Thoái Hóa Khớp Vai

Thoái hoá khớp vai là trường hợp phổ biến của thoái hoá khớp. Bệnh lý gây ra các biểu hiện đau nhức, cứng khớp vai, khó khăn trong các hoạt động ở bộ phận này. Đây là bệnh xương khớp mãn tính, khó điều trị dứt điểm và có thể để lại các biến chứng nặng nề nếu không được kiểm soát sớm.

Thoái hoá khớp vai là gì?

Thoái hoá khớp vai là bệnh xương khớp mãn tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi. Bệnh xảy ra khi các sụn bọc ở các đầu xương (sụn khớp) có xu hướng bị bào mòn, thoái hoá bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau.

Thoái Hoá Khớp Vai: Nguyên Nhân và Hướng Điều Trị
Thoái hoá khớp vai là bệnh xương khớp mãn tính thường gặp ở người trung niên và cao tuổi

Theo các chuyên gia, sụn khớp đóng vai trò quan trọng trong việc làm giảm ma sát khi 2 đầu xương va chạm nhau trong quá trình vận động, di chuyển. Khi lớp sụn này bị tổn thương, bào mòn nhanh chóng có thể làm tăng ma sát giữa hai đầu xương và dẫn đến bùng phát cơn đau.

Số liệu thống kê nhận thấy, thoái hoá khớp nói chung và thoái hoá khớp vai nói riêng thường xảy ra ở người trên 50 tuổi. Theo đó, tỷ lệ thoái hoá khớp tăng theo độ tuổi do theo thời gian, các mô sụn sẽ bị hao mòn và khiến các khớp dần kém linh hoạt, dễ bị tổn thương khi vận động, di chuyển.

Nguyên nhân thoái hóa khớp vai

Thực tế nhận thấy, thoái hoá khớp vai bị ảnh hưởng bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Theo đó, tổn thương khớp vai do bệnh lý gây ra có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố như di truyền, tuổi tác, sinh hoạt, thói quen ăn uống, lao động nặng nhọc,...

Nguyên nhân gây thoái hoá khớp vai
Hầu hết các trường hợp bị thoái hoá khớp đều ảnh hưởng tuổi tác

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

  • Tuổi tác cao: Hầu hết các trường hợp bị thoái hoá khớp đều ảnh hưởng tuổi tác. Khi cơ thể bước qua độ tuổi 40, các cơ quan sẽ có dấu hiệu suy giảm chức năng. Lúc này, các cơ quan sẽ giảm khả năng tái tạo, phục hồi, tăng tốc độ hư hại và gây ra tình trạng xơ hoá bề mặt khớp.
  • Chấn thương, tai nạn: Chấn thương được xem là nguyên nhân phổ biến gây thoái hoá khớp vai. Tác động cơ học mạnh có thể dẫn đến gãy xương, trật khớp, giãn dây chằng, rách sụn chêm, rách gân. Những chấn thương ở khớp vai không chỉ gây sưng đau, nóng đỏ, gặp khó khăn trong vận động mà còn làm tăng thoái hoá.
  • Di truyền: Thoái hoá khớp và khớp vai có thể xảy ra do di truyền. Các nhà khoa học cho biết, nếu bạn có mẹ hoặc người thân cận huyết bị thoái hoá khớp vai, thì nguy cơ bạn mắc phải bệnh lý này sẽ cao hơn so với người bình thường. Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể về yếu tố di truyền gây ra bệnh lý này.
  • Cấu trúc khớp vai bị dị tật bẩm sinh: Trường hợp có giải phẫu bất thường ở khớp vai thường có nguy cơ mắc thoái hoá khớp vai cao hơn so với người bình thường.
  • Ảnh hưởng các bệnh lý: Tình trạng rối loạn chuyển hoá, viêm đa khớp dạng thấp, bệnh gout,... được xem là một trong những nguyên nhân gây tổn thương ở khớp vai và tăng nguy cơ bị thoái hoá.
  • Các nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân thường gặp trên, bệnh thoái hoá khớp vai cũng có thể xảy ra do các yếu tố khác như sai tư thế, tính chất công việc, thừa cân - béo phì, căng thẳng quá mức, thiếu hụt canxi, lười vận động,...

