Báo cáo kết quả nghiên cứu bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sau hơn 4 năm dày công sưu tầm và nghiên cứu, đội ngũ bác sĩ, chuyên gia thuộc Viện Y dược Cổ truyền dân tộc hoàn thiện thành công bài thuốc xương khớp Quốc dược Phục cốt khang, thông qua kết quả nghiên cứu bài thuốc và chính thức chuyển giao ứng dụng tại Trung tâm Thuốc dân tộc.

Điểm nổi bật trong báo cáo kết quả nghiên cứu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang là thành tựu nghiên cứu đầy tâm huyết của Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn – Nguyên PGĐ Trung tâm CNC Bệnh viện Y học cổ truyền Trung ương cùng cộng sự. Báo cáo kết quả nghiên cứu bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang chỉ rõ quá trình nghiên cứu, thành phần, công thức thuốc, kết quả thử nghiệm bước đầu.

7 loại thảo dược trong tổng số hơn 50 vị thuốc được nghiên cứu chuyên sâu

Bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang có sự khác biệt khi được phối chế đến hơn 50 vị thuốc Nam theo tỷ lệ vàng. Trong đó, 7 vị thuốc quý được xem là chủ dược của bài thuốc bao gồm:

Kê huyết đằng: Vị đắng, chát, hơi ngọt, tính ẩm không độc, công dụng bổ khí huyết, thông kinh lạc, mạnh gân xương. Vị thuốc được sử dụng trong điều trị huyết hư gây huyết ứ trệ, bầm tím sau chấn thương, đau lưng, đau nhức xương khớp.

Hình ảnh vị thuốc Kê huyết đằng (Thau pú lùa)
Hình ảnh vị thuốc Kê huyết đằng (Thau pú lùa)

Cây Tào đông: Cây thuốc bản địa của người Tày – Bắc Kạn. Bộ phận sử dụng làm thuốc tốt nhất là rễ, có mùi hôi, vị chát, tính ấm, quy vào can thận, bàng quang, công dụng khu phong, trừ thấp, hoạt huyết thông kinh, chỉ thống, bổ thận cường gân cốt. Đây là vị thuốc đặc biệt được nhiều thầy thuốc sử dụng trong điều trị bệnh xương khớp, cột sống, thần kinh…

Tang ký sinh: Tang ký sinh hay cây tầm gửi có vị đắng, tính bình, quy kinh can, thận, công dụng bổ gan, thận, trừ phong thấp, mạnh gân xương dùng chữa phong thấp, gân cốt nhức mỏi, tê bại, đau lưng gối…

Dây đau xương: Hay còn gọi là Thau  pinh (tiếng Tày) có vị đnăgs, tính mát, tác dụng giảm đau, mạnh gân cốt, trừ phong thấp. Đông y sử dụng vị thuốc này trong điều trị đau nhức xương khớp, đau vai gáy, chấn thương, tự máu, bong gân, sai khớp…

Hình ảnh một số loại tầm gửi
Hình ảnh một số loại tầm gửi

Thiên niên kiện: Có vị đắng, cay, mùi thơm, tính mát có tác dụng bổ huyết, trừ thấp, giảm đau, lợi gân xương. Thiên niên kiện thường được dùng trị phong thấp, tê bại nửa người, đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối…

Vỏ gạo: Vị cay, tính bình, thanh nhiệt, hoạt huyết, tiêu thũng, hiệu quả với các chứng đau khớp cổ chân, khớp gối, chấn thương, viêm ngoài da…

Kết quả nghiên cứu sau khi phối chế và gia giảm các vị thuốc theo tỷ lệ vàng

Hiệu quả đối với bệnh nhân xương khớp

Đối tượng: Nghiên cứu trên 100 bệnh nhân xương khớp đã được chẩn đoán với các triệu chứng đau nhức, sưng nóng, hạn chế vận động khớp, đau hơn khi vận động và khi thời tiết thay đổi. Đặc điểm giới tính và độ tuổi: 67% nữ, 33% nam; 16% dưới 40 tuổi, 49% từ 40-60 tuổi; 35% trên 60 tuổi.

