Các Dấu Hiệu Suy Thận Ở Nữ Cần Cảnh Giác Và Thăm Khám Sớm
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênSuy thận ở nữ có thể nhận biết thông qua một số dấu hiệu như tiểu đêm nhiều lần, ngứa da, phù nề tay chân, suy tham ham muốn tình dục, mắt thâm quầng, rụng tóc,… So với nam giới, suy thận ở nữ giới thường có mức độ nhẹ, phạm vi ảnh hưởng thấp. Tuy nhiên, bệnh nếu không được thăm khám và điều trị sớm có thể chuyển biến sang các giai đoạn nặng và gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Suy thận ở nữ và dấu hiệu nhận biết
Thận được xem là cơ quan chính trong hệ bài tiết. Không chỉ có chức tăng thanh lọc, bài tiết nước tiểu, cơ quan này còn có nhiệm vụ lọc máu, ổn định huyết áp và cân bằng nồng độ điện giải. Tuy nhiên, thận có thể bị tổn thương, suy yếu bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau như chế độ sinh hoạt không khoa học, mắc các bệnh nội khoa, yếu tố tuổi tác,…
Suy thận là thuật ngữ đề cập tình trạng suy giảm chức năng thận cấp và mãn tính. Tình trạng này được chia thành nhiều giai đoạn với các biểu hiện nhận biết có mức độ tăng dần. Thông thường, bệnh lý xảy ra ở nam giới. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, số lượng nữ giới mắc bệnh suy thận có xu hướng tăng lên đáng kể.
Suy thận là một trong những bệnh lý có mức độ nguy hiểm cao. Các triệu chứng bệnh ở giai đoạn thường mờ nhạt, dễ nhầm lẫn với một số vấn đề sức khoẻ khác. Điều này có thể khiến người bệnh chủ quan, điều trị không đúng cách khiến bệnh lý diễn tiến nặng nề và gây ra các biến nguy hiểm.
Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận ở nữ giới:
Sợ lạnh:
Bên cạnh chức năng thanh lọc, đào thải độc tố, thận còn có nhiệm vụ lọc máu. Tuy nhiên, khi chức năng cơ quan này suy giảm sẽ ảnh hưởng đến quá trình sản sinh các hồng cầu khỏe mạnh cho cơ thể, từ đó dẫn đến tình trạng thiếu máu. Lượng máu không đủ lưu thông đến các bộ phận trong có thể có thể gây ra biểu hiện ớn lạnh, hắt xì ngay cả khi ở trong nhiệt độ bình thường. Theo đó, biểu hiện ớn lạnh do suy thận gây ra rõ ràng hơn so với nam giới.
Tăng cân:
Tình trạng tăng cân nhanh chóng thường xảy ra khi tiêu thụ lượng lớn thực phẩm giàu tinh bột, chất béo. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, tăng cân có thể là dấu hiệu nhận biết bệnh suy thận. Ở những người có chức năng thận suy giảm, chất thải, độc tố, nước có xu hướng ứ đọng trong cơ thể, dẫn đến tăng cân bất thường và phù nề tay chân.
Mắt thâm quầng:
Suy thận ở phụ nữ có thể nhận biết thông qua biểu hiện mắt thâm quầng. Dấu hiệu này có thể xuất hiện ở giai đoạn đầu do sự xuất hiện của protein trong nước tiểu. Do thận đào thải lượng lớn protein vào nước tiểu thay vì giữ lại trong máu, phân phối khắp cơ thể. Tình trạng này có thể làm giảm áp lực keo của máu, mất thâm quầng, bọng mắt,…
Rụng tóc nhiều:
Tuyến thượng thận là cơ quan giúp sản sinh hormone trong cơ thể nữ. Do đó, khi chức năng thận suy giảm, nồng độ hormone trong cơ thể cũng có dấu hiệu giảm theo. Hormone giảm có thể gây ra các biểu hiện như tóc gãy rụng nhiều, khô xơ, yếu, tóc bạc.
