Cỏ Chân Vịt: Công Dụng Và Lưu Ý Quan Trọng Khi Dùng Trị Bệnh

Cỏ chân vịt hay cỏ chân vịt Ấn là vị thuốc quý trong Đông y. Dược liệu có vị đắng, mùi thơm, tác dụng lợi tiểu, khai thông nên được dùng để điều trị tiểu đường, động kinh, đau ngực, suy giảm chức năng gan, thanh nhiệt, bồi bổ cơ thể, hỗ trợ chức năng tình dục,…

Cỏ Chân Vịt: Tác Dụng Và Cách Dùng Vị Thuốc Chữa Bệnh
Cỏ chân vịt vị đắng, mùi thơm, tác dụng lợi tiểu, khai thông nên được dùng để điều trị tiểu đường, động kinh,…

Mô tả dược liệu Cỏ chân vịt

1. Tên gọi, phân nhóm

  • Tên gọi khác: Cỏ chân vịt Ấn
  • Tên khoa học: Sphaeranthus indicus L.
  • Họ: Cúc – Asteraceae

2. Đặc điểm thực vật

Cỏ chân vịt là loại cây thân thảo sống hàng năm, có lông. Thân có nhiều cạnh, mỗi cạnh đều có răng. Lá mọc xen kẽ, hình xoan ngược hoặc hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không cuống, thót lại ở gốc và ôm sát vào thân. Mép lá có răng cưa nhỏ, dài từ 2 – 4cm, rộng khoảng 6 – 20mm.

Hoa mọc thành cụm ở đầu kép, hình cúc. Hoa xoan khi còn non và tròn khi già, kích thước khoảng 1cm. Các lá bắc của cụm hoa đơn hình dải hoặc xoan ngược, hẹp, ngọn lá được bao phủ lớp lông nhung, lá thường dài 3 – 4mm.

Đặc điểm thực vật
Lá mọc xen kẽ, hình xoan ngược hoặc hình ngọn giáo, hơi nhọn ở chóp, không cuống, thót lại ở gốc và ôm sát vào thân

Quả bế phân thành 2 loại. Các quả bên trong có hình trứng, thuông, đầu phụ dạng chai. Các quả ở trong có dạng tháp ngược, có 4 – 5 cạnh không lồi.

3. Phân bố

Cỏ chân vịt có nguồn gốc ở miền Đông Ấn Độ. Loại cây này được tìm thấy ở một số nước có khí hậu nhiệt đới như Úc châu, Campuchia, Lào, Indonexia, Malaysia

Tại nước ta, dược liệu mọc hoang ở đồng ruộng, vùng đất ẩm ướt và được tìm thấy nhiều ở các tỉnh đồng bằng Nam bộ. Cỏ chân vịt còn được tìm thấy ở Cần Thơ, Đồng Tháp, Hậu Giang, Tiền Giang.

4. Bộ phận sử dụng

Thân cây, hoa, quả, hạt và rễ của cỏ chân vịt đều chứa hàm lượng dược tính cao nên được thu hái để làm thuốc chữa bệnh.

5. Thu hái – sơ chế

Dược liệu thường phát triển vào cuối mùa mưa và đầu mùa Đông. Vì vậy, thời điểm thích hợp để thu hái dược liệu là vào đầu mùa xuân, hè. Ngoài ra, người dùng cũng có thể thu hái dược liệu quanh năm.

Thu hái - sơ chế
Thời điểm thích hợp để thu hái dược liệu là vào đầu mùa xuân, hè

Cỏ chân vịt sau khi thu hái về, đem đi rửa sạch để loại bỏ tạp chất, đất cát. Có thể dùng dược liệu tươi hoặc phơi/ sấy khô để dùng dần. Một số nơi có thể tán thành bột, bảo quản để sử dụng lâu dài.

6. Bảo quản

Dược liệu sao khi bào chế bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc, mối mọt

7. Thành phần hoá học

Các thành phần hoá học được tìm thấy trong dược liệu bao gồm:

  • Tinh dầu trong, màu vàng sẫm, nhớt chiếm 0,01%
  • Alcaloid Sphaeranthin
  • Trong hoa có chứa nhiều tinh dầu

Vị thuốc Cỏ chân vịt

1. Tính vị

Tính ấm, vị đắng, cay nồng, chát, mùi thơm

2. Quy kinh

Chưa có ghi chép

3. Tác dụng dược lý

Theo y học hiện đại:

