Thuốc Chữa Viêm Phế Quản

Viêm phế quản là một vấn đề sức khỏe phổ biến, và việc sử dụng các loại thuốc hiệu quả có vai trò quan trọng trong quá trình điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được sử dụng:

Eprazinone 50mg:

  • Tác Dụng: Long đờm, làm loãng đờm, giảm co thắt phế quản.
  • Liều Lượng: 3-6 viên/ngày, chia thành 3 lần.

Philmyrtol 300mg:

  • Tác Dụng: Điều trị viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi và triệu chứng.

Carbocistein 250mg:

  • Tác Dụng: Làm tiêu đờm nhầy, giảm ho, giúp dễ thở.
  • Liều Lượng: 3 viên/ngày cho người lớn.

Amoxicillin:

  • Tác Dụng: Diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng.
  • Liều Lượng: 250-875mg/ngày, chia thành 2-3 lần.

Danospan - Siro:

  • Tác Dụng: Tan đờm, chống co thắt, giảm tổn thương niêm mạc họng.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Drenoxol - Siro:

  • Tác Dụng: Tiêu đờm, làm loãng đờm nhầy.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Hen P/H - Siro:

  • Tác Dụng: Đẩy lùi triệu chứng hen phế quản.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Fluidasa - Siro:

  • Tác Dụng: Đẩy lùi triệu chứng viêm phế quản, giảm ho.
  • Liều Lượng: Tùy thuộc vào độ tuổi.

Lưu Ý Khi Sử Dụng Thuốc:

  • Trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào.
  • Tuân thủ đúng liều lượng và cách sử dụng.
  • Hạn chế thực phẩm có thể gây kích thích và duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Khi Cần Gặp Bác Sĩ:

  • Triệu chứng kéo dài, không giảm sau 7 ngày sử dụng thuốc.
  • Khó thở, ho giống hen suyễn.
  • Các triệu chứng ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày.

Các loại thuốc chữa viêm phế quản hiện nay không có khả năng điều trị dứt điểm bệnh, chỉ cho tác dụng cải thiện các triệu chứng, giúp người bệnh giảm đau, chống viêm, thông mũi,… Trên thực tế có rất nhiều trường hợp tự mua thuốc về sử dụng, không những không khỏi mà còn khiến triệu chứng nặng hơn, vì thế người bệnh cần tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng. Ở bài viết dưới đây, hãy cùng tìm hiểu 8 loại thuốc cho hiệu quả cao và an toàn nhất.

Tổng Quan Bệnh Lý Viêm Phế Quản

Viêm phế quản là một trong những bệnh lý về đường hô hấp phổ biến hiện nay, khởi phát do tình trạng niêm mạc tại ống phế quản bị viêm. Khi đó, niêm mạc trở nên đỏ, có khi mưng mủ gây cảm giác đau rát khó chịu cho người bệnh.

Bệnh nhân viêm phế quản nhận thấy cổ họng rát, ngứa ngáy làm xuất hiện các cơn ho có đờm dày kéo dài, thở khò khè. Bệnh gây ra không ít khó khăn cho người bệnh trong sinh hoạt, giao tiếp và ăn uống.

Viêm phế quản là gì? Có mấy dạng?
Viêm phế quản là gì?

Dựa vào thời gian phát bệnh, viêm phế quản được phân thành 2 giai đoạn chính là cấp và mãn tính. Cụ thể:

  • Viêm phế quản cấp tính: Bệnh xuất hiện do có sự xuất hiện của hại khuẩn bên trong đường hô hấp. Niêm mạc của phế quản xảy ra tình trạng nhiễm trùng trong thời gian ngắn. Triệu chứng đặc trưng lúc này là phổi bị sưng và chứa chất nhầy. Sau một vài ngày hoặc vài tuần điều trị tích cực, bệnh sẽ dần thuyên giảm.
  • Viêm phế quản mãn tính: Đây là giai đoạn tiến triển của viêm phế quản cấp khi bệnh không được điều trị. Lúc này, niêm mạc của phế quản không ngừng bị kích thích, viêm nhiễm diễn ra trong thời gian dài có khi vài tháng hoặc vài năm, khó khăn trong việc điều trị.