Kết quả đánh giá:

  • Trước khi điều trị số lượng bệnh nhân không có dấu hiệu đau khớp 0%, Đau ít chiếm 30%, đau khớp nhiều chiếm 52% và rất đau chiếm 18%. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 46%, không có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 54%.
  • Sau điều trị 1 tháng bệnh nhân hết đau chiếm tỷ lệ 17%, đau ít chiếm 28%, đau nhiều 50% và rất đau chiếm tỷ lệ 5%. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 40%, không có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 60%.
  • Sau điều trị 2 tháng số lượng bệnh nhân hết đau chiếm 58%, đau ít chiếm 36%, đau nhiều 6% và rất đau 0%. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 32%, không có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 68%.
  • Sau điều trị 3 tháng số lượng bệnh nhân hết đau chiếm 79%, đau ít chiếm 19%, đau nhiều 2% và rất đau 0%. Tỷ lệ bệnh nhân có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 25%, không có dấu hiệu hạn chế vận động khớp chiếm 75%.

Hiệu quả đối với bệnh gout cấp và mạn tính

Đối tượng nghiên cứu: 100 bệnh nhân gout cấp và mạn tính. Bệnh nhân bị Gout đã được chẩn đoán theo tiêu chuẩn  Bennett & Wood 1968, xuất hiện triệu chứng đau nhức điển hình ở ngón chân cái, mắt cá chân trong ngoài, các khớp bàn ngón chân khác như đau tăng sau bữa ăn có nhiều thịt (nhất là loại thịt có nhiều purin), rượu, sau xúc cảm mạnh, sau chấn thương kể cả vi chấn thương (đi giày chật), sau nhiễm khuẩn, dùng các thuốc lợi tiểu như thiazid… Cận lâm sàng: Có hoặc không tăng acid uric máu. Biến chứng: xuất hiện hạt tophi, biến chứng trên thận.

Đánh giá kết quả trên bệnh nhân Gout:

Tỷ lệ bệnh nhân gout có tăng acid uric máu (cả gout cấp và mạn) sau điều trị 1 tháng điều trị đỡ các triệu chứng đau, acid uric giảm chiếm 38%, Đỡ các triệu chứng, acid uric chưa giảm chiếm 30%, chưa cải thiện triệu chứng nhưng acid uric có giảm chiếm 20% và chưa cải thiện triệu chứng, acid uric chưa giảm chiếm 12%.

Trong số 100 bệnh nhân có 88 bệnh nhân có cải thiện tình trạng bệnh (có đỡ triệu chứng hoặc giảm nồng độ acid uric hoặc cải thiện cả 2 thông số trên) và 12 bệnh nhân chưa có chuyển biến, tiếp tục duy trì thuốc tháng thứ 2 và tháng thứ 3.

Sau khi có kết quả nghiên cứu, bài thuốc Quốc dược Phục cốt khang được chuyển giao cho Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc dân tộc ứng dụng độc quyền trong điều trị các bệnh lý xương khớp.

XEM THÊM CHI TIẾT TÀI LIỆU BÁO CÁO KHOA HỌC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BÀI THUỐC QUỐC DƯỢC PHỤC CỐT KHANG TẠI ĐÂY:

XEM THÊM:

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Chương trình tư vấn sức khỏe miễn phí diễn ra tại quận Bình Thạnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Đẩy Lùi Bệnh Lý Tim Mạch Tại Quận Bình Thạnh

Hướng tới “Dự án bảo vệ tim mạch Việt Nam” phủ sóng khắp 63 tỉnh...

Địa chỉ DUY NHẤT chữa mỡ máu CAM KẾT HIỆU QUẢ BẰNG VĂN BẢN

Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng Thuốc Dân Tộc là địa chỉ DUY NHẤT...

[HOT] Cục Máu Đông Do Vắc-Xin, Đột Quỵ Và Cách Phòng Ngừa Hiệu Quả – Chuyên Gia Tim Mạch Giải Đáp

Thông tin AstraZeneca thừa nhận tác dụng phụ của vaccine Covid-19 của họ có thể...