  • Tác dụng giảm sưng đau, chống viêm
  • Hỗ trợ cải thiện tình trạng đau đầu, đau nửa đầu
  • Tác dụng tốt đến hệ tiêu hoá, cải thiện tình trạng khó tiêu, chữa trị bệnh giun đường ruột cũng như một số vấn đề khác về hấp thụ
  • Tác dụng điều trị ho mãn tính, hen suyễn
  • Bồi bổ thần kinh, hỗ trợ điều trị động kinh,
  • Giúp điều hoà hệ thống miễn dịch, đồng thời kích thích hoạt động miễn dịch, tăng hoạt động của thực bào, ngưng kết hồng cầu và cải thiện tình trạng quá mẫn.
  • Tác dụng hạ sốt
  • Các hoạt chất trong dược liệu có tác dụng chống oxy hoá như Catalase, Superoxide Effutase, Glutathione Peroxidase, làm giảm lượng Peroxit Lipid để chống lại nhiễm độc gan do Acetaminophen gây ra (thí nghiệm trên chuột).
  • Giúp ổn định tế bào Mast và chống dị ứng
  • Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giúp hạ đường huyết, làm giảm Glucose trong máu và tăng nồng độ Glycogen ở gan, Insulin huyết tương
  • Tăng cường hoạt động và bảo vệ chức năng gan
  • Hỗ trợ điều trị các bệnh ngoài da thường gặp, thúc đẩy tăng phục hồi vùng da bị tổn thương và hạn chế hình thành sẹo.
  • Khả năng kháng khuẩn, chống lại Escherichia coli, Staphylococcus aureus, Helminthosporium sp., Fusarium sp. cùng một số vi sinh vật khác.
  • Tác dụng giãn phế quản và chống co thắt phế quản cấp tính do Histamin gây ra
  • Vị thuốc hỗ trợ đánh giá khả năng lọc thận ở người bị suy thận cấp. Cải thiện tổn thương thận do Gentamicin gây ra, bình thường sinh hoá, đồng thời giúp phục hồi chức năng bình thường ở thận.

Theo y học cổ truyền:

  • Khai thông, bồi bổ, lợi tiểu
  • Kích thích ham muốn tình dục
  • Hỗ trợ lọc máu, bổ thần kinh
  • Tinh dầu trong dược liệu có tác dụng giải nhiệt và bồi bổ cơ thể

4. Dược liệu Cỏ chân vịt có tác dụng gì?

Vị thuốc Cỏ chân vịt thường được dùng trong điều trị các bệnh lý như:

  • Nóng ngực, hen suyễn, nôn mửa
  • Bệnh lao
  • Tiêu chảy, khó tiêu hoá, các loại giun sán ở dạ dày
  • Điều trị cảm mạo, sốt, phong hàn
  • Hỗ trợ chức năng thần kinh, mất ngủ, động kinh, rối loạn giấc ngủ
  • Đau nhức xương khớp, viêm khớp, bệnh Gout, tay chân tê mỏi
  • Điều trị viêm da mãn tính, các bệnh ngoài da, vàng da
  • Hỗ trợ cải thiện chức năng gan, dạ dày

5. Liều lượng – Cách dùng

Dược liệu có thể dùng tươi hoặc phơi/sấy khô đều được. Dùng ở dạng độc vị hoặc kết hợp với các dược liệu khác. Thuốc thường được sử dụng sắc lấy nước uống, tán bột mịn hoặc đắp ngoài da.

Liều lượng khuyến cáo: Từ 3 – 6g/ngày ở dạng sắc uống và 2 – 8g ở dạng thuốc bột, dùng ngoài không kể liều lượng.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu

Trong Y học cổ truyền lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ chân vịt an toàn và lành tính. Theo đó, vị thuốc thường được dùng trong các bài thuốc chữa bệnh về đường tiêu hoá, bệnh ngoài da và bồi bổ cơ thể.

Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu
Trong Y học cổ truyền lưu truyền nhiều bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu cỏ chân vịt an toàn và lành tính

Bài thuốc trị ghẻ lở, ngứa da:

  • Chuẩn bị: Lá cỏ chân vịt phơi/ sấy khô với lượng vừa đủ
  • Thực hiện: Dược liệu đem tán bột mịn, cho vào lọ bảo quản và để dùng dần. Mỗi lần sử dụng lấy 1 ít bột thuốc pha với nước ấm tạo thành hỗn hợp sệt và thoa lên vùng da cần điều trị sau khi đã được làm sạch. Mỗi ngày thực hiện từ 2 – 3 lần để đạt được kết quả tốt nhất.

Bài thuốc chữa bệnh lở do giang mai:

  • Chuẩn bị: Cỏ chân vịt phơi khô
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi tán bột mịn và bảo quản trong lọ thuỷ tinh. Mỗi lần lấy một ít bột thuốc pha với một ít nước ấm để tạo thành hỗn hợp sệt và thoa đều lên vùng da bị bệnh. Mỗi ngày thực hiện 1 lần, áp dụng đều đặn trong vòng 1 tuần để cải thiện bệnh lý.

Bài thuốc điều trị bệnh thuỷ đậu:

  • Chuẩn bị: Cỏ chân vịt khô 30g
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch thì cho vào ấm sắc cùng với 400ml nước. Đến khi cạn còn 100ml thì tắt bếp, chắt lấy nước uống. Sau đó dùng thêm 30g dược liệu đốt cháy thành than, tán thành bột, trộn với nước rồi bôi lên các nốt thuỷ đậu. Áp dụng đều đặn khoảng 1 tuần các nốt thuỷ đậu sẽ lặn và không để lại sẹo.

