Mẹ Bầu Bị Ho Có Đờm: Chăm Sóc Đúng Cách Và Điều Trị An Toàn

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mẹ bầu bị ho có đờm khiến nhiều người lo lắng. Tình trạng này có thể là triệu chứng cảnh báo các bệnh lý hô hấp. Tuy nhiên do đang mang thai nên cần thận trọng, bà bầu không nên tự ý sử dụng thuốc tân dược bữa bãi. Thay vào đó có thể áp dụng các biện pháp chữa trị từ thảo dược thiên nhiên, lành tính cho mẹ và bé.

Mẹ bầu bị ho có đờm do đâu?

Ho có đờm là một trong những triệu chứng thường gặp khi bạn mắc phải các vấn đề tại đường hô hấp. Cơn ho kèm theo đờm nhớt ứ đọng bên trong giúp làm thông thoáng đường thở. Tình trạng này có thể xuất hiện ở nhiều đối tượng, trong đó có bà bầu.

Bà bầu bị ho có đờm đặc do đâu?
Nhiều yếu tố tác động khiến mẹ bầu bị ho có đờm

Tuy nhiên khi nhận thấy mẹ bầu bị ho có đờm khiến nhiều người không khỏi hoang mang, lo lắng. Các triệu chứng thường là khó chịu ở cổ họng, nặng ngực, mới khởi phát ho khan, sau đó chuyển thành ho có đờm, dịch đặc vướng cổ họng, ho ra thấy dịch màu trắng, xanh hoặc vàng (tiến triển nặng).

Bên cạnh đó, hơi thở, đờm cũng có mùi hôi đặc trưng. Thai phụ kèm theo sốt cao và các hiện tượng bất thường khác như nôn, chảy nước mũi, mệt mỏi, khó thở, chán ăn,… Tuy nhiên bà bầu không nên quá lo lắng vì đa số trường hợp ho có đờm đặc trong giai đoạn mang thai có thể điều trị khỏi sau 7 – 10 ngày.

Mặc dù vậy, một số trường hợp không kiểm soát, cơn ho kéo dài có nguy cơ gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của mẹ mà còn gây hại cho sự phát triển của thai nhi. Vậy, nguyên nhân vì sao lại khiến mẹ bầu bị ho có đờm?

Theo các chuyên gia, để điều trị dứt điểm cần tìm ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Trong giai đoạn mang thai, cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về sinh lý. Đây là yếu tố có thể tác động, tạo điều kiện cho tác nhân gây bệnh xâm nhập, gây viêm nhiễm đường hô hấp.

Dưới đây là các yếu tố được xem là nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ho có đờm đặc ở bà bầu. Chị em nên tìm hiểu để sớm có biện pháp can thiệp phù hợp, phòng tránh rủi ro cho sức khỏe mẹ và bé:

Do ảnh hưởng nội tiết tố

Nội tiết tố của phụ nữ có nhiều thay đổi trong quá trình mang thai. Chính vì điều này làm ảnh hưởng hệ miễn dịch hoạt động kém hơn, tạo cơ hội cho các tác nhân từ bên ngoài xâm nhập gây hại sức khỏe tổng thể nói chung và hệ hô hấp nói riêng.

Bà bầu bị ho có đờm đặc do đâu?
Cơn ho xuất hiện do sự thay đổi trong nội tiết tố của phụ nữ khi mang thai

Đồng thời, việc sản sinh nhiều estrogen trong cơ thể phụ nữ khi mang thai làm cho dịch đờm tích tụ nhiều hơn tại đường hô hấp. Lâu dần, dịch khiến quá trình lưu thông không khí trở nên khó khăn hơn. Điều này là lý do khiến cho mẹ bầu bị ho có đờm kèm theo triệu chứng khó thở, đau họng,…

Suy giảm hệ miễn dịch

Như đã đề cập, cơ thể phụ nữ khi mang thai có nhiều thay đổi về sinh lý. Trong đó, hormone tiết ra không ổn định có thể là nguyên nhân khiến cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm hơn so với giai đoạn chưa mang thai.