Giảm nhu cầu tình dục:
Suy thận ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới. Do đó, nữ giới mắc bệnh có thể gặp phải tình trạng suy giảm nhu cầu ham muốn, yếu sinh lý nữ, lãnh cảm trong sinh hoạt vợ chồng.
Rối loạn tiểu tiện:
Chức năng thận suy giảm có thể gây ra các rối loạn tiểu thiện. Cụ thể ở suy thận giai đoạn đầu, người bệnh thường gặp phải tình trạng tiểu đêm nhiều, nước tiểu có màu trắng nhạt, tiểu nhắc,…
Xuất hiện các dấu hiệu mãn kinh:
Như đã đề cập, thận ảnh hưởng đến nồng độ hormone trong cơ thể của cả nam và nữ giới. Trường hợp bị suy thận, nồng độ hormone trong cơ thể có thể bị rối loạn, mất cân bằng. Tình trạng rối loạn nội tiết kéo dài có thể gây ra các biểu hiện mãn tính như khó ngủ, xuất hiện các nếp nhăn, nóng nảy, khó chịu. bứt rứt trong người,…
Ngoài những dấu hiệu trên, nữ giới mắc bệnh suy thận có thể gặp phải một số biểu hiện khác như đau lưng, lười vận động, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, uể oải,… Do đó, khi nhận thấy các triệu chứng bệnh lý, bạn cần nhanh chóng đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị sớm. Tránh phát sinh các biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến chức năng thận cũng như sức khoẻ tổng thể.
Nguyên nhân gây suy thận ở nữ giới
Bệnh suy thận ở nữ giới thường khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Thực tế nhận thấy, các triệu chứng bệnh lý xảy ra do thói quen không khoa học, thiếu lành mạnh, hệ quả của một số bệnh nội khoa,…
Dưới đây là một số nguyên nhân và yếu tố gây ra bệnh lý:
- Yếu tố tuổi tác: Người ở độ tuổi trung niên và cao tuổi, các cơ quan thường bị thoái hoá và suy giảm chức năng hoạt động. Do đó, bệnh thận yếu, suy thận và một số bệnh lý mãn tính thường có xu hướng khởi phát ở người cao tuổi.
- Thói quen sinh hoạt không khoa học: Nhịn tiểu thường xuyên, tiêu thụ các món ăn chứa nhiều gia vị, ngủ không đủ giấc, thức khuya, làm việc quá sức, hoạt động tình dục quá độ,… là những yếu tố làm tăng nguy cơ suy thận ở nữ giới.
- Tác dụng phụ của thuốc điều trị: Suy thận cũng có thể là hệ quả của việc lạm dụng thuốc điều trị. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến chức năng thận phải kể đến như thuốc tăng thải acid uric, thuốc điều trị cao huyết áp, thuốc chống viêm không steroid,…
- Ảnh hưởng các bệnh mãn tính: Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh suy thận ở nữ giới là ảnh hưởng các bệnh mãn tính. Một số bệnh lý gây khởi phát bệnh lý như tiểu đường, sỏi thận, viêm bàng quang, cao huyết áp, viêm khớp dạng thấp,…
- Stress kéo dài: Căng thẳng, áp lực trong thời gian dài được xem là một trong những nguyên nhân gây suy thận ở cả nam và nữ giới. Tình trạng này có thể làm tăng huyết áp, suy giảm chức năng các cơ quan khác trong cơ thể. Từ đó làm tăng áp lực lên thận và gây suy giảm chức năng cơ quan này.
- Tình trạng thừa cân – béo phì: Theo một số nghiên cứu ghi nhận, người bị thừa cân – béo phì thường có nguy cơ gặp các vấn đề về thận cao hơn so với người bình thường. Nguyên nhân là do bệnh nhân thường có nồng độ đường huyết, huyết áp không ổn định.
