân bằng nước - điện giải, đau tai, nổi mề đay, tiểu lỏng, đau vú - khó chịu ở ngực, suy tủy xương, rối loạn thính giác, tăng đường huyết, bệnh não gan, đau bụng, nôn, ăn uống khó tiêu, phát ban, chuột rút cơ hoặc đau khớp,...
Cyclophosphamide
Cyclophosphamide là thuốc trị ung thư, can thiệp vào sự phát triển, lan rộng của các tế bào ung thư trong cơ thể. Thuốc được dùng để chữa trị một số loại ung thư và một số trường hợp mắc hội chứng thận hư ở trẻ em. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng Cyclophosphamide cho một số mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng thuốc này.
Liều lượng:
- Dạng tiêm tĩnh mạch: Khi dùng riêng lẻ, liều ban đầu cho người không bị thiếu máu là 40 - 50mg/kg, chia dùng trong 2 - 5 ngày. Liều thay thế từ 10 - 15mg/kg mỗi 7 - 10 ngày hoặc 3 - 5mg/kg, dùng 2 lần 1 tuần.
- Dạng uống: Dùng 1 - 5mg/kg/ngày cho liều ban đầu và duy trì.
Cách dùng: Cyclophosphamide có thể dùng bằng đường uống hoặc dùng tiêm tĩnh mạch ở dạng dung dịch.
Chỉ định:
- U lympho ác tính.
- Đa u tủy xương.
- Bệnh bạch cầu mãn tính do thể lymphocyte.
- U sùi dạng nấm.
- Ung thư buồng trứng.
- U nguyên bào thần kinh, võng mạc.
- Ung thư phổi tế bào nhỏ.
- Sarcoma cơ vân.
- Liều cao dùng chuẩn bị cho ghép tủy hoặc cơ quan tự thân hoặc khác gen cùng loài.
- Liều thấp dùng trị viêm đa khớp dạng thấp tiến triển, bệnh u hạt wegener, lupus ban đỏ lan tỏa cấp tính nặng, bệnh thận tự miễn kháng corticosteroid.
Chống chỉ định:
- Người có tiền sử mẫn cảm với thành phần có trong thuốc chữa viêm cầu thận Cyclophosphamide.
- Đang hoặc vừa mắc zona, thủy đậu.
- Tiền sử bị viêm bàng quang xuất huyết, nhiễm khuẩn tiết niệu cấp tính.
- Đang hoặc vừa mắc thủy đậu, zona.
- Được chích vacxin phòng bệnh sốt vàng, vacxin sống giảm độc lực.
- Nhiễm trùng cấp tính.
- Nhiễm độc niệu quản cấp tính do hóa trị liệu, xạ trị gây độc tế bào.
- Phụ nữ cho con bú.
- Tắc nghẽn đường niệu.
Tác dụng phụ: Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu có hồi phục, thiếu máu, buồn nôn, nôn, biếng ăn, viêm miệng, viêm niêm mạc, ban đỏ, tiêu chảy, nổi mề đay, rụng tóc, tiểu máu vi thể/đại thể, viêm bàng quang vô khuẩn, đau đầu, vàng da, viêm kết mạc. Ít gặp hơn có triệu chứng rối loạn chức năng tim, suy tim sung huyết, sạm da, chóng mặt, hoại tử ống thận, hoại tử tim, phản vệ, vô kinh, không có tinh trùng,...
Natri nitroprusside
Natri nitroprusside là thuốc giãn mạch, hoạt động bằng cách làm giãn cơ trong máu nhằm giúp cơ này giãn nở ra. Từ đó làm hạ huyết áp, làm cho máu lưu thông dễ dàng qua các tĩnh mạch, động mạch.
Natri nitroprusside được dùng để điều trị chứng suy tim sung huyết, chứng tăng huyết áp gây nguy hiểm chết người. Ngoài ra, thuốc còn được dùng để duy trì huyết áp mức thấp trong quá trình phẫu thuật và dùng cho mục đích khác không được liệt kê trong hướng dẫn sử dụng thuốc Natri nitroprusside.
Liều lượng:
- Tiêm Natri nitroprusside 0,3-1,5 μg/kg/phút hoặc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
- Không truyền Natri nitroprusside quá 72 giờ, tốc độ truyền không quá 10 μg/kg/phút.
Cách dùng:
- Không tiêm trực tiếp dung dịch thuốc Natri nitroprusside vào tĩnh mạch. Tiêm bằng bơm tiêm tự động để có thể tùy chỉnh hoặc dùng dụng cụ truyền đặc biệt.
- Khi tiêm cần có phương tiện theo dõi liên tục huyết áp, phương tiện hồi sức và điều trị ngộ độc cyanid.
- Dùng dung dịch thuốc ngay sau khi pha và cần tránh ánh sáng khi tiêm truyền.