Triệu chứng thoái hóa khớp vai

Các triệu chứng của bệnh thoái hoá khớp vai thường diễn tiến âm thầm, dai dẳng. Cơn đau ở vai có thể dao động từ nhẹ, âm ỉ đến đau nặng, dữ dội tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể. Việc nhận biết các biểu hiện bệnh lý kịp thời sẽ hỗ trợ quá trình điều trị diễn ra dễ dàng và hiệu quả.

Dấu hiệu nhận biết
Cơn đau ở vai có thể dao động từ nhẹ, âm ỉ đến đau nặng, dữ dội tuỳ thuộc vào nguyên nhân cụ thể

Một số triệu chứng nhận biết bệnh lý, bao gồm:

  • Đau khớp vai: Đây là biểu hiện đặc trưng của bệnh lý xuất hiện ở các bệnh nhân. Theo đó, cơn đau bắt nguồn từ khớp bị thoái hoá, lan rộng đến những khu vực xương khớp lân cận. Cơn đau thường trở nặng vào buổi sáng sớm và ban đêm, thời tiết thay đổi, vận động mạnh,...
  • Cứng khớp và giảm khả năng vận động: Không chỉ gây đau nhức, bệnh lý còn làm hạn chế khả năng vận động ở khớp vai. Người bệnh không thể vận động linh hoạt như trước, các hoạt động ở vai có thể khiến cơn đau bùng phát và trở nặng nề không ngưng hoạt động và nghỉ ngơi. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp phải hiện tượng cứng khớp vào buổi sáng.
  • Phát ra âm thanh từ khớp: Sụn khớp bị bào mòn sẽ khiến hai đầu xương va chạm mạnh khi vận động vai. Đến khi mô sụn, dịch nhầy bị thoái hoá nghiêm trọng, ổ khớp sẽ phát ra âm thanh khi xương ma sát vào nhau. Âm thanh từ khớp dần rõ rệt nếu không tiến hành điều trị. Triệu chứng này cảnh cáo sụn khớp vai bị thoái hoá nghiêm trọng. Nếu nếu tục kéo dài, khớp có thể bị biến dạng, mất hoàn toàn khả năng vận động.
  • Yếu và teo cơ: Đây là hệ luỵ do bệnh thoái hoá khớp vai gây ra. Phần khớp bị thoái hoá có thể hạn chế khả năng vận động của bệnh nhân. Dây chằng xung quanh khớp và cơ bắp không được hoạt động thường xuyên có thể bị suy yếu và giảm chức năng vận động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do khớp bị hoá chèn ép các mạch máu ở quanh vùng vai, máu huyết không thể tuần hoàn đến dây chằng, cơ bắp và gây ra tình trạng teo, yếu cơ.
  • Sưng: Khi ma sát giữa hai đầu xương tăng lên, các mô mềm xung quanh có thể bị kích thích, sưng viêm. Tình trạng sưng viêm ở khớp vai thường không rõ ràng như thoái hoá khớp ở những vị trí khác (điển hình là khớp gối).
  • Khớp bị biến dạng: Đầu xương va chạm vào nhau trong thời gian dài có thể làm tăng mức độ tổn thương ở bề mặt xương. Biến dạng khớp sẽ xuất hiện nếu bạn không can thiệp để khôi phục mô sụn, giảm ma sát giữa các đầu xương. Tình trạng này khiến khớp vai gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày.

