Cách Chữa Thoái Hóa Khớp

Mẹo chăm sóc thoái hóa khớp tại nhà giúp cải thiện bệnh và giảm đau sưng:

Chườm lạnh và nóng:

  • Chườm lạnh giúp giảm viêm nhiễm và đau, sưng.
  • Chườm nóng cải thiện linh hoạt cơ bắp và giảm cảm giác co cứng khớp.

Massage khớp:

  • Giảm đau bằng cách kích thích sản sinh endorphin.
  • Tăng sự linh hoạt và giảm sưng viêm.

Tập luyện thể dục nhẹ:

  • Bơi lội, đi bộ, yoga, pilates giúp cải thiện linh hoạt và mạnh mẽ cơ bắp.
  • Nâng cao sức khỏe xương khớp.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng:

  • Bổ sung Omega-3, trái cây giàu vitamin C, rau xanh thẫm, protein, và duy trì cân nặng lành mạnh.
  • Tránh thực phẩm nhiều muối và đường, các chất kích thích như cà phê và rượu.

Các mẹo từ Đông y:

  • Sử dụng cây thuốc như thiên niên kiện, dây đau xương, đinh lăng, trinh nữ.
  • Tuân thủ liều lượng và cách sử dụng đúng hướng dẫn.

Thuốc Đông y:

Sử dụng các bài thuốc Đông y chứa các dược liệu như thục địa, tang ký sinh, bạch thược, cam thảo, ngưu tất, đẳng sâm, và nhiều thành phần khác.

Lưu ý quan trọng khi áp dụng các mẹo tại nhà:

  • Mẹo chỉ mang tính hỗ trợ, không thay thế cho điều trị chuyên sâu.
  • Nếu không có cải thiện, cần tìm kiếm sự tư vấn từ bác sĩ.
  • Thực hiện các biện pháp cẩn thận để tránh tác động tiêu cực đến khớp.
  • Thay đổi liều lượng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

Đối với các biện pháp chữa thoái hóa khớp của Đông y, việc thảo luận với bác sĩ là quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong quá trình điều trị.

Thoái hóa khớp có khá nhiều biện pháp điều trị khác nhau tùy theo mức độ tổn thương. Nhưng nhìn chung, có thể phân chia thành các mẹo chăm sóc tại nhà, thuốc Tây, cây thuốc Nam và các bài thuốc của Đông y. Dưới đây sẽ là những thông tin cụ thể về từng cách chữa thoái hóa khớp cho người mắc bệnh tham khảo.

Tổng Quan Bệnh Thoái Hóa Khớp

Thoái hóa khớp (còn được gọi là Osteoarthritis hoặc Degenerative arthritis) là bệnh xương khớp phổ biến, xảy ra khi lớp sụn bảo vệ đầu xương, xương dưới sụn bị hư hại và chất lượng dịch khớp suy giảm. Cụ thể, lớp sụn khớp bị bào mòn, xù xì, thậm chí trơ đầu xương dưới sụn. Đồng thời, vùng xương này cũng bị vỡ vụn, thay đổi cấu trúc.

Nguy hiểm hơn, bệnh lý này hiện nay có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa do thói quen sinh hoạt và đặc thù nghề nghiệp.

Bệnh thoái hóa được phân chia thành 4 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Các khớp hoạt động bình thường nhưng có thể xuất hiện gai xương nhỏ trên khớp.
  • Giai đoạn 2: Sụn khớp có dấu hiệu bị bào mòn, vùng khe khớp hẹp dần nhưng bao hoạt dịch và lớp sụn này vẫn hoạt động bình thường. Người bệnh cảm giác đau khớp khi vận động do các gai xương chạm vào mô trong khớp.
  • Giai đoạn 3: Sụn khớp tổn thương nghiêm trọng, khe khớp hẹp rõ rệt, có nhiều gai xương với kích thước to, các sụn khớp bị bào mòn và xương dưới sụn bị biến dạng. Đặc biệt các mô khớp viêm có thể tiết ra chất lỏng hoạt dịch gây sưng viêm (viêm bao hoạt dịch).
  • Giai đoạn 4: Khe khớp bị hẹp gần hết, kích thước gai xương rất lớn, đầu xương bị vỡ khiến người bệnh đau nhức, hạn chế vận động, đi lại khó khăn. Nếu không điều trị, bệnh nhân có thể gây tàn phế.

Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi
Thoái hóa khớp có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi

Một số nguyên nhân chính gây tình trạng thoái hóa khớp như sau:

  • Tuổi tác: Tuổi tác càng cao, khả năng sản sinh tế bào sụn khớp bị suy yếu và hàm lượng Protid trong sụn giảm, khiến chất lượng sụn kém đi. Đồng thời, các khớp vận động trong thời gian dài khiến sụn tổn thương, tiêu biến, giảm ma sát gây đau và thoái hóa.
  • Di truyền: Xảy ra do sự khiếm khuyết di truyền ở gen có chức năng hình thành sụn. Điều này gây tình trạng hao hụt ở sụn khớp và đẩy nhanh tình trạng thoái hóa.
  • Ảnh hưởng từ bệnh xương khớp khác: Những người bị viêm khớp dạng thấp, loãng xương, gai xương,... làm tăng nguy cơ khớp thoái hóa.
  • Tính chất công việc: Với những công việc có đặc thù khuân vác nặng, ngồi nhiều, ngồi lâu,... tạo áp lực lớn lên sụn khớp và đĩa đệm gây thoái hóa.
  • Béo phì: Thừa cân béo phì sẽ gây áp lực lớn lên hệ thống xương khớp, tăng nguy cơ thoái hóa tại khớp gối, khớp hông và cả cột sống.
  • Dị tật bẩm sinh: Trường hợp mắc bệnh bẩm sinh như gù lưng, cong vẹo cột sống,... cũng khiến cấu trúc xương thay đổi và tăng nguy cơ thoái hóa.
  • Nguyên nhân khác: Chế độ dinh dưỡng thiếu hụt canxi, phụ nữ sau sinh, phụ nữ thời kỳ tiền mãn kinh, bị chấn thương,...

Các nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa khớp xảy ra sớm
Các nguyên nhân dẫn đến quá trình thoái hóa khớp xảy ra sớm

Dưới đây là các triệu chứng phổ biến mà người bị thoái hóa khớp gặp phải:

  • Đau nhức: Ban đầu các cơn đau âm ỉ, thường chỉ xuất hiện khi người bệnh vận động. Khi bệnh diễn tiến nặng hơn, mức độ cơn đau gia tăng và kéo dài hơn.
  • Khớp kêu lục cục: Khi người bệnh vận động sẽ thấy tại các khớp xuất hiện tiếng kêu lục cục hoặc nạo xạo.
  • Cứng khớp: Triệu chứng này thường xuất hiện vào mỗi buổi sáng khi thức dậy hoặc sau một thời gian không vận động.
  • Triệu chứng khác: Nóng râm ran tại khớp, sưng tấy quanh khớp, teo cơ, cử động không linh hoạt, đầu gối lệch khỏi trục,...

Mẹo chăm sóc thoái hóa khớp tại nhà

Bệnh nhân thoái hóa khớp trong quá trình điều trị có thể tham khảo một số mẹo chăm sóc tại nhà để hỗ trợ cải thiện bệnh, giảm các cơn sưng đau khá tốt. Ví dụ như:

Chườm lạnh và nóng

Đây là biện pháp đơn giản nhất để làm dịu các triệu chứng sưng đau, co cứng ở các khớp xương. Biện pháp này có thể thực hiện bất cứ thời điểm nào bùng phát cơn đau nhức. Theo đó, hãy chườm lạnh trước để giảm sưng đau và sau đó chườm nóng để khớp không bị co cứng.
Chườm lạnh (Ice Therapy):

  • Cách thực hiện: Đặt túi đá lạnh lên khu vực thoái hóa khớp trong khoảng 15-20 phút mỗi lần. Bạn có thể sử dụng túi đá chuyên dụng, túi đá gel hoặc khăn bông gói đá.
  • Vai trò: Chườm lạnh giúp giảm viêm nhiễm và cảm giác đau, sưng tấy cũng như hạn chế truyền dẫn tín hiệu đau tới não bộ.

