Huyệt Nghinh Hương Ở Đâu? Hướng Dẫn Châm Cứu, Bấm Huyệt

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt đạo có quan hệ mật thiết với các bộ phận trên cơ thể, đóng vai trò quan trọng trong điều trị một số bệnh lý. Trong đó, một trong những huyệt đạo được y học cổ truyền đánh giá rất cao trong điều trị bệnh tai mũi họng là huyệt nghinh hương. Vậy cụ thể, tác dụng chữa bệnh như thế nào? Làm sao để xác định chính xác vị trí huyệt? Câu trả lời được các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giải đáp trong bài viết dưới đây.

Huyệt nghinh hương ở đâu? Cách xác định chuẩn nhất

Các chuyên gia tại Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, huyệt nghinh hương còn có tên gọi khác là huyệt nghênh hương, huyệt xung dương, là huyệt thứ 20 của kinh Vị và kinh Đại Trường. Theo phiên âm tiếng Hán, “nghinh” có nghĩa là đón nhận, “hương” là hương thơm, mùi vị. Như vậy, huyệt đạo này có liên quan trực tiếp đến tai – mũi họng, mang chức năng đón nhận các luồng khí và hương thơm từ bên ngoài vào cơ thể.

Vậy huyệt nghinh hương nằm ở đâu? Huyệt nghinh hương ở hai bên cánh mũi, cách mũi khoảng 0,8cm, nằm trên điểm giao nhau giữa đường ngang qua chân mũi với rãnh cười.

Cách xác định huyệt nghinh hương rất đơn giản như sau: Dùng 2 ngón cái và ngón trỏ kẹp cánh mũi. Huyệt nghênh hương nằm ngay vị trí đầu ngón tay tiếp xúc với điểm lõm ở 2 bên cánh mũi.

Dùng 2 ngón cái và ngón trỏ kẹp cánh mũi để xác định vị trí huyệt
Dùng 2 ngón cái và ngón trỏ kẹp cánh mũi để xác định vị trí huyệt

Khám phá 4 tác động hiệu quả lên huyệt nghinh hương

Các tác động phù hợp lên vị trí huyệt nghinh hương sẽ giúp điều trị bệnh tốt nhất. Theo đó, hiện nay có 4 tác động được chuyên gia đánh giá cao nhất về hiệu quả và đảm bảo độ an toàn.

  • Bấm huyệt: Đây là cách đơn giản và được nhiều người thực hiện nhất. Đồng thời, nó cũng đem lại hiệu quả tích cực trong trị bệnh. Bạn chỉ cần dùng tay trực tiếp day ấn lên huyệt vị đều đặn mỗi ngày.
  • Châm cứu: Là phương pháp sử dụng kim châm cứu đâm và luồn dưới da tại huyệt nghinh hương nhằm điều trị viêm xoang. Do phải tác động trực tiếp vào mạch máu dưới da nên cần được thực hiện bởi thầy thuốc hoặc người có chuyên môn. Bởi chỉ cần châm cứu chệch huyệt 1 chút cũng có thể gây nguy hiểm.
  • Hơ ngải cứu: Để trị nghẹt mũi và viêm xoang, sử dụng phương pháp hơ nóng bằng ngải cứu vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần chú ý cẩn thận để tránh nhiệt độ cao từ ngải cứu gây bỏng da mặt.
  • Dán salonpas: Đây cũng là cách tác động đơn giản, dễ thực hiện. Việc bạn cần làm chỉ là cắt salonpas thành các miếng nhỏ hình vuông, sau đó dán lên huyệt đạo. Các hoạt chất trong miếng salonpas sẽ giúp trị nghẹt mũi và giảm triệu chứng viêm xoang nhanh chóng.

Hướng dẫn cách châm cứu, bấm huyệt nghinh hương chữa bệnh

Với chức năng thông khiếu, tán phong nhiệt, thanh khí hỏa, huyệt nghinh hương có tác dụng chữa nhiều bệnh lý của cơ thể. Dưới đây là chi tiết tác dụng và cách châm cứu, bấm huyệt giúp phát huy hiệu quả tốt nhất.

