Viêm Khớp Cùng Chậu

Viêm khớp cùng chậu đặc trưng bởi tình trạng khớp cùng chậu bị sưng viêm, đau nhức. Các triệu chứng bệnh lý mặc dù tiến triển chậm, âm thầm nhưng kéo dài dai dẳng. Viêm khớp cùng chậu nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Viêm khớp cùng chậu là gì?

Viêm khớp cùng chậu là thuật ngữ đề cập đến tình trạng khớp cùng chậu (khớp được nối giữa hai xương cánh chậu và đốt sống thắt lưng cuối) bị tổn thương, sưng viêm. Nguyên nhân gây ra bệnh lý khá đa dạng, trong đó thường gặp nhất là do ảnh hưởng của một số bệnh xương khớp, khởi phát sau khi nhiễm trùng đường sinh dục, tiêu hoá, tiết niệu hoặc hệ quả của quá trình mang thai và sinh nở.

Viêm Khớp Cùng Chậu Là Gì? Nguyên Nhân và Cách Chữa Trị
Viêm khớp cùng chậu đặc trưng bởi tình trạng khớp cùng chậu bị sưng viêm, đau nhức

Viêm khớp cùng chậu được xem là một trong những bệnh xương khớp mãn tính, tiễn triển dai dẳng. Bệnh lý nếu được điều trị kịp thời có thể kiểm soát hiệu quả, tuy nhiên trường hợp chủ quan có thể khiến tổn thương ở khớp cùng chậu diễn tiến âm thầm và ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng vận động cũng như chất lượng cuộc sống.

Không giống với các bệnh xương khớp mãn tính khác, tình trạng viêm khớp cùng chậu có thể xảy ra sớm trong độ tuổi sinh nở. Tổn thương khớp thường khống gây ra các triệu chứng nặng nề và ít ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Tuy nhiên, bệnh nếu không được điều trị dứt điểm có thể diễn tiến nặng nề theo thời gian và gây ra nhiều khó khăn trong việc điều trị.

Nguyên nhân viêm khớp cùng chậu

Viêm khớp cùng chậu đặc trưng bởi tình trạng khớp cùng chậu bị tổn thương gây đau nhức và sưng viêm. Tình trạng này có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau. Trong đó có thể kể đến như yếu tố di truyền, ảnh hưởng của một số bệnh viêm khớp, mang thai, sinh nở,...

Dưới đây là một số nguyên nhân gây ra bệnh lý:

  • Yếu tố di truyền: Viêm khớp cùng chậu là một trong những bệnh xương khớp đã được minh chứng có tính chất gia đình. Cụ thể trong các nghiên cứu khoa học nhận thấy, đa số các trường hợp mắc bệnh lý này nếu có kháng nguyên HLA B27.
  • Viêm nhiễm đường tiết niệu, tiêu hoá và phụ khoa: Các bệnh lý này có thể lan rộng, dẫn đến tình trạng vi khuẩn viêm nhiễm tấn công đến cùng chậu. Đây cũng được xem là nguyên nhân phổ biến gây ra bệnh viêm khớp cùng chậu. Trường hợp khởi phát do viêm nhiễm, bệnh lý không chỉ gây đau nhức khớp mà còn đi kèm với một số biểu hiện toàn thân khác.
  • Ảnh hưởng của một số bệnh viêm khớp khác: Viêm khớp cùng chậu cũng có thể là hệ quả của một số bệnh lý viêm khớp phổ biến như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, tổn thương khớp do lupus ban đỏ, viêm khớp phản ứng,... Nếu xảy ra do các bệnh lý này, số thượng khớp bị tổn thương từ 2 trở lên.
  • Quá trình mang thai và sinh nở: Sự giãn nở ở tử cung và xương chậu quá mức trong thời gian mang thai có thể chèn ép khớp cùng chậu. Tình trạng này có thể gây ra hiện tượng viêm, đau nhức khớp. Đây là nguyên nhân lý giải bệnh lý khởi phát chủ yếu ở nữ giới trong độ tuổi sinh sản.
  • Chấn thương: Viêm khớp cùng chậu cũng có thể là hệ quả do chấn thương trong quá trình lao động, sinh hoạt, tham gia giao thông,... Tác động cơ học khiến khớp cùng chậu bị tổn thương, đau nhức và sưng viêm. Bệnh lý khởi quá do chấn thương có thể điều trị dứt điểm nếu được can thiệp sớm. Ngược lại, trường hợp chủ quan có thể khiến tổn thương khớp diễn tiến nặng nề, gây ra hiện tượng dính khớp và hạn chế khả năng vận động.