Do đó, khi gặp phải tác nhân gây hại, cơ thể thai phụ không ngăn chặn được chúng làm sản sinh ra các vấn đề ảnh hưởng sức khỏe, chẳng hạn tại hệ hô hấp. Ngoài ra, việc suy giảm hệ miễn dịch cũng là nguyên nhân khiến cơ thể thai phụ nhạy cảm hơn. Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường cũng có thể tác động khiến cơn ho xuất hiện đột ngột hoặc kéo dài.

Dị ứng khiến mẹ bầu bị ho có đờm

Ngoài các nguyên nhân kể trên, mẹ bầu bị ho có đờm có thể do cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng. Chính vì thế, khi tiếp xúc với yếu tố không phù hợp như thực phẩm, khói thuốc lá, lông chó mèo, phấn hoa,… làm bùng phát phản ứng quá mẫn.

Trong đó, triệu chứng ho có đờm rất thường thấy. Điều này cho thấy hệ miễn dịch của thai phụ hoạt động mạnh mẽ, việc sản sinh quá nhiều histamin là nguyên nhân gây phản ứng dị ứng ở các cơ quan trong cơ thể. Và hệ hô hấp không ngoại lệ, tại đây có khả năng hình thành các phản ứng như ho, ngứa rát cổ họng, tăng tiết dịch đờm,…

Các bệnh lý về đường hô hấp

Tình trạng ho có đờm ở bà bầu cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý về viêm nhiễm đường hô hấp như bệnh viêm họng, viêm phế quản, phổi hoặc viêm xoang mũi,… Khi đó, cơ thể bà bầu sẽ kèm theo các triệu chứng đặc trưng của mỗi bệnh lý.

Bà bầu bị ho có đờm đặc do đâu?
Các bệnh lý về đường hô hấp là nguyên nhân khiến bà bầu có các cơn ho có đờm khó chịu

Trường hợp ho do bệnh nên sớm phát hiện và kiểm soát để giảm thiểu rủi ro gặp biến chứng nguy hại sức khỏe. Do đó, thai phụ nên theo dõi các triệu chứng của cơ thể, nếu ho có đờm và nhiều triệu chứng khó chịu khác xảy ra thường xuyên nên chủ động đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều trị sớm.

Mẹ bầu bị ho có đờm ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Mẹ bầu bị ho có đờm có ảnh hưởng đến thai nhi không? Đây là thắc mắc nhiều chị em quan tâm. Theo đó, trong quá trình mang thai, chị em phụ nữ có thể gặp phải nhiều vấn đề về sức khỏe. Việc ho có đờm đặc là tình trạng khá phổ biến, có thể điều trị khỏi hoàn toàn từ 7 – 10 ngày với phương pháp phù hợp.

Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên lưu ý, việc ho có đờm diễn ra trong thời gian dài, thường xuyên có thể dẫn đến các cơn cơ thắt tại đường hô hấp. Điều này khiến cho chị em gặp khó khăn khi thở, nuốt thức ăn,… Lâu dần làm cho cơ thể suy nhược, mất ngủ, không nạp đủ dưỡng chất cho cơ thể và thai nhi.

Đặc biệt, trường hợp nghiêm trọng hơn, cơn ho có thể gây ảnh hưởng khiến tử cung co thắt bất thường. Bà bầu có nguy cơ bị động thai, xảy thai hoặc sinh non. Không những thế, vi khuẩn, virus gây hại trong dịch đờm có thể xâm nhập sâu, gây nhiễm trùng, ảnh hưởng xấu đến thai kỳ.

Bà bầu bị ho có đờm đặc ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Mẹ bầu bị ho có đờm ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?

Do đó, chuyên gia khuyến cáo bà bầu khi bị ho có đờm đặc nên tìm hiểu nguyên nhân gây ho. Đồng thời chủ động thăm khám, điều trị để phòng tránh các rủi ro. Không nên tự ý mua thuốc và sử dụng thuốc Tây y trong giai đoạn mang thai để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.

Các biện pháp trị ho có đờm đặc an toàn cho bà bầu

Việc sử dụng thuốc Tây y trong giai đoạn mang thai thường không được khuyến khích do dược tính của thuốc có nguy cơ gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, mẹ bầu bị ho có đờm thường ưu tiên áp dụng các mẹo chữa dân gian để khắc phục triệu chứng tại nhà.