Chỉ định:
- Điều trị tăng huyết áp kịch phát, tăng huyết áp trước - trong khi phẫu thuật u tế bào ưa crom.
- Dùng để kiểm soát huyết áp trước khi phẫu thuật phình tách động mạch chủ.
- Điều chỉnh huyết áp chỉ huy khi phẫu thuật nhằm làm giảm nguy cơ xuất huyết trong vùng phẫu thuật.
- Nhồi máu cơ tim cấp có tăng huyết áp kèm tình trạng đau ngực dai dẳng, suy thất trái.
- Suy tim sung huyết cấp, mạn tính.
- Hỗ trợ chữa viêm cầu thận.
Chống chỉ định:
- Không dùng khi bị mẫn cảm với các thành phần có trong Natri nitroprusside.
- Suy gan, suy thận nặng.
- Tăng huyết áp mức độ nhẹ - vừa, bị nhược năng giáp chưa được điều trị ổn định.
- Teo dây thị bẩm sinh, giảm thị lực do hút thuốc lá.
- Suy tim cấp có liên quan tới giảm tuần hoàn.
- Không dùng trong phẫu thuật khi bệnh nhân bị suy tuần hoàn não hay bị bệnh quá nặng.
Tác dụng phụ: Chuột rút, đau bụng, buồn nôn, nôn, nhức đầu, vã mồ hôi, ù tai, đánh trống ngực, đau thắt ngực, đau khu trú, phát ban, nhìn mờ, kích ứng tại chỗ tiêm, nhược giáp,...
Furosemid
Furosemid có thành phần chính là hoạt chất Furosemide hàm lượng 40mg cùng các tá dược khác vừa đủ 1 viên. Đây là thuốc lợi tiểu có công dụng điều trị phù, tăng huyết áp ở thể nhẹ và trung bình. Furosemid cũng được dùng trong điều trị thiểu niệu ở những người bị suy thận cấp - mãn tính hay viêm cầu thận.
Furosemid được bào chế dưới dạng viên nén, thích hợp để dùng theo đường uống.
Liều lượng:
- Liều khởi đầu dùng 40mg tương đương với 1 viên Furosemid/ngày. Sau đó tiếp tục điều trị với liều 20mg/ngày hoặc 40mg cách ngày.
- Khi cần có thể tăng liều điều trị lên 10 - 120mg/ngày và có thể uống 1 liều duy nhất vào buổi sáng.
- Suy thận thể mãn tính, liều điều trị khởi đầu là 240mg tương đương 6 viên/ngày. Nếu không có hiệu quả, tăng liều dùng lên 240mg mỗi 6 giờ nhưng không vượt quá 2000mg - tương đương 50 viên mỗi ngày.
Cách dùng:
- Thuốc Furosemid dùng bằng cách uống trực tiếp.
- Uống cả viên thuốc Furosemid trực tiếp với nước.
- Không bẻ nhỏ viên thuốc.
- Uống Furosemid ngay sau khi ăn bữa ăn chính.
Chỉ định:
- Phù nguyên nhân từ gan, tim, thận.
- Phù phổi, phù não do nhiễm độc thai nghén.
- Tăng huyết áp ở thể nhẹ và trung bình.
- Dùng thuốc liều cao có công dụng thiểu niệu do suy thận cấp - mãn tính, viêm cầu thận, thiểu niệu, ngộ độc barbituric.
Chống chỉ định:
- Trường hợp có cơ địa quá mẫn hoặc quá nhạy cảm với bất cứ thành phần nào có trong Furosemid.
- Người bệnh não do gan, hôn mê gan.
- Người bị giảm thể tích máu, đang bị mất nước - điện giải.
- Trường hợp bị tắc nghẽn đường tiểu.
- Vô niệu, suy thận do sử dụng các loại thuốc gây độc tính với thận hay gan.
- Phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian cho con nhỏ bú.
Tác dụng phụ: Tác dụng phụ thường xảy ra khi sử dụng Furosemid ở liều cao như buồn nôn, nôn, rối loạn tiêu hóa, hạ huyết áp tư thế đứng, giảm các chất trong máu, tăng acid uric huyết, giảm số lượng bạch cầu - tiểu cầu, mất bạch cầu hạt, ban đỏ trên da, dị cảm, viêm mạch,...
Lưu ý khi sử dụng thuốc chữa viêm cầu thận
Thuốc chữa viêm cầu thận khi sử dụng sẽ khó tránh khỏi nguy cơ gặp tác dụng phụ cũng như tình trạng kháng thuốc. Vậy nên để dùng thuốc hiệu quả, hạn chế các ảnh hưởng xấu tới sức khỏe, người bệnh cần lưu ý một số điều sau:
- Dùng thuốc điều trị viêm cầu thận theo đúng chỉ dẫn, đơn kê từ bác sĩ chuyên khoa.
