Thoái Hóa Khớp
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bệnh thoái hóa khớp với các triệu chứng khó chịu như đau đớn, nhức mỏi,… gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt của người bệnh. Trong bài viết dưới đây, chuyên gia Xương Khớp Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, triệu chứng và hướng dẫn điều trị, phòng ngừa bệnh lý này.
Thoái hóa khớp là gì? Các giai đoạn thoái hóa
Thoái hóa khớp (còn được gọi là Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis) là bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương, xương dưới sụn bị hư hại và chất lượng dịch khớp suy giảm. Cụ thể, lớp sụn khớp bị bào mòn, xù xì, thậm chí trơ đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương này cũng bị vỡ vụn, thay đổi cấu trúc.
Nguy hiểm hơn, bệnh lý này hiện nay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và đặc thù nghề nghiệp.
Bệnh thoái hóa được phân chia thành 4 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Các khớp hoạt động bình thường nhưng có thể xuất hiện gai xương nhỏ trên khớp.
- Giai đoạn 2: Sụn khớp có dấu hiệu bị bào mòn, vùng khe khớp hẹp dần nhưng bao hoạt dịch và lớp sụn này vẫn hoạt động bình thường. Người bệnh cảm giác đau khớp khi vận động do các gai xương chạm vào mô trong khớp.
- Giai đoạn 3: Sụn khớp tổn thương nghiêm trọng, khe khớp hẹp rõ rệt, có nhiều gai xương với kích thước to, các sụn khớp bị bào mòn và xương dưới sụn bị biến dạng. Đặc biệt các mô khớp viêm có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây sưng viêm (viêm bao hoạt dịch).
- Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp gần hết, kích thước gai xương rất lớn, đầu xương bị vỡ khiến người bệnh đau nhức, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể gây tàn phế.
Nguyên nhân gây thoái hóa khớp
Một số nguyên nhân chính gây tình trạng thoái hóa khớp như sau:
- Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, khả năng sản sinh tế bào sụn khớp bị suy yếu và hàm lượng Protid trong sụn giảm, khiến chất lượng sụn kém đi. Đồng thời, các khớp vận động trong thời gian dài khiến sụn tổn thương, tiêu biến, giảm ma sát gây đau và thoái hóa.
- Di truyền: Xảy ra do sự khiếm khuyết di truyền ở gen có chức năng hình thành sụn. Điều này gây tình trạng hao hụt ở sụn khớp và đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
- Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp, loãng xương, gai xương,... làm tăng nguy cơ khớp thoái hóa.
- Tính chất công việc: Với những công việc có đặc thù khuân vác nặng, ngồi nhiều, ngồi lâu,... tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm gây thoái hóa.
- Béo phì: Thừa cân béo phì sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, tăng nguy cơ thoái hóa tại khớp gối, khớp hông và cả cột sống.
- Dị tật bẩm sinh: Trường hợp mắc bệnh bẩm sinh như gù lưng, cong vẹo cột sống,... cũng khiến cấu trúc xương thay đổi và tăng nguy cơ thoái hóa.
- Nguyên nhân khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, bị chấn thương,...
Triệu chứng thoái hóa khớp
Dưới đây là các triệu chứng phổ biến mà người bị thoái hóa khớp gặp phải:
- Đau nhức: Ban đầu các cơn đau âm ỉ, thường chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, mức độ cơn đau gia tăng và kéo dài hơn.
- Khớp kêu lục cục: Khi người bệnh vận động sẽ thấy tại các khớp xuất hiện tiếng kêu lục cục hoặc nạo xạo.
- Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian không vận động.
- Triệu chứng khác: Nóng râm ran tại khớp, sưng tấy quanh khớp, teo cơ, cử động không linh hoạt, đầu gối lệch khỏi trục,...
Cách Chữa Thoái Hóa Khớp
Mẹo chăm sóc thoái hóa khớp tại nhà giúp cải thiện bệnh và giảm đau sưng:
Chườm lạnh và nóng:
- Chườm lạnh giúp giảm viêm nhiễm và đau, sưng.
- Chườm nóng cải thiện linh hoạt cơ bắp và giảm cảm giác co cứng khớp.
Massage khớp:
- Giảm đau bằng cách kích thích sản sinh endorphin.
- Tăng sự linh hoạt và giảm sưng viêm.
Tập luyện thể dục nhẹ:
- Bơi lội, đi bộ, yoga, pilates giúp cải thiện linh hoạt và mạnh mẽ cơ bắp.
- Nâng cao sức khỏe xương khớp.
Thay đổi chế độ dinh dưỡng:
- Bổ sung Omega-3, trái cây giàu vitamin C, rau xanh thẫm, protein, và duy trì cân nặng lành mạnh.
- Tránh thực phẩm nhiều muối và đường, các chất kích thích như cà phê và rượu.
Các mẹo từ Đông y:
- Sử dụng cây thuốc như thiên niên kiện, dây đau xương, đinh lăng, trinh nữ.
- Tuân thủ liều lượng và cách sử dụng đúng hướng dẫn.
