Bài Thuốc Từ Cây Xương Rồng Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Dễ Áp Dụng
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bài thuốc từ cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm được nhiều người áp dụng bởi có độ an toàn và chi phí thấp. Tuy nhiên, mẹo chữa này chỉ phù hợp với trường hợp ở mức độ nhẹ đến trung bình, chưa xuất hiện biến chứng yếu liệt chi.
Tác dụng cây xương rồng trong chữa thoát vị đĩa đệm
Cây xương rồng là loài thực vật sinh trưởng và phát triển tốt tại các vùng đất khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Do có sức sống bền bỉ nên loại cây này thường được trồng để làm cây cảnh, hàng rào. Ít ai biết, xương rồng còn có tác dụng trong chữa bệnh thoát vị đĩa đệm.
Theo kinh nghiệm dân gian, cây xương rồng có tính hàn, vị đắng, tác dụng tiêu thũng, thông tiện và sát trùng. Tuy nhiên, mủ loài cây này có độc tính nên không được sử dụng phổ biến như lá lốt, ngải cứu, dây đau xương. Xương rồng chủ yếu được dùng trong bài thuốc đắp chữa thoát vị đĩa đệm, thoái hoá cột sống, đau vai gáy, thoái hoá khớp,…
Một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, chất nhầy trong cây xương rồng có chứa heterosid flavonic có tác dụng giúp giảm đau, tiêu viêm nhẹ. Hiện nay, tác dụng chữa bệnh thoát vị đĩa đệm của vị thuốc này vẫn chưa được khoa học nghiên cứu cụ thể. Tuy nhiên, nhiều người bệnh sau khi áp dụng các bài thuốc từ xương rồng đều nhận thấy cơn đau thuyên giảm.
Theo tài liệu y học cổ truyền, bài thuốc uống và chườm đắp từ cây xương rồng có tác dụng tiêu viêm, giảm đau nhức xương khớp và tê mỏi đáng kể. Do đó, người bệnh thoát vị đĩa đệm có thể áp dụng biện pháp này để kiểm soát cơn đau cũng như một số triệu chứng đi kèm bên cạnh sử dụng thuốc Tây.
5 Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây xương rồng hiệu quả
Do có chứa độc tính nên kinh nghiệm dùng xương rồng thường hạn chế hơn so với các vị thuốc khác như lá lốt, ngải cứu, gừng,… Nếu đang có ý định áp dụng cách chữa này, người bệnh có thể tham khảo 5 mẹo chữa sau:
1. Bài thuốc sắc từ xương rồng bà chữa bệnh lý
Xương rồng bà hay xương rồng bà có gai là loại xương rồng có gai nhỏ, lá dẹt và không độc. Không sử dụng các loại xương rồng có độc (xương rồng ba khía) để làm thuốc chữa thoát vị đĩa đệm. Theo kinh nghiệm dân gian, xương rồng bà có vị đắng, tính mát, không chứa độc, công dụng chỉ thống, tiêu thũng, hoạt huyết và tán ứ.
Một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, hoạt chất chống oxy hóa flavonoid trong thảo dược có thể giúp cải thiện tình trạng sưng viêm, đau nhức ở đĩa đệm bị thoát vị. Áp dụng bài thuốc uống từ xương rồng bà đều đặn có thể làm dịu cơn đau, hỗ trợ phục hồi tổn thương ở cột sống.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 30 – 50 lá xương rồng bà, rửa sạch, cắt bỏ gai, thái nhỏ rồi để ráo
- Đem dược liệu phơi khô, sao vàng hạ thổ rồi bảo quản trong lọ kín để dùng dần
- Mỗi lần lấy khoảng 1 nắm dược liệu đem sắc lấy nước uống, chia lượng nước sắc được thành nhiều lần và uống hết trong ngày
- Áp dụng đều đặn trong vòng 15 ngày rồi kết thúc liệu trình, có thể ngưng 1 tháng và lặp lại liệu trình nếu cần thiết.
2. Chườm đắp xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Thực tế, nhiều người bệnh e ngại khi dùng các bài thuốc uống từ xương rồng vì độ an toàn và hiệu quả chưa được công nhận trên phương diện khoa học. Thay vào đó, nhiều người lựa chọn bài thuốc đắp từ thảo dược để cải thiện triệu chứng đau nhức và giảm thiểu tác dụng không mong muốn khi dùng bài thuốc uống.