Ngoài những nguyên nhân trên, bệnh suy thận ở nữ còn có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác như làm việc quá sức, sử dụng chất kích thích, lười vận động, ngủ không đủ giấc,….
Bệnh suy thận ở phụ nữ có nguy hiểm không?
Thông thường, các dấu hiệu suy thận ở phụ nữ thường có mức độ nhẹ, phạm vi ảnh hưởng thấp hơn so với nam giới. Tuy nhiên, bệnh nếu không được điều trị ngay từ đầu, các triệu chứng tiến triển sang các giai đoạn nặng sẽ gây khó khăn trong việc điều trị, gần như không thể phục hồi chức năng thận hoàn toàn. Trong một số trường hợp nặng cần phải tiến hành lọc máu, chạy thận nhân tạo, cấy ghép thận.
Ngoài ra, bệnh lý còn có thể gây ra một số biểu hiện nguy hiểm như:
- Do nồng độ kali tăng cao nên có thể gây suy giảm hoạt động của tim
- Gây cao huyết áp và phù phổi
- Làm tăng nguy cơ loãng xương, xương khớp dễ bị tổn thương, gãy và suy yếu
- Giảm chức năng tình dục, ảnh hưởng đến khả năng sinh sản
- Suy thận nếu không được điều trị kịp thời có thể tác động trực tiếp đến hệ thần kinh trung ương và dẫn đến co giật.
Bên cạnh đó, các biểu hiện bệnh lý còn khiến nữ giới gặp khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày, ảnh hưởng đến chất lượng công việc – học tập.
Các phương pháp điều trị suy thận ở nữ giới
Với các trường hợp mắc bệnh suy thận ở mức độ nhẹ, thường áp dụng phương pháp điều trị bảo tồn để kiểm soát triệu chứng bệnh lý, đồng thời phụ hồi chức năng thận. Tuy nhiên, nếu suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối, nghiêm trọng cần áp dụng các phương pháp đặc trị để dự phòng các biến chứng phát sinh.
Dưới đây là một số phương pháp thường được áp dụng trong điều trị bệnh suy thận:
1. Sử dụng thuốc Tây điều trị
Thuốc Tây thường được chỉ định trong điều trị bệnh suy thận ở các giai đoạn đầu, bệnh chưa xuất hiện các biến chứng nguy hiểm. Căn cứ vào kết quả chẩn đoán và mức độ đáp ứng của từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định các loại thuốc phù hợp.
Một số loại thuốc Tây thường được dùng trong điều trị bệnh suy thận ở nữ, bao gồm:
- Thuốc chống tăng huyết áp: Các loại thuốc chống tăng huyết áp thường được chỉ định với những trường hợp bị suy thận có huyết áp cao. Thuốc có tác dụng điều hoà huyết áp, đồng thời làm giảm áp lực lên thận. Một số loại thuốc thường được áp dụng như thuốc ức chế calci, thuốc chẹn beta, thuốc ức chế men chuyển,…
- Thuốc tăng thải acid uric: Nhóm thuốc tăng thải acid uric được chỉ định với những trường hợp bệnh nhân có nồng độ acid uric cao. Thuốc có tác dụng loại bỏ acid uric trong thận, từ đó giúp cân bằng nồng độ điện giải. Một số loại thuốc thường được dùng trong điều trị suy thận như Allopurinol, Colchicin, Febuxostat,…
- Thuốc lợi tiểu: Nhóm thiazide, furosemide,… có tác dụng tăng khả năng bài tiết, thanh lọc thận. Do đó, thuốc thường được chỉ định trong điều trị suy thận ở giai đoạn đầu.
Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc khác không được đề cập trong bài viết. Trong quá trình sử dụng thuốc điều trị, bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc sau:
- Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Đồng thời cần tuân thủ chặt chẽ về liều dùng cũng như thời gian dùng thuốc.
