Viêm Đau Khớp Gối Nên Ăn Gì?

Thực phẩm nên ăn

  • Rau xanh: Rau xanh giúp giảm viêm và sưng ở khớp gối. Chúng cũng có chất chống oxy hóa và ngăn chặn sự phát triển của viêm.
  • Trái cây giàu chất chống oxy hóa: Trái cây cung cấp vitamin và chất xơ, giúp cải thiện miễn dịch và giảm mệt mỏi do bệnh lý gây ra. Chúng cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp giảm cơn đau và sưng viêm.
  • Thực phẩm giàu Omega 3: Cá thu, cá hồi, tinh dầu ô liu, quả bơ, hạt hạnh nhân, óc chó... cung cấp Omega 3, giúp tái tạo và phục hồi tổn thương ở mô sụn, giảm đau khi vận động và hạn chế phản ứng viêm.
  • Thực phẩm bổ sung chất nhờn cho ổ khớp: Rau mồng tơi, quả bơ, đậu bắp, yến mạch có khả năng kích thích sản xuất chất nhờn ở khớp, giúp cải thiện tình trạng đau nhức và tê cứng khi vận động.
  • Uống đủ nước: Uống đủ nước hàng ngày không chỉ thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn hỗ trợ điều trị viêm đau khớp gối.

Thực phẩm cần kiêng:

  • Thực phẩm chứa nhiều đạm (protein): Thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu và kích thích viêm.
  • Thức ăn chế biến sẵn: Thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp thường chứa chất béo cao và các chất bảo quản, có thể làm tăng nguy cơ viêm.
  • Cà phê và nước ngọt có gas: Caffeine trong cà phê có thể làm giảm hấp thụ canxi và thực phẩm có gas có thể dẫn đến thừa cân và phá huỷ mô sụn.
  • Thức uống chứa cồn: Bia, rượu có thể làm tăng axit uric và ảnh hưởng đến hấp thụ canxi.
  • Thức ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,...): Các gia vị này có thể kích thích phản ứng viêm và tăng đau nhức ở khớp gối.

Viêm đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?” là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Bởi chế độ dinh dưỡng khoa học, lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm đau nhức, sưng viêm, nóng rát khớp gối, đồng thời hỗ trợ tái tạo sụn khớp bị tổn thương. Bên cạnh đó, ăn uống hợp lý còn giúp tăng cường sức khoẻ tổng thể ở người bị viêm đau khớp gối.

Tổng quan bệnh đau khớp gối

Khớp gối là bộ phận có cấu trúc phức tạp, hoạt động dựa trên sự phối hợp của dây chằng, gân, cơ, sụn khớp và bao khớp. Khi tình trạng đau khớp gối xảy ra tức là khớp gối bị tổn thương, viêm ngay tại vị trí tiếp giáp, liên kết giữa 3 xương chính là xương bánh chè, xương đùi và xương ống chân - bộ phận quan trọng giúp nâng đỡ cơ thể.

Các thống kê số liệu cho thấy, tình trạng đau khớp gối xảy ra chủ yếu ở nhóm đối tượng trung niên và người cao tuổi. Tình trạng này xảy ra do quá trình thoái hóa, bào mòn gây thô ráp lớp sụn khớp bên trong khớp dẫn đến các khớp xương cọ xát vào nhau gây ra sưng viêm, đau nhức và gây cản trở khả năng vận động.

Trên thực tế, đau khớp gối chỉ là một trong rất nhiều dấu hiệu nhận biết của một số bệnh lý xương khớp thông thường hoặc nguy hiểm. Chính vi vậy, người bệnh cần phát hiện sớm và có phương hướng điều trị kịp thời để phòng ngừa biến chứng, nhẹ thì đau nhức kéo dài, đi lại khó khăn, còn nặng thì biến chứng dạng khớp, teo cơ, liệt cơ bại liệt vĩnh viễn.