Theo đó, xương rồng thường được thái nhỏ, sao với muối biển để đắp lên vùng bị đau nhức. Hoặc có thể dùng lá xương rồng bà nướng rồi đắp lên vùng bị thoát vị. Ngoài tác dụng chữa thoát vị đĩa đệm, bài thuốc này còn mang lại hiệu quả giảm đau mỏi vai gáy, chấn thương, té ngã hoặc đau do thay đổi thời tiết.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cách 1: Chuẩn bị xương rồng bà, cắt bỏ gai, rửa sạch. Sau đó đem đi nướng trên bếp than hoặc áp chảo cho nóng rồi chườm lên chỗ bị đau nhức (lót thêm khăn để tránh bị bỏng) để giúp giảm tê bì, đau nhức cột sống.
- Cách 2: Dùng xương rồng ba khía, cắt bỏ gai, rửa sạch rồi giã nát. Sau đó cho dược liệu vào chảo cùng với muối và sao nóng. Cho tất cả vào túi vải rồi chườm lên vùng lưng bị đau nhức từ 15 – 20 phút.
Theo kinh nghiệm dân gian, người bệnh nên áp dụng bài thuốc chườm đắp vào buổi tối trước khi ngủ và buổi sáng sớm để hạn chế tình trạng tê cứng cột sống.
3. Kết hợp cây xương rồng, ngải cứu và dây tơ hồng chữa bệnh
Để tăng hiệu quả giảm đau nhức, tê cứng khớp do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra, nhân dân còn kết hợp cây xương rồng với ngải cứu và dây tơ hồng. Các dược liệu này đều có tính ấm, công dụng hoạt huyết, dưỡng cơ, kiện cốt, chỉ thống. Vì vậy, do với bài thuốc dùng độc vị xương rồng thì bài thuốc kết hợp nhiều thảo dược mang lại hiệu quả cao hơn.
Áp dụng bài thuốc này đều đặn 2 lần/ ngày có thể cải thiện cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra, ổn định cấu trúc cột sống, cải thiện tình trạng tê cứng cột sống và một số triệu chứng xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép. Ngoài ra, bài thuốc này còn có công dụng trong chữa trị chứng đau lưng do chấn thương, té ngã dẫn đến tụ máu.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị ngải cứu, dây tơ hồng, xương rồng bà (có thể dùng thêm vị thuốc cúc tần nếu có)
- Các dược liệu mang đi rửa sạch, thái nhỏ, để ráo rồi đem đi sao nóng
- Sau đó, cho tất cả dược liệu vào túi vải sạch và đắp lên vị trí bị đau nhức
- Chườm đắp từ 15 – 20 phút và nên thực hiện từ 2 – 3 lần/ ngày để cảm nhận bệnh lý cải thiện.
4. Xương rồng sao giấm chữa thoát vị đĩa đệm
Ngoài việc cân bằng hương vị của món ăn, giấm còn được dùng trong nhiều bài thuốc chườm đắp của thoát vị đĩa đệm. Giấm có vị chua, tính ấm, đắng, tác dụng giảm đau, tiêu hạch, giảm sưng tấy, làm lành vết thương. Việc kết hợp dược liệu này với cây xương rồng có thể giúp làm dịu cơn đau nhức do bệnh lý gây ra.
Bên cạnh đó, giấm còn được dùng kết hợp với ngải cứu và lá lốt trong các bài thuốc đắp giảm đau nhức xương khớp. Mẹo chữa từ giấm và xương rồng có cách thực hiện khá an toàn, đơn giản và phù hợp với nhiều đối tượng.
Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị xương rồng bà, cắt bỏ gai, đem đi rửa sạch và để ráo
- Kế đến dùng chày giã nát rồi cho vào chảo cùng với giấm
- Đến khi dược liệu nóng, se lại thì tắt bếp
- Cho hỗn hợp vào túi vải rồi chườm đắp lên vị trí bị đau nhức
- Nên chườm từ 15 – 20 phút, có thể sao lại và chườm thêm 2 – 3 lần
5. Bổ sung các món ăn từ xương rồng
Xương rồng tai nhỏ không chứa độc tính nên thường được dùng để làm thực phẩm. Những món ăn từ xương rồng không chỉ tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm mà còn cung cấp các khoáng chất, chất xơ, vitamin và chất chống oxy hóa cho cơ thể. Hơn nữa, loại xương rồng tai thỏ cũng được khoa học chứng minh có tác dụng giảm cholesterol, ổn định đường huyết, kháng viêm, cải thiện tình trạng đau nhức xương khớp.
Vì vậy, bên cạnh các bài thuốc uống, chườm đắp từ cây xương rồng, người bệnh có thể bổ sung một số món ăn từ vị thuốc này để hỗ trợ quá trình điều trị, phục hồi và nâng cao sức khoẻ tổng thể.
