Cách Chữa Viêm Xoang Hàm

Viêm xoang hàm là một dạng phổ biến của viêm xoang, gây ra bởi các tác nhân như dị ứng, nhiễm khuẩn, nấm. Bệnh có thể tự điều trị tại nhà để giảm triệu chứng.

1. Nước muối sinh lý: Dùng nước muối 0,9% để rửa mũi, giúp làm loãng dịch nhầy và làm sạch xoang.

2. Chườm khăn ấm: Sử dụng khăn ấm để làm loãng dịch xoang, giảm đau đầu và nghẹt mũi.

3. Gừng tươi: Nấu nước gừng tươi và xông mũi giúp giảm viêm, cải thiện dẫn lưu xoang.

4. Lá bạc hà: Xông mũi với lá bạc hà để giảm đau và ức chế vi khuẩn, virus.

5. Lá chanh: Xông hơi bằng lá chanh giúp loãng dịch nhầy, giảm viêm xoang hiệu quả.

6. Lá trầu không: Xông mũi bằng lá trầu không để kháng khuẩn, giảm sưng viêm.

7. Cây giao: Xông hơi với cây giao để giảm viêm, sưng ở mô xoang, cần cẩn trọng khi sử dụng.

8. Tỏi và mật ong: Kết hợp tỏi và mật ong làm giảm viêm nhiễm và hỗ trợ phục hồi mô xoang.

9. Lá kinh giới: Xông mũi với lá kinh giới giúp giảm đau, kháng khuẩn và cải thiện viêm xoang.

Những phương pháp này an toàn nhưng chỉ hỗ trợ điều trị, không thay thế thuốc chuyên khoa. Nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cần.

Ngoài các phương pháp y tế, người bệnh có thể áp dụng các cách chữa viêm xoang hàm tại nhà để hỗ trợ quá trình điều trị. Hầu hết các mẹo chữa này đều tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ tìm và có độ an toàn cao, phù hợp với nhiều đối tượng.

Tổng quan bệnh viêm xoang hàm

Xương hàm là cơ quan bao gồm nhiều hốc xoang nằm rải rác ở hai bên má và xung quanh mắt. Trên bề mặt của xoang được bao phủ bởi một lớp niêm mạc có nhiệm vụ duy trì độ ẩm cần thiết và bảo vệ mũi khỏi sự tấn công của các dị vật xâm nhập từ bên ngoài. Tuy nhiên, do vị trí nằm tiếp giáp với hốc mắt, hốc mũi và gần với xoang trán nên có nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Tình trạng nhiễm trùng tại khu vực này được gọi là viêm xoang hàm.

Về phân loại, nếu xét theo vị trí viêm thì viêm xoang hàm được chia làm 3 thể gồm:

  • Viêm xoang hàm trái: Đây là tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở các hốc xoang bên trái lớp niêm mạc khiến cho khu vực này dày lên, tiết nhiều dịch nhầy màu trắng hoặc màu vàng vô cùng khó chịu.
  • Viêm xoang hàm phải: Lớp niêm mạc ở mũi phải viêm nhiễm gây đau nhức khó chịu và tiết nhiều dịch mũi.
  • Viêm xoang hàm hai bên: Khi các hốc xoang xung quanh hai bên má, mắt bị viêm nhiễm kéo theo nhiễm trùng lớp niêm mạc được gọi là viêm xoang hàm hai bên.

Nếu xét theo các triệu chứng và cấp độ bệnh thì viêm xoang hàm được chia làm 2 thể chính gồm:

  • Viêm xoang hàm cấp tính:

Bệnh được khởi phát từ tình trạng viêm chân răng, đặc biệt là viêm tủy răng hoặc xuất hiện dịch mủ bao quanh chân răng. Đây là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn di chuyển từ răng vào trong các hốc xoang và gây viêm nhiễm. Ở giai đoạn cấp, bệnh biểu hiện với một số triệu chứng như đau đầu, sốt cao, mệt mỏi, suy nhược cơ thể, mất ngủ, khó ngủ...

Trong đó, nặng nhất là bị các cơn đau đầu hành hạ, đau đầu diễn ra theo từng cơn, sau đó nhanh chóng lan rộng sang khắp hai bên thái dương, mặt, đầu, sau gáy... gây đau hàm, hai bên má và hốc mắt. Ngoài ra, còn kèm theo sốt cao, chảy dịch mũi hôi, loãng...

