Huyệt Thông Lý Ở Đâu? Tìm Hiểu Công Năng Và Cách Khai Thông

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mỗi huyệt đạo trên cánh tay sẽ có tác dụng chữa bệnh riêng, trong đó huyệt Thông Lý được ứng dụng trong điều trị các bệnh lý như đau cổ tay, rối loạn nhịp tim, tâm thần phân liệt,… Để đảm bảo hiệu quả cao và an toàn cho sức khỏe, cần áp dụng liệu pháp phù hợp. Cụ thể, những thông tin về cách khai thông huyệt và lưu ý khi tác động trị bệnh sẽ được Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc chia sẻ dưới đây.

Giới thiệu tổng quan về huyệt Thông Lý

Trong sách Trung Y Cương Mục đã giải thích về tên gọi của huyệt đạo như sau: Huyệt là nơi có mạch khí của kinh Tâm đi qua (thông), sau đó tụ lại đi sâu vào lý, thông Tiểu Trường kinh nên được gọi là Thông Lý.

Huyệt Thông Lý có xuất xứ từ Thiên ‘Kinh Mạch’ (LKhu.10), sở hữu những đặc tính như:

  • Huyệt thứ 5 của kinh Tâm.
  • Huyệt Lạc của kinh Tâm.
  • Huyệt nối kinh Tiểu Trường.
  • Huyệt đạo có khả năng kiểm soát phần sâu của kinh Tâm.

Vị trí huyệt Thông Lý nằm ở mặt trước phía trong của cẳng tay, ngay trên nếp gấp cổ tay, cách huyệt Thần Môn 1 thốn. Cách xác định huyệt đơn giản như sau:

  • Bước 1: Lật ngửa bàn tay, từ rãnh giữa ngón áp út và ngón út dóng 1 đường thẳng tới cổ tay.
  • Bước 2: Đường thẳng này sẽ cắt với đường chỉ tay đầu tiên tại 1 điểm, đây là huyệt Thần Môn. Từ huyệt Thần Môn đo lên 1 thốn chính là huyệt Thông Lý.
huyet thong ly
Vị trí huyệt Thông Lý nằm ở mặt trước phía trong của cẳng tay

Việc xác định vị trí huyệt đạo rất quan trọng để hỗ trợ áp dụng liệu pháp điều trị bệnh như châm cứu hoặc bấm huyệt. Không ít trường hợp giảm hiệu quả chữa bệnh hoặc thậm chí xảy ra những biến chứng không mong muốn do tác động sai huyệt vị. Vậy nên, nếu không chắc chắn về kỹ năng tìm huyệt đạo, bạn cần tham khảo hướng dẫn từ thầy thuốc, bác sĩ hoặc người có chuyên môn.

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu về huyệt Thông Lý. Theo đó, khi giải phẫu vị trí của huyệt đạo này, chuyên gia đã phát hiện những đặc điểm như sau:

  • Dưới da huyệt đạo là khe giữa gân cơ trụ trước với gân cơ gấp chung sâu ngón tay, cơ gấp vuông và xương trụ.
  • Thần kinh vận động cơ vùng huyệt là các nhánh của thần kinh giữa cùng dây trụ.
  • Da vùng huyệt đạo được chi phối bởi tiết đoạn dây thần kinh D1.

Công dụng của Thông Lý huyệt đối với sức khỏe

Trong Y học cổ truyền, các lương y đánh giá rất cao về huyệt Thông Lý bởi những lợi ích tuyệt vời mang lại cho sức khỏe con người. Trong đó, khi tác động vào huyệt sẽ có hiệu quả tại chỗ và theo hệ kinh mạch trong cơ thể. Đặc biệt, huyệt sẽ được nâng cao tác dụng trị bệnh khi kết hợp cùng huyệt đạo tương hợp.