Thuốc Đông y:
Sử dụng các bài thuốc Đông y chứa các dược liệu như thục địa, tang ký sinh, bạch thược, cam thảo, ngưu tất, đẳng sâm, và nhiều thành phần khác.
Lưu ý quan trọng khi áp dụng các mẹo tại nhà:
- Mẹo chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế cho điều trị chuyên sâu.
- Nếu không có cải thiện, cần tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.
- Thực hiện các biện pháp cẩn thận để tránh tác động tiêu cực đến khớp.
- Thay đổi liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
Đối với các biện pháp chữa thoái hóa khớp của Đông y, việc thảo luận với bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.
Thuốc Chữa Thoái Hóa Khớp
Thuốc chữa thoái hóa khớp như Paracetamol, Tramadol, Acetaminophen, Myonal, Ibuprofen, Meloxicam và Etoricoxib được sử dụng để giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, việc tự mua và sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một tóm tắt về các loại thuốc này:
Paracetamol:
- Liều lượng: 325-650mg/lần, không quá 4 lần trong 24 giờ.
- Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp, đau đầu, đau răng.
- Chống chỉ định: Dị ứng, suy gan, thận.
Tramadol:
- Liều lượng: Khởi đầu 25mg/ngày, tăng dần lên tùy theo thể trạng bệnh nhân.
- Chỉ định: Đau từ trung bình đến nặng.
- Chống chỉ định: Trẻ dưới 15 tuổi, mẫn cảm với Opioid.
Acetaminophen:
- Liều lượng: 650-1000mg/lần, tối đa không quá 4g/ngày.
- Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp.
- Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm, phụ nữ mang thai.
Myonal 50mg:
- Liều lượng: 3 viên/ngày.
- Chỉ định: Điều trị tăng trương lực cơ.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần.
Ibuprofen:
- Liều lượng: 400-800mg/lần, tối đa 6-8 viên/ngày.
- Chỉ định: Điều trị viêm khớp thoái hóa.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan thận.
Meloxicam:
- Liều lượng: 2 viên/ngày.
- Chỉ định: Điều trị đau và viêm khớp.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm NSAID, viêm loét dạ dày.
Etoricoxib:
- Liều lượng: 30mg/lần/ngày, tối đa 60mg/ngày.
- Chỉ định: Điều trị thoái hóa khớp.
- Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan, tim, phụ nữ mang thai.
Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp dạng bôi như Profenid Gel và Diclofenac Stella cũng có tác dụng giảm đau và viêm. Ngoài ra, có các thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm như Diprospan, Hydrocortisone Acetate, Methylprednisolon và Sodium Hyaluronate được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.
Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự y áp dụng thuốc mà không có sự giám sát chuyên nghiệp. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.
Thoái Hóa Khớp Kiêng Ăn Gì
Các giai đoạn thoái hóa khớp
Hàng loạt các biến đổi gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh. Cụ thể, quá trình bệnh thường trải qua 4 giai đoạn:
- Thoái hóa mức độ 1: Các khớp gần như bình thường, khe khớp và sụn khớp chưa bị bào mòn, chức năng hoạt động của khớp bình thường, tuy nhiên vẫn có thể có gai xương nhỏ.
- Thoái hóa mức độ 2: Sụn khớp bị hao mòn đi, khi chụp X-quang sẽ thấy gai xương và khe khớp bắt đầu hẹp dần.
- Thoái hóa mức độ 3: Những tổn thương của sụn khớp phát triển mạnh mẽ, khe khớp hẹp rõ rệt, nhiều gai xương có kích thước to, sụn khớp bị bào mòn nhiều hơn, xương dưới sụn bị biến dạng.
- Thoái hóa khớp độ 4: Hình ảnh chụp X quang cho thấy khe khớp bị hẹp gần hết, gai xương có kích thước rất lớn, đầu xương bị vỡ. Người bệnh thường xuyên bị đau nhức, những cơn đau khớp kéo dài mỗi khi vận động.
Vị trí thoái hóa khớp phổ biến
Thoái hóa khớp xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào, trong đó, các vị trí dưới đây có tỷ lệ thoái hóa cao hơn:
- Thoái hóa khớp gối: Đây là vị trí thoái hóa thường gặp nhất. Phần sụn bị hao mòn khiến xương khớp gối không còn được bảo vệ, sự chà sát gây đau đớn, viêm sưng và thúc đẩy gai xương hình thành làm bệnh nặng hơn.
- Thoái hóa đốt sống cổ: Hình thành các gai xương dọc theo đốt sống cổ và cột sống, dẫn đến gây đau nhức dữ dội và tê mỏi tại đây.
- Thoái hóa khớp bàn tay, cổ tay: Nguyên nhân thường do lượng máu cung cấp để nuôi dưỡng vùng khớp bàn tay, ngón tay suy giảm gây ra thiếu hụt dinh dưỡng ở sụn. Bệnh ra chủ yếu ở đối tượng người lớn tuổi.
- Thoái hóa khớp cổ chân: Tình trạng thoái hóa ở cổ chân phát triển chậm, thường chỉ phát hiện khi đã ở giai đoạn nặng khiến người bệnh đau nhức nặng nề, đi lại kém linh hoạt.
