Huyệt Kiên Tỉnh: Vị Trí, Ứng Dụng Đối Với Sức Khỏe

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Kiên Tỉnh là một trong những huyệt đạo dễ xác định vị trí và nhiều ứng dụng đối với sức khỏe con người. Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về huyệt đạo này qua bài viết dưới đây để chủ động trong quá trình chăm sóc sức khỏe.

Huyệt Kiên Tỉnh là gì?

Tên gọi của huyệt Kiên Tỉnh được kết hợp bởi “Tỉnh” có nghĩa là giếng, “Kiên” là trên vai. Vị trí huyệt Kiên Tỉnh nằm ở hố lõm trên vai giống như một cái giếng. Cách đặt tên này có ý nghĩa nhận biết về vị trí của huyệt. Ngoài tên gọi trên, huyệt Kiên Tỉnh còn có một số tên gọi khác như Bác Tỉnh, Kiên Tĩnh. 

Huyệt Kiên Tỉnh là một trong những huyệt đạo dễ xác định vị trí
Huyệt Kiên Tỉnh là một trong những huyệt đạo dễ xác định vị trí

Huyệt Kiên Tỉnh thuộc đường kinh nào trong cơ thể? Kiên Tỉnh là huyệt đạo có xuất xứ Giáp Ất Kinh, là huyệt thứ 21 trong kinh Đởm và huyệt hội Dương Duy Mạch, kinh Chính Vị và Tam Tiêu. Theo giải phẫu, phần dưới da huyệt là cơ thang, có góc và cơ trên sống. Quanh huyệt vị này có chứa dây thần kinh vận động, dây thần kinh sọ não số XI và dây thần kinh cổ, vai, được chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C4.

Cách xác định huyệt Kiên Tỉnh nằm ở đâu

Để xác định huyệt Kiên Tỉnh, bạn chỉ cần cúi đầu xuống, đưa tay day ấn vị trí bả vai. Giao điểm chính của hai đường thẳng ngang qua đầu ngực và đường nối ngang huyệt Đại Chùy chính là huyệt Kiên Tỉnh. Nói cách khác, đây chính là điểm cao nhất của đầu ngoài xương đòn. Khi bạn ấn vào vị trí huyệt này sẽ thấy hơi ê và tức nhẹ.

Tác dụng của huyệt Kiên Tỉnh trong chăm sóc sức khỏe

Trong các tài liệu nghiên cứu Y học cổ truyền xưa đã ghi chép rất rõ ràng về những tác động mà Kiên Tỉnh huyệt đem lại cho sức khỏe. Cụ thể phải kể đến các bệnh lý như:

  • Giúp giảm đau vùng chẩm, cải thiện chứng co cứng cơ, cứng khớp ở cổ hoặc bả vai.
  • Hỗ trợ cải thiện các tình trạng như sưng hạch ở cổ, vùng cổ có khối u hoặc nhồi máu não.
  • Giúp phụ nữ mang thai sinh nở dễ dàng hơn, đặc biệt là các trường hợp khó sinh, hỗ trợ phụ nữ sau sinh bị sót nhau thai.
  • Chống và trị tắc tia sữa ở phụ nữ đang nuôi con bú.
  • Hỗ trợ phục hồi bại liệt do phong hàn.
  • Cải thiện chứng rong kinh cơ năng cho chị em phụ nữ.

Cách kết hợp với những huyệt vị khác

Bên cạnh vai trò chủ trị, huyệt Kiên Tỉnh còn có thể kết hợp với các huyệt vị khác trên cơ thể để cải thiện một số bệnh lý khác. Cùng tham khảo một số cách kết hợp huyệt vị sau đây:

  • Trị chứng nóng lạnh khiến khí huyết khó lưu thông: Quan Xung huyệt vị phối cùng huyệt Kiên Tĩnh để (theo Thiên Kim Phương).
  • Trị lao hạch: Phối huyệt Âm Lăng Tuyền, Khúc Trì, Tam Dương Lạc, Thiên Tỉnh (trong Châm Cứu Đại Thành).
  • Trị chứng lao hạch: Phối cùng huyệt Đại Nghênh, Khúc Trì huyệt (theo Châm Cứu Tụ Anh).
  • Giảm đau nhức cánh tay: Kết hợp cùng huyệt vị cùng Khúc Trì (Đại trường.11) (Theo sách Tiên Phú).
  • Trị cánh tay đau nhức, lạnh: Hạ Liêm, Khúc Trì (Đại trường.11), Kiên Tĩnh (theo Châm Cứu Đại Thành).
  • Trị loa dịch: Kết hợp bấm huyệt Đại Nghênh.
  • Trị đinh nhọt mọc ở vùng lưng: Kết hợp Hành Gian (C.2), huyệt Thái Xung, Thiếu Hải huyệt, Túc Tam Lý (Vị 36), Ủy Trung, huyệt Thông Lý (Tm.5), huyệt Túc Lâm Khấp và Kiên Tỉnh huyệt.
  • Trị uế nghịch: Phối Kiên Tỉnh cùng các huyệt vị quan trọng gồm Khí Hải, huyệt Đản Trung (Nh.17), Nhũ Căn huyệt (Vị 18), huyệt Kỳ Môn (C.14), Tam Âm Giao huyệt (Tỳ 6), Trung Phủ (Phế 1), Túc Tam Lý (Vị 36), huyệt Phong Môn (Bàng quang.12), Thừa Tương và Trung Quản (Nh.12) (trong Loại Kinh Đồ Dực).