Chườm nóng (Heat Therapy):

  • Cách thực hiện: Sử dụng túi chứa nước nóng, túi sưởi hoặc chai nước nóng để áp lên  khu vực thoái hóa khớp trong khoảng 15-20 phút.
  • Vai trò: Chườm nóng giúp cải thiện sự linh hoạt của cơ bắp, giảm cảm giác co cứng khớp.

Nếu xuất hiện nhiều vị trí cùng đau cứng, bệnh nhân có thể ngâm cơ thể trong bồn nước ấm trước lúc đi ngủ sẽ tạo sự thư giãn toàn thân.

cach chua thoai hoa khop
Chườm lạnh và nóng là cách chữa thoái hóa khớp tại nhà rất đơn giản

Massage khớp

Bệnh nhân bị thoái hóa khớp tay, chân, vai,... nên thường xuyên thực hiện các động tác massage để giúp khớp xương có thể khỏe mạnh hơn, thư giãn hơn. Tuy nhiên, trước khi thực hiện nên tham khảo sự tư vấn từ các bác sĩ để có được kỹ thuật massage cho hiệu quả cao nhất.
Một số tác dụng cụ thể của biện pháp này gồm:

  • Giảm đau: Massage có thể giúp giảm đau do thoái hóa khớp bằng cách kích thích sản sinh hormone endorphin, từ đó đẩy lùi cảm giác đau nhức và căng thẳng cơ bắp.
  • Tăng sự linh hoạt cho khớp xương: Việc dùng lực tác động lên các cơ bắp và khớp xương trong quá trình massage có thể cải thiện sự linh hoạt và tăng phạm vi chuyển động của khớp. Bệnh nhân nhờ đó dễ dàng thực hiện các cử động hơn.
  • Giảm sưng viêm: Massage có thể kích thích sự tuần hoàn máu lưu thông đều tới các khớp, giúp giảm sưng và viêm nhiễm xung quanh khu vực khớp.
  • Thư giãn cơ bắp: Xoa bóp đều đặn hàng ngày cho tác dụng giảm căng thẳng, các vùng cơ bắp quanh khớp có thể được thư giãn hơn.

Tập luyện thể dục

Với cách chữa thoái hóa khớp tại nhà, bệnh nhân không vận động mạnh nhưng cũng cần có các bài tập nhẹ nhàng để tránh tình trạng cứng khớp. Phương pháp này có thể thực hiện được bằng các bài tập sau:

  • Bơi lội: Bơi lội không tạo áp lực lớn lên khớp và giúp cải thiện sự linh hoạt.
  • Đi bộ: Bài tập có thể làm tăng cường sức mạnh cơ bắp và cải thiện tình trạng co cứng các  khớp.
  • Yoga: Nâng cao sự linh hoạt, dẻo dai và giảm căng thẳng xương khớp, cơ bắp. Nhưng lưu ý chỉ tận những bài đơn giản và có sự hướng dẫn của các huấn luyện viên.
  • Pilates: Tập trung vào việc củng cố khung xương, cơ bắp và cải thiện linh hoạt khớp.
  • Tập tạ nhẹ hoặc máy móc hỗ trợ: Bài tập như nâng tạ nhẹ hoặc sử dụng máy tập cơ có thể giúp tăng cường sức mạnh xung quanh khớp và bảo vệ khớp khỏi những yếu tố gây bệnh.
  • Giảm cân: Với những bệnh nhân bị thoái hóa khớp liên quan tới cân nặng dư thừa, việc giảm cân có thể giảm áp lực lên khớp và hạn chế các tổn thương nghiêm trọng hơn.

