Ăn Sung Có Bị Táo Bón Không? Những lưu ý khi sử dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Sung là loại quả phổ biến và cũng rất được ưa thích vì mùi thơm, bùi và vị chát đặc trưng. Tuy nhiên, cũng vì quá chát, dễ gây bí cổ nên nhiều người cho rằng ăn sung sẽ bị táo bón. Vậy thực hư vấn đề này ra sao? Ăn sung có bị táo bón không? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây. 

Ăn quả sung có gây táo bón không?

Quả sung còn được gọi với nhiều cái tên khác như thiên sinh tử, văn tiên quả, vô hoa quả, ánh nhật quả, nãi tương quả, phẩm tiên quả, mật quả… Sung là món ăn dân dã quen thuộc đối với nhiều người, nhất là ở các vùng quê. Những món ăn ngon từ sung như sung kho cá, gỏi sung, sung muối chua… vừa thơm ngon vừa lạ miệng. Không những vậy, sung còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh rất tốt.

Vậy ăn sung có bị táo bón không? Câu trả lời là KHÔNG. Quả sung khi còn sống có vị chát, khi chín có vị ngọt đặc trưng khó lẫn. Nhưng cũng chính điều này khiến nhiều người nghĩ rằng ăn sung sẽ dễ bị táo bón. Tuy nhiên, đây là quan điểm không chính xác. Ngược lại, các thành phần hoạt chất có trong quả sung còn giúp trị bệnh táo bón vô cùng hiệu quả.

Theo Đông y, quả sung có tính bình có khả năng nhuận tràng, kiện tỳ ích vị, thông tiện, tiêu thũng và giải độc. Chính vì vậy, sử dụng quả sung sẽ giúp cải thiện táo bón, thúc đẩy tiêu hóa rất tốt. Bên cạnh đó, trong y học dân gian còn lưu truyền rất nhiều bài thuốc cổ truyền khi dùng quả sung để chữa bệnh đau bụng, viêm ruột, kiết lỵ, trĩ xuất huyết, sa búi trĩ, sa trực tràng, viêm họng, chứng uể oải, mệt mỏi, phong thấp, mụn nhọt, chán ăn…

Ăn sung có bị táo bón không là câu hỏi được nhiều người quan tâm
Ăn sung có bị táo bón không là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Theo góc nhìn của y học hiện đại, trong quả sung chứa rất đa dạng các thành phần dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như: saccarose, glucose, auxin, acid citric cùng nhiều loại vitamin khoáng chất, nguyên tố vi lượng khác (như canxi, kali, phốt pho, vitamin C, B1…). Đặc biệt, hàm lượng cao chất xơ trong quả sung còn giúp cải thiện hiệu quả chứng táo bón. Thông thường, hàm lượng chất xơ trong quả sung tươi khoảng 1.5 – 1.9g, cao gấp đôi so với sung khô chỉ chứa 0.8g chất xơ.

Hơn thế nữa, trong quả sung chứa hàm lượng prebiotic cao, đây là nguồn thức ăn do các lợi khuẩn phát triển trong đường ruột. Nhờ đó, giúp cải thiện táo bón và tăng cường sức khỏe tiêu hóa.

Ngoài táo bón, quả sung còn chứa hoạt chất enzyme proteolytic có khả năng hỗ trợ tiêu hóa, giảm các triệu chứng ợ chua, ợ nóng, đầy hơi, chướng bụng… do tiêu hóa kém hoặc phụ nữ mang thai đang bị ốm nghén. Chính vì vậy, phụ nữ mang thai khi bị táo bón dùng quả sung cũng rất tốt. Bên cạnh đó, bước đầu nghiên cứu còn cho thấy sung còn giúp hạ huyết áp, phòng ngăn ngừa ung thư và giảm cân.

Tóm lại, với những thông tin từ các kết quả nghiên cứu cho thấy ăn quả sung không chỉ không gây táo bón mà ngược lại nó còn là vị thuốc chữa táo bón cực kỳ hiệu quả.

Hướng dẫn 4 cách chữa táo bón bằng quả sung đơn giản, hiệu quả

Bản thân của quả sung đã đem lại những lợi ích rõ rệt trong việc hỗ trợ điều trị táo bón, nên không nhất thiết phải kết hợp với các loại dược liệu khác.

1. Ăn quả sung tươi hoặc khô

Người bị táo bón chỉ cần ăn khoảng 9 – 10 quả sung khô hoặc 4 – 6 quả sung tươi, tương đương 15 – 20g/ ngày. Ăn liên tục trong vòng 1 tuần sẽ giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng táo bón, dễ đi đại tiện.