Xem thêm: Huyệt Cự Cốt: Vị Trí, Tác Dụng, Ứng Dụng Và Những Lưu Ý

Kiên Tỉnh huyệt còn có thể kết hợp với các huyệt vị khác trên cơ thể
Kiên Tỉnh huyệt còn có thể kết hợp với các huyệt vị khác trên cơ thể
  • Trị cước khí đau nhức: Phối huyệt Dương Lăng Tuyền và Túc Tam Lý.
  • Trị tạng phủ trúng phong hàn: Kết hợp huyệt Bách Hội, Đại Chùy, Gian Sử, Túc Tam Lý (Vị 36), Khúc Trì (Đại trường.11), huyệt Phong Trì (Đ.20).
  • Trị nhau thai không ra, còn sót trong cơ thể mẹ: Phối với huyệt Tam Âm Giao (Tỳ 6), Trung Cực (Nh.3).
  • Trị ung nhọt: Phối huyệt Khúc Trì, Thân Trụ (Đc.12), Ủy Trung (Bàng quang.40) (theo Tân Châm Cứu Học).
  • Trị chứng không nói được: Phối cùng Bá Hội huyệt, huyệt Nhân Trung (Đc.26), Phong Trì và Nội Quan huyệt (Tâm bào.6).
  • Trị tay nhức mỏi không nhấc cao lên được: Phối cùng huyệt vị Khúc Trì, Kiên Ngung (theo Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị đau nhức vai, mỏi khớp: Phối huyệt Kiên Tỉnh cùng Kiên Ngung, Phong Trì.
  • Trị đau nhức khi thời tiết thay đổi: Kết hợp cùng Hợp Cốc, Khúc Trì, Kiên Ngung.
  • Trị liệt nửa người: Phối huyệt Kiên Tỉnh, Khúc Trì, Túc Tam Lý (theo ghi chép trong Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị thai không ra: Phối huyệt Trung Cực cùng Kiên Tỉnh (trong Châm Cứu Học Thượng Hải).
  • Trị chứng sưng viêm vú, khiến tắc tia sữa: Phối với Thiên Tông, Thiếu Trạch.
  • Trị lao hạch dưới nách: Phối Kiên Tỉnh cùng Dương Phụ, Thiếu Hải.

Chỉ dẫn cách tác động vào huyệt vị

Việc tác động đúng cách vào huyệt vị có ý nghĩa quan trọng đối với điều trị bệnh. Do đó, thực hiện đúng cách cần có kỹ thuật và người thực hiện phải có kinh nghiệm lâu năm để không gây phản tác dụng đối với sức khỏe.

Châm cứu huyệt vị

  • Người bệnh nằm trong tư thế thoải mái nhất, toàn thân thả lỏng.
  • Thực hiện châm kim theo hướng thẳng từ 0,5 đến 0,8 thốn.
  • Cứu từ 3 đến 5 tráng và ôn cứu trong khoảng 5 – 10 phút.
  • Không châm quá sâu vì có thể chạm đến xương và gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cách bấm huyệt

  • Xác định được vị trí chính xác của huyệt Kiên Tỉnh trên cơ thể.
  • Dùng đầu ngón tay ấn với lực vừa đủ, day nhẹ trong 3 đến 5 phút để giảm đau.
  • Thực hiện bấm huyệt trong thời gian dài để đem lại hiệu quả như mong muốn.

Ứng dụng của Kiên Tỉnh huyệt trong chữa bệnh

Để hiểu hơn vai trò chữa bệnh của huyệt Kiên Tỉnh, cùng tìm hiểu một số cách điều trị có hiệu quả dưới đây.