- Thoái hóa khớp háng: Cơn đau cứng xuất hiện tại các bộ phận như hông, háng, đùi, mông khiến người bệnh đi lại khó khăn.
- Thoái hóa khớp cùng chậu: Người bệnh gặp các cơn đau tại hông, thắt lưng. Người bệnh có thể bị sưng đau hoặc viêm tại khớp nối xương cụt ở dưới cột sống thắt lưng và xương cánh trên.
Bệnh thoái hóa khớp nguy hiểm không?
Chuyên gia cho biết, bệnh thoái hóa khớp không gây nguy hiểm tính mạng. Tuy nhiên nếu không điều trị sớm sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống và sức khỏe người bệnh:
- Gây rối loạn giấc ngủ: Những cơn đau nhức xương khớp khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ hoặc ngủ không sâu giấc, dễ bị thức giấc giữa đêm. Tình trạng này kéo dài gây căng thẳng thần kinh và có thể dẫn đến lo âu, trầm cảm.
- Vôi hóa sụn khớp: Bệnh gây hình thành các tinh thể canxi lắng đọng tại sụn, gây vôi hóa sụn và khiến tình trạng viêm khớp nặng hơn.
- Gút: Thoái hóa khớp có thể làm sụn khớp thay đổi và hình thành tinh thể urat natri trong khớp, điều này dẫn đến bệnh khớp cùng các cơn đau nhức cấp tính.
- Biến chứng khác: Người bệnh có thể bị hoại tử xương, nhiễm trùng khớp, tổn thương gân - dây chằng quanh khớp, thậm chí gãy xương.
Chẩn đoán thoái hóa khớp
Quá trình chẩn đoán bệnh thoái hóa khớp được thực hiện như sau:
Bước 1: Chẩn đoán lâm sàng
Bác sĩ trao đổi với bệnh nhân về các vấn đề bao gồm:
- Các biểu hiện xương khớp người bệnh đang gặp phải.
- Thói quen sinh hoạt, tập luyện thể thao hằng ngày.
- Bác sĩ trực tiếp quan sát, sờ và kiểm tra phản ứng tại vùng khớp nghi thoái hóa.
Bước 2: Chẩn đoán cận lâm sàng
Sau khi có kết quả thăm khám lâm sàng, để kiểm tra chính xác hơn về tình trạng này, bác sĩ sẽ chỉ định một số xét nghiệm chuyên sâu khác:
- Chụp Xquang: Giúp bác sĩ quan sát được rõ ràng các dấu hiệu thoái hóa vùng khớp và phát hiện có xuất hiện gai xương hoặc hốc xương xảy ra do thoái hóa không.
- Chụp cộng hưởng từ: Giúp bác sĩ quan sát những bất thường tại vùng sụn khớp hoặc các tổn thương tại dây chằng hoặc màng hoạt dịch.
- Nội soi khớp: Quá trình nội soi kết hợp chọc hút thăm dò nhằm mục đích kiểm tra sự viêm nhiễm tại vùng khớp gối.
- Kiểm tra máu, nước tiểu: Giúp bác sĩ xác định hoặc loại trừ bệnh lý khác gây ra triệu chứng đau cứng khớp như bệnh thoái hóa.
- Xét nghiệm khác: Trong một số trường hợp, người bệnh được chỉ định thêm các xét nghiệm như sinh hóa, đo do độ dày sụn khớp,...
Biện pháp phòng ngừa
Dưới đây là biện pháp phòng ngừa bệnh thoái hóa khớp như sau:
- Tập luyện thể dục thể thao hằng ngày với cường độ phù hợp để tăng cường sự dẻo dai cho xương khớp và đẩy lùi thoái hóa.
- Trước khi tập luyện thể thao hoặc tham gia các hoạt động thể chất, nam giới cần khởi động kỹ càng để làm nóng cơ thể và làm nóng khớp.
- Điều chỉnh tư thế làm việc và sinh hoạt đúng, tránh gây tổn thương cho hệ thống xương khớp.
- Trường hợp phải mang vác nặng, nên nhờ sự trợ giúp để tránh gây áp lực và làm tổn thương hệ xương khớp.
- Kiểm soát cân nặng chặt chẽ để hạn chế áp lực từ trọng lượng lên hệ thống xương khớp, dây chằng.
- Nên xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin B, vitamin D, chondroitin, glucosamine,...
- Có thể sử dụng các thực phẩm chức năng bồi bổ sụn khớp nhưng cần tuân thủ theo hướng dẫn về liều lượng, cách dùng từ bác sĩ.
- Nên thăm khám định kỳ để tầm soát sức khỏe xương khớp, phát hiện sớm các dấu hiệu thoái hóa để điều trị kịp thời.
Thoái hóa khớp gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt người bệnh. Do đó, khi xương khớp có những dấu hiệu bất thường, chuyên gia khuyến nghị nên đến bệnh viện hoặc phòng khám chuyên khoa xương khớp để được thăm khám và chữa trị sớm. Điều này sẽ giúp nâng cao tỷ lệ phục hồi và rút ngắn thời gian, chi phí điều trị cho người bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!