Huyệt Tử Cung Nằm Ở Đâu? Hướng Dẫn Cách Tác Động Chuẩn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Tử Cung thuộc hệ thống huyệt đạo của cơ thể, có tác dụng điều trị một số triệu chứng thường gặp. Trên thực tế, có nhiều người nhầm lẫn rằng đây là huyệt đạo có ý nghĩa giúp chữa một số bệnh lý ở tử cung của nữ giới. Để hiểu rõ hơn về huyệt đạo này, mời bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây của Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc.

Tổng quan về huyệt Tử cung

Tên gọi huyệt Tử Cung được giải thích trong các sách y học cổ truyền là “tử cấm cung”, nghĩa là nơi ngồi cửa Thiên đế. Huyệt đạo này có vị trí tương ứng với tạng Tâm – là quân chủ, ý chỉ nơi Tâm thần cư ngụ.

  • Đặc tính: Tử Cung huyệt thuộc Giáp Ất kinh. Là huyệt đạo thứ 19 của đường Nhâm mạch. 
  • Vị trí: Huyệt Tử Cung được xác định là nằm tại điểm giao nhau giữa đường dọc theo xương ức và đường đi ngang qua giữa 2 khớp sườn ức thứ 4. 
  • Theo giải phẫu học: Huyệt nằm dưới da, bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D2.
Huyệt Tử Cung thuộc hệ thống huyệt đạo quan trọng của cơ thể
Huyệt Tử Cung thuộc hệ thống huyệt đạo quan trọng của cơ thể

Công dụng của huyệt Tử Cung đối với sức khỏe

Xuất phát từ tên gọi nên có khá nhiều người nhầm tưởng huyệt Tử Cung dùng để trị các bệnh liên quan đến tử cung của phụ nữ. Tuy nhiên, thực tế huyệt vị này hoàn toàn không có tác dụng đó mà đem lại một số lợi ích sau:

  • Lưu thông khí lồng ngực.
  • Giúp tiêu đờm, giảm ho khan.
  • Giảm các triệu chứng đau tức ngực, khó thở, bí khí.
  • Trị bệnh suyễn.
  • Chữa nôn mửa.

Với các công dụng này, huyệt Tử Cung đã khiến nhiều người không khỏi ngạc nhiên khi hiểu nhầm về tên gọi. Chính vì vậy, việc nắm được ý nghĩa của huyệt đạo đóng vai trò rất quan trọng.

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt trị bệnh

Có hai cách chính để tác động vào huyệt Tử Cung là châm cứu và bấm huyệt. Mỗi phương pháp đều cần thực hiện đúng để có hiệu quả tốt nhất. Dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc hướng dẫn chi tiết về kỹ thuật thực hiện các liệu pháp khai thông huyệt đạo này.

Châm cứu

Châm cứu là cách dùng kim chuyên dụng đưa vào huyệt đạo nhằm đả thông kinh mạch, cải thiện triệu chứng của bệnh. Các bước thực hiện như sau:

  • Chuẩn bị kim châm cứu chuyên dụng, tiệt trùng sạch.
  • Người bệnh nằm ngửa, tư thế thoải mái.
  • Xác định vị trí huyệt cần châm cứu trên cơ thể.
  • Luồn kim dưới da với độ sâu khoảng 0,3 – 1 thôn.
  • Cứu từ 5 – 15 phút tùy thể trạng của người bệnh.
Châm cứu là cách tác động huyệt sâu nhất
Châm cứu là cách tác động huyệt sâu nhất

Xem thêm: Huyệt Thiên Xu: Vị Trí, Công Dụng Và Cách Tác Động Trị Bệnh

Bấm huyệt

Bấm huyệt trị bệnh cũng là phương pháp được nhiều người lựa chọn vì có tính an toàn cao. Cách thực hiện như sau:

  • Người bệnh nằm thẳng ở tư thế thoải mái, nằm ngửa.
  • Xác định huyệt nằm ở đâu.
  • Dùng ngón trỏ hoặc ngón cái day ấn vào vị trí huyệt.
  • Thực hiện động tác bấm huyệt này trong khoảng 5 – 10 phút.

Phối huyệt Tử Cung cùng các huyệt đạo khác trị bệnh

Bên cạnh đó, có thể phối hợp bấm Tử Cung huyệt với một số huyệt đạo khác để điều trị như:

  • Trị ho suyễn, stress, tâm phiền: Phối hợp với huyệt Đại Khê, huyệt Ngọc Đường.
  • Trị chứng biếng ăn: Phối hợp với huyệt Dũng Tuyền và huyệt Trung Đình.
  • Trị chứng ăn nuốt không trôi: Phối hợp với huyệt Đởm Du với huyệt Trung Đình.

Những lưu ý khi tác động vào Tử Cung huyệt

Để đảm bảo tính an toàn cũng như đạt được hiệu quả cao nhất trong trị bệnh, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Do huyệt nằm ở vị trí xương ức nên cần thận trọng khi điều trị cho trẻ nhỏ, vì phần xương của trẻ còn mềm.
  • Nên tìm đến cơ sở y tế có chuyên môn để xác định chính xác tình trạng và nguyên nhân gây bệnh. Từ đó có hướng điều trị phù hợp xem có cần châm cứu hay bấm huyệt hay không.
  • Không nên ăn quá no hoặc để bụng quá đói trước khi bấm huyệt.
  • Không dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước thời gian châm cứu, bấm huyệt từ 6 – 8 tiếng.
  • Không nên tự bấm huyệt tại nhà vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.
  • Trước khi bấm huyệt nên nghỉ ngơi, thư giãn để hơi thở được ổn định.
  • Nên bấm huyệt theo liệu trình cụ thể của các chuyên gia để có hiệu quả nhất, đồng thời không nên quá lạm dụng vì có thế gây phản ứng ngược.
Châm cứu là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi chữa trị
Châm cứu là kỹ thuật đòi hỏi bác sĩ có tay nghề cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn khi chữa trị

Bài viết trên đây đã giải đáp hiểu lầm của nhiều người về huyệt Tử Cung. Khi nắm rõ được công dụng và cách tác động của huyệt đạo này sẽ giúp bạn có phương pháp cải thiện sức khỏe một cách hiệu quả.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...