Viêm xoang hàm
Viêm xoang hàm được chia làm 2 thể chính là thể cấp tính và thể mãn tính với mức độ các triệu chứng khác nhau

  • Viêm xoang hàm mãn tính:

Viêm xoang hàm mãn cùng là một bệnh nhưng cấp độ khác nhau, mãn tính có mức độ và diễn tiến bệnh nặng hơn. Theo đó, nguyên nhân chủ yếu gây viêm xoang hàm mãn là do ở không điều trị bệnh dứt điểm khi bệnh ở giai đoạn cấp hoặc do viêm xoang trán, viêm mũi xoang lan xuống.

Những người bị viêm xoang hàm mãn tính gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe và giảm năng suất hoạt động, sinh hoạt hằng ngày. Nguyên nhân là do ở thể viêm xoang hàm này, dịch mũi chảy ra rất nhiều, liên tục không dứt, dịch có màu vàng xanh, tỏa mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau đớn bất kỳ lúc nào, bất cứ thời điểm nào trong ngày. Thể bệnh này kéo dài quá lâu sẽ gây ra hàng loạt các biến chứng nguy hiểm như gây áp xe ổ mắt, viêm họng, viêm thanh quản...

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, viêm xoang hàm có thể xảy ra do một số nguyên nhân và yếu tố nguy cơ sau:

Viêm xoang hàm
Nhiễm khuẩn, virus hay có bất thường trong khoang mũi là những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến viêm xoang hàm

  • Mắc một số bệnh lý về răng như có ổ khuẩn trong răng, viêm xoang cấp, viêm xoang trán...
  • Bị viêm mũi dị ứng không khỏi trong thời gian dài;
  • Dị tật lệch cấu trúc vách ngăn mũi;
  • Biến chứng hậu phẫu hoặc bị chấn thương va đập mạnh do tai nạn;
  • Do nhiễm vi khuẩn, virus, nấm mốc có trong không khí hoặc thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, môi trường ô nhiễm...
  • Trong xoang hàm xuất hiện dị vật;
  • ...

Các chuyên gia cho biết bệnh viêm xoang hàm là căn bệnh phổ biến với tỷ lệ mắc khá cao, bệnh có thể xảy ra với bất kỳ ai không phân biệt độ tuổi hay giới tính. Tuy nhiên, những người thuộc các nhóm sau đây thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn:

  • Những người đang bị sâu răng, sâu răng hàm, nhiễm trùng răng miệng... trong thời gian dài nhưng không điều trị khỏi sớm và dứt điểm.
  • Người bị biến chứng về răng điển hình như xuất hiện mủ tại gốc răng càng làm tăng mức độ tổn thương, về lâu dài gây viêm xoang hàm.
  • Những người đã từng thực hiện nhổ răng hay các loại phẫu thuật trong khoang miệng nhưng vô tình làm rơi dị vật vào bên trong xoang hàm.
  • Những người có cấu trúc xoang hàm bị dị tật, biến dạng bẩm sinh hoặc bị tác động tổn thương.
  • Những người có tiền sử mắc bệnh viêm mũi dị ứng cũng có nguy cơ cao bị viêm xoang hàm.

Để nhận biết viêm xoang hàm người bệnh có thể dựa vào một số triệu chứng sau đây:

  • Đau nhức nhiều ở toàn bộ vùng mặt, hai bên má, đặc biệt khi sử dụng cơ mặt để ăn uống, nói chuyện hay chỉ đơn giản ấn nhẹ vào cũng cảm thấy đau.
  • Chảy nhiều dịch mũi, ban đầu là dịch loãng nhưng sau đó dần đặc hơn, đổi màu và có mùi hôi tanh khó chịu. Thường vào buổi sáng dịch sẽ có màu vàng hoặc xanh và đây cũng là thời điểm dịch chảy ra nhiều nhất.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu hơn so với lúc bình thường.
  • Nhiều trường hợp còn kèm theo hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và nghiêm trọng hơn có khả năng làm ảnh hưởng đến vùng đỉnh đầu, gây đau nhức âm ỉ vô cùng khó chịu.
  • Ngoài ra, tùy vào từng trường hợp mà bệnh còn biểu hiện bởi một số triệu chứng toàn thân khác như sốt cao, mệt mỏi, uể oải, chán ăn, sụt cân...