Nắm rõ nguyên nhân gây bệnh có thể nói là "chìa khóa" giúp người bệnh phòng tránh cũng như điều trị viêm phế quản dễ dàng hơn. Một số yếu tố nguy cơ chính gây bệnh có thể kể đến như:

Nguyên nhân gây bệnh và đối tượng dễ mắc viêm phế quản
Thói quen hut thuốc lá, thời tiết thay đổi thất thường, bị vi khuẩn, virus xâm nhập,... là các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu

  • Vi khuẩn, virus xâm nhập: Đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh viêm phế quản. Theo thống kê có khoảng 90% số ca bệnh gặp phải vấn đề này. Vi khuẩn, virus xâm nhập gây viêm nhiễm niêm mạc phế quản, các dạng thường gặp là virus đại thực bào, virus cúm gia cầm.
  • Yếu tố tuổi tác: Người già và trẻ nhro có sức đề kháng yếu nên dễ mắc các bệnh lý về đường hô hấp, chẳng hạn bệnh viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,...
  • Thói quen hút thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều chất độc hại, không tốt cho cơ thể. Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá không chỉ gây hại cho phổi mà còn ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể. Chất nicotin trong khói thuốc sẽ thâm nhập vào niêm mạc làm suy giảm hệ miễn dịch của cơ thể, tạo ra các phản ứng viêm.
  • Yếu tố công việc: Môi trường làm việc nhiều bụi bẩn, hóa chất độc hại là nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản cho người làm việc tại đây. Các loại hóa chất gây hại cho hệ hô hấp có thể kể đến như clo, amoniac, hơi tại các mổ dầu, mỏ than đá,...
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản: Đây là một trong những bệnh lý về đường tiêu hóa có nguy cơ biến chứng sang bệnh hô hấp. Tình trạng trào ngược axit và thức ăn lên thực quản khiến niêm mạc lót phế quản bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm gây bệnh.
  • Thời tiết thất thường: Thời tiết thay đổi khiến cơ thể gặp một số ảnh hưởng nhất định, đặc biệt với người có cơ địa nhạy cảm. Đây cũng là yếu tố hàng đầu gây viêm phế quản cho nhiều bệnh nhân, đặc biệt là người có sức khỏe kém, hệ thống miễn dịch yếu như ở người già, trẻ em, phụ nữ mang thai,...

Tìm ra nguyên nhân gây bệnh và có biện pháp chủ động phòng tránh giúp bạn sớm chữa khỏi viêm phế quản, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát hiệu quả. Ngoài ra, người bệnh nên tránh tình trạng tự ý mua và sử dụng thuốc điều trị khi chưa xác định tình trạng bệnh lý của cơ thể. Nhiều khả năng chữa sai bệnh có thể gây hại sức khỏe, ảnh hưởng đến quá trình điều trị về sau.

Các triệu chứng viêm phế quản khá giống với cảm cúm thông thường hoặc các bệnh lý viêm phổi, hen suyễn,... Do đó nhiều người bệnh nhầm lẫn giữa các bệnh lý gây ra tình trạng điều trị sai cách, sai hướng. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn có nguy cơ cản trở cho quá trình can thiệp sau đó.

Vậy, triệu chứng viêm phế quản như thế nào? Tốt hơn hết, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám để xác định chính xác bệnh lý đang gặp phải.

