Cây Ô Rô Là Gì? Tìm Hiểu Tác Dụng Và Cách Dùng Trị Bệnh

Cây ô rô được biết đến là vị thuốc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Dược liệu có tác dụng trong chữa đau nhức xương khớp do phong thấp, chứng vàng da do gan, ứ huyết, rong huyết, trị hen suyễn,…

Cây Ô Rô: Công Dụng Trị Bệnh và Cách Dùng Dược Liệu
Cây ô rô được biết đến là vị thuốc mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe

Mô tả dược liệu cây ô rô

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Ô rô gai, ô rô hoa nhỏ, sơn ngưu bàng, ô rô hoa trắng, dã hồng hoa,…
  • Tên khoa học: Acanthus ebracteatus
  • Họ ô rô: (danh pháp khoa học: Acanthaceae)

2. Đặc điểm dược liệu

Cây ô rô là cây thân nhỏ, chiều cao trung bình từ 1 – 1.5m, thân có màu xanh lục nhạt có lấm tấm đen, không có lông tơ. Lá cây mọc đối xứng với nhau, dài khoảng 20cm, rộng 4cm, không có cuống lá. Phiến lá hình mác, cứng và không có lông, gốc tròn, đầu lá sắc nhọn, ở mép có răng cưa nhọn.

Đặc điểm dược liệu
Hoa mọc ở đầu cành, các màng hoa mọc đối xứng, mỗi hoa có 1 lá bắc

Hoa của cây ô rô nở quanh năm nhưng thường tập trung vào mùa xuân – thu. Hoa mọc ở đầu cành, các màng hoa mọc đối xứng, mỗi hoa có 1 lá bắc. Hoa dài khoảng 2cm, mỗi bông chứa 3 – 4 nhị hoa, tràng hoa dài khoảng 1 – 2cm, bao phấn có lông tơ bao phủ. Quả nang, dài khoảng 2cm, trong quả có 4 hạt dẹp.

3. Phân bố

Ô rô là vị thuốc có nguồn gốc từ Ấn Độ, du nhập sang các nước khác như niềm Nam Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia. Tại nước ta, dược liệu tập trung chủ yếu ở các tỉnh thành phía Bắc và Trung.

4. Bộ phận dùng

Do toàn cây đều chứa dược tính và công năng nên các bộ phận của cây ô rô đều được dùng để làm thuốc chữa bệnh.

5. Thu hái – sơ chế

Dược liệu có thể thu hái quanh năm để làm thuốc chữa bệnh. Sau khi thu hoạch toàn bộ cây mang đi rửa sạch. Cắt bỏ phần rễ con, cắt riêng rễ cây và các phần còn lại. Mang đi phơi/ sấy khô rồi bảo quản trong túi kín, tránh ẩm mốc, mối mọt. Hoặc có thể dùng dược liệu tươi để chữa bệnh đều được.

6. Bảo quản

Cây ô rô sau khi phơi khô thì cho vào túi nilong hoặc lọ có nắp đậy, bảo quản ở nơi thoáng mát, tránh những nơi ẩm mốc.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, trong cây ô rô có chứa nhiều thành phần hoá học đa dạng như chất nhờn, tanin, alcaloid, triterpenoidal saponin.

Vị thuốc ô rô

1. Tính vị

Cây có tính mát, vị hơi mặn. Phần rễ có tính hàn, vị mặn chua, hơi đắng

2. Quy kinh

Chưa có nghiên cứu

3. Tác dụng dược lý và chủ trị

Theo y học hiện đại:

  • Các bộ phận của cây giúp tăng hưng phấn, điều trị tê bại, đau nhức cơ thể, ho có đờm và hen suyễn

Theo Đông y:

  • Thân cây ô rô có tác dụng hạ khí, tiêu sưng, tan máu ứ, giảm đau, tiêu đờm
  • Rễ cây mang lại hiệu quả long đờm, tiêu viêm và lợi tiểu

Chủ trị:

  • Ở Cà Mau, người dân dùng rễ và lá trị thuỷ thũng, đái dắt, thấp khớp, tiểu buốt
  • Đọt của cây được tận dụng chữa đau gan
  • Lá và rễ được sử dụng để chữa trị các bệnh về đường ruột
  • Ở Trung Quốc, rễ của dược liệu được dùng chữa bệnh hạch bạch huyết, đau dạ dày, gan lách sưng to, u ác tính, hen suyễn.

4. Cách dùng – liều lượng

Các bài thuốc chữa bệnh từ cây ô rô thường được dùng ở dạng sắc uống. Theo đó, mỗi ngày dùng từ 30 – 60g.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Y học cổ truyền lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây ô rô. Theo đó, dược liệu thường dùng điều trị đau gan, vàng gan, trúng độc, đau nhức xương khớp do phong thấp, hen suyễn, ghẻ lở, táo bón, ngứa âm đạo,…

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Trong Y học cổ truyền lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ cây ô rô

Bài thuốc trị vàng gan, đau gan, trúng độc:

  • Chuẩn bị: Ô rô 500g, vỏ cây quao nước 500g
  • Thực hiện: Các dược liệu cắt nhỏ, mang đi sao vàng rồi cho vào thùng nhôm. Kế đến đổ 3 lít nước vào nấu đến khi sắc lại còn 1 lít, lọc lấy nước đầu tiên. Tiếp tục đổ thêm 2 lít nước vào và đun lần 2 để lấy 500ml nước, lọc nước thứ 2. Trộn 2 thứ nước lại, gia thêm 400g đường trắng rồi mang đi nấu cô đặc lại còn 1 lít. Mỗi ngày dùng 2 muỗng canh thuốc.