Nếu phát hiện bản thân có các triệu chứng bất ổn như vừa kể trên, hãy nhanh chóng tìm tìm bệnh viện để thăm khám, chẩn đoán tình trạng bệnh, qua đó có hướng điều trị phù hợp.

9 Cách chữa viêm xoang hàm dễ thực hiện

Viêm xoang hàm là một trong những trường hợp phổ biến của bệnh viêm xoang, gặp nhiều ở người trưởng thành. Bệnh lý xảy ra khi niêm mạc của các hốc xoang quanh khu vực mắt, 2 bên má bị sưng viêm, phù nề do kích ứng, dị ứng, nhiễm virus, vi khuẩn, nấm. Tương tự như bệnh viêm xoang, viêm xoang hàm được chia thành 2 dạng là viêm xoang hàm cấp tính và mạn tính.

9 Cách Trị Viêm Xoang Hàm Tại Nhà Đơn Giản Hiệu Quả
Người bệnh có thể áp dụng các cách chữa viêm xoang hàm tại nhà để hỗ trợ cải thiện triệu chứng bệnh lý

Khi các mô xoang hàm bị phù nề sẽ ảnh hưởng đến hoạt động dẫn lưu, gây ứ đọng dịch và phát sinh các biểu hiện như đau đầu, nhức mũi, cảm giác nặng vùng mặt, nghẹt mũi, giảm khứu giác, nghẹt mũi,... Bên cạnh đó, một số trường hợp có thể bị sốt nhẹ đến sốt cao, cơ thể mệt mỏi, kém tập trung, chóng mặt, ăn uống kém, buồn nôn,...

Bệnh viêm xoang hàm có thể xảy ra bởi nhiều nguyên nhân và yếu tố khác nhau, trong đó phổ biến nhất là do dị ứng - đặc biệt dị ứng thời tiết. Đa số các trường hợp mắc bệnh lý đều không quá nghiêm trọng và thường đáp ứng tốt các phương pháp điều trị, chăm sóc. Tuy nhiên, trường hợp chủ quan, không tiến hành điều trị khiến các triệu chứng tiến triển dai dẳng, tái phát thường xuyên có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, sinh hoạt hàng ngày và gây ra các biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây điều trị viêm xoang hàm theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng lâm sàng, rút ngắn thời gian điều trị và phòng ngừa tái phát thông qua một số cách chữa tại nhà như:

1. Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) được biết đến là loại dung dịch có tính chất tương tự như dịch trong cơ thể. Dung dịch này được sử dụng nhằm làm dịu niêm mạc đường hô hấp, làm loãng dịch tiết, từ đó tăng hoạt động dẫn lưu mũi - xoang. Bên cạnh đó, NaCl 0.9% còn có tác dụng loại bỏ những tác nhân gây dị ứng, kích ứng tích tụ trong khoang mũi, niêm mạc hô hấp.

Dùng nước muối sinh lý chữa viêm xoang hàm là mẹo đơn giản, dễ thực hiện và có độ an toàn cao. Việc áp dụng đều đặn mẹo chữa này có thể giúp cải thiện các triệu chứng khó chịu như nhức mũi, nghẹt mũi, nặng ở vùng mặt do bệnh lý gây ra. Ngoài ra, dùng nước muối sinh lý còn làm giảm giác khó chịu, khô ráp niêm mạc hô hấp khi thời tiết chuyển lạnh.

Chữa viêm xoang hàm tại nhà bằng nước muối sinh lý
Dùng nước muối sinh lý chữa viêm xoang hàm là mẹo đơn giản, dễ thực hiện và có độ an toàn cao

Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng nước muối sinh lý (NaCl 0.9%) ở dạng nhỏ mũi
  • Nhỏ vài giọt dung dịch vào từng lỗ mũi
  • Tiến hành xì mũi để giúp loại bỏ dịch tiết hô hấp ứ đọng
  • Sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại để làm sạch hoàn toàn dịch tiết
  • Thực hiện từ 2 - 4 lần/ ngày tuỳ thuộc vào mức độ triệu chứng nghẹt mũi, sổ mũi

2. Chườm khăn ấm giúp cải thiện bệnh viêm xoang hàm

Chườm khăn ấm là một trong những mẹo chữa viêm xoang hàm tại nhà được lưu truyền rộng rãi trong phạm vi dân gian. Đến nay, cách chữa này vẫn được áp dụng phổ biến vì có độ an toàn cao, dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao. Việc dùng khăn khám để chườm có thể tận dụng nhiệt độ cao để giúp làm loãng dịch nhầy ở xoang hàm, từ đó đẩy dịch ứ đọng trong các mô xoang di chuyển đến mũi để ngăn ngừa bội nhiễm, cải thiện triệu chứng nghẹt mũi, mặt ở vùng mặt.