Triệu chứng nhận biết viêm phế quản
Người bệnh thường bị ho khan, có đờm, khó thở, chảy nước mũi, kèm theo sốt kéo dài

Thông thường người mắc viêm phế quản sẽ có những biểu hiện như:

  • Ho khan hoặc ho có đờm: Tình trạng viêm nhiễm niêm mạc phế quản gây ra các cơn ho kéo dài, ho khan đôi khi có kèm theo đờm nhớt. Thông thường ban ngày người bệnh ho có đờm, cơn ho khan xuất hiện phổ biến vào ban đêm.
  • Thở khó, thở khò khè, tức ngực: Ống dẫn khí bị thu hẹp do ảnh hưởng bởi viêm nhiễm khiến người bệnh cảm thấy thở khó khăn, khi thở nghe khò khè. Trường hợp người bệnh bị viêm phế quản dạng hen, hơi thở thường rít lên và có khả năng cao biến chứng thành bệnh hen suyễn.
  • Sốt cao: Thân nhiệt tăng cao khi virus, vi khuẩn thâm nhập vào cơ thể. Cơn sốt có thể kéo dài vài ngày trong giai đoạn viêm phế quản cấp tính.
  • Mệt mỏi cơ thể, chán ăn: Sốt kèm theo ho khan, ho có đờm, khó thở khiến người bệnh bị mệt mỏi, cảm thấy chán ăn. Đây là nguyên nhân khiến cân nặng sụt giảm bất thường.

Ngoài những triệu chứng điển hình kể trên, trường hợp viêm phế quản ở trẻ em còn khiến bé thường xuyên chảy nước mũi, phát ban, đỏ mặt hoặc sưng hạch bạch huyết,...

4 Thuốc chữa viêm phế quản dạng viên

Các loại thuốc chữa viêm phế quản dạng viên chủ yếu thuộc nhóm kháng sinh, kháng viêm, giảm đau. Mặc dù cho tác dụng nhanh nhưng người bệnh có thể gặp phản ứng phụ, cần hết sức thận trọng khi dùng.

Eprazinone 50mg

Eprazinone 50mg được nghiên cứu, sản xuất bởi công ty Mebiphar - Việt Nam ở dạng viên nén bao phim. Với các hoạt chất chính như eprazinon dihydroclorid, magnesi stearat, titan dioxyd,... loại thuốc này có tác dụng long đờm, làm loãng đờm nhầy, giảm co thắt phế quản giúp người bệnh hít thở dễ dàng hơn.
Ngoài ra, Eprazinone 50mg cũng hỗ trợ đẩy lùi các triệu chứng của viêm phế quản, viêm mũi, viêm xoang, ho hen và suy giảm hô hấp.
Liều lượng: 

  • Người lớn mỗi ngày uống từ 3 - 6 viên, chia thành 3 lần.
  • Không dùng Eprazinone 50mg quá 5 ngày, trừ khi được bác sĩ chỉ định.

Cách dùng: Sử dụng thuốc Eprazinone 50mg qua đường uống.
Chỉ định:

  • Người bệnh viêm phế quản.
  • Bị suy hô hấp mạn tính.
  • Viêm mũi, viêm xoang, ho hen, cảm cúm.

Chống chỉ định:

  • Người có tiền sử mẫn cảm, dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Eprazinone 50mg.
  • Có tiền sử co giật.
  • Bị động kinh.
  • Phụ nữ có thai, đang cho con bú không dùng Eprazinone 50mg.

Tác dụng phụ:

  • Rối loạn tiêu hóa.
  • Đau đầu, chóng mặt.
  • Dị ứng.
  • Buồn ngủ.