Ngoài các nguyên nhân phổ biến trên, bệnh viêm khớp cùng chậu cũng có thể xảy ra khi gặp các yếu tố thuận lợi như:

  • Dị tật bẩm sinh (có chiều dài 2 chân không bằng nhau, bị vẹo lệch cột sống,...)
  • Trường hợp can thiệp phẫu thuật xương cánh chậu, phẫu thuật khớp háng không được vô trùng tuyệt đối hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm khớp cùng chậu.
  • Chế độ sinh hoạt thiếu khoa học
  • Bị loãng xương
  • Tăng cân quá nhanh, nhất là trong thời kỳ mang thai
  • Thừa cân - béo phì

Triệu chứng viêm khớp cùng chậu

Thực tế nhận thấy, các triệu chứng viêm khớp cùng chậu thường diễn tiến âm thầm, hiếm khi bùng phát nghiêm trọng và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Khớp cùng chậu được nối giữa đốt sống thắt lưng và xương cánh chậu nên khi bị viêm có thể gây ra một số biểu hiện như:

  • Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, mông sau đó lan rộng xuống toàn bộ phần mông. Mức độ đau thường âm ỉ nhưng kéo dài dai dẳng trong thời gian dài.
  • Một số trường hợp có thể bị đau nhức dữ dội, đặc biệt là khi xoay người đột ngột, mang vác nặng hoặc khi mang thai. Cơn đau do bệnh lý gây ra thường khởi phát từng cơn khiến người bệnh gặp khó khăn trong vận động, cơ thể mệt mỏi,
  • Khớp cùng chậu bị viêm kéo dài có thể phát sinh một số triệu chứng thứ phát như teo cơ đùi, cơ mông, đau dọc dây thần kinh tọa
  • Vùng da bao quanh khớp có thể bị viêm đỏ, phù nề và nóng hơn so với các vùng da xung quanh.

Có thể nhận thấy, bệnh lý có số lượng triệu chứng hạn chế, không điển hình. Ngoài các biểu hiện trên, viêm khớp cùng chậu có thể đi kèm với mốt ố triệu chứng ở đường tiết niệu và phụ khoa (nhiễm trùng đường tiết niệu, phụ khoa lan rộng gây viêm ở khớp cùng chậu).

Dấu hiệu nhận biết viêm khớp cùng chậu
Cơn đau thường xuất hiện ở vùng thắt lưng, mông sau đó lan rộng xuống toàn bộ phần mông

Do đó trong một số trường hợp, người bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Tiểu ra máu
  • Đau khi tiểu tiện
  • Cơ thể mệt mỏi, sốt
  • Đau khi quan hệ tình dục
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Âm đạo tiết dịch bất thường, dịch âm đao thường có mùi hôi hoặc chảy máu âm đạo không trong kỳ kinh nguyệt

Nếu không đi kèm với các biểu hiện do nhiễm trùng đường tiết niệu và phụ khoa, bệnh lý có thể bị nhầm lẫn với một số bệnh như thoát vị đĩa đệm, thoái hoá đốt sống thắt lưng, đau dây thần kinh tọa, viêm khớp háng,...

Bệnh viêm khớp cùng chậu nguy hiểm không?