Tuy nhiên nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe, chuyên gia khuyến khích chị em nên thăm khám và nhận tư vấn điều trị từ bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn. Dưới đây là các biện pháp giúp giảm ho cho bà bầu được áp dụng hiện nay:

Áp dụng các biện pháp dân gian

Việc áp dụng các phương pháp dân gian giúp giảm ho có đờm đặc cho bà bầu được ưu tiên lựa chọn. Do các nguyên liệu được sử dụng đa phần đều là thảo dược thiên nhiên lành tính, an toàn cho thai phụ và thai nhi. Tham khảo một vài cách sau đây:

Tắc chưng mật ong trị ho cho bà bầu:

Tắc là loại quả quen thuộc được sử dụng trong nhiều bài thuốc chữa ho, trị viêm họng, viêm amidan,… Sử dụng tắc chưng mật ong cho bà bầu giúp giảm triệu chứng ho có đờm, làm loãng dịch giúp việc tống chúng ra khỏi đường hô hấp dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, hai nguyên liệu này chứa nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho cơ thể. Bổ sung lượng vừa đủ giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch, thúc đẩy tổn thương niêm mạc phục hồi nhanh chóng và hiệu quả hơn. Cách làm như sau:

Các biện pháp trị ho có đờm đặc an toàn cho bà bầu
Chưng tắc đường phèn là mẹo dân gian trị ho có thể áp dụng cho bà bầu
  • Bạn chuẩn bị 4 – 5 quả tắc vỏ xanh, chín, rửa sạch rồi cắt làm đôi.
  • Cho mật ong và tắc vào trong chén, tiến hành chưng cách thủy trong khoảng 20 phút.
  • Lấy ra và ăn mỗi ngày 2 – 3 lần, kiên trì áp dụng đến khi cơn ho thuyên giảm.

Trà bạc hà giảm ho cho thai phụ:

Bạc hà the mát giúp thông cổ, làm dịu cảm giác khó chịu cho bà bầu an toàn. Sử dụng lá bạc hà tươi pha trà trị ho là cách dân gian được nhiều người áp dụng. Theo đó, chị em có thể tham khảo theo cách sau:

  • Sử dụng khoảng 10 lá bạc hà tươi, ngâm rửa thận trọng để loại bỏ hết vi khuẩn, bụi bẩn.
  • Sau đó vò nhẹ, cho vào trong ly, đổ nước sôi và hãm khoảng 15 phút.
  • Bà bầu có thể thêm một ít mật ong hoặc đường để tạo độ ngọt dễ uống. Uống mỗi ngày giúp giảm ho hiệu quả.

Ăn tỏi nướng trị ho có đờm cho bà bầu:

Tỏi chứa các hoạt chất kháng sinh tự nhiên, do đó từ xưa loại nguyên liệu này đã có mặt trong nhiều bài thuốc hỗ trợ trị bệnh. Dùng tỏi trị ho đờm đặc cho bà bầu cũng là phương pháp quen thuộc, cách làm đơn giản như sau:

  • Sử dụng khoảng 2 củ tỏi, rửa sạch rồi nướng chín trên lửa than.
  • Sau đó bóc bỏ lớp vỏ bên ngoài, lấy phần nhân tỏi chín bên trong để ăn.
  • Dùng trong khoảng 3 – 5 ngày, mỗi ngày ăn 1 lần vào buổi sáng để chữa ho có đờm.

Áp dụng biện pháp dân gian giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu cho bà bầu, đặc biệt là giảm ho có đờm đặc mức độ nhẹ. Trường hợp ho kèm theo các hiện tượng bất thường khác, bà bầu nên kết hợp thăm khám kiểm tra y tế để có biện pháp can thiệp phù hợp, giảm nguy cơ gặp phải biến chứng.

Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng

Bên cạnh việc áp dụng các mẹo chữa dân gian, bà bầu nên chú ý điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để góp phần kiểm soát bệnh tốt nhất. Theo đó, trong quá trình chữa ho có đờm, chị em nên kiêng ăn một số thực phẩm không phù hợp và tăng cường bổ sung các thực phẩm có lợi cho sức khỏe.

Các biện pháp trị ho có đờm đặc an toàn cho bà bầu
Kết hợp chữa ho bằng mẹo dân gian và điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp cho thai phụ

Kiêng ăn những món có tình hàn, nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn. Ngoài ra, để giảm nguy cơ dị ứng khiến tình trạng ho nghiêm trọng hơn. Chị em nên hạn chế ăn các loại hải sản có mùi tanh, tôm cua, cá,… Đồng thời nên hạn chế các gia vị cay nóng.

