Huyệt Tất Nhãn: Khám Phá Vị Trị Và Công Dụng Của Huyệt Đạo

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Tất Nhãn nằm trong hệ thống những huyệt đạo tác động trực tiếp đến khả năng vận động của chân. Vậy chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem huyệt Tất Nhãn là gì? Cách xác định vị trí và công dụng của huyệt này đối với sức khỏe con người?

Tổng quan về huyệt Tất Nhãn

Theo sách “Linh khu thiên Cửu châm thập nhị nguyên” có cắt nghĩa về huyệt đạo thì đây là nơi mà thần khí hoạt động vào – ra luân chuyển lẫn nhau. Các huyệt đạo được phân bố khắp nơi trên cơ thể.

Ngoài ra, huyệt đạo còn được cho là nơi khí của tạng phủ, của kinh lạc và gân cơ xương khớp tụ lại rồi tỏa ra bên ngoài cơ thể.

Huyệt Tất Nhãn trong Đông y còn gọi là huyệt Tất Mục. Tên gọi dựa trên vị trí của huyệt đạo. Huyệt Tất Nhãn nằm ở mé bên trong, khe khu vực xương đầu gối. Khu vực này có hình dáng tương đối giống như mắt của con bò (Mục) nên được gọi là Tất Mục hay Tất Nhãn.

huyet tat nhan
Huyệt Tất Nhãn, Đông y còn gọi là huyệt Tất Mục

Cơ thể con người có hàng trăm huyệt đạo đóng vai trò khác nhau. Vì vậy người xưa đã tìm cách đặt tên cho các huyệt với mục đích để dễ ghi nhớ. Tên của các huyệt đạo chủ yếu dựa vào vị trí, hình dáng của bộ phận trên cơ thể – nơi có huyệt đạo đó. Ngoài ra, người ta cũng dựa vào tác dụng trị bệnh của các huyệt này để đặt tên cho chúng.

Trong Y học cổ truyền, huyệt Tất Nhãn được chia thành Nội Tất Nhãn và Ngoại Tất Nhãn. Theo lý giải trong các tài liệu Đông y thì nếu chúng ta hình dung đầu gối có hình dáng như khuôn mặt của chú bò thì huyệt này nằm ở vị trí 2 con mắt. Theo đó, huyệt nằm ở mé phía trong của đầu gối được gọi là Nội Tất Nhãn và huyệt nằm ở mé phía ngoài đầu gối gọi là Ngoại Tất Nhãn (hay chính là huyệt Độc tỵ).

Trong bài viết này, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chủ yếu đề cập đến vai trò, vị trí huyệt nội Tất Nhãn. Huyệt Tất Nhãn (Nội Tất Nhãn) xuất xứ từ thiên Kim Phương có đặc tính là Kỳ huyệt.

Y học hiện đại giải phẫu huyệt Tất Nhãn như sau: Ngay dưới da vùng huyệt là hõm giữa xương bánh chè của cơ 4 đầu đùi và gân cơ may. Khu vực này bao gồm xương bánh chè, khe của khớp xương đùi và xương chày. Dây thần kinh chịu trách nhiệm vận động cơ là các nhánh dây thần kinh đùi.

Vị trí huyệt Tất Nhãn: Mỗi một huyệt đạo nằm ở một vị trí cố định trên cơ thể và đóng vai trò chi phối dây thần kinh hoạt động. Chính vì thế, xác định chính xác vị trí của huyệt đạo và châm cứu, bấm huyệt đúng cách sẽ giúp điều trị hiệu quả nhiều bệnh lý liên quan tới xương khớp khu vực đầu gối.

Vậy huyệt Tất Nhãn nằm ở đâu được xác định dựa trên 2 dấu hiệu nhận biết như sau:

  • Quan sát bằng mắt: Huyệt Tất Nhãn nằm ngay chỗ lõm ở 2 bên mé trong của đầu gối.
  • Nhận biết bằng cử động: Chúng ta ngồi trên ghế, co chân vuông góc sẽ thấy ngay bên dưới, mé trong của xương đầu gối có một chỗ lõm xuống, đó chính là vị trí của huyệt Tất Nhãn (Nội Tất Nhãn).

Bằng 2 cách trên bạn có thể dễ dàng xác định được chính xác vị trí của huyệt Tất Nhãn, góp phần nâng cao hiệu quả trị liệu.

