Viêm Khớp Cổ Tay

Viêm khớp cổ tay là căn bệnh phổ biến mà bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải. Bệnh gây đau nhức, khó chịu ở cổ tay, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng vận động mà còn làm giảm chất lượng cuộc sống của người mắc bệnh. Vậy nguyên nhân gây bệnh do đâu và có những cách điều trị nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu dưới bài viết sau. 

Viêm khớp cổ tay
Viêm khớp cổ tay là tình trạng dây chằng, mô sụn, màng bao hoạt dịch, đầu xương, dây thần kinh…cấu thành khớp cổ tay bị tổn thương

Viêm khớp cổ tay là gì?

Tay là bộ phận rất quan trọng đối với con người vì hầu hết các hoạt động mà chúng ta thực hiện hằng ngày đều liên quan đến bàn tay. Cũng chính vì vậy mà bộ phận này rất dễ bị tổn thương dẫn đến viêm khớp cổ tay.

Đây là tình trạng dây chằng, mô sụn, màng bao hoạt dịch, đầu xương, dây thần kinh...cấu thành khớp cổ tay bị tổn thương. Tình trạng này tác động lên cổ tay, kích thích phản ứng viêm và gây ra đau nhức, tê cứng cổ tay, sưng nóng khó chịu...

Các chuyên gia cho biết viêm khớp cổ tay khác với nhiều loại viêm khớp khác vì khớp này có kích thước nhỏ, chỉ có chức năng vận động thông thường chứ không có vai trò nâng đỡ cơ thể. Chính vì vậy, chỉ cần phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng bệnh, phục hồi chức năng khớp.

Nguyên nhân viêm khớp cổ tay

Có rất nhiều nguyên nhân gây viêm khớp cổ tay, trong đó gồm 2 nguyên nhân chính là do chịu tác động ngoại lực mạnh, các bệnh lý hoặc các yếu tố nguy cơ. Cụ thể như sau:

1. Chấn thương

Chấn thương do tai nạn giao thông, tai nạn lao động... là những nguyên nhân hàng đầu gây viêm khớp cổ tay của hầu hết các trường hợp chẳng may mắc bệnh. Việc khớp cổ tay chịu nhiều tác động cơ học mạnh quá mức cho phép có thể gây nứt xương, đứt dây chằng, bong gân cũng như tổn thương các mô mềm xung quanh khớp.

Bên cạnh đó, việc thực hiện các hoạt động lặp đi lặp lại liên tục như gõ máy tính, đánh bóng tennis, lái xe... cũng có thể khiến khớp cổ tay bị áp lực, lâu ngày dẫn đến chấn thương, từ đó xuất hiện tình trạng viêm đau.

2. Nguyên nhân bệnh lý

Trong nhiều trường hợp, tình trạng viêm khớp cổ tay được xem là triệu chứng của một số bệnh lý xương khớp như:

  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một trong những dạng viêm khớp có tính chất hệ thống, xảy ra khi hệ miễn dịch tạo ra kháng thể tấn công ngược lại các tế bào mô khớp khỏe mạnh, từ đó gây tổn thương khớp ngón, cổ tay. Bệnh này không chỉ gây sưng đau khớp, tê bì mà còn làm giảm khả năng vận động.
  • Hội chứng ống cổ tay: Bệnh lý này thường xuất hiện ở cổ tay, bàn tay. Bệnh xảy ra do các dây thần kinh giữa bị chèn ép, chịu áp lực quá mức trong thời gian dài khiến cổ tay sưng tấy, đau nhức, tê bì... Bệnh thường xuất hiện là do hệ quả của việc thực hiện các hoạt động như đánh máy tính, may, vẽ, viết hoặc bước vào giai đoạn tiền mãn kinh, mang thai, thừa cân béo phì...
  • Thoái hóa khớp: Việc sưng viêm khớp cổ tay cũng là một trong những biểu hiện của thoái hóa khớp sớm. Đây là bệnh lý viêm khớp mãn tính chủ yếu xuất hiện ở người cao tuổi, người trung niên bước vào giai đoạn lão hóa. Khi mắc bệnh lý này, xương khớp của người bệnh có xu hướng bị bào mòn, xơ hóa, tiêu hủy và giảm độ đàn hồi. Kèm theo đó là một số triệu chứng như sưng viêm, đau nhức, khô khớp, phát ra âm thanh lục cục...

