Tìm Hiểu Phương Pháp Thuỷ Châm Chữa Thoát Vị Đĩa Đệm

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm giúp người bệnh cải thiện triệu chứng đau buốt, khó chịu. Đây là phương pháp điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y được nhiều người quan tâm hiện nay, phù hợp cho đối tượng bệnh nhẹ, chưa phát sinh biến chứng.

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là gì?

Các phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm trên thực tế chỉ có hiệu quả kiểm soát triệu chứng. Cho đến hiện nay, chưa có giải pháp nào mang lại hiệu quả tuyệt đối trong việc điều trị chứng bệnh này. Người bệnh ngoài áp dụng các phác đồ điều trị theo hướng dẫn còn cần kết hợp chăm sóc, phòng ngừa bệnh tái phát.

Thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là gì?
Hiện nay có nhiều phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm, trong đó có phương pháp thủy châm

Trường hợp không phát hiện và điều trị, thoát vị đĩa đệm có thể phát sinh nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó, có thể kể đến như tình trạng bại liệt, chèn ép dây thần kinh gây ra các hệ lụy khác, lan rộng viêm nhiễm,… Do đó, người bệnh cần nhanh chóng thăm khám ngay khi nhận thấy cơ thể có các dấu hiệu bất thường.

Trong các phương pháp kiểm soát thoát vị đĩa đệm được thực hiện, nhiều người quan tâm đến phương pháp thủy châm điều trị. Vậy phương pháp này là gì? Có mang lại hiệu quả? Theo đó, thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm là hình thức điều trị kết hợp giữa Đông và Tây y. Cụ thể, người thực hiện sẽ dùng kim tiêm, tiêm thuốc trực tiếp vào huyệt đạo để điều trị bệnh.

Các loại thuốc Tây y được tiêm theo mức độ tổn thương và hiện trạng sức khỏe của người bệnh. Khi đi vào các huyệt đạo trên cơ thể, thuốc sẽ có tác dụng kích thích vùng cần tác động, giúp giảm đau nhức khó chịu cho người bị thoát vị đĩa đệm, điều trị nguyên nhân cũng như khắc phục triệu chứng bệnh một cách nhanh chóng, hiệu quả.

Ưu – Nhược điểm thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Bác sĩ chuyên khoa sẽ chỉ định thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm cho các trường hợp cần thiết. Thông qua phương pháp điều trị này, người bệnh sẽ nhận thấy các thay đổi tích cực sau quá trình thủy châm, triệu chứng thuyên giảm, cơ thể thoái mái hơn. Tuy nhiên, phương pháp này cũng còn một số mặt hạn chế, dưới đây là các ưu và nhược điểm chính:

Ưu - Nhược điểm thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Mặc dù mang lại nhiều lợi ích tuy nhiên thủy châm cũng tiềm ẩn một số rủi ro nhất định

Về ưu điểm: 

  • Phương pháp cho hiệu quả nhanh, thời gian điều trị được rút ngắn hơn so với các phương pháp nội khoa thông thường.
  • Hiệu quả nhanh chóng so với dùng thuốc Tây hoặc Đông y đơn thuần.
  • Nguyên nhân gây bệnh được loại bỏ tận gốc, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái đi tái lại ảnh hưởng nghiêm trọng sức khỏe của người bệnh.
  • Tiết kiệm được thời gian, công sức điều trị cho người bệnh.
  • Để tăng hiệu quả điều trị có thể kết hợp thêm biện pháp bấm huyệt, massage,… Thông qua đó thuốc sẽ phân tán nhanh hơn, giúp kiểm soát triệu chứng tối ưu.
  • Ngoài chữa thoát vị đĩa đệm, phương pháp thủy châm còn có tác dụng đối với các bệnh lý khác như viêm dây thần kinh, đau bao tử hoặc chấn thương, bong gân,…

Về nhược điểm:

Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, hữu hiệu, tuy nhiên phương pháp này vẫn có thể gây ra một số tai biến trong quá trình điều trị. Chẳng hạn như trường hợp người bệnh bị choáng, mệt mỏi, đổ mồ hôi, buồn nôn,…

Nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, người bệnh cần thông báo để bác sĩ kịp thời xử lý. Lúc này cần rút kim ra khỏi cơ thể người bệnh, tiến hành lau mồ hôi, để bệnh nhân nằm nghỉ ngơi tại chỗ và theo dõi. Kết hợp bấm huyệt thái dương, kiểm tra huyết áp, nhịp tim và các vấn đề nội quan khác để điều chỉnh, khắc phục cho phù hợp.

