Vảy Nến Da Đầu Có Lây Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Vảy nến da đầu có lây không? Đây là câu hỏi nhận được nhiều lượt quan tâm từ người bệnh và cả những người xung quanh. Theo chuyên gia, chứng bệnh này hình thành chủ yếu liên quan đến gen di truyền, hệ thống tự miễn của cơ thể và một vài tác nhân bên ngoài. Do không có sự hiện diện của virus nên bệnh không lây nhiễm cho người xung quanh. Tuy nhiên vảy nến da đầu có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái và lan rộng trên da cơ thể.
Tổng quan về chứng vảy nến da đầu
Vảy nến là một trong những bệnh lý da liễu mãn tính, có thể tái phát nhiều lần nếu gặp điều kiện thuận lợi. Bệnh gây bong tróc da, khô sần và dày sừng nhiều vùng da trên cơ thể. Trong đó, da đầu cũng là khu vực dễ bị vảy nến. Các mảng vảy nến có các kích thước khác nhau, màu sắc phân biệt rõ với các vùng da bình thường.
Nguyên nhân gây vảy nến da đầu cũng tương tự như các dạng vảy nến thông thường khác. Các yếu tố thúc đẩy bùng phát vảy nến có liên quan đến gen bệnh, tổn thương cơ học hoặc rối loạn hoạt động của hệ thống tự miễn,…Cụ thể như sau:
- Yếu tố di truyền: Theo nghiên cứu tìm thấy nhiễm sắc thể số 6 trong cơ thể người có liên quan đến bệnh vảy nến. Điều này cho thấy, người bệnh có thể bị di truyền chứng bệnh này từ người thân trong gia đình, tỷ lệ cao nhất là từ bố và mẹ. Không những thế, trường hợp thành viên trong gia đình mắc viêm da tiếp xúc, viêm da cơ địa hay những bệnh lý da liễu liên quan đến bộ nhiễm sắc thể này đều làm tăng nguy cơ bùng phát vảy nến ở thế hệ con cái.
- Rối loạn tự miễn: Hệ miễn dịch trong cơ thể người bệnh bị rối loạn khiến chúng không phân biệt được đâu là tế bào lành, đâu là tác nhân gây hại. Điều này khiến chúng tấn công lẫn nhau và gây nên tình trạng tự miễn. Tức là sinh ra các phản ứng dị ứng chống lại dị nguyên vô tình gây ra tổn thương trên da. Đây là nguyên nhân gây bệnh da liễu phổ biến, trong đó có chứng vảy nến da đầu.
- Tác động khác: Ngoài hai nguyên nhân chủ yếu kể trên, một số tác động cơ học từ bên ngoài có thể làm bùng phát vảy nến như dùng dầu gội đầu không phù hợp, trầy xước da đầu do cào gãi tạo điều kiện cho hại khuẩn xâm nhập, tác hại của thuốc trị bệnh, tiếp xúc với nắng mặt trời trong thời gian dài,…Hoặc do sự rối loạn nội tiết tố, rối loạn chuyển hóa da, chuyển hóa đường đạm,…từ bên trong khiến bệnh vảy nến có điều kiện bùng phát dữ dội.
Việc xác định yếu tố gây bệnh góp phần quan trọng trong công tác định hướng điều trị cho bệnh nhân. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả chẩn đoán, mức độ vảy nến da đầu để đưa ra biện pháp can thiệp phù hợp. Thông thường người bệnh sẽ được tư vấn dùng thuốc điều trị, kết hợp dầu gội đầu trị vảy nến da đầu và các phương pháp chăm sóc tại nhà khác để kiểm soát và phòng chống lan rộng chứng bệnh này.
Người bị vảy nến da đầu có lây không?
Như bạn đã thấy, mặc dù nguyên nhân gây bệnh vảy nến cho đến hiện nay vẫn chưa thể xác định chính xác. Tuy nhiên, các yếu tố nguy cơ chính liên quan đến gen, rối loạn miễn dịch, rối loạn chuyển hóa tế bào thượng bì và các tác nhân cơ học khác,…làm phát sinh các tổn thương trên da.
Trường hợp vảy nến da đầu thống kê có đến hơn 50% số bệnh nhân gặp phải. Bệnh không đe dọa tính mạng nhưng lại gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong sinh hoạt, công việc và sức khỏe. Nhất là hiện tượng da đầu xuất hiện nhiều mảng bong tróc, sần sùi, làm rụng tóc, hói,…khiến nhiều người tự ti về ngoại hình, ngại ngùng khi giao tiếp với người xung quanh.
Bên cạnh các vấn đề về cách chữa trị, nhiều người cũng đặt ra thắc mắc: “Vảy nến da đầu có lây không?”. Đây có thể nói là câu hỏi không chỉ có người bệnh quan tâm mà có cả những người bình thường xung quanh. Tuy nhiên, các chuyên gia lý giải rằng đây hoàn toàn không phải là chứng bệnh truyền nhiễm. Trên thực tế vảy nến da đầu nói riêng và vảy nến nói chung là bệnh tự miễn mãn tính.