Chữa ngạt mũi

Như đã chia sẻ, với quan hệ mật thiết với tai – mũi – họng, huyệt nghinh hương có khả năng thông khiếu, điều trị các bệnh về mũi, đặc biệt là bệnh ngạt mũi. Theo đó, để chữa bệnh, bạn có thể thực hiện theo 1 trong 2 cách dưới đây:

Cách 1: Bấm huyệt

Bấm huyệt trị ngạt mũi rất đơn giản, đầu tiên, xác định vị trí huyệt đạo sau đó làm theo các bước như sau:

  • Dùng ngón tay day lên huyệt vị, nếu bị ngạt mũi bên trái thì day huyệt bên trái, ngược lại nếu bị ngạt mũi bên phải thì day huyệt bên phải.
  • Thực hiện động tác này khoảng 50 lần, kéo dài từ 3 – 4 phút để thấy hiệu quả.

Chú ý, để nhanh chóng khai thông đường thở, bạn có thể bôi thêm 1 chút dầu gió hoặc dán salonpas lên huyệt khi xoa bóp. Điều này giúp huyệt nóng lên, hạn chế chảy nước mũi.

Bấm huyệt trị ngạt mũi rất đơn giản
Bấm huyệt trị ngạt mũi rất đơn giản

Cách 2: Châm cứu

Để châm cứu huyệt nghinh hương chữa ngạt mũi, việc đầu tiên cũng cần xác định chính xác huyệt vị. Sau đó làm theo các bước sau:

  • Dùng mũi kim châm vào da với độ sâu khoảng 0,3 – 0,5 thốn.
  • Điều chỉnh các kim châm hướng đến huyệt đạo tỵ thông.

Tuy nhiên, cần chú ý khi bệnh nghẹt mũi kéo dài trên 3 tuần, kèm theo sốt cao, ho và dịch mũi có máu, người bệnh cần đến phòng khám chuyên khoa để được điểm tra và điều trị.

Châm cứu chữa viêm mũi dị ứng

Với tình trạng viêm mũi dị ứng ở mức độ nhẹ, có thể thực hiện châm cứu huyệt nghinh hương để cải thiện tình trạng bệnh. Cụ thể, các bước châm cứu như sau:

  • Sau khi xác định chính xác vị trí huyệt đạo, tiến hành đâm kim vào huyệt.
  • Thời gian châm cứu sẽ phụ thuộc vào tình trạng bệnh, thông thường kéo dài 15 – 20 phút.

Chú ý, một số đối tượng không nên sử dụng phương pháp trên: Phụ nữ đang mang thai, người mắc bệnh khó đông máu, da đang bị sưng tấy, nhiễm trùng.

Chữa viêm xoang hiệu quả

Viêm xoang là bệnh lý vô cùng khó chịu bởi các biểu hiện như ngạt mũi, chảy nước mũi, chảy dịch mũi sau, đau đầu,… Tuy nhiên, bạn có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn nhờ bấm huyệt nghinh hương.

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Xác định vị trí chính xác huyệt rồi đặt hai ngón tay lên để cố định.
  • Bước 2: Ấn huyệt nhẹ nhàng rồi day trong vòng 2 – 3 phút.

Mỗi ngày nên thực hiện từ 2 – 3 lần để mũi thông thoáng, giảm sưng tấy, đau nhức.

bạn có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn nhờ bấm huyệt nghênh hương
bạn có thể trị khỏi bệnh hoàn toàn nhờ bấm huyệt nghênh hương

Điều trị giun chui ống mật

Giun chui ống mật gây nên các tình trạng như: Buồn nôn, đau hạ sườn phải, đau thượng vị, dạ nhợt nhạt hoặc da vàng, miệng đắng,… Để điều trị, thầy thuốc sẽ kết hợp châm cứu huyệt nghinh hương với các huyệt đạo khác nhu chi câu, tứ bạch, túc tam lý, dương lăng tuyền. Lưu ý châm cứu sao cho mũi kim phải hướng thẳng đến huyệt tứ bạch.

