Huyệt Nhũ Trung: Vị Trí, Tác Dụng, Lưu Ý Quan Trọng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Nhũ Trung là một huyệt đạo dễ nhận biết trên cơ thể con người. Vai trò của huyệt đạo này thường ít được biết đến. Trong bài viết dưới đây, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc sẽ đưa ra thông tin chi tiết về huyệt đạo này.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Nhũ Trung

Huyệt được phân bố và rải đều trên khắp cơ thể với hàng trăm huyệt đạo tại các vị trí khác nhau. Trong số này, có 108 đại huyệt có vai trò quan trọng và 36 tử huyệt là vị trí cấm kỵ không được tác động mạnh. Vậy nên, việc tìm hiểu chi tiết về các huyệt đạo vô cùng quan trọng giúp đảm bảo hiệu quả và an toàn trong quá trình điều trị bệnh. Huyệt Nhũ Trung có những đặc điểm như sau:

  • Ý nghĩa tên gọi: Về tên gọi huyệt Nhũ Trung được giải nghĩa như sau: “nhũ” có nghĩa là vú, “trung” có nghĩa là chính giữa hay là trung tâm. Như vậy, huyệt Nhũ Trung là huyệt đạo nằm ở chính giữa núm vú. 
  • Vị trí huyệt: Vị trí của huyệt Nhũ Trung thuộc khoảng gian sườn thứ 4. Xuất xứ từ Giáp Ất kinh, là huyệt đạo thứ 17 của Vị kinh.
  • Về mặt giải phẫu: Dưới đầu vú là chùm tuyến vú, sau chùm tuyến vú là cơ ngực to, đến cơ ngực bé và các cơ gian sườn 4. Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh ngực to và dây thần kinh ngực bé cùng dây thần kinh gian sườn số 4. Da tại vùng huyệt Nhũ Trung bị chi phối bởi tiết đoạn thần kinh D4.
Huyệt Nhũ Trung thuộc khoảng gian sườn thứ 4
Huyệt Nhũ Trung thuộc khoảng gian sườn thứ 4

Xem thêm: Huyệt Khí Xá: Vị Trí, Tác Dụng Và Cách Châm Cứu

Công dụng của huyệt Nhũ Trung

Theo các tài liệu Y học cổ truyền huyệt Nhũ Trung có vai trò hỗ trợ điều trị sưng vú, sưng vú nổi hạch, kích thích sữa và kích thích ham muốn tình dục ở nữ giới. Tuy nhiên, tác dụng chủ đạo của huyệt này không phải để trị bệnh, cũng ít được sử dụng phối hợp cùng các huyệt khác trên cơ thể. Vai trò chính của Nhũ Trung huyệt là làm dấu mốc xác định các huyệt khá ở vùng bụng, ngực. Theo đó, từ huyệt đạo này chúng ta có thể xác định huyệt Khí Hộ, Khí Phòng, Ốc Ế, Ưng Song,…  

Cách châm cứu, bấm huyệt hợp lý

Trên thực tế, Nhũ Trung huyệt không có tác dụng trị bệnh và tuyệt đối không được châm cứu do có thể gây biến chứng không mong muốn. Theo tài liệu ghi chép trong “Giáp Ất”, quyển thứ 3 có viết: “Nhũ Trung cấm châm cứu, châm cứu sẽ làm nhiễm trùng”.  Vì thế, bạn cần chú ý không can thiệp kim châm vào huyệt đạo này.

Theo đó, bạn có thể thực hiện bấm huyệt này như động tác massage. Cách thực hiện như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí chính xác của huyệt Nhũ Trung.
  • Bước 2: Sử dụng ngón tay trỏ hoặc ngón giữa nhấn giữ lên vị trí của huyệt đạo. 
  • Bước 3: Giữ cố định ngón tay tại vị trí huyệt trong khoảng 1 phút cho đến khi có cảm giác thoải mái.

Việc thực hiện động tác bấm huyệt này thường không gây nguy hiểm cho sức khỏe nên có tiến hành thường xuyên. Tuy nhiên, chỉ nên áp dụng như một biện pháp giúp thư giãn cho cơ thể, hoàn toàn không có tác dụng trị bệnh.

Một số lưu ý khi tác động vào huyệt đạo

Tuy không có tác dụng điều trị bệnh nhưng việc bấm huyệt không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ một số lưu ý quan trọng trong quá trình tác động huyệt đạo Nhũ Trung:

Tuy không có tác dụng điều trị bệnh nhưng việc bấm huyệt không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
Tuy không có tác dụng điều trị bệnh nhưng việc bấm huyệt không đúng cách có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe
  • Không thực hiện bấm huyệt khi đang có vết thương lở loét quanh vùng da vì thế làm vết thương trở nên nghiêm trọng.
  • Người đang có bệnh lý mãn tính như suy gan, suy tim thận, mắc các hội chứng viêm ruột, viêm vòi trứng, xuất huyết dạ dày… không nên tác động bấm huyệt. 
  • Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bấm huyệt nếu đang mắc phải một số bệnh lý như loãng xương, huyết áp không ổn định, tiểu đường, ung thư…
  • Không tự ý bấm huyệt khi chưa có kiến thức và đủ kinh nghiệm vì huyệt đạo là nơi trọng yếu, nếu tác động sai cách có thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí tính mạng. 
  • Hãy tìm đến cơ sở chuyên khoa uy tín để tìm nguyên nhân và can thiệp đúng cách nếu bấm huyệt khiến bạn thấy đau.

Như vậy, với các thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về huyệt Nhũ Trung. Với mỗi huyệt đạo trên cơ thể, nếu biết cách áp dụng đúng cách sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe, thư giãn và phòng ngừa biến chứng, tránh được tác dụng phụ không mong muốn.

Xem thêm: 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...