Mẹo chữa này phù hợp với những trường hợp viêm xoang hàm có dịch tiết ứ đọng sâu trong các hốc xoang, không cải thiện sau khi dùng nước muối sinh lý. Bên cạnh tác dụng loại bỏ các dịch nhầy, đẩy lùi tình trạng nghẹt mũi, sổ mũi, nhức mũi, chườm khăn ấm còn giúp tăng tuần hoàn máu đến vùng mặt. Từ đó cải thiện tình trạng đau nhức đầu, nhức hốc mắt rõ rệt.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị nước ấm khoảng 60 độ C và 1 chiếc khăn bông sạch
  • Nhúng khăn sạch vào nước ấm và vắt khô nước khi chườm
  • Gấp gọn khăn rồi đặt lên vùng mũi (để đầu cao để dịch tiết dễ dàng di chuyển xuống mũi)
  • Chườm đến khi khăn hết nóng và lặp lại từ 2 - 3 lần nữa để loại bỏ toàn bộ dịch tiết ứ đọng trong các mô xoang hàm
  • Sau đó, xì mũi để làm sạch dịch tiết rồi dùng khăn sạch lau lại mũi
  • Mỗi ngày thực hiện từ 1 - 2 lần.

3. Cải thiện bệnh viêm xoang hàm với gừng tươi

Gừng (sinh khương) là một trong những thảo dược quý được dùng trong nhiều bài thuốc chữa các bệnh viêm đường hô hấp như bệnh viêm xoang, viêm amidan, cảm cúm, cảm lạnh,... Theo tài liệu y học cổ truyền, gừng có tính ấm, vị cay the, mùi thơm, công dụng sát trùng, chỉ thống, tán phong hàn nên thường được tận dụng trong chữa trị các chứng bệnh phong hàn.

Cải thiện bệnh viêm xoang hàm với gừng tươi 
Việc tận dụng gừng tươi có thể giúp làm giảm tình trạng phù nề ở các mô xoang, cải thiện hoạt động dẫn lưu xoang - mũi

Hiện nay, tác dụng chữa trị viêm xoang, trong đó có viêm xoang hàm cũng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học. Cụ thể, các hoạt chất Gingerol, Zingerone có trong thảo dược này có tác dụng giảm đau tự nhiên, chống viêm. Do đó, việc tận dụng gừng tươi có thể giúp làm giảm tình trạng phù nề ở các mô xoang, cải thiện hoạt động dẫn lưu xoang - mũi.

Bên cạnh đó, tinh dầu có trong gừng tươi còn mang lại hiệu quả trong ức chế virus RSV và các tác nhân thường gây viêm nhiễm đường hô hấp trên. Vì vậy, bên cạnh sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, bạn có thể áp dụng cách chữa từ gừng như liệu pháp hỗ trợ.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 - 2 củ gừng, cạo vỏ, rửa sạch rồi cắt thành lát mỏng
  • Sau khi đun sôi khoảng 1 lít nước lọc thì cho gừng vào, đun khoảng 2 phút nữa rồi tắt bếp
  • Dùng khăn sạch trùm kín và tiến hành xông mũi trong vòng 15 phút
  • Thực hiện 2 - 3 lần/ tuần để hỗ trợ quá trình điều trị đạt được kết quả tốt nhất

Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể kết hợp uống trà gừng hoặc dùng một số món ăn từ gừng để tăng tác dụng chữa bệnh. Bên cạnh tác dụng giảm đau, chống viêm, vị thuốc này còn cung cấp các khoáng chất, vitamin cần thiết giúp tăng cường sức khỏe, hệ miễn dịch.

4. Xông mũi bằng lá bạc hà chữa viêm xoang hàm

Lá bạc hà là một trong những thảo dược tự nhiên có mùi thơm đặc trưng. Nhờ vào công dụng chống viêm, thanh lọc, làm mát, thảo dược được dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hàm.