Các chuyên gia cho biết có 2 nhóm nguyên chính gây ra đau khớp gối gồm:

Nguyên nhân bệnh lý

1. Chấn thương khớp gối

Đầu gối là bộ phận rất dễ gặp phải một số chấn thương như:

Đau khớp gối
Chấn thương do té ngã, tai nạn, chơi thể thao quá sức... dễ khiến cho khớp gối bị tổn thương và đau nhức dai dẳng

  • Gãy xương: Có rất nhiều nguyên nhân làm gãy xương như nứt gãy xương bánh chè khi gặp tai nạn, va chạm té ngã. Ngoài ra, những người có hệ xương yếu, loãng xương... cũng rất dễ bị gãy xương nếu đi lại, vận động sai tư thế.
  • Trật xương khớp gối: Đây là tình trạng xương bánh chè trong khớp gối bị lệch ra khỏi vị trí ban đầu, dẫn đến tổn thương và gây đau khớp gối.
  • Viêm gân bánh chè: Tình trạng viêm gân xảy ra do sự kích thích gây viêm ở một hoặc nhiều sợi gân bên trong khớp gối và gây ra triệu chứng đau nhức khó chịu. Chấn thương này thường xảy ra ở những người vận động tập luyện thể thao quá sức như đi xe đạp, chạy bộ, nhảy xa, nhảy cao...
  • Bong gân: Đây là tình trạng giãn dây chằng hoặc tổn thương một vài bó sợi nhưng không hoàn toàn làm đứt dây chằng. Một vài triệu chứng điển hình khi bị bong gân như đau khớp gối, bầm tím và ấm nóng quanh khớp.
  • Tổn thương sụn chêm: Thực hiện xoay khớp gối quá đột ngột hoặc mang vác vật nặng quá sức chịu đựng của khớp gối sẽ làm rách sụn chêm, gây đau nhức và sưng viêm dữ dội. Trong một vài trường hợp, các mảnh sụn rách có thể lọt vào giữa khe khớp hay còn được gọi là hiện tượng kẹt khớp. Tình trạng bệnh lý này cần được điều trị và bắt buộc phẫu thuật nội soi cắt bỏ phần sụn chêm càng sớm càng tốt.
  • Viêm bao hoạt dịch gối: Bao hoạt dịch là bộ phận chứa chất lỏng, nằm đệm bên ngoài khớp gối, hỗ trợ sự hoạt động trơn tru của gân và dây chằng. Một số chấn thương đầu gối khiến cho bao hoạt dịch bị viêm nhiễm, gây cứng khớp và đau đau khớp gối.
  • Bệnh Osgood - Schlatter: Đây là bệnh viêm lồi củ trước xương chày, xảy ra khi xương khớp và các phần khác bên trong đầu gối thay đổi do sự pát triển của cơ thể. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do tập thể dục quá sức gây kích thích đến mỏm củ xương chày nằm bên dưới đầu gối. Sự tổn thương này là nguyên nhân gây đau khớp gối, chủ yếu xảy ra ở trẻ em hoặc thanh thiếu niên đang trong độ tuổi dậy thì.

2. Viêm khớp gối

Viêm khớp gối là tình trạng xảy ra do sự tổn thương các bộ phận trong khớp gối. Lúc này, phần xương sụn trơn bị bào mòn, xù xì và thô ráp, dẫn đến các khớp xương cọ xát liên tục vào nhay gây đau nhức và khó khăn trong việc vận động. Có nhiều dạng viêm khớp khác nhau gây ảnh hưởng đến khớp gối, trong đó phổ biến nhất là:

  • Thoái hóa khớp gối: Tình trạng thoái hóa chủ yếu xảy ra ở nhóm người trung niên, cao tuổi do sự bào mòn tự nhiên của sụn bên trong đầu gối. Người bệnh bắt đầu phải chịu đựng những cơn đau lúc dữ dội, lúc âm ỉ khó kiểm soát và tăng dần theo thời gian.
  • Viêm khớp dạng thấp: Đây là một trong những dạng viêm khớp gây đau khớp gối phổ biến. Khi gặp phải bệnh lý này, hệ thống miễn dịch tự nhiên của cơ thể sẽ tấn công ngược lại các khớp, sụn xương trong cơ thể, bao gồm cả khớp gối gây ra đau khớp gối, sưng đỏ, nóng ấm quanh khớp.
  • Viêm khớp nhiễm khuẩn: Nhiễm khuẩn cũng là một trong những nguyên nhân gây ra đau khớp gối phổ biến. Bệnh lý này rất nguy hiểm và cần được điều trị kịp thời, tránh gây tổn thương phần sụn trong gối để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm.

Đau khớp gối
Viêm khớp là một trong những dạng bệnh lý xương khớp phổ biến đặc trưng bởi triệu chứng đau khớp gối

3. Bệnh gout

Gout là bệnh lý xương khớp phổ biến với tỷ lệ mắc cao, đặc biệt xảy ra ở nam giới trong độ tuổi trung niên. Gout là kết quả của quá trình tích tụ và lắng đọng các tinh thể acid uric bên trong các khớp, trong đó có khớp gối. Lúc này, các tinh thể siêu nhỏ nằm lại bên trong các mô mềm của khớp gây đau khớp gối kèm theo sưng đỏ, nóng rát, thậm chí người bệnh không thể đi lại bình thường được trong suốt thời gian mắc bệnh.

4. Đầu gối bị hoại tử vô mạch

Hoại tử vô mạch ở đầu gối là tình trạng các mô xương sụn bên trong chết đi do thiếu máu. Một số triệu chứng khi gặp phải tình trạng bệnh lý này như đau nhức dữ dội, sưng viêm khớp gối... khi đi lại, gập duỗi, uốn cong đầu gối. Tình trạng này thường không tự nhiên xảy ra mà thường xuất hiện sau một chấn thương nào đó hoặc bị loãng xương.

5. Chứng bàn chân bẹt

Bàn chân bẹt là tình trạng lòng bàn chân phẳng rất dễ gây ra sự căng thẳng cho các dây chằng bên trong đầu gối. Tình trạng này làm cho khớp gối bị lệch và tăng nguy cơ thoái hoá, dẫn đến đau nhức, sưng nóng khó chịu.

6. Ung thư xương

Đây là loại ung thư có sự liên kết giữa 3 nhóm tế bào là tế bào sụn, tế bào xương và tế bào liên kết mô mềm. Vị trí thường gặp nhất là ở xương đùi và đầu trên của xương cánh tay, xương chày, đầu dưới của xương quay... Các triệu chứng của ung thư xương thường không rõ ràng ngay từ ban đầu nên rất khó phát hiện bệnh, tuy nhiên nếu để ý bạn sẽ nhận thấy sự thay đổi về sức khỏe xương khớp, dễ bị tê bì, đau nhức kèm theo sự yếu dần đi của xương.

Một số yếu tố nguy cơ khác

Bên cạnh các nguyên nhân bệnh lý vừa kể trên, sự xuất hiện của tình trạng đau khớp gối còn thể liên quan đến một vài yếu tố nguy cơ khác như:

  • Thừa cân béo phì: Trọng lượng cơ thể càng lớn càng tạo áp lực nhiều, dễ gây ra đau khớp gối, lâu dần dẫn đến các bệnh lý xương khớp nguy hiểm. Đặc biệt, nếu cơ thể đã mắc sẵn các bệnh lý xương khớp thì tình trạng thừa cân béo phì sẽ càng làm cho tình trạng này nặng thêm.
  • Thói quen sống kém khoa học: Những người có thói quen sinh hoạt kém khoa học như thiếu ngủ, thức khuya trong thời gian dài, nghiện sử dụng các chất kích thích (rượu bia, cà phê...), lười vận động, ăn uống thiếu chất... càng làm tăng nguy cơ bị đau khớp gối cùng nhiều bệnh lý viêm khớp khác.

