Huyệt Thủy Tuyền: Xác Định Vị Trí Và Công Dụng Trị Bệnh 

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Huyệt Thủy Tuyền là một huyệt vị quan trọng trong hệ thống kinh mạch của Y học cổ truyền, mang lại những tác dụng trong việc hỗ trợ điều trị các vấn đề sức khỏe khác nhau. Trong bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về vị trí huyệt, công năng cụ thể và hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt.

Huyệt Thủy Tuyền là gì?

Huyệt Thủy Tuyền có xuất xứ từ Giáp Ất Kinh. Ý nghĩa của huyệt đạo như sau: Thủy” nghĩa là nước, tượng trưng cho sự lưu thông, thanh lọc. Tuyền” nghĩa là suối nước, một nguồn nước trong lành, chảy liên tục. Tên gọi “Thủy Tuyền” gợi lên hình ảnh dòng suối nước trong lành và liên tục chảy, tượng trưng cho sự lưu thông khí huyết tại vị trí huyệt này.

Huyệt đạo này là Khích huyệt của Túc Thiếu âm và là huyệt thứ 5 thuộc kinh Thận.

Vị trí huyệt Thủy Tuyền

Huyệt Thủy Tuyền nằm ở phía trong mắt cá chân. Cụ thể, nó nằm trong hõm giữa điểm gân Achilles và điểm cao nhất của mắt cá chân.

Cách xác định vị trí huyệt đạo này như sau:

  • Bước 1: Ngồi hoặc nằm thoải mái, duỗi thẳng chân hoặc ngồi với chân đặt trên một bề mặt phẳng.
  • Bước 2: Tìm mắt cá chân trong (phần xương nhô ra phía trong của chân). Đặt ngón tay cái vào mắt cá chân vừa tìm được.
  • Bước 3: Từ điểm cao nhất của mắt cá chân trong, đo xuống khoảng 1 thốn (tương đương với chiều ngang của ngón tay cái người trưởng thành). Bạn sẽ cảm nhận được một hõm nhỏ ở vị trí này, đó chính là huyệt Thủy Tuyền.
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Thủy Tuyền
Hình ảnh minh họa huyệt đạo Thủy Tuyền

Giải phẫu huyệt đạo Thủy Tuyền sẽ thấy các đặc điểm sau:

  • Dưới da huyệt đạo là bờ sau gân gấp dài ngón chân cái, nơi bám của cơ dạng ngón cái với gân gót chân và rãnh gót của xương gót chân.
  • Thần kinh vận động cơ tại vùng huyệt đạo là các nhánh dây thần kinh chày sau.
  • Da vùng huyệt Thủy Tuyền chịu sự chi phối của tiết đoạn thần kinh L5.

Tác dụng của huyệt Thủy Tuyền

Trong Y học cổ truyền, huyệt Thủy Tuyền có tác dụng thông điều kinh huyết và sơ tiết hạ tiêu nên được ứng dụng trong điều trị các vấn đề như:

  • Điều trị các vấn đề về thận: Huyệt có tác dụng cải thiện chức năng thận, giúp điều hòa và hỗ trợ các vấn đề liên quan đến thận như tiểu đêm, tiểu rắt và các vấn đề về tiết niệu khác.
  • Điều hòa kinh nguyệt: Huyệt được sử dụng để điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm các triệu chứng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, tắc kinh.
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa: Kích thích huyệt này có thể giúp cải thiện chức năng tiêu hóa, giảm triệu chứng vùng bụng quanh rốn đau, đầy hơi, khó tiêu và buồn nôn.
  • Trị đau gót chân: Đây là tác dụng tại chỗ khi châm cứu hoặc bấm huyệt đạo. Cụ thể sẽ giúp cải thiện tình trạng đau nhức, sưng viêm gót chân.

Hướng dẫn châm cứu, bấm huyệt

Dưới đây là kỹ thuật châm cứu và bấm huyệt đạo Thủy Tuyền giúp khai mở huyệt và phát huy tác dụng trị bệnh.

Kỹ thuật châm cứu

  • Bước 1: Sử dụng cồn y tế và bông để làm sạch vùng da xung quanh huyệt.
  • Bước 2: Đặt kim châm cứu vuông góc hoặc hơi nghiêng vào huyệt.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng châm kim vào huyệt, độ sâu khoảng 0.2 – 0.3 tấc. Cứu 5 – 20 phút. Độ sâu và thời gian cứu thay đổi tùy vào cơ địa và tình trạng sức khỏe của người bệnh.
  • Bước 4: Sau khi hết thời gian, rút kim ra nhẹ nhàng và dùng bông cồn để lau vùng da châm kim.
Tác động vào huyệt giúp trị nhiều bệnh lý
Tác động vào huyệt giúp trị nhiều bệnh lý

Hướng dẫn bấm huyệt

  • Bước 1: Xác định đúng vị trí huyệt như đã mô tả ở trên.
  • Bước 2: Sử dụng ngón tay cái hoặc ngón trỏ để tạo áp lực lên huyệt Thủy Tuyền.
  • Bước 3: Nhấn và giữ huyệt trong khoảng 2 phút. Trong thời gian này, có thể dùng lực nhẹ để xoay tròn ngón tay theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
  • Bước 4: Lặp lại quá trình này 2 – 3 lần, mỗi lần cách nhau vài phút.

Lưu ý:

  • Không nên châm cứu hoặc bấm huyệt khi vùng da có vết thương, viêm nhiễm hoặc các vấn đề da liễu khác.
  • Nếu cảm thấy đau hoặc khó chịu khi thực hiện, nên dừng lại ngay và tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Huyệt Thủy Tuyền có nhiều tác dụng có lợi cho sức khỏe, đặc biệt trong việc hỗ trợ chức năng thận và điều hòa cơ thể. Tuy nhiên, việc sử dụng huyệt này cần được thực hiện đúng cách và có sự hướng dẫn của các chuyên gia.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Gọi ngay

0988954675

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...