Thoái Hoá Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? là câu hỏi được nhiều người bệnh quan tâm. Theo các chuyên gia, người bệnh có thể thực hiện bộ môn này để làm giảm cơn đau nhức ở khớp gối, đồng thời cải thiện sức khỏe xương khớp. Tuy nhiên, cần đi bộ đúng cách để làm giảm áp lực lên ổ khớp, phòng ngừa triệu chứng bùng phát.

Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không? Giải đáp

Thoái hoá khớp gối là một trong những bệnh xương khớp phổ biến ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh lý khởi phát do quá trình tái tạo và phá huỷ các mô sụn bị rối loạn, từ đó gây ra hiện tượng xơ hoá, giảm khả năng đàn hồi, dẻo dai. Mô sụn bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến cấu trúc dưới sụn, từ đó tác động xấu đến chức năng vận động cũng như sức khoẻ của người bệnh.

Thoái Hoá Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Chuyên gia giải đáp
Các chuyên gia cho biết, người bị thoái hóa khớp và thoái hoá khớp gối có thể đi bộ

Thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp gối nói riêng là bệnh lý mãn tính, tiến triển chậm, kéo dài dai dẳng và gần như không thể điều trị dứt điểm. Việc áp dụng các phương pháp điều trị nhằm kiểm soát cơn đau, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh, đồng thời làm chậm tiến triển của bệnh. Bên cạnh đó, các hoạt động thể chất cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị bệnh.

Về vấn đề “Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?” Các chuyên gia cho biết, người bị thoái hóa khớp và thoái hoá khớp gối có thể đi bộ. Không giống với suy nghĩ ở nhiều bệnh nhân, đi bộ là bộ môn thể thao nhẹ nhàng và rất tốt cho người gặp các vấn đề ở khớp gối. Bộ môn này giúp kích thích mang bao hoạt dịch sản sinh ra dịch nhờn, nhờ đó làm giảm tình trạng đau nhức, cứng ổ khớp và phát ra âm thanh “lạo xạo”.

Bên cạnh đó, nếu đi bộ với cường độ phù hợp còn mang lại hiệu quả trong kích thích quá trình chuyển hóa dinh dưỡng tại ổ khớp. Khi khớp được cung cấp dinh dưỡng cần thiết, bao hoạt dịch sẽ sản sinh dịch nhờn hỗ trợ quá trình vận động, đi lại. Ngoài ra, việc đi bộ đều đặn, đúng cách còn giúp cải thiện sức mạnh của cơ bắp, làm tăng biên độ vận động, đồng thời phòng ngừa các bệnh xương khớp mãn tính khác.

Ngoài các lợi ích đối với hệ thống xương khớp, đi bộ còn mang lại các lợi ích sau:

  • Điều hoà huyết áp, cải thiện sức khỏe tim mạch
  • Giải tỏa căng thẳng, phòng ngừa stress và một số vấn đề tâm lý
  • Cải thiện chức năng tiêu hoá
  • Đốt cháy lượng mỡ thừa, duy trì cân nặng vừa phải.

Có thể nhận thấy, đi bộ mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Chính vì vậy, người bị thoái hoá khớp gối hoàn toàn có thể thực hiện bộ môn này để cải thiện khả năng vận động, hạn chế cơn đau và nâng cao sức khoẻ tổng thể.

Hướng dẫn cách đi bộ cho người bị thoái hoá khớp gối

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đi bộ có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng bệnh thoái hoá khớp, cải thiện chức năng vận động và tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên, nếu thực hiện không đúng cách, đầu gối có thể bị sưng viêm, đau nhức dữ dội.

Hướng dẫn cách đi bộ cho người bị thoái hoá khớp gối 
Để hạn chế tình trạng đau nhức khi tập luyện, người bệnh nên lựa chọn các loại giày thể thao chuyên dụng

Do đó, bạn cần đi bộ đúng cách nhằm hạn chế phát sinh rủi ro và đạt được toàn bộ lợi ích mà bộ môn này mang lại.

1. Các bước chuẩn bị trước khi đi bộ

Đi bộ được biết đến là bộ môn thể thao có cường độ vận động nhẹ nhàng, phù hợp với mọi lứa tuổi. Để việc tập luyện diễn ra thuận lợi, người bệnh cần chuẩn bị:

  • Chọn mặc trang phục rộng rãi, thoải mái, chất liệu thấm hút tốt, thông thoáng. Việc sử dụng các trang phục dày, cứng, bó sát có thể hạn chế khả năng vận động, khiến cơ thể khó chịu và ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng buổi tập.
  • Đi bộ là bộ môn vận động tác động trực tiếp đến bàn chân và khớp gối. Để hạn chế tình trạng đau nhức khi tập luyện, người bệnh nên lựa chọn các loại giày thể thao chuyên dụng, tránh mang dép hoặc giày có đế cao để đi bộ. Nếu dùng loại giày không phù hợp có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, cột sống thắt lưng, khớp cổ chân và gây ra hiện tượng tê mỏi, đau nhức sau khi tập luyện.
  • Người bị thoái hoá khớp nên khi đi bộ cần lựa chọn đoạn đường bằng phẳng, tránh đi bộ ở những đoạn đường gập ghềnh, nhiều sỏi đá,… Không giống người khoẻ mạnh, bệnh nhân dễ bị đau nhức nếu đi bộ ở các đoạn đường này.
  • Nếu có tuổi tác cao, nên đi bộ cùng người thân, bạn bè để được hỗ trợ ngay khi phát sinh vấn đề. Hoặc người bệnh có thể mang theo các thiết bị điện tử để nhờ sự giúp đỡ nếu đi bộ 1 mình.
  • Người bệnh khi đi bộ nên mang theo bình nước nhỏ để bổ sung cho cơ thể trong trường hợp cần thiết.
  • Chỉ đi bộ khi cơ thể khỏe mạnh, tránh tập luyện thể dục, thể thao khi tâm lý bất ổn, kích động quá mức, đang bị sốt cao.
  • Khi đi bộ, người bệnh không nên để bụng quá no hoặc quá đói. Theo các chuyên gian, thời điểm thích hợp nhất để đi bộ là vào sáng sớm sau khi thức dậy hoặc buổi chiều trước khi ăn tối (khoảng 17 giờ).

