Bà Bầu Bị Viêm Amidan Hốc Mủ Và Những Lưu Ý Khi Điều Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ nếu không điều trị đúng cách có khả năng gây ảnh hưởng nguy hại đến thai nhi. Theo đó, thai phụ có thể bị sảy thai, sinh non, hoặc nhiều trường hợp trẻ sinh ra bị câm điếc, viêm phổi bẩm sinh. Chính vì thế, bà bầu không thể chủ quan, khi nhận thấy dấu hiệu bất thường nên thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ khắc phục sớm.
Nguyên nhân bà bầu bị viêm amidan hốc mủ
Viêm amidan hốc mủ là tình trạng viêm amidan mãn tính, có thể xảy ra ở nhiều đối tượng khác nhau, trong đó không thể không kể đến phụ nữ mang thai. Khi mắc bệnh, hai hốc amidan của bà bầu bị sưng to, gây ra các triệu chứng khó chịu. Bệnh thường khởi phát vào giai đoạn tam cá nguyệt đầu và cuối (3 tháng đầu và 3 tháng cuối) của thai kỳ.
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ cũng sẽ gặp phải các triệu chứng đặc trưng như amidan sưng đỏ, viêm, quan sát thấy ổ mủ xuất hiện ở các khe hốc. Tình trạng xảy ra ở hầu hết các giai đoạn viêm amidan mãn tính. Nhận biết thông qua các dấu hiệu như:
- Amidan sưng to gây nuốt thức ăn, thức uống, thậm chí là nước bọt khá khó khăn. Cơn đau xuất hiện ở tai khiến bà bầu cảm thấy khó chịu.
- Mủ trắng, đôi khi màu sắc như bã đậu bám ở khe, hóc của amidan. Điều này khiến cho hơi thở bà bầu có mùi hôi đặc trưng, mặc dù trước đó đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
- Bà bầu bị ho khan, tuy nhiên triệu chứng thường nhẹ. Một số trường hợp amidan phì đại còn dẫn đến hiện tượng khó thở, ngưng thở khi ngủ,…
Viêm amidan hốc mủ xảy ra ở bà bầu khá phổ biến. Bởi trong giai đoạn thai kì cơ thể phụ nữ có nhiều thay đổi về nội tiết tố, điều này khiến hệ miễn dịch cũng suy giảm dần, tạo cơ hội thuận lợi cho hại khuẩn xâm nhập. Nhất là ở tam cá nguyệt đầu tiên, việc viêm nhiễm amidan ở phụ nữ mang thai xảy ra thường xuyên.
Bên cạnh quá trình thay đổi nội tiết tố, bà bầu bị viêm amidan hốc mủ còn do một số tác động có thể kể đến như sau:
- Ảnh hưởng thời tiết và môi trường: Thời tiết thay đổi thất thường là nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm amidan hốc mủ, nhất là vào giai đoạn giao mùa, trời chuyển lạnh làm cơ thể thai phụ không kịp thích nghi. Ngoài ra, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá,… cũng là yếu tố tăng khả năng viêm nhiễm amidan ở thai phụ.
- Chế độ dinh dưỡng: Một số chị em phụ nữ khi mang thai trong những tháng đầu gặp phải tình trạng ốm nghén. Khi đó, việc ăn uống cũng trở nên khó khăn hơn. Bà bầu ăn ít, khó ăn, không nạp đủ dinh dưỡng khiến hệ miễn dịch suy yếu. Đây là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh lý khác nhau, trong đó có tình trạng bà bầu bị viêm amidan hốc mủ.
- Vệ sinh răng miệng: Vi khuẩn có thể lưu trú trong vòm họng, kẽ răng,… tấn công và gây hại cho amidan. Do đó, nếu thai phụ không chú ý vấn đề vệ sinh rất dễ bị vêm nhiễm, gặp các bệnh lý về đường hô hấp do vi khuẩn, virus tấn công ồ ạt.
Còn rất nhiều yếu tố bên trong và bên ngoài dẫn đến tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp, cụ thể là viêm amidan ở bà bầu. Để điều trị an toàn, trước hết thai phụ cần xác định bệnh lý đang gặp phải, mức độ tổn thương để có hướng can thiệp phù hợp, tránh gây ảnh hưởng cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không?
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ có nguy hiểm không? Vấn đề này được nhiều người quan tâm. Bởi các triệu chứng khó chịu do viêm amidan hốc mủ nói riêng, viêm amidan nói chung gây ảnh hưởng không chỉ đến sức khỏe cho bà bầu mà còn có nguy cơ gây hại cho thai nhi, nhất là giai đoạn đầu thai kỳ.
Tình trạng viêm nhiễm nếu không được điều trị, kéo dài dai dẳng có thể gây biến chứng nguy hại sức khỏe của bà bầu và sự phát triển của thai nhi. Một số vấn đề có thể xảy ra nếu bà bầu bị viêm amidan hốc mủ không điều trị hoặc điều trị sai cách như:
- Thai nhi bị thiếu chất: Tình trạng viêm khiến amidan sưng tấy, gây đau rát cổ họng khiến bà bầu khó nuốt, chán ăn,… Lâu dần, thai nhi không nhận được đủ lượng dinh dưỡng cần thiết khiến bé chậm lớn, suy dinh dưỡng từ trong bụng mẹ.