Thay đổi chế độ dinh dưỡng

Để chữa thoái hóa khớp tại nhà hiệu quả, bệnh nhân cần thay đổi cả chế độ ăn uống sao cho đảm bảo dinh dưỡng, khoa học, lành mạnh. Theo đó, trong bữa ăn nên chú ý tới những nhóm thực phẩm sau đây:
Thực phẩm nên dùng:

  • Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, các trích, cá mòi, hạt lanh, hạt chia,... là nguồn giàu axit béo omega-3, giúp giảm viêm nhiễm và giảm đau khá rõ rệt.
  • Các loại trái cây: Dứa, dâu, mâm xôi, lựu,... chứa bromelain, vitamin C, các khoáng chất nổi bật có tính chống viêm, có thể giảm đau và tăng cường sức khỏe cho xương khớp, mô sụn.
  • Rau xanh thẫm: Rau bina, măng tây, bông cải xanh, các loại cải xanh khác,… bổ sung nhiều chất xơ, canxi và vitamin K rất quan trọng cho sức khỏe xương khớp.
  • Nguồn thực phẩm nhiều đạm: Đây là nguồn protein quan trọng để duy trì cơ bắp và tính ổn định của khớp.
  • Nước lọc: Uống đủ nước giúp duy trì sự đàn hồi của mô sụn và giảm sự cứng khớp.

cach chua thoai hoa khop
Nên bổ sung nhiều thực phẩm có lợi cho cơ thể

Thực phẩm nên tránh:

  • Các loại đồ ăn muối, đường nhiều: Những loại bánh kẹo, chè, thịt nguội, đồ ăn đóng hộp,... có lượng đường và muối cao dễ khiến mất canxi xương, kích thích phản ứng viêm nhiễm tại khớp.
  • Chất kích thích: Cà phê, rượu, bia dễ tích lại rất nhiều độc tố trong cơ thể, khiến khớp dễ bị tổn thương, giảm tế bào sụn và hạn chế khả năng phục hồi.

Lưu ý khi chữa thoái hóa khớp bằng các mẹo tại nhà

Để giảm sưng đau khớp xương cũng như hạn chế làm bệnh trở nặng, bệnh nhân khi dùng mẹo chữa tại nhà cần chú ý tới những vấn đề sau đây:

  • Những mẹo trên chỉ mang tính hỗ trợ, không thể điều trị khỏi thoái hóa khớp.
  • Tùy thuộc cơ địa từng người sẽ có mức độ hiệu quả khác nhau, do đó nếu áp dụng nhưng không có cải thiện rõ rệt, nên chuyển sang biện pháp chữa trị khác.
  • Nếu áp dụng những cách chữa này nhưng thấy bệnh ngày càng nặng, khớp có dấu hiệu sưng đỏ nghiêm trọng, cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để thăm khám kịp thời.
  • Bệnh nhân dù đang sử dụng các cách dùng thuốc điều trị nhưng vẫn nên áp dụng những thói quen sinh hoạt, ăn uống lành mạnh để có thể cải thiện, phục hồi cơ thể nhanh nhất.

Cách chữa thoái hóa khớp bằng Tây y

Tây y có các biện pháp sử dụng thuốc và phẫu thuật được ứng dụng rộng rãi với mực độ tác dụng rõ rệt, nhanh chóng. Nhưng khi này, bệnh nhân cần đảm bảo uống thuốc đúng với chỉ dẫn của các bác sĩ để đảm bảo có được hiệu quả tốt và hạn chế các tác dụng phụ.

Nhóm thuốc uống và tiêm

Thông thường, bệnh nhân sẽ được các bác sĩ thăm khám và kê đơn một số loại sau đây:

  • Thuốc chống viêm: Bao gồm ibuprofen (Advil, Motrin), diclofenac, naproxen (Aleve)và celecoxib. Cho tác dụng giảm viêm, đau và sưng.
  • Thuốc giảm đau: Thông thường bệnh nhân sẽ sử dụng Acetaminophen (Tylenol).
  • Nhóm opioids: Chỉ định trong những trường hợp đau nặng, bệnh nhân dùng các loại thuốc khác không đạt được hiệu quả tốt.
  • Thuốc corticosteroids: Prednisone được kê để giảm viêm nhanh chóng trong các trường hợp nặng, tuy nhiên chỉ dùng trong thời gian ngắn để tránh xảy ra các tác dụng phụ.
  • Chondroitin và glucosamine: Có vai trò hỗ trợ bổ sung cho các loại thuốc khác, giúp bệnh nhân cải thiện cơn đau nhức và phục hồi khớp xương tốt hơn.

cach chua thoai hoa khop
Thuốc uống trị thoái hóa khớp phải dùng đúng theo chỉ dẫn

Ngoài ra, trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể cần phải tiêm steroid để kiểm soát tốt các triệu chứng của bệnh khi thuốc uống kém hiệu quả. Thuốc sẽ tiêm thẳng vào vị trí khớp thoái hóa và cho tác dụng khá lâu, tối đa khoảng vài tháng.