Trị thoái hóa đốt sống cổ

Thoái hóa đốt sống cổ thường gặp ở nhiều độ tuổi khác nhau, từ người trẻ đến người già. Những người lao động chân tay, người ngồi nhiều trong văn phòng,… Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức vùng lưng, bả vai, các khớp khó cử động, tê cứng chân tay. Trong trường hợp này, bấm huyệt Kiên Tỉnh sẽ giúp người bệnh nhanh chóng thuyên giảm. Áp dụng trong thời gian dài còn giúp đẩy lùi bệnh hiệu quả. Cách thực hiện cụ thể:

  • Sau khi xác định đúng vị trí của huyệt, dùng ngón tay trỏ ấn vào huyệt vị phía bên phải trong 1 đến 2 phút. Tiếp đó đổi sang hướng còn lại và làm tương tự.
  • Thời gian bấm mỗi lần là 5 đến 7 phút, các triệu chứng sẽ thuyên giảm.
Bấm huyệt Kiên Tỉnh trị thoái hóa đốt sống cổ
Bấm huyệt Kiên Tỉnh trị thoái hóa đốt sống cổ

Giảm đau đầu

Đây là chứng bệnh do nhiều yếu tố gây ra, tuy nhiên, nếu chúng có nguồn cơn từ việc đau mỏi vùng vai gáy bạn có thể ứng dụng huyệt Kiên Tỉnh để cải thiện tình trạng. Việc tác động lên huyệt sẽ giúp khai thông khí huyết, tăng cường lưu thông máu lên não bộ và hệ thần kinh.

  • Dùng ngón tay cái hoặc ngón giữa tác động lực lên vị trí chính xác của huyệt.
  • Day nhẹ theo vòng tròn từ 30 – 60 giây, dừng nghỉ khoảng 30 giây rồi lặp lại tiếp tục.
  • Thực hiện hằng ngày theo trình tự trên để nhanh có hiệu quả tốt nhất.

Chữa tắc tia sữa khi nuôi con bú

Tắc tia sữa là hiện tượng thường gặp ở phụ nữ sau sinh, có ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Có một số nguyên nhân gây tắc tia sữa như viêm tuyến sữa, áp xe tuyến vú,… Cách thực hiện bấm huyệt Kiên Tỉnh chữa tắc tia sữa như sau:

  • Người bệnh nằm ngửa trong tư thế thoải mái, xoa lên vùng bị đau một lớp thạch mỏng.
  • Dùng một bàn tay đỡ vú, tay còn lại thực hiện day ấn từ đầu vú đến khối cứng rồi lại ngược lại từ khối cứng lên đến đầu vú cho đến khi thấy giọt sữa chảy ra.
  • Tiếp tục một tay đỡ vú, tay còn lại miết nhẹ từ gốc vú xuống đầu vú cho sữa chảy đều ra.
  • Lúc này, kết hợp day huyệt Kiên Tỉnh trong 2 phút cho đến khi cảm thấy ê tức.
Chữa tắc tia sữa khi nuôi con bú nhờ huyệt Kiên Tỉnh
Chữa tắc tia sữa khi nuôi con bú nhờ huyệt Kiên Tỉnh

Lưu ý khi tác động lên huyệt để cải thiện bệnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc cho biết, với phương pháp châm cứu bấm huyệt, người bệnh và người thực hiện cần chú ý những vấn đề quan trọng dưới đây:

  • Người sử dụng rượu bia, chất kích thích, người đang bị ốm, có khả năng lây nhiễm cao; người có vết thương hở, bị bầm tím quanh huyệt không nên thực hiện châm cứu, bấm huyệt.
  • Người bị bệnh hoặc đang sử dụng thuốc điều trị giãn tĩnh mạch không nên tự ý thực hiện, cần hỏi ý kiến chuyên gia.
  • Người bị tăng huyết áp, đường huyết không ổn định cần thận trọng khi tác động vào huyệt Kiên Tỉnh.
  • Châm cứu, bấm huyệt đòi hỏi người thực hiện có tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, vì vậy, hãy đến các cơ sở y tế có uy tín trong lĩnh vực này.

Bài viết trên đây đã đưa ra thông tin chi tiết về vị trí huyệt Kiên Tỉnh ở đâu, tác dụng huyệt và phương pháp ứng dụng trong đời sống và chăm sóc sức khỏe. Chúc các bạn áp dụng hiệu quả và an toàn!

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...

Bài thuốc Thanh Bì Dưỡng Can Thang Điều Trị Viêm Da Cơ Địa Từ Căn Nguyên

Thanh bì Dưỡng can thang là bài thuốc điều trị viêm da cơ địa từ...