Thoái Hóa Khớp Gối Có Nên Đạp Xe Không? Kiến Thức Cần Biết
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Thoái hóa khớp gối nên đạp xe không? Theo nhận định từ chuyên gia, người bệnh có thể tham gia đạp xe đạp để duy trì vận động hàng ngày. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, người bệnh cần chuẩn kỹ cho trước, trong và sau khi tập cẩn thận nhằm tránh các va chạm, chấn thương ảnh hưởng đến khớp gối nói riêng và hệ thống xương khớp nói chung.
Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?
Thoái hóa khớp gối gây đau mỏi, khó đi lại, cứng khớp,… làm ảnh hưởng vận động, khiến người bệnh gặp nhiều vấn đề trong đời sống và sức khỏe. Tình trạng thoái hóa thường xảy ra ở người cao tuổi, tuy nhiên hiện nay người trẻ cũng có khả năng bị thoái hóa khớp.
Nguyên nhân gây bệnh khá đa dạng, liên quan đến các yếu tố như tuổi tác, thói quen ăn uống, sinh hoạt, tính chất công việc,… Bệnh phát triển âm thầm, khó phát hiện sớm từ giai đoạn đầu. Nếu nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bạn nên chủ động thăm khám để được bác sĩ hướng dẫn điều trị.
Bởi, khi thoái hóa xương khớp ngày càng nghiêm trọng không được kiểm soát có thể gây ra biến chứng, thậm chí là bại liệt vĩnh viễn. Với sự phát triển của y học hiện nay, nhiều phương pháp điều trị thoái hóa khớp gối nói riêng và thoái hóa khớp nói chung được nghiên cứu và ứng dụng.
Theo đó, người bệnh có thể sử dụng thuốc, phẫu thuật, áp dụng vật lý trị liệu,… để điều trị bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn được khuyến khích duy trì vận động của khớp gối để phòng nguy cơ cứng khớp khiến cơn đau nhức trở nên nghiệm trọng hơn.
Vậy, người bệnh nên tập luyện những bài tập nào? Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên lựa chọn bộ môn nhẹ nhàng, không đòi hỏi quá nhiều chuyển động, va chạm mạnh. Chẳng hạn như yoga, thể dục nhẹ, đi bộ quãng đường ngắn,… Trong đó, bộ môn đạp xe đạp cũng được nhiều người quan tâm.
“Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?”. Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Đây là một trong những bộ môn thể dục lành mạnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hoạt động xương khớp, cải thiện tính linh hoạt cho hai chi dưới, kích thích máu huyết lưu thông tốt hơn,…
Tuy nhiên, do đạp xe đòi hỏi lực ở chân nhiều, đồng thời đầu gối phải di chuyển liên tục nên nếu lạm dụng có thể gây ảnh hưởng cho tình trạng thoái hóa. Do đó, mặc dù có thể luyện tập đạp xe, nhưng người bệnh vẫn nên điều chỉnh lại tốc độ, lựa chọn địa hình đạp xe, loại xe phù hợp,… để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Người bệnh nên kết hợp thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi luyện tập để được tư vấn hướng giải quyết phù hợp. Lựa chọn bộ môn thể dục vừa sức, xây dựng lịch tập hiệu quả giúp bạn sớm ổn định sức khỏe xương khớp, cải thiện và kiểm soát tình trạng thoái hóa, bảo vệ sức khỏe tổng thể.
Lợi ích của phương pháp đạp xe với người thoái hóa khớp gối
Như đã đề cập, người bị thoái hóa khớp gối vẫn có thể tham gia luyện tập đạp xe. Bộ môn này mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể, hỗ trợ cải thiện các vấn đề sức khỏe. Bệnh nhân có biểu hiện thoái hóa nhẹ, khi đạp xe đạp thường xuyên sẽ giúp mang lại các tác dụng như:
- Luyện tập đều đặn, đạp xe đúng kỹ thuật giúp tăng cường độ đàn hồi, dẻo dai của xương khớp, kích thích sản sinh dịch khớp bôi trơn mô sụn, giúp khớp gối trở nên linh hoạt hơn.
- Tăng cường lưu thông máu đến hai chân, nhờ đó mô khớp gối được cung cấp đủ dưỡng chất, ngăn ngừa tính trạng thoái hóa tiến triển nghiêm trọng hơn.
- Đạp xe còn giúp ổn định khớp, duy trì độ linh hoạt, phòng tránh cứng khớp. Đồng thời phương pháp này còn giúp mô khớp ổn định, tăng khả năng chịu lực, giảm nguy cơ chấn thương hoặc ảnh hưởng từ các bệnh lý khác.
- Người bệnh tập luyện đúng cách còn giúp cơ thể được thư giãn, giải tỏa lo âu, căng thẳng, duy trì vóc dáng, giảm nguy cơ thừa cân béo phì gây ảnh hưởng cho xương khớp.
- Đẩy nhanh quá trình chuyển hóa dinh dưỡng cho cơ thể, ngăn ngừa bệnh tiêm mạch, huyết áp….
Nhờ mang lại các lợi ích tích cực kể trên, phương pháp đạp xe đạp được nhiều người yêu thích. Đối với trường hợp khớp gối bị thoái hóa, đau nhức nên điều chỉnh lịch tập, giảm tốc độ sao cho phù hợp hơn. Đồng thời, lựa chọn địa hình tập không quá gồ ghề, tốt nhất nên đạp trên mặt phẳng để giảm tác động đến vùng đầu gối cho đến khi cơ thể hồi phục.