Ăn sung có bị táo bón không?
Ăn sung tươi trực tiếp là cách đơn giản nhất để trị táo bón

2. Món sung hầm ruột lợn

Đây vừa là món ăn vừa là bài thuốc trị táo bón, tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa và cải thiện chức năng đại tràng hiệu quả.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị 9 – 10 quả sung tươi và 1 đoạn ruột già của lợn.
  • Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu, đặc biệt ruột già lợn phải rửa sạch với muối, gừng, giấm để khử mùi hôi tanh.
  • Cho ruột già vào nồi, nêm nếm gia vị rồi đổ nước vào hầm cho đến khi chín mềm.
  • Cắt đôi quả sung rồi cho vào nồi, nêm nếm lại một lần nữa sao cho vừa ăn.
  • Múc ra chén rồi thưởng thức khi còn nóng.
  • Thực hiện món này 2 lần/ tuần, liên tục khoảng vài tuần sẽ đạt được hiệu quả rõ rệt.

3. Sắc nước sung tươi

Những người ngại ăn sung có thể sắc lấy nước uống cũng là một cách trị táo bón rất hay.

Ăn sung có bị táo bón không?
Sắc nước sung tươi uống mỗi ngày giúp cải thiện tiêu hóa, giảm táo bón hiệu quả

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị khoảng 10g sung tươi, rửa sạch và ngâm nước muối loãng 15 phút.
  • Vớt sung ra cho vào ấm sắc cùng 1 lít nước. Đậy kín nắp sắc cho đến khi nước ngả màu sẫm và cạn xuống còn 1/2 thì tắt bếp.
  • Rót nước sung ra uống hết trong ngày, có thể bảo quản trong tủ lạnh và không uống nước sung đã để qua đêm.

4. Bột sung chữa táo bón

Bột sung bắt buộc phải mất nhiều thời gian và công sức thực hiện, tuy nhiên có thể bảo quản được lâu và đem lại hiệu quả chữa táo bón cũng tốt hơn nhiều so với những cách khác. Cách này còn giúp bạn tiết kiệm thời gian khi sử dụng cho những lần sau đó.

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một lượng lớn quả sung, tùy theo nhu cầu của bạn. Ngâm trong nước muối pha loãng 20 phút rồi vớt ra để cho ráo nước.
  • Cắt sung thành từng lát mỏng rồi thái lát mỏng. Sau đó đem phơi hoặc sấy khô, sau đó nghiền nhuyễn thành bột mịn.
  • Bột sung thu được cho vào hũ thủy tinh, đậy kín nắp và bảo quản ở nơi khô ráo, mát mẻ.
  • Người bị táo bón mỗi lần sử dụng khoảng 10g bột sung pha với 200ml nước sôi. Khuấy cho tan đều, đợi nước nguội bớt thì uống hết trong 1 lần.
  • Ngày uống 3 lần và kiên trì sử dụng trong vài tuần sẽ cải thiện rõ rệt các triệu chứng táo bón.

Lưu ý cần biết khi dùng quả sung chữa bệnh táo bón

Dù quả sung có công dụng chữa táo bón nhưng nếu lạm dụng quá mức hoặc dùng sai cách cũng sẽ rất có hại cho sức khỏe. Bên cạnh các hoạt chất có lợi, trong quả sung còn chứa hợp chất tự nhiên oxalate gây hại cho sức khỏe nếu tích tụ nhiều trong máu, gây ảnh hưởng chức năng cơ quan thận, mật, lá lách… cùng nhiều vấn đề khác như xuất huyết, tụt đường huyết…

Vì vậy, người bệnh táo bón cần chú ý tuân thủ những điều sau đây để tránh gây ra tác dụng phụ có hại cho sức khỏe:

  • Phụ nữ mang thai có thể dùng quả sung, nhưng chỉ với liều lượng nhỏ. Tránh sử dụng quá mức vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
  • Nếu bạn là người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng với các loại mủ của cây cao su, tốt nhất nên cân nhắc trước khi sử dụng quả sung.
  • Trong quả sung chứa hàm lượng vitamin K cao, nếu sử dụng quá mức có thể làm đông máu. Do đó nếu đang trong quá trình điều trị hay dùng thuốc chống đông máu nên tránh dùng loại quả này.
  • Trước khi sử dụng sung cần phải rửa sạch và ngâm qua nước muối để loại bỏ nhựa mủ, tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng.

Như vậy bài viết trên đây đã cùng bạn đọc tìm hiểu về vấn đề “ăn sung có bị táo bón không?”. Ăn quả sung không hề gây ra táo bón, ngược lại nó còn giúp hỗ trợ điều trị táo bón và tăng cường sức khỏe hệ tiêu hóa. Tuy nhiên, việc dùng quả sung sai cách, lạm dụng nó mới chính là nguyên nhân gây hại cho sức khỏe. Vì vậy, trước khi sử dụng hãy tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất nếu bạn có nhu cầu sử dụng quả sung để chữa táo bón.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...