Bài thuốc chữa bỏng da:

  • Chuẩn bị: Cây cỏ chân vịt
  • Thực hiện: Dược liệu đem tán bột mịn, trộn đều với lòng trắng trứng gà rồi thoa lên vùng da bị bỏng. Để khoảng 2 – 3 tiếng đồng hồ sẽ thay lớp mới.

Bài thuốc điều trị rối loạn tiêu hoá:

  • Chuẩn bị: Cỏ chân vịt (tán bột mịn)
  • Thực hiện: Mỗi lần dùng 1/4 muỗng cà phê bột thuốc pha với nước ấm và uống trực tiếp. Ngày uống 3 lần trước bữa ăn để cải thiện tình trạng rối loạn tiêu hoá.

Bài thuốc trị giun sán:

  • Chuẩn bị: Dược liệu ở dạng bột tán mịn
  • Thực hiện: Lấy một ít bột cỏ chân vịt hoà với nước ấm uống mỗi ngày đến khi giun chui ra khỏi ruột.

Bài thuốc tăng cường chức năng sinh lý: 

  • Chuẩn bị: Bột cỏ chân vịt, sữa tươi
  • Thực hiện: Cho một ít bột thuốc vào sữa ấm, khuấy đều và uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 1 cốc sữa vào buổi tối trước khi ngủ sẽ giúp tăng cường ham muốn tình dục, cải thiện chức năng sinh lý ở cả nam và nữ giới.

Bài thuốc chữa chứng chảy máu kinh nhiều:

  • Chuẩn bị: Bột cỏ chân vịt, sữa bò tươi
  • Thực hiện: Đun sữa ấm rồi cho một ít bột thuốc vào, khuấy đều và uống khi còn ấm. Mỗi ngày uống 2 lần, áp dụng đều đặn trong vòng 1 tháng để cải thiện.

Bài thuốc chữa đau đầu, đau nửa đầu:

  • Chuẩn bị: Cỏ chân vịt tươi
  • Thực hiện: Dược liệu sau khi rửa sạch, để ráo thì đem giã lấy nước cốt. Mỗi ngày uống 1 lần khoảng 10 – 15ml nước cốt. Thực hiện đều đặn trong vòng 15 ngày để cảm nhận bệnh thuyên giảm.

Bài thuốc giúp giải độc và thanh nhiệt cơ thể:

  • Chuẩn bị: Dược liệu khô
  • Thực hiện: Cỏ chân vịt đem đi tán thành bột mịn, cho vào lọ bảo quản. Mỗi lần dùng 1/4 muỗng cà phê bột thuốc pha với nước ấm để uống. Áp dụng đều đặn mỗi ngày để giúp giải độc, thanh nhiệt cơ thể.

Bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường:

  • Chuẩn bị: Cỏ chân vịt 200g, 1 quả cau tươi
  • Thực hiện: Các dược liệu sau khi sơ chế thì cắt nhỏ rồi cho vào nước ấm ngâm khoảng 5 phút. Sau đó vớt ra cho vào ấm cùng với 7 chén nước và đun trên lửa nhỏ. Đến khi cạn còn 4 chén thì tắt bếp, chia thành nhiều lần và uống hết trong ngày. Mỗi ngày sắc uống 1 thang.

Bài thuốc chữa bệnh trĩ:

  • Chuẩn bị: Rễ cỏ chân vịt, mật ong nguyên chất/ sữa tươi
  • Thực hiện: Dược liệu đem đi pha với mật ong hoặc sữa uống 2 lần/ ngày để cảm nhận các triệu chứng bệnh trĩ thuyên giảm.

Lưu ý – Kiêng kỵ khi dùng dược liệu cỏ chân vịt chữa bệnh

Cỏ chân vịt là vị thuốc lành tính, mang lại nhiều công dụng đối với sức khỏe cũng như hiệu quả chữa bệnh. Tuy nhiên, việc lạm dụng hoặc dùng dược liệu không đúng cách có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ cũng như gây ra một số tác dụng phụ.

Do đó, trước khi dùng vị thuốc này chữa bệnh, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Khi dùng dược liệu cho người bị tiểu đường, không được tự ý kết hợp các vị thuốc khác (ngoài cau tươi) và sử dụng đồng thời với thuốc điều trị khác.
  • Tránh tự ý áp dụng các bài thuốc chữa bệnh từ cỏ chân vịt khi chưa có chỉ dẫn từ bác sĩ/ thầy thuốc.
  • Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh lý, cơ địa của mỗi người mà hiệu quả của dược liệu phát huy khác nhau. Vì vậy, bạn cần áp dụng đều đặn theo chỉ dẫn của thầy thuốc để đạt được kết quả chữa trị tốt nhất.
  • Nên kết hợp các bài thuốc điều trị bệnh với chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để kiểm soát bệnh lý nhanh chóng.

Cỏ chân vị là vị thuốc được sử dụng phổ biến trong chữa trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, trước khi dùng dược liệu này, người bệnh cần trao đổi với thầy thuốc hoặc người có chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể, hạn chế rủi ro phát sinh.

Có thể bạn quan tâm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0961716466

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...