Điều trị bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh mặt

Để cải thiện các bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh mặt, đặc biệt là liệt mặt, bạn cần kiên trì thực thực hiện phương pháp bấm huyệt để cải thiện tình trạng bệnh.

  • Bước 1: Day ấn huyệt nghinh hương khoảng 45 – 50 lần.
  • Bước 2: Kết hợp day ấn các huyệt hạ quangiáp xa 50 lần.
  • Bước 3: Day đồng thời 3 huyệt đại ế phong, phong trì và huyệt thái dương 50 lần.

Đồng thời, trong quá trình điều trị liệt mặt, người bệnh tránh tiếp xúc đột ngột với gió trời, tránh để gió quạt hoặc gió điều hòa thổi trực tiếp vào mặt. Bởi điều này khiến bệnh thêm nặng và mất nhiều thời gian điều trị hơn.

Một số tác dụng khi kết hợp với huyệt đạo khác

Ngoài các phương pháp trên, để tăng hiệu quả chữa bệnh, có thể kết hợp huyệt nghênh hương với một số huyệt đạo khác trên cơ thể như:

  • Huyệt nghinh hương + Huyệt Hợp cốc + Huyệt Thủy câu: Chữa sưng môi.
  • Huyệt nghinh hương + Huyệt Ấn đường + Huyệt hợp cốc: Chữa viêm mũi mạn tính.
  • Huyệt nghinh hương + Huyệt Thính: Điều trị bệnh ù tai.
  • Huyệt nghinh hương + Huyệt Hợp cốc: Điều trị sưng phù mặt hoặc sưng ngứa mắt.

Lưu ý quan trọng khi điều trị bệnh với nghinh hương huyệt

Như đã chia sẻ, việc tác động vào huyệt nghinh hương như bấm huyệt, châm cứu, hơ ngải cứu hay dùng miếng dán salonpas đều có khả năng điều trị các bệnh lý liên quan đến tai mũi họng, hệ hô hấp, giun chui ống mật,… Tuy nhiên, để đảm bảo kết quả đạt ở mức tốt nhất và không gây ra những rủi ro đáng tiếc, bạn cần chú ý một số vấn đề sau đây:

  • Nếu không có kiến thức về huyệt đạo, tuyệt đối không tự ý bấm huyệt hay châm cứu tại nhà. Bởi việc châm cứu, bấm huyệt sai có thể dẫn đến nhiều rủi ro nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng. Tốt nhất là đến các cơ sở uy tín, có các thầy thuốc, chuyên gia giàu kinh nghiệm thực để thực hiện.
  • Trong trường hợp có các vết thương hở, hoặc vết ửng đỏ, sưng tấy,… tuyệt đối không tác động (bấm huyệt, châm cứu, dán salonpas, hơ ngải cứu) lên đó để tránh khiến vết thương nhiễm trùng nghiêm trọng hơn.
  • Các đối tượng phụ nữ có thai, người có tiền sử tim mạch, suy gan thận cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp bấm huyệt, châm cứu trong điều trị bệnh.
  • Không thực hiện chữa bệnh với huyệt đạo nghinh hương trong tình trạng bệnh nhân ăn quá no, quá đói hoặc vừa uống rượu bia.
  • Người bệnh cần giữ trạng thái tinh thần thoải mái, thư giãn trong quá trình điều trị để kết quả đạt được tốt nhất.
  • Ngoài áp dụng phương pháp điều trị bệnh với huyệt nghinh hương, bạn cần kết hợp ăn uống, sinh hoạt, thể thao rèn luyện sức khỏe để xây dựng đề kháng, gia tăng tốc độ phục hồi.
Bạn cần thể thao rèn luyện sức khỏe để xây dựng đề kháng
Bạn cần thể thao rèn luyện sức khỏe để xây dựng đề kháng

Cũng giống như nhiều huyệt đạo khác, huyệt nghinh hương cũng có khả năng điều trị nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, cần đảm bảo thực hiện đúng cách và tuân thủ theo những hướng dẫn, lưu ý đã được chia sẻ để đảm bảo hiệu quả, an toàn.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...