Eprazinone 50mg được nghiên cứu, sản xuất bởi công ty Mebiphar
Eprazinone 50mg được nghiên cứu, sản xuất bởi công ty Mebiphar

Philmyrtol 300mg

Philmyrtol 300mg là thuốc chữa viêm phế quản được sản xuất bởi công ty Phil Inter - Việt Nam. Loại thuốc này có thể sử dụng mà không cần chỉ định của bác sĩ, tuy nhiên người bệnh vẫn nên trao đổi với chuyên gia trước khi dùng để đảm bảo an toàn.
Philmyrtol 300mg có chứa hoạt chất chính là myrtol cùng các tá dược vừa đủ, có tác dụng điều trị các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm phế quản, viêm mũi dị ứng, viêm họng, suy, làm loãng đờm nhầy và cải thiện chức năng của hệ hô hấp.
Liều lượng:

  • Trẻ từ 7 - 11 tuổi: Với triệu chứng cấp tính, uống mỗi lần 1 viên, mỗi ngày 2 - 3 lần. Với triệu chứng mãn tính, ngày uống 1 - 2 lần.
  • Trẻ từ 12 tuổi và người lớn: Bệnh viêm phế quản cấp tính, uống mỗi lần 1 viên, ngày uống 3 - 4 lần. Bệnh viêm phế quản mãn tính, ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 viên.

Cách dùng: Sử dụng qua đường uống với nhiều nước, uống trước khi ăn 30 phút.
Chỉ định: 

  • Người bị viêm phế quản.
  • Viêm mũi, viêm xoang.
  • Đờm nhầy trong mũi họng nhiều dẫn đến khó thở.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với thành phần hoạt chất trong Philmyrtol 300mg.
  • Trẻ dưới 7 tuổi.
  • Bệnh nhân sỏi thận, sỏi mật.

Tác dụng phụ:

  • Đau dạ dày.
  • Đau vùng thượng vị.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.
  • Tổn thương chức năng của mật, gan, thận hoặc tiết niệu.

Carbocistein 250mg

Carbocistein 250mg là loại thuốc thường được bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân bị viêm phế quản cấp và mãn tính, có khả năng làm tiêu đờm nhầy, giảm độ đặc quánh của đờm ở phổi, từ đó giảm ho, giúp người bệnh dễ thở hơn.
Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng Carbocistein có thể giảm sự tăng tiết sản tế bào đài, do vậy nó đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm soát các rối loạn đặc trưng được gây ra bởi sự tăng tiết nhầy bất thường.
Liều lượng:

  • Người lớn và trẻ trên 12 tuổi dùng 3 viên/ngày, chia thành 3 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 5 - 12 tuổi dùng 1 viên/lần và 3 lần/ngày.

Cách dùng: Dùng thuốc theo đường uống, sau khi ăn no.
Chỉ định:

  • Viêm phế quản cấp.
  • Viêm phế quản mãn tính.
  • Viêm phổi.
  • Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính - COPD có thể dùng Carbocistein 250mg.
  • Giãn phế quản.

Chống chỉ định:

  • Trường hợp dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong thuốc Carbocistein 250mg.
  • Bị loét dạ dày tá tràng.
  • Trẻ dưới 5 tuổi.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu và chị em đang cho con bú.

Tác dụng phụ:

  • Đau dạ dày.
  • Tiêu chảy.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Xuất huyết đường tiêu hóa.

Amoxicillin

Amoxicillin là thuốc thuộc nhóm kháng sinh có tác dụng diệt khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng do các loại khuẩn hại gây ra. Loại thuốc này được dung nạp tốt, đáp ứng được với nhiều đối tượng nên được ưu tiên sử dụng.
Với bệnh nhân viêm phế quản, Amoxicillin có thể hỗ trợ đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng để người bệnh cảm thấy thoải mái, đường thở thông thoáng, giảm đau nhức ở mũi họng.
Liều lượng: 

  • Người bệnh uống 250 - 500mg/ngày, chia thành 3 lần hoặc uống 500 - 875mg/ngày, chia thành 2 lần.
  • Chỉ nên dùng Amoxicillin tối đa 7 - 10 ngày.

Cách dùng: Dùng thuốc theo đường uống, cùng nhiều nước lọc, sau khi ăn no.
Chỉ định:

  • Viêm phế quản.
  • Nhiễm trùng tai mũi họng.
  • Viêm amidan.
  • Nhiễm trùng da.
  • Đường tiết niệu nhiễm trùng.