  • Đối với phạm vi tại chỗ: Khi tác động đúng cách vào huyệt Thông Lý sẽ giúp hỗ trợ điều trị các chứng đau khớp cổ tay, đau đau nhức cánh tay,… hiệu quả.
  • Đối với phạm vi đường kinh mạch: Huyệt đạo có tác dụng chữa bệnh các chứng bệnh như mất ngủ, đau tim, rối loạn nhịp tim, tâm thần phân liệt, co cứng lưỡi, đau mắt…
  • Khi phối huyệt: Phối huyệt Thông Lý với một số huyệt đạo như Nội Đình, Tam Âm Giao, Túc Tam Lý, Thái Xung,… sẽ giúp điều trị nhiều chứng bệnh như mụn nhọt, hay ngáp, kinh nguyệt không đều,…

Cách châm cứu, bấm huyệt Thông Lý chuẩn Y học cổ truyền

Y học cổ truyền ứng dụng 2 phương pháp châm cứu và bấm huyệt Thông Lý trị bệnh. Trong đó, người bệnh hoàn toàn có thể tự bấm huyệt tại nhà để cải thiện sức khỏe, nhưng đối với châm cứu sẽ cần đến các phòng khám Đông y để được bác sĩ tiến hành nhằm đảm bảo an toàn nhất. Dưới đây Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc giới thiệu kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt chuẩn như sau:

Kỹ thuật châm cứu

Phương pháp này sử dụng kim châm trực tiếp lên huyệt Thông Lý để thông kinh hoạt lạc, cải thiện tuần hoàn máu, giúp điều trị các chứng bệnh. Đây cũng là phương pháp chuyên sâu, được đánh giá mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhưng điều này cũng đồng nghĩa người bệnh sẽ phải đối diện với những rủi ro lớn hơn nếu châm cứu sai cách. Vậy nên, các bác sĩ khuyến cáo tuyệt đối không tự ý thực hiện tại nhà.

  • Bước 1: Người bệnh ngồi (hoặc nằm) trong tư thế thoải mái, thả lỏng tinh thần.
  • Bước 2: Sau khi đã xác định được vị trí huyệt đạo, thầy thuốc sẽ dùng kim châm cứu châm trực tiếp lên với độ sâu từ 0.5 – 0.8 thốn. Tiếp theo, cứu 1 – 3 tráng và ôn cứu thêm 3 – 5 phút.
  • Bước 3: Rút kim, nhẹ nhàng massage vị trí vừa châm cứu để thúc đẩy tác dụng.

Khi châm cứu, cần đảm bảo sát trùng sạch sẽ vị trí huyệt đạo và khử khuẩn kim châm. Đối với những vị trí huyệt đang có vết thương hở, sưng đau thì không nên tác động để tránh tình trạng nặng hơn.

huyet thong ly
Châm cứu châm trực tiếp lên huyệt với độ sâu từ 0.5 – 0.8 thốn

Xem thêm: Huyệt Dũng Tuyền Ở Đâu? Tìm Hiểu Công Dụng, Cách Bấm Huyệt

Kỹ thuật bấm huyệt

Phương pháp bấm huyệt sẽ dùng đầu ngón tay hoặc các dụng cụ hỗ trợ để tác động lực lên huyệt vị để điều hòa khí huyết và kích thích cơ chế chữa lành của cơ thể. So với châm cứu thì bấm huyệt an toàn hơn, người bệnh có thể tự áp dụng tại nhà thông qua các bước như sau:

  • Bước 1: Xác định vị trí huyệt đạo Thông Lý.
  • Bước 3: Dùng đầu ngón tay hoặc các dụng cụ chuyên dụng để day ấn vào huyệt đạo theo chiều kim đồng hồ từ 2 – 3 phút. Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để triệu chứng bệnh thuyên giảm.

Đối với bấm huyệt, bạn cần lưu ý điều chỉnh lực đạo phù hợp. Bởi nếu tác dụng lực quá nhẹ sẽ không mang đến hiệu quả chữa bệnh, nhưng nếu dùng lực quá mạnh sẽ dễ gây tổn thương vùng da huyệt đạo.

Phối huyệt Thông Lý thế nào an toàn và hiệu quả?