Viêm khớp cổ tay
Cổ tay hoạt động quá mức, chịu áp lực dẫn đến tổn thương và hình thành một số bệnh lý xương khớp mãn tính

  • Viêm khớp vảy nến: Đây là một trong những thể phổ biến của bệnh vảy nến. Bệnh này không chỉ gây ra những tổn thương ngoài da mà còn khiến mô sụn khớp bị sưng viêm, đau nhức, tê cứng và gặp khó khăn trong việc vận động.
  • Bệnh gout: Gout là một dạng viêm khớp phổ biến xảy ra do hàm lượng acid uric tăng cao. Lượng acid uric này dư thừa quá nhiều tích tụ trong huyết tương, làm lắng đọng các tinh thể muối urat. Tình trạng này thường xảy ra chủ yếu ở khớp bàn chân, khớp bàn tay, cổ tay... So với các bệnh viêm khớp khác, các triệu chứng gout thường nặng hơn, đau nhức sưng viêm và phù nề nghiêm trọng.

3. Các yếu tố nguy cơ

Bên cạnh việc chấn thương và các bệnh lý xương khớp thường gặp, người bệnh cũng có thể dễ dàng mắc bệnh viêm khớp cổ tay nếu gặp phải các yếu tố nguy cơ như:

  • Tính chất công việc: Những người làm công việc bắt buộc phải dùng sức ở cổ tay, lặp đi lặp lại thường xuyên một động tác sẽ làm tăng nguy cơ bị đau nhức khó chịu. Lâu dài khiến khớp bị áp lực, căng cứng dẫn đến tổn thương nặng, chấn thương và bị viêm.
  • Do di truyền: Theo nghiên cứu nếu trong gia đình có thành viên từng có tiền sử mắc một số bệnh lý xương khớp thì nguy cơ viêm đau cổ tay sẽ dễ mắc bệnh hơn những đối tượng bình thường khác.
  • Do môi trường sống, thời tiết: Thời tiết chuyển lạnh, môi trường sống kém lành mạnh khiến cơ thể dễ bị suy giảm sức đề kháng đột ngột cũng có thể gây tổn thương đến khớp cổ tay. Điển hình với một số triệu chứng như sưng viêm, đau nhức, tê cứng...

Triệu chứng viêm khớp cổ tay

Các triệu chứng bệnh viêm khớp cổ tay rất đa dạng, nhiều mức độ từ nhẹ đến nặng phụ thuộc vào loại viêm khớp.

Viêm khớp cổ tay nhẹ

Những người bị viêm khớp nhẹ thường có các triệu chứng nhẹ, thậm chí mơ hồ khiến người bệnh khó mô tả chính xác cho bác sĩ. Cụ thể nó chỉ là cảm giác hơi khó chịu và bất thường phát ra từ sâu trong cổ tay khi thực hiện các động tác đơn giản như xoay nắm cửa, vặn nắp bình nước, đánh cầu lông...

Đặc biệt những người bị đau nhức khớp cổ tay thường bộc phát nặng hơn so vào buổi sáng. Sau khi được nghỉ ngơi, thư giãn sẽ giúp cơ khớp dễ chịu hơn, hoạt động thoải mái nhưng lại đau nhức lại vào ban đêm.

Viêm khớp mức độ vừa

Ở mức độ vừa phải bạn cũng sẽ chỉ cảm nhận những triệu chứng trung bình, không quá nặng. Tuy nhiên, kèm theo đó là gây hạn chế khả năng vận động, việc thực hiện các công việc hằng ngày trở nên khó khăn hơn, thậm chí khi nghỉ ngơi vẫn cảm thấy đau. Các triệu chứng của bệnh viêm khớp cổ tay cũng trở nên rõ ràng hơn và hình chụp X - quang có thể thấy được khoảng trống bên trong khớp.

Viêm khớp cổ tay
Đau nhức là triệu chứng điển hình của bệnh viêm khớp cổ tay với 3 mức độ khác nhau nhẹ, trung bình và nặng

Viêm khớp nặng

Những người mắc bệnh viêm khớp nặng chắc chắn sẽ kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng. Lúc này, bạn gần như sẽ không thể thực hiện các hoạt động dùng sức hoặc trong hầu hết mọi vận động liên quan đến cổ tay. Cơn đau thường kéo dài, diễn ra liên tục ngay cả khi để cổ tay thư giãn nghỉ ngơi. Trong đó, có nhiều trường hợp còn gây biến chứng cổ tay nguy hiểm.

