Hoa Kim Châm Có Tác Dụng Thế Nào? Cần Lưu Ý Gì Khi Dùng?

Hoa kim châm có tính mát, vị hơi ngọt, không độc, công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, lợi tiểu. Do đó, vị thuốc này thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh viêm gan, vàng da, giảm tiểu cầu, bệnh trĩ, phòng ngừa ung thư,…

Hoa Kim Châm: Tác Dụng Và Cách Dùng Làm Thuốc Chữa Bệnh
Hoa kim châm có tính mát, vị hơi ngọt, không độc, công dụng thanh nhiệt, giải độc, chỉ thống, lợi tiểu

Mô tả dược liệu hoa kim châm

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Hoàng hoa thái, Hoa hiên vàng, Hoa kim châm Đà Lạt,…
  • Tên khoa học: Hemerocallis citrina
  • Họ: Thích Diệp Thụ – Xanthorrhoeaceae

2. Đặc điểm thực vật

Cây kim châm là loài thực vật thân thảo, sống lâu năm, cây nhỏ, cao khoảng 90 – 120cm. Lá nguyên, hình dải dẹp từ 30 – 60cm, rộng khoảng 2 – 5cm, mọc ra từ thân rễ và gập xuống ở phần ngọn.

Hoa kim châm có màu vàng chanh tươi, hình phễu, tương tự như hoa loa kèn nhưng có kích thước nhỏ hơn. Hoa mọc đơn lẻ hoặc phân thành nhánh ở đầu cành, đài hoa dài, nở từ 5 – 6 cánh.

Đặc điểm thực vật 
Hoa kim chân có màu vàng chanh tươi, hình phễu, tương tự như hoa loa kèn nhưng có kích thước nhỏ hơn

Cây ra hoa vào tháng 6 đến tháng 8, đậu quả từ tháng 8 – 9 hàng năm. Quả nhỏ, có 3 cạnh, bên trong quả chứa nhiều hạt đen bóng.

3. Phân bố

Hoa kim châm được tìm thấy nhiều ở các quốc gia như Trung Quốc, Nhật Bản, Thái Lan, Malaysia,… Tại nước ta, dược liệu này mọc hoang ở bìa rừng, trung du, đồng bằng,… ưa mát và vùng đất ẩm như Đà Lạt (Lâm Đồng), Lào Cai, Tam Đảo (Vĩnh Phúc),…

4. Bộ phận dùng

Hoa của cây kim châm được thu hái để làm thuốc chữa bệnh bởi bộ phận này chứa lượng dược tính cao và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, hạt giống của cây cũng được khai thác nhiều nhưng với mục đích nhân giống nuôi trồng.

5. Thu hái – sơ chế

Thu hái: Hoa kim châm được thu hái từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm.

Thu hái - sơ chế 
Hoa kim châm được thu hái từ tháng 6 đến tháng 8 hàng năm

Sơ chế: Sau khi thu hái, loại bỏ hạt, nhuỵ hoa rồi mang đi rửa sạch và tiến hành bào chế. Dược liệu có thể dùng ở dạng tươi để pha trà, nấu ăn,… Nếu dùng trong thời gian dài với số lượng lớn, cần đem phơi/sấy khô hoàn toàn.

6. Bảo quản

Tương tự như các dược liệu khác, hoa kim châm sau khi phơi/ sấy khô cần bảo quản trong  lọ kín, túi bóng, tránh nơi ẩm thấp và nấm mốc, mối mọt gây hại.

7. Thành phần hoá học

Các nghiên cứu khoa học nhận thấy, dược liệu hoa kim châm chứa thành phần hoá học đa dạng như adelin, asparagine, protein, chất xơ, cholin,… đặc biệt là Vitamin A và C.

Vị thuốc hoa kim châm

1. Tính vị

Tính mát, vị hơi ngọt, không chứa độc

2. Quy kinh

Quy vào các kinh Can, Tâm

3. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

  • Tác dụng lợi tiểu, lợi niệu, thanh nhiệt, giải độc
  • Chỉ huyết, thanh nhiệt lương huyết, trừ thấp nhiệt
  • Giúp ổn định ngũ tạng, trừ bốc nóng, an thai
  • An thần, an thai, giảm lo lâu

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại: 

  • Bổ sung tiểu cầu, hỗ trợ đào thải các tế bào xấu trong máu, phòng ngừa bệnh về tim mạch.
  • Ngăn ngừa quá trình hình thành, phát triển của các khối u ác tính dẫn đến u thư
  • Giúp ăn ngon miệng, cải thiện tiêu hoá
  • Giải độc, thanh nhiệt, điều trị vàng da, mát gan, viêm gan
  • Chữa tắc tia sữa, an thai, lợi tiểu, tiểu thiện khó khăn
  • Hỗ trợ chữa trị các bệnh viêm gan, xơ gan cổ trướng
  • Bổ sung các vitamin, dưỡng chất thiết yếu giúp duy trì trạng thái khỏe mạnh.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoa kim châm an toàn và hiệu quả. Vị thuốc này không chỉ hỗ trợ cải thiện một số chữa bệnh mà còn giúp bồi bổ cơ thể, tăng cường sức khỏe bằng các món ăn bổ dưỡng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu 
Trong Đông y lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu hoa kim châm an toàn và hiệu quả