Chống chỉ định:

  • Người quá mẫn hoặc dị ứng với các thành phần trong thuốc Amoxicillin.
  • Bị tăng bạch cầu đơn nhân gây nhiễm trùng.

Tác dụng phụ:

  • Tiêu chảy có thể kèm theo hiện tượng co thắt dạ dày.
  • Phân lẫn máu.
  • Phát ban da.
  • Vàng da, vàng mắt.
  • Đau khớp, đau cơ.
  • Bầm tím.
  • Chảy máu bất thường.

Thuốc chữa viêm phế quản Amoxicillin cho hiệu quả cao
Thuốc chữa viêm phế quản Amoxicillin cho hiệu quả cao

4 Thuốc chữa viêm phế quản dạng siro

Ngoài các loại thuốc dạng viên, người bệnh viêm phế quản, đặc biệt là trẻ em có thể dùng thuốc dạng siro để dễ uống và cho hiệu quả nhanh hơn, giảm tác dụng phụ. Dưới đây là 4 loại thuốc chữa viêm phế quản dạng siro phổ biến nhất:

Danospan

Danospan là siro hỗ trợ điều trị viêm phế quản cấp và mãn tính, do công ty Danapha - Việt Nam sản xuất. Siro có chứa hoạt chất chính là saponin - chiết xuất từ cao thường xuân với tác dụng tan đờm, chống co thắt, làm giãn cơ trơn phế quản, giảm tổn thương niêm mạc họng. Sử dụng Danospan cũng cải thiện triệu chứng ho, long đờm, làm sạch hệ thống hô hấp, thông mũi và giảm đau họng rất tốt.
Liều lượng:

  • Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi dùng 2,5ml/lần và 1 - 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 1 - 4 tuổi dùng 2,5ml/lần và 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ từ 4 - 12 tuổi dùng 2,5ml/lần và 2 lần mỗi ngày.
  • Trẻ trên 12 tuổi và người lớn dùng 5ml/lần và 3 lần mỗi ngày.

Cách dùng: Dùng Danospan bằng đường uống.
Chỉ định:

  • Bị viêm phế quản ở trường hợp cấp và mãn tính.
  • Viêm đường hô hấp có kèm theo biểu hiện ho.
  • Bị khó thở, thở khò khè, sốt, ho dai dẳng.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú thận trọng khi dùng Danospan.

Chống chỉ định: Người dị ứng, mẫn cảm với bất kỳ thành phần hoạt chất nào trong thuốc Danospan.
Tác dụng phụ: Hiện tại chưa ghi nhận bất kỳ trường hợp nào gặp tác dụng phụ khi dùng Danospan.

Drenoxol

Siro chữa viêm phế quản Drenoxol là thuốc dùng theo toa, có xuất xứ từ Bồ Đào Nha, được sản xuất bởi công ty Laboratorios Vitoria. Thuốc có chứa thành phần chính là ambroxol hydrochloride cùng một số tá dược vừa đủ.
Drenoxol có tác dụng tiêu đờm, giảm dịch nhầy ở cổ họng, loại bỏ acid glycoprotein trong chất nhầy để chất nhầy bớt dính và loãng hơn, dễ bị đào thải ra ngoài. Từ đó, thuốc có khả năng làm sạch đường hô hấp để người bệnh dễ thở, thoải mái hơn.
Liều lượng:

  • Trẻ trên 5 tuổi dùng ½ uống một lần và 2 - 3 lần/ngày.
  • Người lớn dùng 1 ống/lần và 2 - 3 lần/ngày.

Cách dùng: Sử dụng qua đường uống, dùng cùng bữa ăn là tốt nhất.
Chỉ định:

  • Trường hợp viêm phế quản cấp và mãn tính có thể dùng Drenoxol.
  • Người đang gặp các vấn đề liên quan đến đường hô hấp với triệu chứng nhiều đờm, ho dai dẳng, khó thở.

