Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Cây lá dứa là một nguyên liệu quen thuộc trong nấu nướng, thường được các đầu bếp dùng để nấu các món ăn như xôi, chè, bánh, thạch, nước giải khát. Bên cạnh đó, lá dứa còn được giới y khoa sử dụng để điều trị các bệnh như tiểu đường, cảm mạo, đau xương khớp, căng thẳng thần kinh,… Bài viết dưới đây Viện Y Dược Dân Tộc sẽ cùng bạn tìm hiểu kỹ hơn về dược liệu này.
Tổng quan về lá dứa
Lá dứa hay còn được dân gian gọi bằng những tên khác nhau như lá nếp, lá dứa thơm, cây cơm nếp. Loại cây này thuộc họ dứa dại (Pandanaceae) và có tên khoa học là Pandanus Amaryllifolius.
Lá dứa thường được dùng cho các công thức làm bánh, nấu ăn để tăng màu sắc và hương vị cho món ăn. Tuy nhiên không dừng lại ở đó, y học đã nghiên cứu và chỉ ra những hoạt chất có trong lá nếp hoàn toàn có thể cải thiện các vấn đề như huyết áp, béo phì, thần kinh, đau mỏi cơ xương,…
Đặc điểm, hình dạng nhận biết
Lá dứa (lá nếp thơm) là loại thực vật thân thảo, thường phát triển chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Cây nếp thơm có thân dài từ 30-40cm, chiều rộng khoảng 3-4cm. Ở giữa lá có một đường gân chạy dọc theo thân lá. Lá dứa có màu xanh bóng, mặt dưới có phủ một lớp lông mịn, hai bên mép không có gai.
Lá dứa thường mọc thành bụi trên thân và rễ. Cần phân biệt lá dứa với cây dứa bởi đây là hai loại cây hoàn toàn khác nhau. Lá dứa có mùi thơm, thường được dùng để nấu chè, nấu xôi hoặc dùng để làm nước tạo màu.
Phân bố
Lá nếp thơm phân bổ chủ yếu ở những nơi có khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm. Loại cây này được tìm thấy ở một số quốc gia như Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Philippin. Tại Việt nam, lá nếp thường mọc hoang ở nhiều nơi, trong đó phổ biến nhất là các tỉnh thành phía Nam.
Bộ phần dùng – thu hái – sơ chế – bảo quản
Lá dứa thường được sử dụng để làm nguyên liệu cho các món ăn hoặc cũng có thể dùng để điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
- Bộ phần dùng: Bộ phận được sử dụng để chế biến là phần lá.
- Thu hái: Có thể thu hái lá nếp quanh năm. Khi lựa chọn sẽ chỉ chọn những lá dài, già, có màu xanh sẫm.
- Sơ chế: Sau khi thu hái xong sẽ mang đi rửa sạch, hãm thành nước uống hoặc đi xay nhuyễn để sử dụng như một loại gia vị.
- Bảo quản: Lá nếp thơm cần được bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng mặt trời chiếu vào trực tiếp.
Thành phần hóa học
Lá dứa có một mùi hương đặc trưng được tạo ra từ enzyme không bền vững và dễ bị oxy hóa. Bên cạnh đó, trong thành phần của lá dứa có chứa các hoạt chất như sau: Chất xơ, nước, 3-metyl-2(5H)-furanon, 2-axetyl-1-pyrrolin, Glycosides, Alkaloid.
Công dụng dược liệu lá dứa
Lá dứa thường được sử dụng trong các công thức nấu ăn, làm bánh, nấu chè, nhuộm màu,… Ngoài ra, Y học hiện đại và Y học cổ truyền cũng đã chỉ ra những công dụng của dược liệu này đối với sức khỏe con người.
Theo Y học cổ truyền
Theo nghiên cứu của Y học cổ truyền, lá dứa có vị hơi nhạt, tính ôn, mùi thơm, không độc, có tác động vào các kinh như can, tỳ, thận. Đông y thường dùng dược liệu này để điều trị các bệnh như: Đau nhức xương khớp, gout, viêm phế quản, tiểu đường, ho, cảm sốt,…
Theo Y học hiện đại
Ngoài việc dùng để chế biến thành các món xôi, món chè, lá dứa còn được biết đến với những công dụng sau đây:
- Giảm cân: Trong thành phần của lá nếp có chứa nhiều chất xơ và enzym giúp tiêu hóa thức ăn nhanh, làm giảm cảm giác thèm ăn và phân hủy mỡ trong thức ăn. Bên cạnh đó, lá dứa còn có công dụng giúp nhuận tràng, loại bỏ cặn bã ra khỏi cơ thể.
- Giảm viêm, thấp khớp: Chiết xuất từ lá nếp có tác dụng làm giảm đau nhức xương khớp hiệu quả. Vì vậy bạn chỉ cần xoa dầu lá dứa lên vùng xương khớp bị đau sẽ giúp làm giảm tình trạng này.
- Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Trong thành phần của lá nếp có chứa hàm lượng lớn carotenoid. Đây là một chất chống oxy hóa giúp làm giảm nguy cơ bị hẹp động mạch vành và chứng xơ vữa động mạch.
- Tốt cho làn da: Lá dứa có chứa hàm lượng lớn axit tannic, có tác dụng điều trị các vết cháy nắng, vết bỏng và nhiều vấn đề khác trên da.
- Cải thiện bệnh tiểu đường: Nước lá nếp có chứa hợp chất quercetin, giúp cơ thể chống lại gốc tự do, giảm đường huyết và hỗ trợ điều trị viêm nhiễm, dị ứng.