- Cần tiến hành kiểm tra chức năng thận, gan trước và trong quá trình sử dụng thuốc
- Tránh tự ý kết hợp với các loại thuốc điều trị. Điều này có thể gây ra phản ứng tương tác thuốc cũng như một số tác dụng phụ, từ đó ảnh hưởng đến chức năng thận.
- Không lạm dụng các loại thuốc Tây. Khi các triệu chứng bệnh lý đã thuyên giảm và ổn định, người bệnh có thể chuyển sang áp dụng các bài thuốc có nguồn gốc dân gian và Đông y để chữa trị
- Không nên mang thai sau khi ngưng dùng thuốc điều trị suy thận trong vòng 3 năm.
2. Áp dụng các bài thuốc Nam chữa bệnh
Các bài thuốc Nam tận dụng các thảo dược tự nhiên có độ an toàn, lành tính cao và hạn chế tình trạng lạm dụng thuốc Tây. Trường hợp bị suy thận sau khi được kiểm soát, có thể áp dụng các bài thuốc Nam để giúp cân bằng âm dương, sinh huyết, bồi bổ thận, điều khí,…
Dưới đây là một số bài thuốc từ thảo dược tự nhiên hỗ trợ điều trị suy thận được áp dụng phổ biến:
- Dùng râu ngô chữa bệnh lý: Râu ngô có vị ngọt the, tính mát, công dụng thanh nhiệt, giải độc và lợi tiểu. Do đó, việc áp dụng bài thuốc từ râu ngô có thể cải thiện chức năng bài tiết thận, lọc máu. Chuẩn bị 20 – 30 gam râu ngô tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì mang nấu với nước và uống thay nước lọc hàng ngày. Áp dụng trong vòng 3 tháng để cải thiện bệnh lý.
- Nước đậu đen cải thiện tình trạng suy thận: Chuẩn bị đậu đen và vừng đen mỗi thứ khoảng 100 gam. Các nguyên liệu sau khi sao khô thì mang đi tán thành bột mịn. Mỗi lần dùng khoảng 2 muỗng cà phê trước bữa ăn, áp dụng 2 lần/ ngày. Hoặc người bệnh có thể dùng 100 gam đậu đen và 100 gam cổ tranh, sau khi rửa sạch cho vào ấm đun sôi với 1 lít nước. Thực hiện đều đặn trong vòng 2 – 3 tháng để đạt kết quả tốt nhất.
- Bài thuốc từ cỏ mực chữa suy thận: Chuẩn bị 30 gam cỏ mực (phơi khô, sao vàng) và 40 gam đậu đen (sao vàng). Cho tất cả dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ, đun trên lửa nhỏ. Chắt lấy phần nước chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày.
3. Can thiệp ngoại khoa điều trị suy thận ở nữ giới
Với những trường hợp bệnh suy thận tiến triển đến giai đoạn cuối, việc điều trị bệnh bằng thuốc Tây lúc này chỉ có thể ức chế tình trạng bệnh cũng như các chỉ số xấu không diễn biến nặng hơn. Theo đó, bác sĩ chuyên khoa sẽ tiến hành xây dựng phác đồ điều trị phù hợp nhằm cải thiện chức năng thận, hỗ trợ lọc máu và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Dưới đây là một số phương pháp thường được chỉ định trong chữa trị suy thận giai đoạn cuối:
- Lọc màng bụng chữa suy thận: Phương pháp lọc màng bụng chữa suy thận được tiến hành bằng cách dùng mạng bụng của người bệnh để lọc máu và dịch cho cơ thể. Theo đó, bệnh nhân cần tiến hành phẫu thuật để đặt 1 ống thông trên người, ống này tồn tại trong suốt quá trình lọc màng bụng. Theo đánh giá của các chuyên gia, phương pháp này khá đơn giản, không phụ thuộc nhiều vào máy móc nên người bệnh có thể theo dõi tại nhà. Tuy nhiên cần thăm khám thường xuyên để kiểm tra dịch lọc, tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Chạy thận nhân tạo: Nguyên lý của phương pháp chạy thận nhân tạo điều trị suy thận giai đoạn cuối là tạo 1 vòng tuần hoàn bên ngoài cơ thể giúp máu được dẫn ra bộ lọc, sau khi lọc các độc tố sẽ được đưa vào cơ thể lại. Để thực hiện phương pháp này, người bệnh cần phẫu thuật FAV để thiết lập đường dẫn máu.