Phương pháp đạp xe an toàn khi bị thoái hóa khớp gối
Vì người mắc thoái hóa khớp gối khó thực hiện được các động tác mạnh như bình thường, do đó khi tham gia luyện tập với phương pháp đạp xe đạp, người bệnh nên chú ý đến nhịp độ tập và lực tập. Phương pháp thực hiện an toàn như sau:
Chuẩn bị trước khi đạp xe
Người bệnh cần chuẩn bị trước những dụng cụ cần thiết cho buổi tập và các dụng cụ dự phòng trường hợp cần thiết. Bước chuẩn bị cơ bản như sau:
- Chọn loại xe đạp phù hợp với thể lực, cơ thể để có được buổi tập chất lượng. Xe không nên dùng loại quá thấp hoặc quá cao.
- Bên cạnh đó người bệnh nên chọn loại giày phù hợp với kích thước vừa vặn với bàn chân. Chạy bộ ưu tiên mặc quần áo có chất liệu cotton do thấm hút tốt mồ hôi.
- Một số dụng cụ hỗ trợ tập luyện như đồ bảo bộ, bình uống nước,… bạn có thể tham gia đạp xe khi trời mát, ban ngày hoặc đêm có đèn điện an toàn.
- Lựa chọn địa hình bằng phẳng, tránh những nơi gồ ghề có thể gây ảnh hưởng cho tình trạng thoái hóa xương khớp.
Kỹ thuật đạp xe
Sau khi đã hoàn tất chuẩn bị, người bệnh sẽ bước vào buổi tập đạp xe quãng ngắn. Tùy thể lực, tình trạng thoái hóa có thể tăng lên sau nhiều ngày tập. Một số vấn đề cần lưu ý về kỹ thuật tập, thời gian tập và tần suất tập,… như sau:
- Trước khi tập nên khởi động tay chân, cổ tay, cổ chân, khớp gối nhẹ nhàng để làm nóng cơ thể, giãn gân khớp giúp tránh tình trạng chấn thương khi tập.
- Dành thời gian mỗi ngày 5 – 7 phút luyện tập khi mới làm quen với bộ môn này. Đạp nhẹ nhàng, chậm rãi giúp cho khớp chân làm quen với bài tập.
- Sau một thời gian khi cơ thể thích nghi với chế độ luyện tập, người bệnh có thể thay đổi cường độ và tần suất luyện tập. Tuy nhiên không nên tập luyện quá sức.
- Thời gian luyện tập lý tưởng mỗi ngày 10 – 15 phút, mỗi tuần 5 lần, giành thời gian nghỉ ngơi thư giãn cơ thể. Khi đã quen với chế độ luyện tập có thể tăng dần thời lượng luyện tập.
- Thực hiện các động tác thả lỏng, thư giãn cơ thể sau tập để làm mềm khớp cơ, tránh chấn thương không mong muốn.
Trên đây là những vấn đề về việc tập luyện đạp xe đối với người mắc chứng thoái hóa khớp gối. Để đạt hiệu quả tốt nhất, người bệnh kết hợp điều trị theo phác đồ của bác sĩ, chăm sóc chế độ ăn uống, sinh hoạt để bệnh sớm cải thiện, ngăn nguy cơ thoái hóa trở nên nghiêm trọng hơn.
Một số lưu ý khi đạp xe cho người thoái hóa khớp gối
Đạp xe giúp cải thiện sức khỏe hiệu quả, đây là một trong những môn thể dục, thể thao lành mạnh được nhiều người yêu thích. Người bị thoái hóa khớp gối có thể luyện tập, tuy nhiên cần điều chỉnh lực tác động, giảm cường độ sao cho phù hợp với tình trạng sức khỏe.
Ngoài các vấn đề được đề cập bên trên, người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề sau đây khi tập đạp xe trong thời gian điều trị thoái hóa khớp gối:
- Thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi luyện tập để đảm bảo an toàn sức khỏe, tránh ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Trường hợp trong lúc đạp xe nhận thấy khớp gối bị đau hoặc sưng tấy nên dừng luyện tập, đồng thời đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ.
- Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, không nên tập luyện quá sức.
- Không nên đạp xe ngay sau khi ăn no. Thời gian tốt nhất là 2 – 3 giờ sau khi ăn, đạp xe vào buổi sáng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
- Kết hợp xây dựng chế độ ăn uống hợp lý, kiêng những thực phẩm, thức uống không có lợi cho tình trạng sức khỏe. Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, đa dạng thực phẩm, ưu tiên rau củ quả, trái cây tươi,… Bổ sung hàm lượng canxi phù hợp để tăng hiệu quả cải thiện xương khớp.
- Thăm khám định kỳ để theo dõi tình trạng phục hồi khớp gối. Trường hợp thoái hóa vẫn diễn ra theo chiều hướng nặng nề, bác sĩ sẽ thay đổi, điều chỉnh phác đồ điều trị sao cho phù hợp và an toàn nhất.
Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc: “Thoái hóa khớp gối có nên đạp xe không?”. Phương pháp đạp xe rèn luyện thể chất giúp cải thiện nhiều vấn đề sức khỏe như tăng cường lưu thông máu, giúp khớp gối linh hoạt hơn. Tuy nhiên người bệnh nên chuẩn bị kỹ trước khi tập, điều chỉnh cường độ luyện tập và kỹ thuật tập cho phù hợp để tránh ảnh hưởng đến tình trạng thoái hóa, cũng như sức khỏe tổng thể.
Xem Thêm:
- Thoái Hoá Khớp Gối Có Nên Đi Bộ Không? Chuyên Gia Giải Đáp
- Bị Thoái Hóa Khớp Có Nên Uống Canxi Không? [Chuyên Gia Tư Vấn]
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!