Chống chỉ định:

  • Người mẫn cảm hoặc dị ứng với bất kỳ thành phần nào trong Drenoxol.
  • Trường hợp đau dạ dày, bị viêm loét dạ dày - tá tràng.
  • Trẻ dưới 5 tuổi.
  • Phụ nữ có thai, cho con bú cần thận trọng khi dùng Drenoxol.

Tác dụng phụ:

  • Ợ nóng.
  • Khó tiêu.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Dị ứng.
  • Nổi mề đay hoặc phát ban da.
  • Sốc phản vệ cấp tính.

Siro chữa viêm phế quản Drenoxol là thuốc dùng theo toa
Siro chữa viêm phế quản Drenoxol là thuốc dùng theo toa

Hen P/H

Siro trị hen P/H là sản phẩm được rất nhiều người tin dùng vì hiệu quả cao, an toàn với cả người lớn và trẻ nhỏ. Hen P/H được điều chế từ các thảo dược tự nhiên như ma hoàng, bán hạ, tỳ bà diệp, ngũ vị tử, can khương, bối mẫu, cam thảo, hạnh nhân, trần bì, tế tân.
Dòng siro này có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của bệnh viêm phế quản, làm loãng đờm nhầy, cho đường thở thông thoáng, giảm ho và ngăn ngừa các triệu chứng tái phát.
Liều lượng:

  • Trẻ dưới 6 tuổi uống 5ml/lần, mỗi ngày 2 lần.
  • Trẻ từ 6 - 14 tuổi dùng 20ml/lần, mỗi ngày 2 lần.
  • Trẻ trên 14 tuổi và người lớn dùng 30ml/lần, mỗi ngày 2 lần.

Cách dùng: Dùng siro trị hen P/H theo đường uống.
Chỉ định:

  • Người bị hen phế quản thể mãn tính.
  • Viêm phế quản mạn tính.
  • Viêm phế quản co thắt.
  • Bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính với triệu chứng ho, nhiều đờm, đau tức ngực, khó thở.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 30 tháng tuổi.
  • Trẻ có tiền sử sốt cao bị co giật, động kinh.
  • Người cao huyết áp hoặc rối loạn tuyến mồ hôi.
  • Phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc bệnh tiểu đường nên thận trọng khi sử dụng.

Tác dụng phụ: Hiện tại chưa có báo cáo về tác dụng phụ của thuốc Hen P/H.

Fluidasa

Fluidasa là thuốc chữa viêm phế quản được sản xuất bởi công ty Laboratorios Farmindustria - Peru. Thuốc có thể sử dụng không cần kê đơn cho các trường hợp viêm phổi, viêm phế quản, khí quản, nhiễm khuẩn đường hô hấp, cảm lạnh, cảm cúm,...
Thành phần chính trong thuốc Fluidasa là hoạt chất acetylcystein 100mg cùng một số tá dược khác, có tác dụng đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng của viêm phế quản, giảm ho, long đờm, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Liều lượng:

  • Trẻ dưới 3 tháng tuổi dùng 1ml/lần và 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 3 - 6 tháng tuổi dùng 2,5ml/lần và 2 lần/ngày.
  • Trẻ từ 6 - 12 tháng tuổi dùng 2,5ml/lần và 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 1 - 4 tuổi dùng 5ml/lần và 2 - 3 lần/ngày.
  • Trẻ từ 4 - 12 tuổi dùng 5ml/lần và 3 lần/ngày.
  • Người lớn dùng 10ml/lần và uống liều tiếp theo sau 8 giờ.

Cách dùng: Sử dụng Fluidasa theo đường uống.
Chỉ định:

  • Bị viêm phế quản, viêm phế quản phổi, viêm phổi, viêm đốm phổi.
  • Trường hợp có các triệu chứng nhiễm khuẩn đường hô hấp.
  • Cảm lạnh, cảm cúm với biến chứng như viêm mũi, viêm xoang, hen phế quản, viêm xuất tiết.
  • Hen phế quản do tiếp xúc với khói bụi, không khí ô nhiễm, hút thuốc lá.