Bài thuốc trị hen suyễn và ho đờm:

  • Chuẩn bị: Ô rô 30g, thịt lợn nạc 60 – 120g, nước lọc 500ml
  • Thực hiện: Ô rô mang đi thái nhỏ rồi ninh trên lửa nhỏ cùng với nước và thịt lợn. Đến khi sắc lại còn 150ml nước thì tắt bếp. Chia thành 2 lần và dùng hết trong ngày.

Bài thuốc chữa đau lưng, tê bại, nhức xương và thấp khớp:

  • Chuẩn bị: Quế chi 4g, canh châu 20, rễ ô rô 30g, rễ cây kim váng 8g
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi thái nhỏ, tẩm với rượu trắng rồi mang đi sao vàng. Sau đó cho nước vào sắc và chia thành 2 lần uống lúc bụng đói

Bài thuốc chữa chứng táo bón, nước tiểu vàng:

  • Chuẩn bị: Vùng đen 20g, lá muồng trâu 18g, rễ ô rô 30g
  • Thực hiện: Vừng đen mang đi giã nát, 2 vị thuốc còn lại đem đi thái nhỏ, trộn đều rồi sắc lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang

Bài thuốc chữa huyết ứ:

  • Chuẩn bị: Rễ ô rô 30g, lá tràm 20g
  • Thực hiện: Các vị thuốc sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chia nước thuốc thành 2 lần và uống hết trong ngày

Bài thuốc chữa rong huyết:

  • Chuẩn bị: Rễ ô rô 30g đem thái nhỏ và sao với giấm cho cháy đen, bồ hoàng sao cháy tồn tính 20g, hoa kinh giới 18g sao cháy tồn tính.
  • Thực hiện: Các dược liệu đem sắc với lấy nước uống. Mỗi ngày sắc uống 1 thang đến khi bệnh lý thuyên giảm hẳn.

Bài thuốc trị ghẻ lở:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá ô rô tươi
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi ngâm rửa sạch thì đem đi giã nát rồi đắp trực tiếp lên vùng da cần điều trị sau khi đã vệ sinh sạch. Đợi đến khi khô thì rửa sạch lại với nước.

Bài thuốc trị chứng nôn ra máu:

  • Chuẩn bị: Tiểu kế, ô rô, đại kế, thuyên thảo, sơn chi, đại hoàng, trắc bá diệp, tông lư bì, bạc hà diệp, mao căn, đơn bì với tỷ lệ bằng nhau.
  • Thực hiện: Các dược liệu đem đi đốt tồn tính rồi tán thành bột mịn rồi cho vào lọ bảo quản để dùng dần. Mỗi lần dùng lấy 1 ít bột thuốc pha với nước sôi để nguội, ngày uống 2 lần.

Bài thuốc trị tiểu tiện, đại tiện ra máu do nhiệt:

  • Chuẩn bị rễ ô rô đã được sấy khô
  • Thực hiện: Cho dược liệu vào ấm cùng với lượng nước vừa đủ và đun trên lửa nhỏ. Chắt lấy nước thuốc chia thành 2 – 3 lần và uống hết trong ngày. Kết hợp uống với nước ô rô tươi giã nát để tăng hiệu quả chữa trị.

Bài thuốc trị ngứa âm đạo:

  • Chuẩn bị 1 nắm rễ và thân dược liệu
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 1 lít nước và sắc đến khi còn 700ml thì đổ ra chậu đựng. Đến khi nước nguội bớt thì tiến hành ngâm rửa vùng kín. Mỗi ngày áp dụng từ 1 – 2 lần để cải thiện triệu chứng.

Một số lưu ý khi dùng cây ô rô chữa bệnh

Cây ô rô là một trong những vị thuốc có nhiều công dụng chữa bệnh. Dược liệu được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, trước khi áp dụng các bài thuốc từ chữa vị thuốc này, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dược liệu ô rô có thể làm thay đổi hiệu quả cũng như tăng tác dụng phụ của thuốc Tây. Do đó, người bệnh không nên tự ý áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu này khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Để đạt được kết quả điều trị tốt nhất, bạn nên áp dụng bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu đều đặn trong thời gian dài.
  • Phụ nữ mang thai, trẻ em hoặc người có cơ địa mẫn cảm nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi dùng cây ô rô chữa bệnh.
  • Cây ô rô có giá trị dược liệu cao nên thường được tận dụng làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, loại cây này dễ nhầm lẫn, do đó bạn nên tìm hiểu kỹ đặc điểm để phân biệt, tránh sử dụng sai dược liệu.

Bài viết đã cung cấp một số thông tin về vị thuốc ô rô. Tuy nhiên, thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo. Để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả điều trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc để được tư vấn cụ thể.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...