- Lên thực đơn ăn uống khoa học để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng của bệnh tốt hơn. Tốt nhất nên ưu tiên những món ăn được chế biến đơn giản, ít gia vị, chất phụ gia. Đồng thời cũng hạn chế sử dụng các loại thực phẩm, đồ ăn được chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ, chất bảo quản.
- Bệnh nhân cần tránh sử dụng chất kích thích, đặc biệt là rượu bia, nước ngọt có ga cũng như các món ăn quá cay, quá mặn.
- Rèn luyện thể dục thể thao mỗi ngày, ăn uống - ngủ nghỉ - làm việc đúng giờ, khoa học cũng góp phần rút ngắn quá trình điều trị bệnh hiệu quả.
- Bên cạnh việc dùng thuốc, hãy tới bệnh viện tái khám theo lịch hẹn của bác sĩ hoặc ngay khi có các dấu hiệu bất thường.
Khi nào cần đến bệnh viện?
Trong quá trình sử dụng thuốc chữa viêm cầu thận mà xuất hiện các triệu chứng bất thường dưới đây, bệnh nhân cần tới bệnh viện ngay.
- Sốc phản vệ.
- Sốt cao trên 38.5 độ.
- Co giật.
- Phát ban.
- Tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa nhiều ngày.
- Phù mạch, hoại tử biểu bì.
- Mất thính lực.
- Ngất xỉu.
- Viêm gan, vàng da.
- Hoại tử nhiễm độc.
Bệnh nhân viêm cầu thận có thể thực hiện những biện pháp chăm sóc tại nhà để giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình điều trị. Dưới đây là một số mẹo đơn giản:
Chế Độ Ăn Uống:
- Kiểm soát lượng protein: Hạn chế protein đối với bệnh nhân, ưu tiên thực phẩm như trứng, cá, thịt gia cầm, đậu nành.
- Thực phẩm tốt cho tim mạch: Bổ sung rau củ, hoa quả, dầu oliu, quả bơ để hỗ trợ tim mạch.
- Tăng cường omega 3: Ăn các thực phẩm như cá hồi, cá thu, dầu hạt lanh để giảm triệu chứng viêm nhiễm.
- Giảm lượng natri: Hạn chế thực phẩm chứa natri cao để giảm áp lực lên thận.
- Tránh bia rượu và chất kích thích: Loại bỏ các yếu tố này để ngăn chặn sự tổn thương thêm cho cơ thể.
Chế Độ Sinh Hoạt:
- Kiểm soát cân nặng: Duy trì cân nặng ổn định để giảm áp lực lên huyết áp và tim mạch.
- Tập thể dục: Thực hiện các hoạt động như thiền, yoga, hoặc đi bộ để duy trì sức khỏe.
- Giữ vệ sinh cơ thể: Bảo vệ cơ thể khỏi khu vực độc hại và hóa chất ô nhiễm.
Khi Cần Thăm Khám:
Nên nhớ rằng các mẹo chăm sóc tại nhà chỉ là hỗ trợ, không thể thay thế hoàn toàn phác đồ điều trị của bác sĩ. Nếu bệnh nhân gặp các dấu hiệu như sụt cân, đau nhức, và tình trạng đi tiểu không bình thường, cần ngay lập tức tìm sự tư vấn y tế chuyên nghiệp.
Cách Chữa Viêm Cầu Thận:
- Sử dụng thuốc huyết áp: ACE inhibitors hoặc ARBs để giảm áp lực và bảo vệ thận.
- Thuốc giảm sưng: Sử dụng NSAIDs như ibuprofen để kiểm soát viêm nhiễm và giảm sưng.
- Thuốc chữa thiếu máu: Erythropoietin để điều trị thiếu máu.
- Thuốc hạ cholesterol: Statins hoặc fibrates để kiểm soát mức cholesterol.
- Lọc máu: Hemodialysis hoặc peritoneal dialysis khi bệnh trở nặng.
- Ghép thận: Thực hiện khi cần thay thế thận mất chức năng.
Cây Thuốc Nam:
- Sử dụng cây thuốc như lệ chi thảo, rau dừa nước, rễ cỏ tranh có tính chống viêm và giúp cơ thể phục hồi.
Thuốc Đông Y:
- Áp dụng các bài thuốc Đông y như cam thảo, ma hoàng, hoàng cầm để hỗ trợ điều trị.
Lưu Ý:
- Luôn tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ và tìm sự tư vấn chuyên sâu khi áp dụng các biện pháp điều trị.
- Chú ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày để hỗ trợ quá trình hồi phục tốt nhất.
Trên đây là những thông tin về top 7 thuốc chữa viêm cầu thận và những lưu ý quan trọng khi dùng thuốc. Trong trường hợp không may mắc bệnh, bệnh nhân cần thăm khám chuyên khoa để được kê đơn, hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị phù hợp nhằm tránh các rủi ro không mong muốn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!