Chống chỉ định:

  • Trẻ dưới 2 tuổi.
  • Người cao tuổi bị suy hô hấp nghiêm trọng hoặc hen suyễn.
  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào trong Fluidasa.
  • Trường hợp chảy máu đường tiêu hóa, viêm loét dạ dày, giãn tĩnh mạch thực quản cần thận trọng khi dùng.

Tác dụng phụ:

  • Nổi mề đay.
  • Buồn nôn và nôn.
  • Tiêu chảy.

Fluidasa là thuốc chữa viêm phế quản được nhiều người tin dùng
Fluidasa là thuốc chữa viêm phế quản được nhiều người tin dùng

Lưu ý khi dùng thuốc chữa viêm phế quản

Khi dùng thuốc chữa viêm phế quản, để đạt được hiệu quả cao nhất và tránh các biến chứng có thể xảy ra, người bệnh nên:

  • Trao đổi với bác sĩ khi có ý định dùng bất kỳ loại thuốc chữa viêm phế quản nào.
  • Tuân thủ đúng chỉ định về cách dùng, liều lượng, đối tượng, không tự ý tăng giảm liều hoặc quá lạm dụng tăng khả năng gặp tác dụng phụ.
  • Nếu dùng thuốc kháng sinh, người bệnh nên tăng cường bổ sung men vi sinh, phô mai tươi hoặc các thực phẩm có nhiều lợi khuẩn để chống lại tác dụng phụ của thuốc.
  • Người bệnh viêm phế quản cần giữ ấm cơ thể, mũi, cổ họng khi đi ra ngoài, đặc biệt vào thời điểm giao mùa, chuyển lạnh.
  • Uống 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình cơ thể trao đổi chất, duy trì trạng thái cân bằng nước trong cơ thể khi dùng thuốc tân dược.
  • Người bệnh cần hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, chất béo, tránh rượu bia, thuốc lá, chất kích thích.
  • Bổ sung nhiều rau xanh, trái cây tươi, các loại thịt để tăng sức đề kháng giúp chống lại bệnh tật.
  • Nên tập thể dục thể thao thường xuyên giúp nâng cao sức khỏe tổng thể, đẩy lùi vi khuẩn và tác nhân gây hại.
  • Hạn chế đến những nơi có nhiều khói bụi, môi trường ô nhiễm.

Khi nào người bệnh cần gặp bác sĩ?

Người bệnh viêm phế quản nên đi gặp bác sĩ nếu trong các tình huống sau:

  • Triệu chứng ho, sốt, tiết đờm kéo dài dai dẳng trên 5 ngày không khỏi.
  • Bị khó thở với biểu hiện giống với hen suyễn.
  • Các triệu chứng của viêm phế quản gây ảnh hưởng đến công việc, cuộc sống.
  • Dùng thuốc viêm phế quản trên 7 ngày nhưng không có cải thiện, thậm chí bệnh còn trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh gặp tác dụng phụ khi sử dụng thuốc chữa viêm phế quản như đau dạ dày, đau đầu, xuất huyết tiêu hóa, sốc phản vệ,....

Chữa viêm phế quản bằng mẹo dân gian có thể hiệu quả và đơn giản. Một số phương pháp như xông hơi bằng tinh dầu, sử dụng gừng, kết hợp mật ong và chanh, hoặc hành tây đều được đề xuất.

Xông hơi bằng tinh dầu:

  • Chọn các loại tinh dầu như bạch đàn, bạc hà, khuynh diệp.
  • Thêm vài giọt tinh dầu vào bát nước sôi.
  • Hơi nước trực tiếp vào mũi, họng với khăn che đầu.
  • Giữ khoảng cách an toàn và hít hơi nhẹ nhàng.