- Tốt cho răng lợi: Việc nhai lá nếp có thể giúp làm giảm tình trạng đau nhức nướu và chữa sâu răng hiệu quả.
- Cải thiện bệnh gout: Trà lá dứa có tác dụng giúp làm hàm lượng axit uric, giúp làm teo sỏi thận và cải thiện các triệu chứng của bệnh gout.
- Phòng ngừa ung thư: Thường xuyên sử dụng lá nếp có tác dụng phòng ngừa bệnh ung thư rất tốt.
- Cải thiện tâm trạng, giúp ngủ ngon: Uống nước lá nếp có tác dụng cải thiện tâm trạng, xua tan căng thẳng, mệt mỏi, giúp bạn cảm thấy thư giãn và ngủ ngon hơn.
Xem thêm: Lá Lốt: Công Dụng Và Những Bài Thuốc Chữa Bệnh Hiệu Quả
Gợi ý một số bài thuốc, cách dùng lá dứa chữa bệnh
Có rất nhiều bài thuốc được chế biến từ lá nếp giúp cải thiện sức khỏe, có thể tham khảo như sau:
Hạ đường huyết
- Chuẩn bị 10 lá nếp khô, đun cùng với 2,5 lít nước.
- Đun sôi nhỏ lửa cho đến khi cạn còn 2 lít thì tắt bếp.
- Chia thành 3 phần bằng nhau, uống trước bữa ăn 30 phút.
- Dùng liên tục trong vòng 1 tuần để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Phòng ngừa tiểu đường
- Chuẩn bị lá dứa tươi, rửa sạch và phơi nắng.
- Khi lá khô thì thái nhỏ và đem đun cùng với nước để uống.
- Mỗi ngày uống 1 lít để phòng ngừa và cải thiện bệnh tiểu đường.
Trị thấp khớp
- Chuẩn bị 3 lá dứa, rửa sạch, cắt mỏng.
- Đun nóng nửa chén dầu dừa.
- Khi dầu dừa nóng thì tắt bếp và cho lá dứa vào dầu dừa,
- Khuấy đều đến khi nguội thì thoa vào những chỗ bị đau nhức xương khớp.
Thanh nhiệt, lợi tiểu
- Lá dứa rửa sạch, thái khúc nhỏ và chia thành 2 phần bằng nhau.
- Cho một ít vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn với nước, sau đó lọc để lấy nước cốt.
- Phần còn lại cho vào nồi đun sôi, cho thêm đường phèn và khuấy đều.
- Tắt bếp và đợi nước nguội bớt thì cho phần nước cốt lá dứa vào.
- Tiếp tục đun nước đến khi sôi thì tắt bếp.
- Dùng nước lá nếp để uống trong ngày.
Cải thiện căng thẳng, bồn chồn
- Dùng 2 lá nếp rửa sạch, thái nhỏ.
- Đem dược liệu sắc cùng với 500ml nước lọc.
- Đun sôi 10 phút rồi tắt bếp.
- Dùng nước lá nếp thơm để uống như nước lọc hàng ngày.
Điều trị gàu
- Dùng khoảng 7 lá nếp, rửa sạch, cắt nhỏ và đem giã nát.
- Cho thêm một ít nước lọc vào cối và khuấy đều.
- Gạn lấy nước cốt và thoa lên da đầu.
- Giữ nguyên trong vòng 1 giờ sau đó thoa lại một lần nữa.
- Đợi khô thì gội lại với nước sạch.
- Có thể áp dụng hàng ngày cho đến khi đầu sạch gàu.
Điều trị chứng chuột rút dạ dày
- Chuẩn bị 4 nhánh lá dứa, 1/2 củ gừng tươi, 5 hạt bạch đậu khẩu.
- Lá dứa rửa sạch, cắt khúc, gừng tươi rửa sạch, thái lát.
- Cho tất cả nguyên liệu vào nồi, đun cùng với 3 bát nước.
- Sau 10 phút thì tắt bếp, gạn lấy nước và bỏ bã.
- Cho 1 thìa đường cọ vào và uống ngay khi còn ấm.
Một số lưu ý khi sử dụng lá dứa trong chữa bệnh
Để quá trình sử dụng lá dứa đạt hiệu quả tốt nhất, dưới đây là những lưu ý quan trọng bạn nên biết:
- Khi dùng lá dứa để chữa bệnh, hiệu quả đến nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của từng người. Vì vậy bạn cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài ít nhất là 2 tháng, không nên bỏ dở giữa chừng.
- Không dùng nước đun lá nếp thơm qua đêm bởi khi đó nước lá dứa sẽ bị xỉn màu, các dưỡng chất cũng bị biến đổi.
- Mặc dù lá nếp thơm an toàn, không độc nhưng nếu uống nước lá dứa quá nhiều sẽ gây ra tình trạng chướng bụng, khó tiêu, nôn mửa. Vì thế bạn chỉ cần dùng với liều lượng vừa đủ, chỉ từ 1500-2000ml nước lá nếp/ngày.
- Những bài thuốc từ lá nếp chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh.
- Trước khi sử dụng, bạn nên rửa sạch dược liệu để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất. Đặc biệt nên mua lá dứa tại những địa chỉ uy tín để được đảm bảo về chất lượng.
- Những người bị bệnh lao phổi, thận, tiêu chảy, huyết áp, tiểu đường, phụ nữ mang thai,… nếu muốn dùng lá dứa cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
Lá dứa là một dược liệu quen thuộc trong chế biến món ăn và có nhiều công dụng đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên trước khi sử dụng, người bệnh cần tìm hiểu kỹ thông tin về nguyên liệu này. Đồng thời tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất.
Bài đọc thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!