Đau khớp gối chỉ là một trong những triệu chứng điển hình khi khớp gối bị tổn thương. Và để sớm nhận biết sự bất thường của khớp và điều trị kịp thời, người bệnh cũng cần chú ý quan sát một số triệu chứng đi kèm khác như:

Đau khớp gối
Đau khớp gối kèm theo sưng đỏ, nóng rát, hạn chế vận động... là những triệu chứng điển hình dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường

  • Cơn đau nhức khớp gối xảy ra đột ngột, đặc biệt khi người bệnh vận động mạnh và giảm bớt khi nghỉ ngơi.
  • Sự tích tụ dịch lỏng bị viêm nhiễm bên trong khớp khiến cho vùng da xung quanh bị sưng phồng lên, chạm vào có cảm giác ấm nóng.
  • Tê bì chân do dây thần kinh chèn ép khiến lực chân yếu dần đi.
  • Căng cơ, cứng khớp gối, đặc biệt vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy, khó co hay duỗi thẳng chân.
  • Khớp gối đau nhức nghiêm trọng có thể gây biến dạng khớp, đầu gối bị hóp vào bên trong.
  • Ngoài ra, một số triệu chứng đi kèm khác như bàn chân tái nhợt, sờ vào thấy lạnh, mệt mỏi, uể oải, có dấu hiệu suy nhược...

Khi phát hiện các triệu chứng này, đặc biệt khi những cơn đau khớp gối bùng phát mạnh, gây ảnh hưởng đến hoạt động, sinh hoạt hằng ngày, làm giảm chất lượng cuộc sống và đe dọa đến khả năng đi lại, người bệnh cần đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Người bị viêm đau khớp gối nên ăn gì?

Viêm đau khớp gối là một trong những bệnh xương khớp phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý đặc trưng bởi tình trạng sưng tấy, đau nhức khớp, sưng tấy ở vị trí nối giữa xương bánh chè, xương ống chân và xương đòn đùi. Viêm khớp gối nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.

Viêm đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?
"Viêm đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?" là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm


Hiện nay, không có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh viêm đau khớp gối. Theo đó, các loại thuốc Tây được chỉ định để làm giảm triệu chứng viêm, ngăn ngừa bệnh lý tiến triển và bảo tồn sụn khớp. Do đó, bên cạnh tuân thủ các biện pháp y tế, bác sĩ chuyên khoa cũng khuyến khích người bệnh kết hợp lối sống khoa học, lành mạnh, nhất là chế độ ăn uống để hỗ trợ quá trình điều trị đạt kết quả tốt nhất.
Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc xây dựng chế độ ăn uống có tác dụng hỗ trợ cải thiện sức khỏe, phục hồi tổn thương ở mô sụn và làm giảm hiện tượng viêm đỏ, đau nhức. Ngoài ra, ăn uống điều độ còn giúp tăng khả năng chống chịu cơn đau của cơ thể, đồng thời làm chậm quá trình ăn mòn các mô sụn.
Dưới đây là một số thực phẩm người bị viêm đau khớp gối nên bổ sung thường xuyên:

1. Các loại rau xanh tốt cho người viêm đau khớp gối

Rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm lành mạnh và cần thiết đối với cơ thể. Không chỉ giúp điều hoà nhu động ruột, thúc đẩy hoạt động tiêu hoá, các loại rau xanh còn hỗ trợ làm giảm sưng viêm, nóng đỏ ở khớp gối đáng kể.
Ngoài ra, các chất chống oxy hoá trong rau xanh còn mang lại hiệu quả trong việc ức chế các gốc tự do, ngăn ngừa sản sinh cytokine - thành phần trung gian ở phản ứng viêm ở người bị viêm khớp gối nói riêng và viêm khớp dạng thấp nói chung. Đồng thời hạn chế giải phóng các enzyme làm hư hại sụn như elastase, collagenase, stromelysin.