Nguyên tắc và phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm

Hiện nay, các loại thuốc được dùng trong thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm thường là các thuốc chứa vitamin B1, B12, thuốc diclofenac, becozyme, cerebrolysin, methycobal,…. Bác sĩ sẽ thăm khám và xây dựng phác đồ thủy châm phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Nguyên tắc và phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Dựa vào mức độ bệnh lý của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn thuốc dùng thủy châm phù hợp và hiệu quả nhất

Dưới đây là nguyên tắc thực hiện và các phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng hiện nay:

Nguyên tắc thực hiện

Theo đó, nguyên tắc thực hiện thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm được thực hiện dựa trên thuyết kinh lạc trong Y học cổ truyền, học thuyết Pavlav và dược lý của Y học hiện đại. Cụ thể:

  • Thuyết linh lạc Y học cổ truyền: Trong cơ thể con người có 12 kinh mạch chính, chúng được nối liền với 13 khớp tay – chân. Thủy châm sẽ tác động đến các huyệt đạo trên cơ thể nhằm kích thích kinh lạc, nội tạng cũng như toàn bộ hệ thống thần kinh, giác quan trên cơ thể.
  • Thuyết Pavlov: Việc châm kim truyền thuốc vào các huyệt đạo giúp kích thích võ não tăng hoạt động phản xạ hệ thần kinh trung ương. Nhờ đó có thể giúp cơ thể điều chỉnh một số hoạt động để điều trị thoát vị đĩa đệm.
  • Thuyết dược lý Y học hiện đại: Thuốc tiêm dưới da, tiêm cơ bắp giúp kiểm soát triệu chứng của bệnh. Ngoài ra, việc tiêm thuốc trực tiếp vào các huyệt đạo trên cơ thể còn giúp đẩy nhanh hiệu quả điều trị, dược tính của thuốc phát huy mạnh hơn.

Thực hiện phương pháp này theo các bước sau:

  • Bác sĩ sử dụng bơm kim tiêm chuyên dụng dành cho thủy châm.
  • Bơm thuốc vào, mỗi huyệt đạo sử dụng từ 0,5cc đến 2cc thuốc.
  • Sau đó, bơm trực tiếp thuốc vào huyệt đạo cần tác động.
  • Mỗi đợt điều trị thực hiện châm từ 5 – 15 lần, dựa theo tình trạng thoát vị đĩa đệm của người bệnh.

Người bệnh cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ. Không lạm dụng phương pháp này, bởi nếu dùng thuốc quá liều hoặc tác động mạch không phù hợp có nguy cơ phát sinh nhiều biến chứng nguy hại sức khỏe.

Phương pháp thực hiện

Hiện nay có nhiều cách thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm được áp dụng. Tùy vào mức độ bệnh lý và sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp. Trong đó, các phương pháp chính thường được áp dụng là thủy châm từ nông đến sâu và ngược lại, thủy châm dưới da, thủy châm định vị. Cụ thể:

Nguyên tắc và phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm
Có nhiều phương pháp thủy châm được áp dụng, phổ biến nhất là phương pháp nông – sâu, thủy châm dưới da, định vị

Thủy châm từ nông đến sâu:

Để thực hiện thủy châm nông đến sâu đòi hỏi bác sĩ phải thật sự cẩn thận và tỉ mỉ. Theo đó:

  • Đầu tiên đưa bơm kim tiêm vào trong tuy nhiên chưa đến vị trí huyệt đạo, bơm một lượng thuốc khoảng 0,1ml – 0,2ml.
  • Kéo tiêm và tiếp tục đưa sâu hơn vào vị trí huyệt đạo, bơm một lượng thuốc khoảng 0,1ml – 0,2ml.
  • Bác sĩ sẽ thực hiện lặp lại cho đến khi hết lượng thuốc trong xi lanh, rút kim tiêm ra khỏi cơ thể.