Chăm sóc và cải thiện thoái hoá khớp vai tại nhà

Trường hợp thoái hoá khớp vai ảnh hưởng từ các thói quen xấu như ngồi làm việc trong thời gian dài, tắm nước lạnh, lười vận động,... Người bệnh có thể cải thiện triệu chứng thông qua một số biện pháp chăm sóc tại nhà. Biện pháp này có ưu điểm an toàn, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng và không phát sinh tác dụng phụ.
Dưới đây là một số biện pháp giúp cải thiện bệnh lý được áp dụng phổ biến:

  • Chườm nóng/ lạnh: Liệu pháp này có tác dụng cải thiện cơn đau tạm thời, giảm sưng viêm, cứng khớp vai và cải thiện khả năng vận động. Tuỳ thuộc vào các biểu hiện lâm sàng, người bệnh có thể lựa chọn biện pháp chườm nóng/lạnh phù hợp.
  • Dành thời gian nghỉ ngơi: Cơn đau do bệnh thoái hoá khớp gây ra có tính chất cơ học. Theo đó, triệu chứng có thể thuyên giảm khi người bệnh nghỉ ngơi tại nhà và nghiêm trọng khi hoạt động, vận động quá mức ở khớp vai. Do đó, trong thời gian bệnh bùng phát mạnh, người bệnh cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi.
  • Tận dụng thảo dược tự nhiên: Để cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, người bệnh có thể tận dụng một số thảo dược tự nhiên như gừng tươi, lá lốt, ngải cứu, thiên niên kiện,... chườm đắp lên vùng vai để làm giảm đau nhức, tê cứng vai và tăng tuần hoàn máu.

Phòng ngừa thoái hoá khớp vai hiệu quả

Thoái hoá khớp vai là bệnh lý xương khớp mãn tính, tiến triển âm thầm và không thể điều trị dứt điểm. Do đó, bên cạnh áp dụng các phương pháp điều trị và chăm sóc tại nhà, người bệnh cần kết hợp các biện pháp phòng ngừa bệnh lý. Biện pháp này còn còn mang lại hiệu quả giúp làm chậm quá trình thoái hoá diễn ra nhanh.

Phòng ngừa thoái hoá khớp vai hiệu quả 
Tập thể dục đều đặn là một trong những biện pháp phòng ngừa thoái hoá khớp vai hiệu quả

Các biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý:

  • Tránh các hoạt động nặng, vận động, mang vác các vật nặng. Không dùng lực ở vùng vai quá nhiều vì có thể gây giãn gân, rách cơ và đẩy nhanh quá trình thoái hoá.
  • Thay đổi các tư thế sai lệch ảnh hưởng đến khớp vai như tư thế ngồi, nằm ngủ. Điều này giúp hạn chế áp lực lên các gân cơ và tránh khởi phát cơn đau ở khớp vai. Nếu làm công việc ngồi nhiều, bạn nên đứng lên và đi lại nhẹ nhàng sau 2 giờ làm việc.
  • Tránh thực hiện các động tác động ngột như xoay người, giơ tay, giật tay về phía sau,...
  • Tập luyện đều đặn mỗi ngày với các bài tập vật lý trị liệu để hỗ trợ phục hồi chức năng khớp vai. Khi khớp đã ổn định, có thể vận động trở lại, bạn nên thực hiện một số bộ môn có cường độ nhẹ nhàng như yoga, bơi lội,...
  • Xây dựng chế độ ăn uống khoa học, điều độ không chỉ giúp duy trì sức khoẻ tổng thể, tăng cường sức khoẻ xương khớp mà còn kiểm soát cân nặng hiệu quả.
  • Duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh, kiêng bia rượu, các thức uống chứa cồn, thuốc lá, sử dụng chất kích thích,...
  • Chủ động thăm khám sức khoẻ tổng thể từ 2 lần/ năm để kịp thời phát hiện các vấn đề của cơ thể và kiểm soát nhanh chóng.

Thoái hoá khớp vai là bệnh xương khớp mãn tính, không thể điều trị dứt điểm nhưng có thể kiểm soát các triệu chứng lâm sàng nếu phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Do đó, ngay khi nhận thấy các biểu hiện bất thường, bạn cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...