Viêm khớp cùng chậu là một trong những bệnh lý xương khớp phổ biến ở người cao tuổi và phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Bệnh có thể khởi phát bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau nhưng đều tác động xấu đến hiệu suất lao động, chất lượng cuộc sống và khả năng lao động.

Bệnh viêm khớp cùng chậu nguy hiểm không?
Bệnh lý nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời có thể làm tăng nguy cơ tổn thương dây thần kinh toạ

Trường hợp bệnh khởi phát do chấn thương, mang thai và viêm nhiễm thứ phát sau khi bị nhiễm trùng đường tiêu hoá, đường tiết niệu và phục khoa, bệnh lý có thể được kiểm soát hoàn toàn nếu được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngược lại, viêm khớp cùng chậu do ảnh hưởng các bệnh viêm khớp mãn tính thì hầu như không thể điều trị dứt điểm. Tuy nhiên, việc chủ động điều trị sớm giúp khắc phục các triệu chứng lâm sàng, bảo toàn chức năng vận động, đồng thời hạn chế phát sinh các biến chứng do bệnh lý gây ra.

Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh viêm khớp cùng chậu có thể gây ra một số biến chứng như:

  • Teo cơ mông, đùi
  • Giảm khả năng vận động
  • Viêm cột sống dính khớp
  • Tổn thương dây thần kinh tọa
  • Tăng nguy cơ sinh mổ nếu bệnh xảy ra trong thời gian mang thai
  • Làm giảm chất lượng cuộc sống

Ngoài các biến chứng phổ biến trên, viêm khớp cùng chậu do một số bệnh viêm nhiễm đường tiêu hoá, phụ khoa, tiết niệu cũng có thể gây ra các biến chứng khác như tích mủ vòi trứng, nhiễm khuẩn huyết, tắc vòi trứng, tổn thương thận,... Do đó, việc chủ động thăm khám và điều trị sớm là rất cần thiết.

Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp cùng chậu hiệu quả

Viêm khớp cùng chậu là một trong những bệnh lý xương khớp thường xảy ra trong độ tuổi sinh sản. Do đó, so với một số bệnh lý xương khớp do thoái hoá thì bệnh viêm khớp cùng chậu ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Các biện pháp phòng ngừa viêm khớp cùng chậu hiệu quả 
Tăng cường tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả

Vì vậy, người bệnh cần chủ động thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý như sau:

  • Tích cực điều trị và phòng ngừa các tình trạng viêm nhiễm đường tiêu hoá, tiết niệu và phụ khoa. Bởi đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp cùng chậu ở người trẻ tuổi và trung niên.
  • Trong thời gian mang thai, bạn cần xây dựng chế độ ăn uống điều độ, khoa học, tránh tình trạng tăng cân quá mức. Khi cân nặng tăng lên đột ngột sẽ làm tăng áp lực lên khớp cùng chậu và khiến cơ quan này bị đau nhức, tổn thương.
  • Thay đổi một số thói quen xấu như đứng, ngồi quá lâu, ngồi xổm, mang vác các vật nặng,...
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao cũng là một trong những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh lý hiệu quả. Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, bạn nên lựa chọn một số bộ môn vận động phù hợp như bơi lội, đạp xe, đi bộ, yoga,...
  • Bổ sung các dưỡng chất thiết cho cơ thể thông qua chế độ ăn uống khoa học, kiêng sử dụng thuốc lá, bia rượu, các chất kích thích. Bên cạnh đó, người bệnh cần kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân, béo phì.
  • Trường hợp gia đình có tiền sử bị viêm khớp cùng chậu, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp, bạn nên chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ 2 lần/năm để kịp thời phát hiện sớm và điều trị khi có các triệu chứng bất thường.

Bệnh viêm khớp cùng chậu thường diễn tiến âm thầm và nặng dần theo thời gian, tác động xấu đến chức năng vận động, tăng nguy cơ tàn phế nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Do đó, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường, người bệnh cần chủ động đến bệnh viện để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...