Một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy, hoạt chất menthol có trong lá bạc hà có tác dụng giảm đau tại chỗ nhờ vào khả năng gây tê. Bên cạnh đó, tinh dầu có trong thảo dược còn có khả năng ức chế vi khuẩn, virus, nấm men,... Nếu áp dụng mẹo chữa viêm xoang hàm từ lá bạc hà thường xuyên có thể đẩy lùi các triệu chứng do bệnh lý gây ra, đồng thời hạn chế bội nhiễm đáng kể.

Xông mũi bằng lá bạc hà chữa viêm xoang hàm
Lá bạc hà được dùng trong điều trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp thường gặp như viêm thanh quản, viêm họng, viêm amidan, viêm xoang hàm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị từ 2 - 3 nắm lá bạc hà tươi, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì vò xát nhẹ để thảo dược tiết ra tinh dầu
  • Đun sôi 1 lít nước lọc sau đó cho lá bạc hà vào rồi đun thêm khoảng 3 phút nữa rồi tắt bếp
  • Dùng khăn trùm kín và xông nước lá bạc hàng trong 15 phút
  • Trong quá trình xông, xì mũi để loại bỏ các dịch tiết ứ đọng trong khoang mũi và vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý
  • Áp dụng mẹo chữa từ 2 - 3 lần/ tuần để đẩy lùi các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng

5. Mẹo chữa viêm xoang hàm bằng lá chanh

Chữa viêm xoang bằng lá chanh là mẹo dân gian được nhiều người bệnh áp dụng và mang lại hiệu quả cao. Theo kinh nghiệm dân gian, lá chanh có tính ôn, vị cay, the, mùi thơm, công dụng tiêu đờm, hoá đờm, loãng dịch tiết, sát khuẩn. Do đó, nhân dân thường tận dụng thảo dược này trong chữa trị một số bệnh đường hô hấp như ho, viêm họng, cảm cúm, viêm xoang hàm,...

Ngoài ra, trong một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy trong lá chanh chứa nhiều khoáng chất, vitamin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong đó, flavonoid trong thảo dược có tác dụng chống oxy hoá, ức chế hoạt động vi khuẩn, virus, nấm gây viêm xoang, cải thiện tình trạng viêm nhiễm đáng kể. Việc áp dụng mẹo chữa từ lá chanh thường xuyên còn giúp thư giãn, làm giảm biểu hiện nhức đầu, nặng mặt, nhức mũi.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá chanh tươi hoặc đã phơi khô, sau khi ngâm rửa sạch thì vớt ra để ráo
  • Đun sôi 1.5 lít lọc rồi cho lá chanh vào
  • Dùng khăn trùm kín đầu và tiến hành xông mũi trong vòng 15 phút
  • Trong quá trình xông, xì mũi để loại bỏ dịch nhầy trong các hốc xoang
  • Thực hiện từ 2 - 3 lần/ tuần để làm giảm các triệu chứng bệnh lý nhanh chóng

Ngoài bài thuốc xông mũi bằng lá chanh, người bệnh có thể cải thiện các triệu chứng viêm xoang hàm bằng cách súc miệng nước nước lá chanh, dùng các món ăn được chế biến từ lá chanh để tăng hiệu quả chữa bệnh.

6. Trị viêm xoang hàm tại nhà với lá trầu không

Chữa viêm xoang hàm bằng lá trầu không là một trong những mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi. Theo kinh nghiệm dân gian, lá trầu không có đặc tính chỉ thống (giảm đau), sát trùng, chống viêm nên mang lại hiệu quả trong cải thiện các triệu chứng bệnh viêm xoang hàm và một số bệnh viêm đường hô hấp thường gặp.

Chữa viêm xoang hàm tại nhà với lá trầu không 
Chữa viêm xoang hàm bằng lá trầu không là một trong những mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi

Bên cạnh đó, một số nghiên cứu dược lý hiện đại cũng nhận thấy, thảo dược này chứa các thành phần mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể, Eugenol có trong lá trầu không có tác dụng chống viêm ở da, niêm mạc, giảm đau, sưng viêm. Ngoài ra, tinh dầu có trong thảo dược này còn hỗ trợ ức chế hoạt động của vi khuẩn, virus, nấm mốc gây viêm đường hô hấp và viêm da.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá trầu không, ngâm rửa sạch với nước muối sinh lý và cắt nhỏ
  • Đun sôi khoảng 1.5 lít nước lọc rồi cho lá trầu không vào
  • Đun thêm khoảng 10 phút thì tắt bếp và tiến hành xông mũi trong vòng 10 - 15 phút
  • Sau khi xông mũi, bạn nên xì mũi để loại bỏ dịch tiết và rửa mũi lại bằng nước muối sinh lý

7. Dùng cây giao trị viêm xoang hàm tại nhà

Cây giao hay cây xương cá được biết đến là một trong những vị thuốc chữa bệnh viêm xoang và viêm xoang hàm. Theo dược này mặc dù chứa độc nhưng có tác dụng giảm sưng viêm, tiêu viêm hiệu quả nên được tận dụng trong chữa trị các bệnh viêm đường hô hấp phổ biến.