Bổ sung cho cơ thể những món ăn mềm, dễ nuốt, nấu từ rau củ quả phù hợp. Ăn nhiều loại rau, trái cây chứa vitamin, tuy nhiên không nên ăn nhiều cam, quýt, chanh. Bên cạnh đó chị em nên uống nhiều nước, có thể xen kẻ nước ép trái cây tươi để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ

Sử dụng thuốc tân dược trị ho mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên đối với thai phụ, việc sử dụng thuốc trong thời gian mang thai cần đặc biệt thận trọng. Bà bầu được khuyến cáo không tự ý mua và dùng thuốc khi chưa được bác sĩ chỉ định.

Do một số thuốc Tây có khả năng gây ra các tác dụng phụ làm ảnh hưởng sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Nghiêm trọng hơn nếu dùng thuốc bừa bãi có khả năng khiến thai nhi bị dị tật từ trong bụng mẹ, chậm phát triển thể chất và trí tuệ.

Chính vì thế, chuyên gia cảnh báo thai phụ chỉ nên dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị các bệnh lý về đường hô hấp. Điều này nhằm đảm bảo an toàn cho thai phụ và sức khỏe của em bé. Tuân thủ theo chỉ định, khi gặp phải bất kỳ dấu hiệu bất thường nào trong thời gian điều trị nên thông báo để được hỗ trợ xử lý sớm.

Biện pháp phòng ngừa ho có đờm cho bà bầu

Mẹ bầu bị ho có đờm mặc dù là vấn đề thường gặp, tuy nhiên chị em không nên chủ quan. Cần xác định nguyên nhân gây ho và có hướng giải quyết phù hợp để sớm phục hồi sức khỏe và phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Biện pháp phòng ngừa ho có đờm cho bà bầu
Chủ động phòng tránh các vấn đề về hô hấp cho bà bầu

Ngoài ra, việc chủ động phòng ngừa các bệnh lý hô hấp cho bà bầu cũng được chuyên gia khuyến khích. Một số lưu ý khi mang thai dành cho bà bầu để bảo vệ sức khỏe và phòng ngừa ho có đờm đặc, cũng như nhiều vấn đề khác:

  • Vệ sinh sạch sẽ răng miệng hàng ngày, dùng nước muối pha loãng để khò họng và súc miệng. Cách làm này nhằm ngăn chặn nguy cơ vi khuẩn, virus lưu trú làm phát sinh các bệnh lý viêm nhiễm đường hô hấp.
  • Giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt là những khi thời tiết thay đổi thất thường, trời chuyển lạnh. Các khu vực như cổ, lòng bàn tay, bàn chân, ngực, gáy,… Sử dụng áo ấm, chăn bông, đeo vớ chân khi ngủ. Ngoài ra chị em có thể sử dụng tinh dầu khuynh diệp massage làm ấm bàn chân để tránh bị nhiễm lạnh.
  • Xây dựng chế độ ăn uống đảm bảo đầy đủ dưỡng chất cần thiết trong quá trình mang thai. Nên cân bằng dinh dưỡng, ăn đa dạng món ăn, thực phẩm. Kiêng những món cay nóng, đồ lạnh, thực phẩm có khả năng gây dị ứng,…
  • Ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, không nên làm việc quá sức. Bà bầu nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, hạn chế làm việc nặng, có thể vận động nhẹ, tập thể dục phù hợp để có một thai kỳ khỏe mạnh.
  • Khám thai định kỳ để theo dõi sức khỏe của mẹ và bé. Chị em tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi. Các biện pháp chữa bệnh dân gian cũng nên thận trọng chọn lựa biện pháp phù hợp. Tốt hơn hết nên tham khảo ý kiến bác sĩ, người có chuyên môn để bảo vệ an toàn sức khỏe của hai mẹ con.

Trên đây là những thông tin về vấn đề mẹ bầu bị ho có đờm, bạn đọc có thể tham khảo. Mặc dù là tình trạng thường gặp, tuy nhiên bà bầu không nên chủ quan. Nhất là khi nhận thấy cơn ho xuất hiện thường xuyên, mức độ nặng nên chủ động thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...