Phẫu thuật chữa thoái hóa khớp

Cách chữa thoái hóa khớp bằng phẫu thuật sử dụng khi bệnh nhân đã trải qua nhiều đợt dùng thuốc nhưng không chuyển biến tốt, khớp mất khả năng phục hồi, bệnh nhân không thể vận động.
Hiện nay, những biện pháp có thể áp dụng cho bệnh nhân là:

  • Thay khớp: Các khớp gối, tay, hông sẽ được thay thế bằng khớp nhân tạo để bệnh nhân duy trì chức năng vận động.
  • Thay mô sụn: Với những trường hợp mô sụn đã tổn thương hoàn toàn, không còn khả năng tái tạo cần thay bằng các mô sụn mới.
  • Chỉnh khớp: Là kỹ thuật giúp điều chỉnh lại cấu trúc của khớp, hạn chế áp lực gia tăng lên khớp và sụn, từ đó hạn chế thoái hóa.

Lưu ý quan trọng

Khi áp dụng các cách chữa thoái hóa khớp của Tây y, bệnh nhân phải đảm bảo những điều sau:

  • Uống thuốc đúng đơn, đúng liều, không tự thay đổi thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
  • Nếu quá trình uống có các dấu hiệu đau bụng, hoa mắt, đau đầu, nôn mửa, cần sớm tới bệnh viện kiểm tra vì đây là các dấu hiệu tác dụng phụ do thuốc gây ra.
  • Khi bệnh nhân dùng thuốc nhưng khớp vẫn đau và sưng đỏ nhiều, hãy báo với bác sĩ để có sự điều chỉnh thuốc kịp thời.
  • Với những người thực hiện phẫu thuật, cần có các cách chăm sóc cơ thể sau ca mổ thật cẩn thận, tránh để nhiễm trùng hoặc vận động mạnh làm ảnh hưởng tới khớp. Vì lúc này cấu trúc mô sụn và xương vẫn chưa hoàn toàn ổn định.

Cây thuốc Nam

Có khá nhiều cây thuốc Nam được sử dụng từ lâu trong việc điều trị bệnh thoái hóa khớp. Những vị thuốc này cũng tương đối quen thuộc, giá thành rẻ và cách thực hiện khá dễ dàng. Bệnh nhân có thể tham khảo một số dược liệu với cách dùng chi tiết dưới đây.

Cây thiên niên kiện

Là vị thuốc có chứa các thành phần hoạt chất như: Terpineol, l-linalol, a-terpinen, limonen, a-terpinen, sabinen, aldehyd propionic,... Nhờ vậy có thể giảm nhanh cơn đau, sưng tấy tại các khớp xương và giúp thư giãn gân cốt.
Cách sử dụng:

  • Dùng một nắm thiên niên kiện rửa sạch, cho vào nồi sắc với 1 lít nước cho sôi cạn còn khoảng 300ml.
  • Chia thuốc làm 3 lần uống trong ngày sau khi ăn.

Dây đau xương

Với 2 thành phần nổi bật là alkaloid và dinorditerpen glucosid, dây đau xương được y học đánh giá có tác dụng rất tốt trong điều trị các bệnh về xương khớp. Những triệu chứng sưng viêm đau nhức tại khớp có thể được đẩy lùi nhanh chóng, hạn chế hoạt động của những yếu tố gây viêm tại khớp.
Cách sử dụng:

  • Dùng 1 nắm lá dây đau xương, ngâm trong nước muối loãng rồi rửa sạch.
  • Giã nát hoặc xay nhuyễn thuốc, sau đó chắt lấy nước để uống.
  • Phần bã nên dùng để đắp lên khớp đang bị sưng đau.

cach chua thoai hoa khop
Bệnh nhân có thể tận dụng dây đau xương để giảm sưng đau