Qua nghiên cứu xem xét các yếu tố gây bệnh không có sự xuất hiện của virus truyền nhiễm. Chính vì thế, ngay cả khi bạn tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, vô tình chạm vào da bị vảy nến hay sử dụng đồ dùng với bệnh nhân cũng không nhiễm phải chứng bệnh này. Các tổn thương chỉ có khả năng lan rộng trên chính vùng da của người bệnh, không lan sang người bình thường.
Tuy nhiên, như đã đề cập, bệnh liên quan đến gen nên khả năng di truyền cao. Nếu cả bố và mẹ đều mắc vảy nến, khả năng con cái sinh ra mang gen bệnh và bùng phát vảy nến lên đến hơn 40%. Ngoài ra, do có tính chất dai dẳng, chưa có biện pháp điều trị dứt điểm nên khi gặp điều kiện thuận lợi, vảy nến da đầu sẽ tái phát và tiếp tục gây hại cho cuộc sống người bệnh.
Do đó bạn nên lưu ý vấn đề điều trị kết hợp chăm sóc phòng tái phát bệnh. Trường hợp không kiểm soát đúng phương pháp, da bị vảy nến bị viêm nhiễm có thể tăng tốc độ lan rộng tổn thương từ da đầu xuống khu vực trán, cổ, vùng da sau gáy,…thậm chí là toàn thân. Tình huống này có thể kéo theo các vấn đề khác, ảnh hưởng đến tâm lý và sức khỏe của người bệnh.
Biện pháp phòng ngừa lan rộng vảy nến da đầu
Hiện nay, các biện pháp điều trị vảy nến da đầu chỉ mang tính chất tương đối, tạm thời kiểm soát triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Thực tế chứng bệnh này vẫn có khả năng tái đi tái lại và đeo bám người bệnh đến suốt cuộc đời. Tuy nhiên nếu điều trị bằng biện pháp phù hợp, kết hợp chăm sóc tốt sẽ là yếu tố then chốt làm giảm thiểu nguy cơ tái phát bệnh.
Theo đó, dựa trên mức độ vảy nến da đầu mà bạn đang gặp phải, các chuyên gia, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp. Với các đối tượng mới khởi phát bệnh, người bệnh có thể điều trị bằng biện pháp dân gian từ thảo dược thiên nhiên để giảm triệu chứng, phòng nguy cơ vảy nến phát triển. Những bệnh nhân bị vảy nến nặng hơn sẽ phải can thiệp điều trị y tế chuyên sâu.
Bên cạnh tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của người có chuyên môn, bạn đọc cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây để kiểm soát bệnh và phòng tránh tái phát vảy nến hiệu quả hơn:
- Dành thời gian thư giãn, để cơ thể được nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, stress ảnh hưởng đến thần kinh. Ngoài ra, bạn có thể tham gia luyện tập thể dục, thể thao nâng cao sức đề kháng, ổn định hoạt động của hệ thống miễn dịch.
- Gội đầu bằng sản phẩm nhẹ dịu, phù hợp, tránh dùng sản phẩm chứa hóa chất tẩy mạnh dễ gây kích ứng nguy hiểm. Ưu tiên những sản phẩm được chiết xuất từ nguyên liệu thiên nhiên. Về phần tìm mua và sử dụng dầu gội trị vảy nến bạn có thể thông qua thăm khám nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
- Trong quá trình gội đầu nên massage nhẹ nhàng, tuy nhiên không dùng móng tay cào gãi, chỉ sử dụng phần thịt ở đầu ngón tay để bảo vệ da đầu, tránh tổn thương khiến tình trạng viêm nhiễm nghiêm trọng hơn.
- Kết hợp chăm sóc bên ngoài và ăn uống bồi bổ sức khỏe bên trong. Tránh ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, chiên xào, đồ ăn nhanh chứa nhiều chất bảo quản,…Tránh xa khói thuốc lá, hạn chế sử dụng thức uống có cồn, các chất kích thích gây hại cho sức khỏe.
- Tránh tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, giữ da đầu khô thoáng, không nên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá lâu.
- Bảo vệ sức khỏe tránh các bệnh lý nhiễm trùng ảnh hưởng làm bùng phát vảy nến da đầu đợt tiếp theo. Chẳng hạn như bệnh viêm amidan, viêm họng hay thanh quản,…
- Duy trì cân nặng hợp lý, ngủ đủ giấc, thăm khám định kỳ kiểm tra sức khỏe tổng thể. Nếu nhận thấy dấu hiệu bệnh tái phát bạn nên can thiệp điều trị sớm để phòng ngừa các vấn đề không mong muốn.
Hy vọng qua bài viết bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Vảy nến da đầu có lây không?”. Theo chuyên gia đây là bệnh lý tự miễn, mãn tính không lây lan giữa người và người. Tuy nhiên, các tổn thương trên da có thể lan rộng và tái phát nhiều lần nên cần được điều trị và chăm sóc tốt theo hướng dẫn của bác sĩ hoặc người có chuyên môn.
Xem Thêm:
- Vảy Nến Thể Mủ: Triệu Chứng Nhận Biết Và Cách Điều Trị
- Bệnh Vảy Nến Có Lây Không? Có Di Truyền Không?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!