Sử dụng gừng:

  • Chuẩn bị 1 củ gừng, thái hoặc đập nhỏ.
  • Đun với nước nóng, thêm mật ong.
  • Uống trà gừng 3-4 lần mỗi ngày.

Kết hợp mật ong và chanh:

  • Cắt nửa quả chanh, vắt nước cốt.
  • Hòa cùng 2 thìa mật ong và nước ấm.
  • Uống trực tiếp mỗi ngày trong khoảng 2 tuần.

Sử dụng hành tây:

  • Chuẩn bị 6 củ hành tây và mật ong.
  • Hấp hành tây với mật ong trong 2 tiếng.
  • Uống nước hành tây mỗi giờ để cải thiện triệu chứng.

Ngoài ra, có thể áp dụng thuốc Đông y với các thành phần như bách bộ, hoàng kỳ, cam thảo. Đối với các trường hợp nặng, có thể sử dụng thuốc Tây y như kháng sinh, thuốc chống viêm, giảm ho và thuốc giãn phế quản.

Tuy nhiên, nếu triệu chứng kéo dài, nặng nề hoặc có tác dụng phụ từ thuốc, cần thăm bác sĩ để được tư vấn và điều trị thích hợp.


Bài viết nói về các nhóm thực phẩm nên kiêng ăn và nên bổ sung cho người bị viêm phế quản.

Kiêng ăn:

  1. Hải sản có vảy, mai cứng: Nhóm thực phẩm này có thể gây kích thích niêm mạc cổ họng, gây ho kéo dài dai dẳng.
  2. Chế phẩm từ sữa: Phô mai, kem cheese có thể làm đặc chất nhầy dịch mũi họng, gây khó thở.
  3. Đồ ngọt: Đồ ngọt như bánh kẹo và nước có gas có thể làm tăng chỉ số đường huyết và chỉ số HFCS, làm nặng triệu chứng viêm phế quản.
  4. Thức ăn mặn nhiều muối: Muối có thể làm tăng lượng nước trong các mô phổi, gây tăng dịch nhầy và bít tắc đường thở.
  5. Thực phẩm chế biến sẵn: Thực phẩm này thường chứa chất bảo quản Nitrat, có thể làm nặng triệu chứng và gây suy yếu mô tim.

Nên bổ sung:

  1. Rau củ và trái cây: Chứa nhiều vitamin, khoáng chất, và chất chống oxy hóa giúp nâng cao miễn dịch.
  2. Các loại hạt: Hạt như hạnh nhân, đậu, đỗ chứa chất chống oxy hóa và chất béo không bão hòa, giảm triệu chứng ngứa họng, ho, khó thở.
  3. Mật ong: Chứa chất kháng viêm tự nhiên giúp ngăn ngừa viêm phế quản diễn tiến nghiêm trọng.
  4. Sữa chua: Rất tốt trong việc tăng cường đề kháng, cân bằng lợi khuẩn, thúc đẩy hồi phục tổn thương tại phế quản.
  5. Thịt trắng: Thịt lợn, thịt gà giúp cung cấp năng lượng, tránh mệt mỏi.
  6. Uống nhiều nước: Giảm chất nhầy trong phế quản, đẩy chúng ra ngoài dễ dàng, hỗ trợ người bị viêm phế quản.

Chế độ dinh dưỡng khoa học, kết hợp với việc kiêng ăn các nhóm thực phẩm cần tránh, có thể giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của người bị viêm phế quản.


Trên đây là danh sách 8 loại thuốc chữa viêm phế quản cho hiệu quả cao và được các bác sĩ khuyên dùng. Tùy từng đối tượng và mức độ bệnh, có thể phù hợp với từng loại thuốc khác nhau. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, tốt nhất người bệnh nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng, ngoài ra cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày để nhanh chóng đẩy lùi các triệu chứng và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...