Các loại rau xanh tốt cho người viêm đau khớp gối
Rau xanh được biết đến là nhóm thực phẩm lành mạnh và cần thiết đối với cơ thể và hệ thống xương khớp

Bên cạnh đó, việc bổ sung các loại rau xanh vào chế độ ăn hàng ngày còn giúp kiểm soát cân nặng, ngăn ngừa tình trạng thừa cân - béo phì, tăng cường khả năng miễn dịch. Do đó, người bị viêm khớp gối nên ăn nhiều rau xanh tốt cho sức khỏe xương khớp như rau bina, bắp cải, rau mồng tơi, cải xoăn, rau cải,...

2. Trái cây giàu chất chống oxy hoá

Ngoài rau xanh, các loại trái cây cũng là nhóm thực phẩm được bác sĩ khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày của người bị viêm đau khớp gối. Thực phẩm chứa hàm lượng vitamin, chất xơ dồi dào giúp thúc đẩy quá trình trao đổi chất, cải thiện miễn dịch, giảm mệt mỏi do bệnh lý gây ra.
Bên cạnh đó, các loại trái cây còn chứa hàm lượng chất chống oxy hoá dồi dào như flavonoid, anthocyanin, quercetin, pylophenol, EGCG,… Các chất này có khả năng tiêu trừ các gốc tự do, bảo vệ tế bào, đồng thời ngăn ngừa phản ứng viêm. Do đó, việc bổ sung các loại trái cây vào thực đơn có thể làm giảm cơn đau nhức, sưng đỏ, nóng rát do viêm khớp gối gây ra.
Theo đó, người bệnh có thể ăn một số loại trái cây giàu chất chống oxy hoá như bưởi, quýt, cam, quả anh đào, mâm xôi, dâu tây, việt quất, lê, thanh long, táo,...

3. Nhóm thực phẩm giàu Omega 3

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các loại thực phẩm chứa Omega 3 dồi dào không chỉ tốt cho não bộ, tim mạch mà còn mang nhiều lợi ích đối với xương khớp. Do đó, nhóm thực phẩm này thường được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị viêm đau khớp gối, loãng xương, thoái hoá khớp,...
Omega 3 là axit béo lành mạnh có nhiều trong một số loại thực phẩm như cá thu, cá hồi, tinh dầu ô liu, quả bơ, hạt hạnh nhân, óc chó,... Thành phần này có tác dụng tái tạo, phục hồi tổn thương ở mô sụn, kích thích màng bao hoạt dịch sản sinh chất nhầy, nhờ đó làm giảm tình trạng đau nhức khi vận động, di chuyển, cứng khớp,...

Nhóm thực phẩm giàu Omega 3 
Nhóm thực phẩm chứa Omega 3 dồi dào không chỉ tốt cho não bộ, tim mạch mà còn mang nhiều lợi ích đối với xương khớp

Hơn nữa, việc bổ sung các thực phẩm giàu Omega 3 thường xuyên còn hạn chế phản ứng viêm ở ổ khớp. Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, loại axit báo này có thể ức chế tổng hợp TNF-alpha và IL-1 (thành phần trung gian gây viêm). Ngoài ra, tiêu thụ 3 bữa cá giàu Omega 3/ tuần còn có khả năng điều chỉnh phản ứng miễn dịch, giảm đau nhức ổ khớp, đồng thời làm chậm quá trình của bệnh viêm khớp gối.