Như đã chia sẻ, khi kết hợp huyệt Thông Lý cùng các huyệt đạo tương hợp sẽ khai mở thêm nhiều công dụng trị bệnh khác. Tùy từng bệnh, Thông Lý sẽ được phối cùng các huyệt khác nhau dựa theo nguyên lý cùng kinh hoặc có tác động cùng tạng. Cụ thể như sau:

Theo Châm Cứu Đại Thành:

  • Phối cùng huyệt Nội Đình (Vi 44) giúp điều trị hay ngáp.
  • Phối cùng huyệt Giải Khê (Vi 41) giúp điều trị đầu đau, mắt đỏ.
  • Phối cùng huyệt Hành Gian (C 2) + huyệt Tam Âm Giao (Ty.6) giúp điều trị kinh nguyệt nhiều.
  • Phối cùng huyệt Hành Gian (C 2) + huyệt Kiên Tỉnh (Đ.21) + huyệt Túc Lâm Khấp (Đ.41) + huyệt Thái Xung (C 3) + huyệt Thiếu Hải (Tm.3) + huyệt Thông Lý (Tm.5) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) giúp điều trị mụn nhọt ở lưng.

Theo Bách Chứng Phú: Phối cùng huyệt Đại Chung (Th.4) điều trị chứng ít nói.

Theo Châm Cứu Tụ Anh: Phối cùng huyệt Hành Gian (C 2) + huyệt Túc Lâm Khấp (Đ.41) + huyệt Thái Xung (C 3) + huyệt Thiếu Hải (Tm.3) + huyệt Ủy Trung (Bq 40) điều trị mụn nhọt ở vai, lưng.

Theo Loại Kinh Đồ Dực:

  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ (P.8) + huyệt Ngư Tế (P.10) điều trị mồ hôi không ra được.
  • Phối cùng huyệt Kinh Cừ (P.8) + huyệt Ngư Tế (P.10) + huyệt Tam Gian (Đtr.3) + huyệt Túc Tam Lý (Vi 36) điều trị mồ hôi ra nhiều.

Theo Châm Cứu Học Thượng Hải:

  • Phối cùng huyệt Tâm Du (Bq 15) điều trị nhịp tim không đều.
  • Phối cùng huyệt Hưng Phấn + huyệt Tố Liêu (Đc 25) điều trị nhịp tim chậm.
huyet thong ly
Kết hợp huyệt Thông Lý cùng huyệt đạo tương hợp sẽ khai mở nhiều công dụng

Lưu ý an toàn khi tác động huyệt Thông Lý trị bệnh

Giống như những huyệt đạo khác trên cơ thể, khi tác động châm cứu, bấm huyệt Thông Lý, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây để đảm bảo hiệu quả trị bệnh tốt, đồng thời không gây tác dụng phụ có hại cho sức khỏe.

  • Thời điểm để châm cứu, bấm huyệt Thông Lý phù hợp nhất là sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Người bệnh tuyệt đối không thực hiện khi cơ thể đang trong trạng thái quá no hoặc quá đói.
  • Để hiệu quả điều trị đạt mức tốt nhất, người bệnh nên thả lỏng tinh thần trong quá trình chữa trị. Đồng thời không sử dụng các loại đồ uống có cồn như rượu bia hoặc các chất kích thích như thuốc lá, cà phê,… thời điểm trước và sau khi bấm huyệt, châm cứu.
  • Tuyệt đối không ứng dụng liệu pháp châm cứu, bấm huyệt Thông Lý đối với phụ nữ đang có thai, trẻ em, người có đề kháng yếu, người bị rối loạn đông máu, người đang bị bệnh nhiễm trùng.
  • Sau khi châm cứu, người bệnh cần nghỉ ngơi khoảng 30 phút để theo dõi trạng thái cơ thể. Nếu xuất hiện những dấu hiệu như toát mồ hôi bất thường, đau đầu, chóng mặt, tiêu chảy,… cần báo ngay với thầy thuốc, bác sĩ để xử lý kịp thời.

Qua bài viết này, chắc chắn bạn đọc đã hiểu rõ các thông tin xoay quanh huyệt Thông Lý như vị trí, tác dụng và các cách khai mở huyệt. Hy vọng bạn có thể ứng dụng huyệt đạo hiệu quả, an toàn trong thực tiễn, giúp hỗ trợ điều trị bệnh, cải thiện sức khỏe tối đa.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Mỡ máu cao là bệnh lý cực kỳ nguy hiểm

Máu Nhiễm Mỡ Có Nguy Hiểm Không? Căn Bệnh “Thời Đại Mới” Tiềm Ẩn Nguy Cơ Đột Quỵ

Hệ quả của cuộc sống hiện đại, với lối sống thiếu vận động và chế...
chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...