- Dị tật bẩm sinh: Thai nhi có nguy cơ bị dị tật bẩm sinh nếu viêm amidan hốc mủ ở người mẹ biến chứng sang thận, khớp hoặc hệ tim mạch,… Những chứng bệnh này không chỉ ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ mà còn tác động tiêu cực lên sự phát triển của thai nhi, gây dị tật từ trong bụng mẹ.
- Sinh non, chết lưu thai: Viêm amidan hốc mủ có thể dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng cổ tử cung do hệ miễn dịch của thai phụ bị suy giảm mạnh. Điều này khiến cho bà bầu có nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu khá cao.
Do mức độ nguy hiểm kể trên, bà bầu bị viêm amidan hốc mủ không nên chủ quan. Ngoài ra, khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu bất thường, bà bầu bầu cần thăm khám, tránh tự ý mua và sử dụng thuốc bừa bãi, phòng nguy cơ biến chứng gây hại sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Nên làm gì khi bà bầu bị viêm amidan hốc mủ
Để đảm bảo an toàn cho quá trình mang thai, khi nhận thấy biểu hiện bất thường bà bầu nên thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ. Trong giai đoạn thai kỳ, bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc để tránh các tác hại ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là những phương pháp điều trị viêm amidan hốc mủ cho bà bầu được áp dụng hiện nay:
Sử dụng mẹo dân gian giảm triệu chứng
Sử dụng một số mẹo chữa dân gian giúp cải thiện triệu chứng khó chịu cho bà bầu bị viêm amidan hốc mủ. Phương pháp an toàn, lành tính cho bà bầu do các nguyên liệu có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tham khảo các cách sau:
- Dùng nước muối: Súc miệng bằng nước muối pha loãng hàng ngày giúp ức chế hoạt động và loại bỏ vi khuẩn gây hại. Ngoài ra, nước muối còn giúp sát trùng, làm sạch cổ họng, tiêu diệt hại khuẩn khu trú ở vòm họng, bám trên kẽ răng, giúp phòng ngừa nguy cơ viêm amidan tái phát. Bạn có thể pha loãng muối tinh với nước ấm, súc miệng mỗi ngày vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ.
- Uống mật ong chanh: Mật ong chứa chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp kháng khuẩn, tiêu viêm, thúc đẩy quá trình phục hồi tổn thương hiệu quả. Ngoài ra kết hợp với chanh còn giúp tăng cường đề kháng cho cơ thể chống lại sự tấn công của hại khuẩn. Mỗi buổi sáng bạn có thể uống một ly chanh ấm và mật ong để làm dịu cổ họng, xoa dịu các triệu chứng khó chịu.
- Xông hơi cổ họng: Sử dụng nước muối nấu xông hơi cổ họng giúp giảm triệu chứng đau rát hiệu quả. Mỗi ngày bà bầu nên kiên trì áp dụng, nhất là thời gian buổi tối trước khi đi ngủ để có giấc ngủ ngon hơn, giảm ho và đau rát.
Mẹo chữa dân gian dành cho đối tượng bị viêm nhẹ. Trường hợp bà bầu áp dụng một thời gian không nhận thấy cải thiện nên thăm khám bác sĩ để được chỉ định phương pháp can thiệp phù hợp hơn.
Dùng thuốc Đông y
Bên cạnh sử dụng mẹo dân gian, bà bầu bị viêm amidan hốc mủ có thể dùng thuốc Đông y điều trị bệnh. Thuốc là các thảo dược lành tính, giúp giảm triệu chứng, trị bệnh từ nguyên nhân phát sinh đến bồi bổ sức khỏe cho thai phụ, phòng nguy cơ bệnh tái phát.
Chị em phụ nữ nên đến các phòng khám Đông y uy tín, chất lượng, có thầy thuốc giỏi để tiến hành thăm khám và điều trị chứng viêm amidan hốc mủ. Dựa vào tình trạng của thai phụ, thầy thuốc sẽ kê toa phù hợp. Dưới đây là các phương thuốc được sử dụng phổ biến:
- Thuốc ngâm và súc miệng: Thầy thuốc dùng các vị như kim ngân hoa, dã cúc hoa, thổ phục linh, kết hợp bạc hà, bắc sa sâm và sinh cam thảo mỗi loại với liều lượng vừa đủ. Nguyên liệu sau khi rửa đun cùng với 6 chén nước đầy cho đến khi cạn còn khoảng 3 chén. Đợi thuốc nguội sau đó người bệnh dùng để ngậm, súc miệng, họng mỗi ngày 3 – 4 lần để sớm cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Thuốc uống: Tương tự, thầy thuốc chỉ định một số dược vị như kim ngân cành, bồ công anh, xạ can, kết hợp với ké đầu ngựa và cát cánh, liều dùng chỉ định cho từng người bệnh. Nguyên liệu sẽ đem rửa rồi nấu với 1 lít nước. Đến khi thuốc cạn còn 1/2 thì tắt bếp, chắt lấy nước thuốc chia thành 3 phần uống hết trong ngày.