Tuy nhiên, mẹo chữa viêm xoang hàm bằng cây giao chỉ được lưu truyền trong phạm vi dân gian, chưa được chứng minh về độ an toàn, hiệu quả trên phương diện khoa học. Bên cạnh đó, mủ của cây giao còn có thể gây tổn thương mắt, kích ứng da. Vì vậy, bạn cần cân nhắc và thận trọng khi áp dụng mẹo chữa này.

Dùng cây giao chữa viêm xoang hàm tại nhà
Cây giao hay cây xương cá được biết đến là một trong những vị thuốc chữa bệnh viêm xoang và viêm xoang hàm

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 17 - 10 đốt cây xương cá, sau khi rửa sạch thì để ráo nước
  • Cắt nhỏ dược liệu và cho vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ và đun sôi
  • Khi nước sôi, bạn dùng giấy A4 cuộn thành ống (1 đầu lớn, 1 đầu nhỏ)
  • Để đầu nhỏ sát vào lỗ mũi, còn đầu lớn đặt xuống nồi (tránh để giấy chạm nước)
  • Sau đó, hít sâu để hơi nước đi sâu vào các hốc xoang, khoang mũi

Tuy chưa được nghiên cứu nhưng mẹo trị viêm xoang hàm bằng cây giao được nhiều người bệnh áp dụng. Thực tế, một số trường hợp cảm nhận vùng xoang hàm giảm sưng viêm, đau nhức, khó chịu sau khi áp dụng cách chữa này.

8. Kết hợp tỏi và mật ong chữa viêm xoang hàm

Để cải thiện các triệu chứng do viêm xoang hàm gây ra, người bệnh có thể kết hợp tỏi và mật ong nguyên chất theo kinh nghiệm dân gian. Tỏi và mật ong đều là những nguyên liệu chứa các khoáng chất, vitamin mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bên cạnh đó, cả 2 nguyên liệu này đều có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, giảm đau. Do đó, nhân dân thường tận dụng tỏi và mật ong trong chữa trị các bệnh viêm đường hô hấp trên, trong đó có viêm xoang hàm.

Việc áp dụng các mẹo chữa này thường xuyên và đúng cách không chỉ giúp đẩy lùi các triệu chứng viêm xoang hàm mà còn giúp tăng cường sức khỏe, nâng cao thể trạng, hỗ trợ phục hồi niêm mạc bị viêm, phù nề, tổn thương. Hơn nữa, mẹo chữa này còn mang lại hiệu quả trong ức chế các tác nhân gây viêm nhiễm (vi khuẩn, virus, nấm men).

Cách 1:

  • Chuẩn bị 100 gam tỏi đã bóc vỏ và 200 gam mật ong nguyên chất
  • Cho tỏi vào bình thuỷ tinh rồi đổ mật ong vào, đậy kín nắp và để ở nơi khô ráo, thoáng mát
  • Ngâm trong vòng 15 ngày ngày thì có thể dùng,
  • mỗi lần lấy khoảng 1 – 2 muỗng mật ong cùng với 2 tép tỏi ăn trực tiếp
  • Mẹo chữa này giúp tăng cường sức khỏe, hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh viêm xoang hàm khi thời tiết thay đổi.

Cách 2:

  • Chuẩn bị 100 gam tỏi và 100 gam mật ong nguyên chất
  • Tỏi bóc vỏ, rửa sạch và băm nhỏ rồi cho vào bình thuỷ tinh cùng với mật ong
  • Ngâm trong vòng 7 ngày thì có thể dùng. Mỗi lần dùng lấy tăm bông thấm dung dịch rồi đưa trực tiếp vào lỗ mũi
  • Áp dụng từ 2 – 3 lần/ ngày để cải thiện bệnh lý.