Cây đinh lăng

Trong lá đinh lăng có chứa nhiều saponin, các acid amin và vitamin giúp bệnh nhân đẩy lùi cơn đau nhức. Hệ thống tuần hoàn máu được duy trì lưu thông ổn định, nâng cao sức khỏe và đề kháng rõ rệt. Theo đó, các khớp xương có thể phục hồi chức năng, giúp bệnh nhân dễ dàng hơn trong các hoạt động hàng ngày.
Cách sử dụng:

  • Chuẩn bị khoảng 20g rễ đinh lăng, rửa sạch rồi đem thái nhỏ, phơi khô.
  • Phần rễ khô sẽ sao vàng rồi đem nấu nước trong 15 phút.
  • Nước đinh lăng chia nhiều bữa uống hết trong ngày.

Cây trinh nữ

Trinh nữ hay còn được gọi là cây xấu hổ, cung cấp hàm lượng lớn các dược chất lycorine, hippadine, pseudo với vai trò giảm đau, hạn chế oxy hóa cũng như chống viêm khá tốt. Vì vậy, tình trạng thoái hóa khớp có thể cải thiện hiệu quả khi sử dụng cây thuốc này.
Cách sử dụng:

  •  Chuẩn bị rễ cây trinh nữ, ngâm rửa sạch rồi cho vào ấm, thêm lượng nước vừa đủ để nấu sôi trong 20 phút.
  • Phần nước thuốc nên chia làm 2 bữa uống đều đặn hàng ngày để có thể cảm nhận sự thay đổi rõ rệt.

Thuốc Đông y

Hiện nay, có khá nhiều người lựa chọn thuốc Đông y để điều trị bệnh thoái hóa khớp. Bởi các vị thuốc đều là dược liệu quý, có tính an toàn cao, dễ dùng với nhiều đối tượng bệnh nhân.
Có thể tham khảo những bài thuốc chữa thoái hóa khớp sau:
Bài thuốc số 1:

  • Dược liệu: Thục địa, tang ký sinh, bạch thược, độc hoạt, đỗ trọng, bạch linh, cam thảo, tế tân, đương quy, tần giao, ngưu tất, xuyên khung, quế chi, đẳng sâm.
  • Cách sử dụng: Sắc 1 thang thuốc với 6 bát nước. Thu về 3 bát và uống sáng, trưa, tối mỗi buổi 1 bát.

Bài thuốc số 2:

  • Dược liệu: Chích thảo, đương quy, bạch thược, địa hoàng, độc hoạt, tang ký sinh, quế tăm, phục linh, xuyên khung, tế tân, đẳng sâm, đỗ trọng, ngưu tất.
  • Cách sử dụng: Cho thuốc vào ấm sắc với 1.5l nước để lấy về 1 bát con. Uống thuốc khi còn ấm sẽ giúp phát huy tác dụng tốt nhất.

Bài thuốc số 3:

  • Dược liệu: Cam thảo, ngưu tất, thổ phục linh, trinh nữ, thiên niên kiện, trần bì, quế thông, lá lốt.
  • Cách sử dụng: Hàng ngày sắc thuốc với 1l nước, đợi cạn bớt ⅔ sẽ lấy ra và chia 3 bữa để uống.

cach chua thoai hoa khop
Nhiều bệnh nhân dùng thuốc Đông y để đẩy lùi tổn thương khớp xương

Thuốc chữa thoái hóa khớp như Paracetamol, Tramadol, Acetaminophen, Myonal, Ibuprofen, Meloxicam và Etoricoxib được sử dụng để giảm đau và chống viêm. Tuy nhiên, việc tự mua và sử dụng mà không có sự chỉ định của bác sĩ có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe. Dưới đây là một tóm tắt về các loại thuốc này:

Paracetamol:

  • Liều lượng: 325-650mg/lần, không quá 4 lần trong 24 giờ.
  • Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp, đau đầu, đau răng.
  • Chống chỉ định: Dị ứng, suy gan, thận.

Tramadol:

  • Liều lượng: Khởi đầu 25mg/ngày, tăng dần lên tùy theo thể trạng bệnh nhân.
  • Chỉ định: Đau từ trung bình đến nặng.
  • Chống chỉ định: Trẻ dưới 15 tuổi, mẫn cảm với Opioid.