- Phương pháp ghép thận: Trong trường hợp thận ngưng hoạt động hoàn toàn. Lúc này bác sĩ chuyên khoa có thể cân nhắc phương pháp ghép thận. Phương pháp được tiến hành bằng cách dùng 1 quả thận khỏe mạnh từ người hiến thận để thay thế quả thận của người bệnh. Sau khi ghép thận, người bệnh có thể sinh hoạt bình thường. Tuy nhiên, chi phí thực hiện ghép thận khá cao, bên cạnh đó, không phải quả thận nào cũng tương thích, người bệnh còn phải sử dụng thuốc chống thải ghép thận về sau.
- Chữa suy thận bằng tế bào gốc: Điều trị bệnh suy thận bằng tế bào gốc là phương pháp điều trị mới và được đánh giá cao về hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện bằng cách tiêm tế bào gốc qua động mạch của người bệnh. Sau đó, các tế bào này sẽ thực hiện nhiệm vụ thay thế các tế bào thận bị hư tổn, từ đó tăng cường chức năng tạng thận.
Chế độ chăm sóc trong điều trị suy thận ở nữ giới
Các dấu hiệu bệnh suy thận ở nữ bị chia phổi bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị và hỗ trợ điều trị, bệnh nhân cần kết hợp các biện pháp chăm sóc giúp kiểm soát bệnh lý hiệu quả, đồng thời dự phòng tái phát lâu dài.
Chế độ chăm sóc cho phụ nữ bị suy thận:
- Mỗi ngày, bạn cần uống đủ từ 2 – 2.5 lít nước lọc và chia đều lượng nước cần uống trong 1 ngày. Hạn chế uống quá nhiều nước và buổi tối trước khi ngủ.
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ chuyên khoa trong quá trình điều trị bệnh nhằm đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả chữa trị tốt nhất.
- Không tự ý sử dụng thuốc Tây khi chưa được chẩn đoán, thăm khám. Đặc biệt là những loại thuốc gây độc lên thận.
- Tuyệt đối không nhịn tiểu, cần đi tiểu ngay khi có nhu cầu
- Xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung các thực phẩm chứa nhiều khoáng chất, vitamin cần thiết cho cơ thể. Ngoài ra, nên hạn chế các món ăn chứa nhiều gia vị, thức uống chứa cồn, caffein, nước có gas,…
- Quan hệ tình dục lành mạnh, an toàn và ngưng quan hệ nếu đang áp dụng các bài thuốc Đông y chữa bệnh.
- Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, áp lực, làm việc quá sức, thức khuya,…
- Tập luyện thể dục thể thao để giúp ổn định huyết áp, cải thiện chức năng thận và hỗ trợ quá trình điều trị bệnh lý đạt kết quả tốt nhất.
- Chủ động thăm khám thường xuyên nhằm đánh giá chức năng thận, đồng thời khắc phục sớm các dấu hiệu bất thường.
Bệnh suy thận ở nữ giới có thể được kiểm soát tốt nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan để bệnh lý chuyển biến sang các giai đoạn nặng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến hệ bài tiết cũng như sức khoẻ tổng thể. Do đó, ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị đúng cách.
Xem Thêm:
- Suy Thận Độ 2: Triệu Chứng, Độ Nguy Hiểm, Phương Pháp Điều Trị
- Suy Thận Độ 1: Triệu Chứng, Thuốc và Cách Điều Trị Phục Hồi
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!