4. Một số thực phẩm giúp bổ sung chất nhờn cho ổ khớp

Các triệu chứng viêm khớp gối thường có xu hướng tấn công vào sụn khớp, màng bao hoạt dịch. Chính vì vậy, hoạt động sản xuất dịch nhờn ở ổ khớp có thể bị gián đoạn, từ đó gây ra tình trạng đau nhức, sưng viêm nghiêm trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh thường được khuyến khích bổ sung các thực phẩm có khả năng kích thích màng bao hoạt dịch để sản xuất ra chất nhờn như:

  • Rau mồng tơi: Không chỉ cung cấp chất xơ và vitamin, rau mồng tơi còn chứa dịch nhờn tự nhiên. Nếu bổ sung loại rau này vào chế độ ăn thường xuyên có thể kích thích ổ khớp sản sinh dịch nhờn, cải thiện tình trạng đau nhức, tê cứng khi vận động. Ngoài ra, rau mồng tơi còn có tác dụng ngăn ngừa táo bón, hỗ trợ hoạt động tiêu hoá và một số vấn đề về đường ruột.
  • Quả bơ: Các axit béo và vitamin E có trong quả bơ giúp tái tạo, phục hồi dịch nhờn ở bên trong ổ khớp. Ngoài ra, trong loại quả này còn chứa các thành phần dinh dưỡng, cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể. Mỗi tuần tiêu thụ quả bơ từ 2 - 3 lần có thể làm giảm tình trạng cứng khớp gối và đau nhức rõ rệt.
  • Đậu bắp: Cũng giống như mồng tơi, đậu bắp là một trong những loại thực phẩm được khuyến khích bổ sung vào chế độ ăn của người bị viêm đau khớp gối. Không chỉ chứa các khoáng chất, chất xơ, vitamin, đậu bắp còn cung cấp lượng dịch nhờn tự nhiên. Việc bổ sung các món ăn từ đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện lượng dịch nhờn ở ổ khớp, từ đó hạn chế tình trạng đau nhức, tê cứng khớp, nóng rát khi vận động.
  • Yến mạch: Trong một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, các chất chống oxy hoá có trong yến mạch như axit ferulic, avenanthramides,... có thể tiêu trừ các gốc tự do, ổn định sản sinh dịch nhờn và tái tạo mô sụn. Bên cạnh đó, các hợp chất thực vật trong loại ngũ cốc này còn có khả năng làm chậm tiến triển của một số bệnh tự miễn (viêm khớp dạng thấp, bệnh vảy nến,...), đồng thời giúp bình thường hoá phản ứng miễn dịch.

5. Người bị viêm đau khớp gối cần uống đủ nước

Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt, cân bằng điện giải, thúc đẩy quá trình trao đổi chất mà còn hỗ trợ điều trị viêm đau khớp gối diễn ra tốt hơn. Các nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, người uống dưới 1 lít/ ngày thường xuất hiện các biểu hiện như viêm đỏ khớp, sưng nóng, tê cứng ở mức độ nặng hơn so với người uống đủ từ 2 - 2.5 lít nước/ ngày.

Người bị viêm đau khớp gối cần uống đủ nước
Uống đủ nước mỗi ngày không chỉ giúp thanh nhiệt, cân bằng điện giải mà còn hỗ trợ điều trị viêm đau khớp gối

Do đó, trong thời gian điều trị bệnh, bạn cần đảm bảo cung cấp đủ lượng nước mỗi ngày cho cơ thể. Ngoài nước lọc, người bệnh có thể dùng các loại nước ép từ trái cây, rau củ hoặc sữa hạt để cung cấp các khoáng chất, vitamin và năng lượng cho cơ thể.

Viêm đau khớp gối nên kiêng gì?

Bên cạnh các nhóm thực phẩm lành mạnh cần bổ sung vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bị viêm đau khớp gối cần kiêng cử một số thực phẩm, thức uống gây ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh, khiến các triệu chứng bệnh lý trở nên nghiêm trọng hơn. Thực tế nhận thấy, việc tiêu thụ các thực phẩm không phù hợp có thể gây kích thích phản ứng viêm, tê cứng ổ khớp, tăng mức độ nóng rát và làm hư hại mô sụn.
Do đó, người bệnh cần kiêng hoặc hạn chế một số loại thực phẩm sau:

1. Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)

Đạm (protein) là một trong những thành phần dinh dưỡng thiết yếu đối với sức khoẻ tổng thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Theo đó, đạ giúp tăng độ dẻo dai, tái cấu trúc sụn và tăng độ đàn hồi của cơ quan này. Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều đạm sẽ gây ra tình trạng dư thừa và ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh lý.
Một số loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò,... thường chứa chất béo bão hoà cao. Nếu tiêu thụ các loại thịt này hơn 3 lần/ tuần có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó kích thích phản ứng viêm và đau nhức khớp gối.