2. Quá trình đi bộ

Đi bộ là bộ môn mang lại nhiều sức khoẻ cho cơ thể. Việc đi bộ thường xuyên và đúng cách sẽ giúp làm giảm các biểu hiện bệnh thoái hoá khớp gối gây ra, cải thiện khả năng vận động và làm chậm quá trình thoái hoá.

Quá trình đi bộ 
Cần giữ thẳng lưng, thả lỏng cơ thể, khi bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ nhàng

Để đạt được hiệu quả tốt và hạn chế phát sinh rủi ro khi đi bộ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Cần giữ thẳng lưng, thả lỏng cơ thể, khi bắt đầu đi bộ với cường độ nhẹ nhàng. Duy trì đi bộ bước nhỏ từ 3 – 5 phút để làm nóng cơ thể, kích thích hoạt động ở ổ khớp. Đây là bước quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng của buổi tập. Nếu đi bộ quá nhanh khi mới bắt đầu, có thể gây sưng đau ở ổ khớp, lúc này phải dừng buổi tập để nghỉ ngơi.
  • Sau khoảng 5 phút, bạn có thể tăng cường độ đi bộ  để tác động sâu hơn đến khớp gối cũng như các cơ quan khác. Tuy nhiên, cần tăng cường độ từ từ. Bởi nếu đi bộ nhanh một cách đột ngột có thể gây đau nhức, tê cứng ổ khớp.
  • Khi mới tập luyện, người bệnh chỉ nên đi bộ từ 15 – 20 phút. Sau 2 – 3 tuần tập luyện, bạn có thể đi bộ với cường độ nhanh hơn trong thời gian từ 20 – 30 phút. Tránh đi bộ quá 30 phút vì có thể làm tăng áp lực lên khớp gối, kích thích cơn đau bùng phát.
  • Khi gần kết thúc buổi tập luyện, người tập nên giảm cường độ đi bộ trước khi dừng hẳn. Bởi nếu dùng đột ngột có thể tăng sức ép lên cơ quan xương khớp và tim. Do đó, nên đi bộ nhẹ nhàng trong 5 – 7 phút trước khi dừng hẳn buổi tập.

3. Một số vấn đề cần lưu ý khi tập luyện

Mặc dù được đánh giá là bộ môn vận động nhẹ nhàng, phù hợp cho nhiều đối tượng và mang lại lợi ích cho sức khoẻ tổng thể, xương khớp. Nhưng nếu đi bộ không đúng cách có thể gây ra chấn thương, ảnh hưởng đến tiến triển bệnh lý.

Một số vấn đề cần lưu ý khi tập luyện 
Nếu khớp gối bị đau nhức nhiều khi đi bộ, người bệnh cần dừng hẳn buổi tập luyện và đi bộ lại vào ngày hôm sau

Do đó trong quá trình tập luyện, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ nên đi bộ khi khớp gối không bị đau nhức. Trong trường hợp khớp bị sưng đỏ, phù nề, hạn chế vận động, cần nghỉ ngơi đến khi ổ khớp giảm đau hoàn toàn.
  • Khi đi bộ, người bệnh cần hít thở sâu để tăng cường chức năng hô hấp, sức khỏe tim mạch. Bên cạnh đó, không nên lo lắng trong quá trình tập luyện.
  • Nếu khớp gối bị đau nhức nhiều khi đi bộ, người bệnh cần dừng hẳn buổi tập luyện và đi bộ lại vào ngày hôm sau. Nếu thực hiện theo đúng hướng dẫn nhưng cơn đau vẫn bùng phát, bạn cần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn một số bài vật lý trị liệu.
  • Người bị thoái hoá khớp gối không nên tập luyện quá 30 phút/ ngày và nên duy trì đi bộ với tần suất từ 3 – 5 buổi/ tuần. Khi cơ thể đã quen với cường độ tập luyện, người bệnh có thể đi bộ mỗi ngày để cải thiện chức năng khớp gối và hỗ trợ quá trình điều trị.
  • Bên cạnh đi bộ, người bệnh cũng có thể áp dụng một số bộ môn khác như bơi lội, yoga. Các bộ môn này hạn chế tăng áp lực lên khớp gối nên hạn chế các triệu chứng bệnh lý bùng phát trong quá trình tập luyện.

Bài viết đã giải đáp thắc mắc “Thoái hoá khớp gối có nên đi bộ không?” và một số vấn đề liên quan. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như tránh phát sinh rủi ro trong quá trình tập luyện, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể về thời gian cũng như tần suất tập luyện.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...