Công dụng của huyệt Tất Nhãn

Huyệt Tất Nhãn có khả năng chi phối trực tiếp đến dây thần kinh vận động của các cơ tại khu vực đầu gối. Trong ghi chép của các tài liệu đông y, huyệt Tất Nhãn chủ trị các bệnh như đau nhức xương khớp ở đầu gối, cước khí, sưng đau bắp chân… ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, đối với những người bị đau phần mặt trong của đầu gối, đứng lên ngồi xuống khó khăn, đi lại không vững thì khi tác động vào huyệt Tất Nhãn sẽ giúp giảm nhanh các cơn đau này. Huyệt Tất Nhãn có 2 công dụng chính là chữa cước khí và bệnh đau đầu gối, cụ thể như sau:

Chữa cước khí

Cước khí là hiện tượng bên trong đau nhức khu vực gót chân, và thường chỉ đau ở một vị trí nhất định. Cước khí không gây sưng, không đỏ hay nóng rát vì thể nên khó để nhận biết. Đông y giải thích cơ thể gặp phải hiện tượng này là do bị nhiễm lạnh, tích tụ hàn khí và không được loại bỏ kịp thời.

huyet tat nhan
Cước khí khiến người bệnh cảm thấy đau nhức

Xem thêm: Huyệt Bát Phong: Vị Trí, Cách Tác Động Và Lưu Ý An Toàn

Người bệnh thường cảm thấy đau nhức nhiều hơn vào những thời điểm thay đổi thời tiết, giá lạnh, sương mù. Càng lạnh càng dễ bị nhiễm cước khí. Phương pháp điều trị cước khí hiệu quả là vận dụng kinh lạc để bài trừ khí lạnh ra khỏi cơ thể. Đông y gọi biện pháp này là khu phong, trừ thấp, ôn kinh hoạt lạc. Điều trị cước khí bằng cách châm cứu hoặc bấm đồng thời vào huyệt Tất Nhãn ở cả 2 bên đầu gối để lưu thông khí huyết, làm giảm tình trạng đau nhức.

Trị đau đầu gối

Bấm huyệt Tất Nhãn rất có hiệu quả trong việc làm giảm triệu chứng của bệnh đau xương khớp đầu gối. Chính vì vậy, huyệt đạo này thường được sử dụng để điều trị các bệnh liên quan tới khớp gối như phong thấp khớp, trật khớp, dị dạng…

Người cao tuổi thường bị đau đầu gối do lão hóa, đau phía trong đầu gối. Nếu thường xuyên kích thích vào huyệt Tất Nhãn sẽ cảm thấy hiệu quả giảm đau rõ rệt. Ngoài ra, người cao tuổi bấm huyệt Tất Nhãn sẽ giúp tăng cường khả năng hoạt động của hệ cơ xương khớp, làm lưu thông máu, thải độc, đẩy lùi quá trình lão hóa xương khớp và ngăn ngừa một số bệnh tật khác.

huyet tat nhan
Trị đau đầu gối là một trong những công dụng nổi bật của huyệt đạo này

Châm cứu, bấm huyệt đúng cách không chỉ giúp làm giảm các cơn đau nhức mà trong nhiều trường hợp còn góp phần cải thiện hiệu quả tình trạng tích nước trong đầu gối. Trong trường hợp người bệnh bị đau đầu gối do một số nguyên nhân khác như đau phía ngoài đầu gối thì kích thích vào huyệt ngoại Tất Nhãn (chính là huyệt Độc Tỵ) sẽ có hiệu quả tích cực hơn. Với những người bị đau lưng, hơ ngải cứu tại vị trí huyệt Tất Nhãn cũng có hiệu quả đáng kể.

Cách tác động với huyệt Tất Nhãn trị bệnh

Huyệt Tất Nhãn cũng như hầu hết các huyệt đạo khác trên cơ thể là có thể tác động bằng 2 cách: Xoa bóp bấm huyệt và châm cứu.

Xoa bóp bấm huyệt giúp người bệnh thư giãn cơ và giảm áp lực lên hệ thần kinh, từ đó làm giảm nhanh các cơn đau nhức. Đây cũng là phương pháp tác động vào huyệt đơn giản và dễ thực hiện nhất. Biện pháp này có tính an toàn cao, giảm nguy cơ phụ thuộc vào các loại thuốc biệt dược. Xoa bóp bấm huyệt được chứng minh là có hiệu quả cao trong điều trị nhiều bệnh lý quanh khu vực khớp gối.