Các loại thực phẩm chứa nhiều đạm (protein)
Người bị viêm đau khớp gối nên kiêng một số loại thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như thịt đỏ, thịt cừu, thịt bò,...

Ngoài ra, việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm giàu đạm còn có thể gây thừa cân - béo phì - một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ viêm đau khớp gối. Vì vậy, người mắc bệnh viêm khớp nói chung và viêm khớp gối nói riêng nên hạn chế các loại thực phẩm chứa hàm lượng đạm cao. Thay vào đó, nên ưu tiên các nhóm thực phẩm chứa lượng đạm vừa phải như mực, cá, cua, các loại hạt, đậu,...

2. Bị viêm đau khớp gối kiêng gì? Thức ăn chế biến sẵn

Đa số các loại thức ăn chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, đồ hộp,... đều chứa hàm lượng chất béo cao, các chất bảo quản và một số thành phần tổng hợp không tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, thành phần có trong những loại thực phẩm này còn làm tăng nguy cơ kích thích phản ứng viêm, nóng rát, đau nhức khớp gối.
Bên cạnh đó, thói quen sử dụng các thức ăn chế biến sẵn còn gây thừa cân - béo phì và làm tăng tốc độ tổn thương mô sụn. Do đó, người bệnh viêm khớp gối nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm này. Thay vào đó, nên dùng các món ăn được chế biến từ nguyên liệu tươi sống để đảm bảo nguồn dinh dưỡng, năng lượng cần thiết cho cơ thể, hạn chế ảnh hưởng đến quá trình chữa trị bệnh.

3. Cà phê và nước ngọt có gas

Canxi là một trong những khoáng chất cần thiết đối với cơ thể cũng như hệ thống xương khớp. Tình trạng thiếu hụt canxi được xem là nguyên nhân phổ biến dẫn đến loãng xương, thúc đẩy quá trình thoái hoá xương khớp. Bên cạnh cung cấp các nhóm thực phẩm giàu canxi, người bị viêm đau khớp gối cần hạn chế tiêu thụ các thực phẩm, thức uống gây cản trở quá trình hấp thụ canxi của cơ thể.
Trong nước ngọt có gas và cà phê có chứa một lượng caffeine nhất định. Mặc dù thành phần này giúp não bộ hoạt động tốt hơn, tăng khả năng tập trung nhưng lại ảnh hưởng lớn đến sức khỏe xương khớp. Các nghiên cứu cho thấy, việc tiêu thụ các loại thức uống chứa caffeine có thể khiến cơ thể giảm thấp thụ, tăng đào thải canxi.

Cà phê và nước ngọt có gas
Người gặp các vấn đề xương khớp không nên dùng các loại thức uống chứa caffeine thường xuyên

Vì vậy, người gặp các vấn đề xương khớp như người bị thoái hoá khớp, người cao tuổi, viêm khớp, viêm đau khớp gối, loãng xương,... không nên dùng các loại thức uống chứa caffeine thường xuyên. Bên cạnh đó, uống quá nhiều nước ngọt có gas còn có thể dẫn đến thừa cân - béo phì và thúc đẩy quá trình phá huỷ mô sụn.