Bài thuốc Đông y chữa viêm amidan hốc mủ cho bà bầu an toàn, lành tính. Tuy nhiên hiệu quả sẽ phát huy chậm, đòi hỏi mẹ bầu phải kiên trì áp dụng trong khoảng thời gian nhất định. Ngoài ra, người bệnh cần tuân thủ theo nguyên tắc, hướng dẫn điều trị của thầy thuốc để tránh các nguy cơ gây hại cho thai nhi.
Sử dụng thuốc Tây theo chỉ định
Sử dụng thuốc Tây trong điều trị bất kỳ chứng bệnh nào cho bà bầu cũng cần đặc biệt thận trọng. Bởi, nếu chị em dùng sai thuốc, dùng không đúng cách có thể gây ra các tác hại tiêu cực đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, khi chọn cách điều trị viêm amidan hốc mũ bằng thuốc Tây, bà bầu tuyệt đối cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
Trước khi đưa ra phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ thăm khám thận trọng cho bà bầu. Một số thuốc được chỉ định như kháng sinh, chống viêm, thuốc giảm đau, hạ sốt,… Cụ thể như sau:
- Thuốc kháng sinh: Loại được dùng cho thai phụ như amoxicillin, penicillin. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể kê thêm một số loại thuốc giảm nhiễm trùng, sưng tấy… như cephalexin.
- Thuốc chống viêm: Apha choay giảm sưng viêm, đau rát cổ họng do viêm nhiễm amidan gây ra.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Dành cho đối tượng bà bầu bị đau nặng, kèm theo sốt cao. Một số thuốc như tantum verde, miramistin, chlorhexidin,…
Sử dụng thuốc theo liều dùng được bác sĩ chỉ định, tuyệt đối không tự ý thay đổi liều dùng, kết hợp thuốc bừa bãi. Ngoài ra, trong thời gian điều trị, bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống, nghỉ ngơi phù hợp để sớm phục hồi sức khỏe.
Phương pháp can thiệp ngoại khoa không được áp dụng trong giai đoạn mang thai. Bởi việc dùng thuốc gây tê, gây mê có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Không những thế, các biến chứng trong quá trình phẫu thuật rất nguy hiểm đối với thai phụ.
Phòng ngừa viêm amidan hốc mủ cho bà bầu
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ nếu không sớm điều trị, viêm nhiễm kéo dài có nguy cơ lan rộng gây ra biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Vì thế, ngay khi nhận thấy triệu chứng ở cổ họng xảy ra thường xuyên, chị em nên chủ động đến gặp bác sĩ.
Ngoài ra, bệnh có nguy cơ tái phát cao, do đó việc chủ động phòng bệnh được các chuyên gia khuyến khích thai phụ nên thực hiện từ sớm. Một số lưu ý để tránh tình trạng tái phát viêm nhiễm amidan nói chung như sau:
- Bà bầu nên xây dựng chế độ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng. Lựa chọn các thực phẩm lành mạnh, giàu chất xơ, chất đạm, vitamin, khoáng chất,… Chế biến thành các món dễ nhai, mềm, lỏng để giảm áp lực cho khu vực cổ họng.
- Tránh những món ăn cay nóng, dầu mỡ có nguy cơ gây kích thích, làm tái phát viêm nhiễm. Ngoài ra, nhóm thực phẩm này không có lợi cho thai nhi, cần hạn chế dung nạp trong thời gian mang thai.
- Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ, sử dụng nước muối loãng súc miệng, súc họng giúp loại bỏ hại khuẩn. Khi đi ra ngoài nên mang khẩu trang để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn,… xâm nhập đường hô hấp. Thời tiết thay đổi nên chú ý giữ ấm, bảo vệ khu vực cổ họng, lòng bàn chân, ngực.
- Tránh xa khói thuốc lá, giữ không gian sống sạch sẽ, thoáng mát. Nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng, áp lực, bổ sung cho cơ thể đủ nước hàng ngày.
- Thăm khám thai định kỳ, khi có biểu hiện bất thường bà bầu có thể thông báo để được bác sĩ hỗ trợ.
- Vận động nhẹ nhàng, thực hành các bài tập yoga, đi bộ phù hợp cho bà bầu trong thời gian thai kỳ. Việc này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn hỗ trợ cho quá trình sinh nở về sau.
Bà bầu bị viêm amidan hốc mủ cần được phát hiện và kiểm soát sớm. Nếu tình trạng viêm nhiễm kéo dài, lan rộng có nguy cơ gây hại cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Do đó, khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng lạ, thường xuyên xảy ra, bà bầu nên đến gặp bác sĩ, thăm khám và điều trị sớm.
Xem Thêm:
- Viêm Amidan Hốc Mủ Có Lây Không? Các Biện Pháp Phòng Bệnh
- Viêm Amidan Hốc Mủ Có Nguy Hiểm Không? Bao Lâu Thì Khỏi?
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!