Trường hợp thủy châm từ sâu đến nông sẽ thực hiện theo các bước ngược lại. Cụ thể, bác sĩ sẽ tiêm thuốc trực tiếp vào vị trí huyệt đạo, sau đó rút tiêm lên cao vào bơm thuốc vào vị trí cao hơn.

Thủy châm dưới da:

  • Người thực hiện sẽ tiến hành bơm 1/2 lượng thuốc vào huyệt đạo cần tác động.
  • Tiếp theo, người thực hiện sẽ tiếp tục kéo mũi tên lên trên và bơm hết lượng thuốc còn lại vào dưới da.
  • Thuốc sẽ ngấm từ từ vào bên trong, tác động đến các tế bào và phát huy hiệu quả điều trị bệnh.

Thủy châm định vị:

So với hai cách trên, cách thủy châm định vị sẽ tiêm hết lượng thuốc cần thiết vào trong huyệt vị một lần, không chia thành 2 lần.

Lưu ý khi áp dụng phương pháp điều trị

Phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm giúp kiểm soát triệu chứng nhanh chóng và hiệu quả. Đây là một trong các hướng điều trị hiện được nhiều người quan tâm và lựa chọn. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, trước và trong quá trình điều trị bạn đọc nên lưu ý một số vấn đề sau:

Lưu ý khi chữa thoát vị đĩa đệm bằng phương pháp thủy châm
Điều trị theo hướng dẫn kết hợp chăm sóc và theo dõi diễn biến sức khỏe
  • Phương pháp thủy châm được bác sĩ chỉ định cho đối tượng thật sự cần thiết. Người bệnh không tự ý áp dụng để tránh gây ra các phản ứng phụ hoặc biến chứng không mong muốn, gây hại sức khỏe, làm bệnh tiến triển nghiêm trọng hơn.
  • Người bệnh nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn hướng điều trị phù hợp với tình trạng sức khỏe, điều kiện tài chính,…
  • Người bệnh sẽ được yêu cầu nghỉ ngơi ổn định khoảng 15 phút trước khi thực hiện thủy châm. Trong lúc này bác sĩ sẽ theo dõi huyết áp và các biểu hiện khác của người bệnh. Trường hợp bệnh nhân bị chóng mặt, tăng huyết áp,… sẽ cân nhắc có nên tiến hành thủy châm hay tạm hoãn.
  • Không áp dụng phương pháp điều trị này đối với bệnh nhân có thể trạng yếu, đang bị đau bụng, không tỉnh táo, có phản ứng dị ứng với thuốc điều trị,…
  • Không lạm dụng, thông thường bác sĩ chỉ thực hiện điều trị thủy châm cho người bệnh mỗi ngày 1 lần. Trường hợp quá liều có thể phát sinh các biến chứng nguy hại sức khỏe.
  • Lựa chọn địa chỉ y tế thăm khám và thực hiện thủy châm uy tín, chất lượng để tránh các rủi ro không mong muốn.
  • Việc tiêm thuốc vào huyệt đạo đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ và kinh nghiệm vững, do đó người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn nơi có bác sĩ chuyên môn giỏi, tay nghề và nhiều năm kinh nghiệm để điều trị.
  • Trong trường hợp nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường trong quá trình điều trị, bạn nên nhanh chóng thông báo để được bác sĩ hỗ trợ xử lý kịp thời.

Phương pháp thủy châm chữa thoát vị đĩa đệm hiện đang được nhiều người quan tâm áp dụng. Đây là một trong những biện pháp kết hợp giữa Đông và Tây y mang lại hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên trước khi thực hiện bạn nên thăm khám xác định tình trạng sức khỏe, kết hợp chăm sóc, điều trị theo hướng dẫn để sớm đạt được kết quả điều trị như mong đợi.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...