4. Thức uống chứa cồn không tốt cho người viêm khớp gối

Các loại thức uống chứa cồn (bia, rượu) có thể tác động xấu đến sức khoẻ tổng thể, nhất là hệ thống xương khớp và hệ tiêu hoá. Theo đó, lạm dụng bia rượu có thể làm tăng nồng độ axit uric trong máu, từ đó kích thích phản ứng sưng viêm, nóng rát, đau nhức.
Bên cạnh đó, các thức uống chứa cồn còn làm giảm khả năng hấp thụ các khoáng chất, vitamin có trong các loại thực phẩm. Tình trạng này kéo dài có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt dinh dưỡng, suy giảm sức khoẻ tổng thể. Để bảo vệ sức khoẻ, hạn chế ảnh hưởng đến tiến triển của bệnh viêm khớp gối, người bệnh cần kiêng các thức uống chứa cồn.

5. Thức ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,...)

Thói quen tiêu thụ các món ăn chứa nhiều gia vị như muối, đường, bột ngọt,... có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tổng thể nói chung và hệ thống xương khớp nói riêng. Cụ thể, dùng những món ăn chứa nhiều gia vị có thể gây kích thích phản ứng viêm, tăng mức độ đau nhức, tê cứng khớp gối. Ngoài ra, những loại gia vị này còn tác động xấu đến hoạt động của đường ruột, dạ dày và thận.

Thức ăn chứa nhiều gia vị (đường, muối, bột ngọt,...) 
Tiêu thụ các món ăn chứa nhiều gia vị như muối, đường, bột ngọt,... có thể ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ, bao gồm xương khớp

Một số nghiên cứu khoa học nhận thấy, dùng nhiều đường có thể là tăng lượng đường trong máu, từ đó dẫn đến rối loạn chất đạm, chất béo và tổn thương đến mạch máu, dây thần kinh xung quanh khớp gối. Đây được xem là điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình phân huỷ màng bao hoạt dịch, sụn khớp ở bệnh viêm khớp gối.

Người bị viêm đau khớp gối cần lưu ý gì trong quá trình ăn uống?

Viêm đau khớp gối là một trong những bệnh lý phổ biến và có tính chất kéo dài dai dẳng, không thể điều trị dứt điểm. Mặc dù chế độ dinh dưỡng không tác động trực tiếp đến tiến triển của bệnh lý nhưng việc xây dựng và duy trì chế độ ăn phù hợp có thể hỗ trợ quá trình điều trị, đồng thời làm giảm các triệu chứng do bệnh lý gây ra, tái tạo và phục hồi mô sụn.
Tuy nhiên, trong quá trình ăn uống người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Bổ sung các thực phẩm lành mạnh vào chế độ ăn hàng ngày, uống đủ nước và hạn chế tiêu thụ các thực phẩm, thức uống ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và xương khớp.
  • Người bệnh nên giới hạn thức ăn trong mỗi bữa ăn, tránh tình trạng ăn không đủ bữa, ăn không đúng giờ hoặc ăn uống quá mức. Việc điều chỉnh những thói quen này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ và tác động xấu đến hệ thống xương khớp.
  • Cần đa dạng các loại thực phẩm trong các bữa ăn hàng ngày để cung cấp các dưỡng chất cần thiết và nguồn năng lượng cho cơ thể. Chế độ ăn kiêng khem quá mức có thể gây suy giảm sức đề kháng, miễn dịch, sụt cân và khiến bệnh lý tiến triển nặng nề hơn.
  • Bên cạnh chế độ ăn uống lành mạnh, người bệnh cần xây dựng lối sống khoa học, tăng cường tập luyện thể dục thể thao và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để giúp kiểm soát tốt các triệu chứng viêm đau khớp gối.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc "Viêm đau khớp gối nên ăn gì, kiêng gì tốt cho bệnh?" và một số lưu ý trong quá trình ăn uống. Hy vọng thông tin trên giúp người bệnh dễ dàng trong việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp nhằm hỗ trợ việc điều trị đạt được kết quả tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
Viện thăm khám bệnh nhân đột quỵ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám Bệnh Nhân Đột Quỵ Hoàn Cảnh Khó Khăn 

Vào 19/11 vừa qua, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...