9. Lá kinh giới cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang hàm

Dùng lá kinh giới chữa bệnh viêm xoang hàm là một trong những mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi. Dược liệu có tính ấm, vị cay, công dụng trừ phong hàn, giải biểu, sát khuẩn, giảm đau nên được tận dụng trong chữa trị các bệnh viêm nhiễm đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi dị ứng, viêm amidan, viêm xoang hàm,... do nhiễm lạnh.

Lá kinh giới cải thiện triệu chứng bệnh viêm xoang hàm 
Dùng lá kinh giới chữa bệnh viêm xoang hàm là một trong những mẹo dân gian được áp dụng rộng rãi

Ngoài ra, một số nghiên cứu khoa học cũng nhận thấy trong lá kinh giới chứa một số hoạt chất kháng sinh tự nhiên có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, phục hồi niêm mạc xoang hàm bị tổn thương. Đồng thời ức chế các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm men hiệu quả.

Hướng dẫn thực hiện:

  • Chuẩn bị khoảng 1 nắm lá kinh giới, sau khi ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng thì để ráo
  • Đun sôi 1 lít nước lọc rồi cho dược liệu vào
  • Dùng khăn trùm kín và tiến hành xông mũi trong vòng 15 phút
  • Sau đó, xì mũi để loại bỏ các dịch nhầy trong hốc xoang và rửa sạch lại bằng nước muối sinh lý
  • Thực hiện xông mũi với lá kinh dưới từ 2 - 3 lần/ tuần để đạt được kết quả tốt nhất

Một số lưu ý khi trị viêm xoang hàm tại nhà

Các mẹo chữa bệnh viêm xoang tại nhà có thể giúp cải thiện các triệu chứng do bệnh lý gây ra, làm giảm nguy cơ bội nhiễm và các biến chứng nguy hiểm. Bên cạnh đó, việc áp dụng các biện pháp hỗ trợ này còn giúp hạn chế lạm dụng thuốc Tây quá mức.

Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất cũng như tránh phát sinh rủi ro, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Các mẹo chữa viêm xoang hàm tại nhà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị, không thể thay thế biện pháp y tế. Do đó, người bệnh cần kết hợp sử dụng thuốc Tây theo chỉ dẫn của bác sĩ để kiểm soát các triệu chứng bệnh lý, tránh tình trạng bệnh diễn tiến dai dẳng và tái phát nhiều lần.
  • Trường hợp viêm xoang hàm khởi phát do vi khuẩn (dịch đờm đặc, màu trắng đục như mủ, sốt cao, cơ thể mệt mỏi,...). Lúc này người bệnh cần đến bệnh viện để được thăm khám và sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Bởi các biện pháp chữa trị tại nhà lúc này hầu như không mang lại hiệu quả.
  • Các cách chữa bệnh tại nhà chủ yếu tận dụng các nguyên liệu tự nhiên, tác động cơ học, nhiệt độ,... nên thường mang lại hiệu quả chậm, hạn chế hơn so với phương pháp đặc trị. Tuy nhiên, hầu hết các mẹo chữa tại nhà đều có độ lành tính, an toàn cao và có thể áp dụng trong thời gian dài mà không gây ra tác dụng phụ.
  • Nếu nhận thấy các dấu hiệu bất thường (nổi mề đay, phát ban, sưng mí mắt, sưng cổ họng,...), người bệnh cần ngưng áp dụng mẹo chữa và thông báo với bác sĩ chuyên khoa để được theo dõi và xử lý đúng cách.
  • Bên cạnh các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang hàm, người bệnh cần kết hợp các biện pháp chăm sóc như ăn uống khoa học, nghỉ ngơi, vệ sinh răng miệng đúng cách, tránh tiếp xúc với những yếu tố gây kích ứng, dị ứng, chú ý giữ ấm cơ thể.

Các cách trị viêm xoang hàm tại nhà được đánh giá có độ an toàn cao, lành tính và có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như hiệu quả chữa trị, người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn biện pháp chữa bệnh phù hợp với tình trạng bệnh lý.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bác sĩ Tuyết Lan Chuyên Gia Hàng Đầu Điều Trị Viêm Da Tự Miễn Bằng Y Học Cổ Truyền

Ths.Bs Nguyễn Thị Tuyết Lan - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Y học...

Bài Thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang Xử Lý Mề Đay Mẩn Ngứa Từ Căn Nguyên

Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Y dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm...
Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...