Một số món ăn từ xương rồng tai thỏ hỗ trợ điều trị bệnh lý:
- Canh xương rồng cá lóc: Chuẩn bị 1 con cá lóc 300g và vài lá xương rồng tai thỏ tươi. Cá sơ chế sạch và ướp gia vị. Xương rồng sau khi cắt bỏ gai, rửa sạch thì cắt thành miếng vừa ăn. Sau đó, đem xương rồng luộc sơ để làm giảm độ nhờn. Cho 1 ít dầu vào nồi, phi hành, xào cà chua rồi cho cá vào đảo sơ đến khi săn lại. Đổ 1 tô nước đầy đun sôi, cho xương rồng vào rồi nêm gia vị vừa ăn, đợi sôi thêm lần nữa rồi tắt bếp và dùng khi còn nóng.
- Xương rồng xào: Xương rồng tai thỏ sau khi rửa sạch thì để ráo nước, cắt miếng nhỏ vừa ăn. Sau đó đem trụng sơ với nước sôi để loại bỏ chất nhầy rồi đem đi xào với hành, cà chua, nêm gia vị vừa ăn và tắt bếp. Dùng ăn khi nóng, có thể ăn với cơm.
- Xương rồng luộc: Đây là món ăn đơn giản, dễ thực hiện và rất tốt cho sức khỏe. Để thực hiện món ăn này, bạn cần chuẩn bị 5 lá xương rồng tai thỏ. Đem cắt bỏ gai, rửa sạch rồi cắt thành từng miếng vừa ăn. Sau đó, mang đi luộc như bình thường, dùng ăn với cơm.
Chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xương rồng hiệu quả không?
Bài thuốc từ cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm có nguồn gốc từ dân gian và được nhiều người bệnh áp dụng. Mẹo chữa này tận dụng dược tính chống viêm, giảm đau, tiêu thũng có trong thảo dược tự nhiên để cải thiện cơn đau nhức và một số triệu chứng do bệnh thoát vị đĩa đệm gây ra.
So với thuốc tân dược, các bài thuốc chữa từ xương rồng và một số thảo dược tự nhiên được đánh giá có độ an toàn, lành tính cao và phù hợp với nhiều đối tượng và độ tuổi khác nhau.
Tuy nhiên trên thực tế, hiệu quả của biện pháp này vẫn chưa được kiểm chứng trên cơ sở khoa học. Do đó, người bệnh tránh tình trạng phụ thuộc vào các bài thuốc chữa dân gian. Hơn nữa, tác dụng của mẹo chữa này còn phụ thuộc nhiều vào cơ địa, mức độ bệnh lý và tình trạng sức khoẻ của từng người.
Thực tế nhận thấy, bài thuốc từ xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm chỉ mang lại hiệu quả đối với cơn đau ở mức độ nhẹ đến trung bình, bệnh vừa mới khởi phát và chưa xuất hiện biến chứng nặng nề.
Hiệu quả của phương pháp này chỉ có tác dụng tạm thời nên người bệnh cần kết hợp chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt lành mạnh để giúp phục hồi tổn thương ở đĩa đệm và kiểm soát tiến triển của bệnh.
Một số lưu ý khi dùng xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm
Các bài thuốc từ xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm chỉ được lưu truyền và áp dụng trong phạm vi nhân dân. Do đó, trước khi áp dụng cách chữa này, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Tránh lạm dụng các mẹo chữa bệnh từ xương rồng và các thảo dược tự nhiên khác. Trường hợp cần thiết, người bệnh cần kết hợp với biện pháp y tế để giúp kiểm soát triệu chứng, tiến triển của bệnh hiệu quả.
- Khi sử dụng xương rồng, tránh để mủ dính vào miệng, mắt, đặc biệt là xương rồng ba khía (xương rồng ông).
- Không thực hiện các bài thuốc đắp nếu vùng bị đau nhức có vết hở, viêm nhiễm, lở loét hoặc phồng rộp.
- Thực tế có nhiều người bị dị ứng với xương rồng. Nếu nhận thấy các biểu hiện như phát ban, nổi mề đay, ngứa ngáy da, bạn cần ngưng áp dụng và tìm gặp bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng trên kéo dài hơn 2 tiếng đồng hồ.
- Thoát vị đĩa đệm có tính chất mãn tính và hầu như không thể điều trị dứt điểm. Để kiểm soát tiến triển của bệnh, người bệnh cần kết hợp chế độ ăn uống, tập luyện thường xuyên, thay đổi các thói quen xấu,…
Bài viết đã tổng hợp các bài thuốc từ cây xương rồng chữa thoát vị đĩa đệm đơn giản, dễ thực hiện. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện các bài thuốc từ thảo dược này.
Xem Thêm:
- 8 Cách Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Bằng Ngải Cứu Giúp Giảm Đau
- Cây Mần Ri Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm Có Thực Sự Hiệu Quả?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!