Châm cứu là cách kích thích trực tiếp và sâu hơn tới các huyệt tại vùng tổn thương, giúp tăng hiệu quả trị bệnh. Thực hiện châm cứu huyệt Tất Nhãn như sau:

  • Người bệnh co đầu gối, căng da, xác định chính xác vị trí huyệt.
  • Châm kim thẳng, sâu từ 0,5 đến 1 thốn. Hoặc có thể sử dụng cách châm cứu xiên từ nội Tất Nhãn sang ngoại Tất Nhãn (từ bên trong ra bên ngoài).
huyet tat nhan
Châm cứu là cách kích thích trực tiếp và sâu hơn tới các huyệt tại vùng tổn thương, giúp tăng hiệu quả trị bệnh

Các cách phối huyệt trị bệnh

Huyệt đạo có ảnh hưởng rất lớn tới các hoạt động sinh lý của cơ thể. Hầu hết các bệnh lý đều được biểu hiện ở vị trí trực tiếp của huyệt. Khi bạn cảm thấy đau tức, chạm nhẹ thấy đau, màu sắc da ở vùng huyệt thay đổi… khi đó rất có thể cơ thế bản đang bị bệnh ở cơ quan nội tạng ngay tại đó.

Tác dụng điều trị của mỗi huyệt đạo tùy thuộc vào mối liên hệ giữa huyệt và kinh lạc trong cơ thể. Ngoài ra, các huyệt đạo đều có sự liên thông với nhau. Vì vậy để tăng hiệu quả trị bệnh bằng châm cứu, bấm huyệt thì việc phối huyệt là vô cùng cần thiết. Cùng xem một vài gợi ý về cách phối với các huyệt khác trong điều trị bệnh:

  • Phối cùng huyệt Túc Tam Lý (Vi.36) (Thắng Ngọc Ca): Chủ trị chân không thẳng, sưng chân.
  • Phối cùng huyệt Tất (Dương) Quan (C 7) (Ngọc Long Ca): Trị đau nhức đầu gối đau, đau cơ, xương đùi.
  • Phối cùng huyệt Khoan Cốt + Tất (Dương) Quan (C 7) (Ngọc Long Kinh): Trị sưng đau hai chân.

Những lưu ý khi bấm huyệt

Xoa bóp, bấm huyệt là một phương pháp có tác động rất kỳ diệu đối với sức khỏe của con người. Nếu biết cách vận dụng và thực hiện đúng kỹ thuật sẽ mang lại hiệu quả trị liệu vô cùng to lớn. Tuy nhiên, nếu không nắm được rõ đặc tính của huyệt, bấm huyệt không đúng cách cũng có thể gây nên những biến chứng nghiêm trọng.

Vì vậy, khi bấm huyệt, Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc đưa ra một số lưu ý sau đây:

  • Lựa chọn chuyên viên, thầy thuốc có kỹ thuật tốt, am hiểu tường tận về huyệt đạo để thực hiện các phương pháp châm cứu, day ấn, bấm huyệt… Bởi nếu bấm, day, châm cứu không đúng vị trí huyệt sẽ khiến tình trạng đau nhức gia tăng.
  • Không châm cứu, bấm huyệt nếu người bệnh bị đau xương khớp do chấn thương từ ngoại lực cả trong trường hợp vết thương kín hay hở..
  • Không thực hiện bấm huyệt khi vùng da có dấu hiệu lở loét, viêm nhiễm.
  • Không nên tự châm cứu, bấm huyệt tại nhà nếu không có sự hiểu biết rõ ràng về vị trí cũng như phương pháp thực hiện.
  • Phối hợp châm cứu, bấm huyệt với chế độ ăn uống, tập luyện khoa học để có hiệu quả điều trị bệnh cao nhất

Thông qua bài viết trên, hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu chi tiết về khái niệm vị trí cũng như công dụng của huyệt Tất Nhãn. Ngoài việc xoa bóp bấm huyệt đơn giản tại nhà, người bệnh nên tìm đến các cơ sở đông y uy tín để thăm khám, thực hiện các biện pháp chuyên sâu để điều trị hiệu quả hơn.

Xem thêm:

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Mỹ Đức, Hà Nội

Ngày 12/07/2024, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức một buổi tư...
Quang cảnh buổi tư vấn sức khỏe với sự tham gia đông đảo của người dân phường Đại Mỗ

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tổ Chức Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí Tại Đại Mỗ, NTL

Ngày 5/7/2024 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức thành...
Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Phượng thăm khám, tư vấn cho bà con

Chương Trình Tư Vấn Sức Khỏe Miễn Phí – Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thu Hút Hàng Trăm Bà Con Thổ Quan

Ngày 3/7/2024 vừa qua, tại UBND phường Thổ Quan, quận Đống Đa, Hà Nội trở...