Acetaminophen:

  • Liều lượng: 650-1000mg/lần, tối đa không quá 4g/ngày.
  • Chỉ định: Giảm đau thoái hóa khớp.
  • Chống chỉ định: Tiền sử mẫn cảm, phụ nữ mang thai.

Myonal 50mg:

  • Liều lượng: 3 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị tăng trương lực cơ.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm với thành phần.

Ibuprofen:

  • Liều lượng: 400-800mg/lần, tối đa 6-8 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị viêm khớp thoái hóa.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan thận.

Meloxicam:

  • Liều lượng: 2 viên/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị đau và viêm khớp.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm NSAID, viêm loét dạ dày.

Etoricoxib:

  • Liều lượng: 30mg/lần/ngày, tối đa 60mg/ngày.
  • Chỉ định: Điều trị thoái hóa khớp.
  • Chống chỉ định: Mẫn cảm, suy gan, tim, phụ nữ mang thai.

Các loại thuốc chữa thoái hóa khớp dạng bôi như Profenid Gel và Diclofenac Stella cũng có tác dụng giảm đau và viêm. Ngoài ra, có các thuốc chữa thoái hóa khớp dạng tiêm như Diprospan, Hydrocortisone Acetate, Methylprednisolon và Sodium Hyaluronate được sử dụng theo chỉ định của bác sĩ.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ, không tự y áp dụng thuốc mà không có sự giám sát chuyên nghiệp. Nếu xuất hiện dấu hiệu bất thường, bệnh nhân cần ngưng sử dụng và tham khảo ý kiến bác sĩ ngay lập tức.


Để hỗ trợ quá trình điều trị thoái hóa khớp và giảm các triệu chứng khó chịu, người bệnh cần kiên trì tuân thủ chế độ ăn lành mạnh. Dưới đây là một số điều cần kiêng kỵ và những thực phẩm nên bổ sung:

Kiêng kỵ:

  1. Đồ chiên xào nhiều chất béo: Thực phẩm này chứa nhiều AGEs, gây hại cho collagen và tiêu diệt chất ngăn ngừa lão hóa.
  2. Thịt đỏ: Thịt đỏ có thể tăng acid, khiến cơ thể rút canxi từ xương, gây nặng hơn tình trạng thoái hóa.
  3. Đồ hộp chứa chất bảo quản: Chất bảo quản và sulfit trong đồ hộp có thể thúc đẩy quá trình lão hóa xương khớp.
  4. Đường và carbohydrate: Cản trở quá trình hấp thụ canxi và kích thích triệu chứng viêm xương khớp.
  5. Thực phẩm chứa nhiều muối: Gia tăng lượng natri, gây lão hóa tế bào và mất canxi từ xương.

Nên bổ sung:

  1. Thực phẩm giàu Omega-3: Cá hồi, cá trích, hạt chia giúp hạn chế sản xuất các chất gây phá vỡ sụn.
  2. Thực phẩm giàu Vitamin: Cam, dâu tây, cà chua, rau cải, có thể giúp bảo vệ xương khớp và giảm oxy hóa.
  3. Bioflavonoid: Cải thiện tổn thương xương khớp, có trong cải xoăn, nho đen, trà xanh.
  4. Beta Carotene: Ngăn chặn quá trình thoái hóa, có trong cà chua, khoai lang, dưa lưới.
  5. Gia vị như tỏi, gừng, nghệ: Có tính chất chống oxy hóa, kháng viêm, giảm đau nhức khớp.
  6. Vitamin D: Tăng khả năng hấp thụ canxi, nguồn từ cá hồi, trứng, và ánh sáng mặt trời.

Chú ý rằng việc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng là quan trọng để có chế độ dinh dưỡng phù hợp với tình trạng sức khỏe cụ thể.


Cách chữa thoái hóa khớp khá đa dạng, phát huy hiệu quả tùy thuộc vào từng trường hợp riêng. Vậy nên bệnh nhân khi có nhu cầu dùng bất cứ phương pháp nào đều nên tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa, tránh tự ý chữa tại nhà sẽ rất dễ gây nguy hiểm, làm bệnh trở nên nặng hơn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...