Bài thuốc chữa tắc tia sữa:

  • Chuẩn bị: Giò heo 300g, hoa hiên vàng 50g, đại táo, câu kỷ tử mỗi vị 20g
  • Thực hiện: Giò heo sơ chế sạch, cho vào nồi cùng các dược liệu và lượng nước vừa đủ. Hầm đến khi chín nhừ thì nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Dùng món ăn khi còn nóng để được được hiệu quả tốt nhất

Bài thuốc điều trị giảm tiểu cầu (gây chảy máu cam, chảy máu dưới da, bầm đỏ,…)

  • Chuẩn bị: Hoa kim châm khô 50g, nghệ tươi và mật ong với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Cho các dược liệu vào chén, đem hấp cách thuỷ. Mỗi ngày ăn 1 lần, áp dụng đều đặn để cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ:

  • Chuẩn bị: Cây huyết dụ 20g, hoa kim châm 50g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 500ml nước và đun trên lửa nhỏ. Khi sôi thì cho thêm đường đỏ vào khuấy đều. Đun đến khi cạn còn 1 chén thì tắt bếp, chắt lấy nước và uống khi còn nóng. Mỗi ngày dùng 1 thang sau bữa ăn.

Bài thuốc chữa khó ngủ, lo lắng, hồi hộp, bực bội trong người:

  • Chuẩn bị: 30g dược liệu khô
  • Thực hiện: Đem sắc trên lửa nhỏ, khi sôi thì cho thêm một ít đường phèn hoặc mật ong vào khuấy đều. Dùng uống trước khi ngủ khoảng 30 phút để giúp ngủ ngon hơn.

Bài thuốc an thai:

  • Chuẩn bị: Củ gai tươi và hoa kim châm mỗi vị 25g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì đem sắc lấy nước uống. Mỗi ngày dùng 1 thang giúp bồi bổ sức khỏe, phòng ngừa động thai.

Bài thuốc chữa chảy máu mũi, xuất huyết dưới da:

  • Bài thuốc 1: Dùng hoa kim châm nấu cùng với cá diếc. Nấu cá đến khi gần chín thì cho dược liệu vào hầm tiếp 5 phút thì tắt bếp. Dùng ăn khi còn nóng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Bài thuốc 2: Chuẩn bị dược liệu tươi. Sau khi đun dầu ăn đến nóng già thì cho hoa kim châm vào, đảo đều, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp. Dùng ăn cùng với cơm như món rau xào đều được.

Bài thuốc chữa vàng da, viêm gan:

  • Chuẩn bị: Rễ cây kim châm tươi 15g
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào cối giã nát, chắt lấy nước và uống trực tiếp. Mỗi ngày thực hiện 1 lần để cải thiện chứng bệnh.

Bài thuốc chữa tiểu buốt, nước tiểu nóng, tiểu tiện khó khăn:

  • Chuẩn bị: Rễ cây hoa kim châm 15g, râu ngô, mã đề mỗi vị 12g
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm cùng với 3 chén nước và đun trên lửa nhỏ. Đến khi cạn còn 1/3 thì tắt bếp, chia nước thuốc thành 2 phần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang, áp dụng liên tục trong vòng 5 – 10 ngày để cải thiện triệu chứng.

Các món ăn từ hoa kim châm:

Ngoài các bài thuốc chữa bệnh, vị thuốc này còn được biết đến là loại thực phẩm bổ dưỡng, tốt cho sức khỏe. Theo đó, hoa kim châm được dùng trong nhiều món ăn như xào với thịt bò, nấu bún sườn non, hầm gà, giò heo,… Không chỉ bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, tăng cường sức khoẻ mà còn hỗ trợ chữa trị nhiều bệnh lý khác.

  • Trước khi nấu, cần sơ chế nguyên liệu sạch. Nếu dùng hoa kim châm tươi, cần nhỏ nhuỵ, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng và để ráo nước
  • Cách nấu cũng tương tự như các loại rau thông trường, lưu ý cần nấu chín kỹ để tránh ngộ độc.

Lưu ý khi dùng dược liệu hoa kim châm chữa bệnh

Trước khi thực hiện các bài thuốc chữa bệnh từ vị thuốc này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Dùng hoa kim châm sống có thể gây ngộ độc (nôn ói, hoa mắt, chóng mặt,…). Do đó, cần nấu chín kỹ dược liệu để tránh ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Chỉ dùng dược liệu với liều lượng vừa đủ, nếu lạm dụng quá mức có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ. Cần tham khảo ý kiến thầy thuốc để được chỉ dẫn liều lượng và cách dùng cụ thể.
  • Không dùng các bài thuốc từ hoa kim châm cho người mắc các bệnh về dạ dày, thấp độc, ruột bị thấp nhiệt.
  • Trong quá trình áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu, nếu phát sinh các dấu hiệu bất thường, bạn cần đến bệnh viện để được theo dõi và xử trí đúng cách.

Hoa kim châm là dược liệu mang lại nhiều công dụng chữa bệnh cũng như tác dụng tốt đối với sức khỏe. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ/ thầy thuốc trước khi dùng vị thuốc này để được hướng dẫn cụ thể, tránh phát sinh tác dụng không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...