Ngoài những mức độ đau nhức vừa kể trên, người bệnh viêm khớp cổ tay cũng thường kèm theo một vài triệu chứng toàn thân như:

  • Khớp phát ra âm thanh lục cục khi vận động.
  • Vùng da bao quanh khớp bị sưng tấy, ửng đỏ, sờ vào có cảm giác ấm nóng.
  • Ngứa râm ran và tê bì khớp.
  • Một vài trường hợp còn bị sốt cao, mệt mỏi, ớn lạnh
  • ...

Viêm khớp cổ tay có phải là căn bệnh nguy hiểm không?

Hầu hết các trường hợp bị viêm khớp cổ tay là do khớp tại bộ phận này chịu lực tác động mạnh hoặc áp lực trong thời gian dài. Với những trường hợp này chỉ cần dành thời gian nghỉ ngơi, vận động khớp tay nhẹ nhàng với các bài tập trị liệu sẽ giúp cắt nhanh cơn đau và phục hồi chức năng khớp trong thời gian ngắn.

Tuy nhiên, với những người mắc bệnh do các bệnh lý xương khớp mãn tính thì bệnh được xem là mối đe dọa lớn đối chức năng cổ tay và sức khỏe của bạn. Nếu không được thăm khám, điều trị kịp thời và đúng cách khiến bệnh tiến triển ngày càng nặng, hình thành gai xương, chèn ép lên dây thần kinh khiến cơ khớp cổ tay yếu dần đi, thậm chí bị liệt vĩnh viễn.

Không những vậy, với những người mắc phải các bệnh lý xương khớp có tính chất hệ thống như viêm khớp vảy nến, viêm khớp dạng thấp hay gout thì những tổn thương không chỉ dừng ở khớp mà còn gây tổn thương cho da cùng các cơ quan nội tạng, bộ phận trên cơ thể.

Phòng ngừa viêm khớp cổ tay bằng cách nào?

Theo lời khuyên của các chuyên gia, việc chủ động phòng ngừa từ sớm sẽ giúp giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc bệnh hoặc nếu mắc bệnh sẽ không quá nặng. Việc phòng ngừa cũng không quá khó khăn, chỉ cần thực hiện với các mẹo đơn giản sau đây:

Viêm khớp cổ tay
Massage thư giãn khớp cổ tay sau thời gian dài làm việc để giúp khớp được thả lỏng, linh hoạt, phòng tránh mắc bệnh

  • Hình thành thói quen tập luyện thể thao, vận động lành mạnh khoa học vừa giúp tăng cường sức đề kháng vừa nâng cao sức khỏe xương khớp.
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ chất dinh dưỡng như canxi, vitamin D... ưu tiên các loại thực phẩm tốt cho xương khớp như trứng, sữa, cá, các loại đậu, hạt, ngũ cốc dinh dưỡng...
  • Từ bỏ những thói quen xấu như bẻ khớp ngón tay hay rút ngón răng rắc... Vì những động tác này càng ngày càng khiến cho khớp ngón tay nhanh bị thoái hóa hơn, làm tăng nguy cơ viêm khớp nặng.
  • Những người thường xuyên phải sử dụng lực ở cổ tay để làm việc nên thường xuyên massage, xoa bóp cho khớp được nghỉ ngơi , thư giãn để phục hồi chức năng, giảm áp lực, phòng tránh được bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về căn bệnh viêm khớp cổ tay mà bạn nên nắm rõ bao gồm nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị. Khuyến nghị của bác sĩ là người bệnh cần sớm phát hiện những bất thường và thăm khám, chẩn đoán để có hướng điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc (Tradimec) Trao Tặng Bằng Khen Cho Lương Y Đỗ Minh Tuấn “Đạt Thành Tích Xuất Sắc Nghiên Cứu Phát Triển Các Đề Tài Thuốc Nam Giai Đoạn 2020 – 2024” 

Vừa qua, ngày 21/12/2024, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân tộc (Tradimec) đã trao tặng...
Chuyên gia Đỗ Minh Đường

Điểm Sáng Ghi Dấu Giúp Đỗ Minh Đường Đứng Vững Trong Suốt 155 Năm Qua

Trải qua 155 năm thăng trầm, Nhà thuốc Đỗ Minh Đường đã vững vàng vượt...
viện y dược cổ truyền dân tộc

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc: Tổng Kết Hoạt Động 2024, Định Hướng Phát Triển Năm 2025

Tháng cuối năm, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã thực hiện tổng kết...