Viêm Amidan Tái Phát Nhiều Lần: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Hiện tình tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần khiến không ít người người gặp khó khăn trong sinh hoạt đời sống và sức khỏe. Các triệu chứng đau nhức khó chịu cổ họng, ho thường xuyên, sốt cao,… khiến cơ thể người bệnh mệt mỏi, nhất là ở trẻ em. Nếu không kiểm soát tốt, viêm amidan tái đi tái lại có khả năng phát sinh biến chứng nguy hại.
Nguyên nhân khiến viêm amidan tái phát nhiều lần
Viêm amidan là chứng bệnh đường hô hấp ai cũng có thể mắc phải. Bệnh hình thành do sự tấn công của hại khuẩn một cách ồ ạt làm amidan bị sưng viêm. Tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần có thể sẽ chuyển thành viêm amidan mãn tính.
Nguyên nhân gây ra vấn đề này rất đa dạng, thường là do người bệnh chủ quan không thăm khám, điều trị khi bệnh mới khởi phát, cũng như không áp dụng các biện pháp phòng bệnh hiệu quả. Chẳng hạn một số bệnh nhân không sử dụng thuốc theo đúng liệu trình, bỏ dở giữa chừng khi thấy triệu chứng thuyên giảm.
Vi khuẩn, virus chưa được loại bỏ, chúng chỉ bị suy yếu và tiếp tục lưu trú trong hầu họng, khoang miệng. Lúc này nếu gặp điều kiện thuận lợi, hại khuẩn sẽ tiếp tục phát triển, tấn công làm viêm amidan tái phát. Một số yếu tố nguy cơ có thể kể đến như:
- Yếu tố thời tiết: Khí hậu thay đổi thất thường là nguyên nhân làm tái phát viêm amidan và nhiều bệnh lý khác. Nhất là giai đoạn giao mùa, trời thường nắng và mưa đột ngột, độ ẩm không khí thấp. Ở thời điểm như thế, sức đề kháng của con người bị suy giảm, tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển, tấn công gây bệnh.
- Môi trường ô nhiễm: Không khí, nguồn nước,… bị ô nhiễm là tác nhân gây tái phát bệnh. Đặc biệt những người có tiền sử bị viêm amidan, khi sống trong môi trường nhiều khói bụi, khí độc công nghiệp,… dễ bị tái viêm nhiễm. Không những ảnh hưởng niêm mạc hầu hậu, người bệnh có thể gặp phải nhiều vấn đề khác đối với sức khỏe.
- Thói quen sinh hoạt: Trường hợp sau khi khỏi viêm amidan, người bệnh tiếp tục nạp cho cơ thể nhưng món ăn không phù hợp như đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ thường xuyên,… Hoặc giữ thói quen sinh hoạt không lành mạnh như thức khuya, thường xuyên la hét, không vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày,… khiến vi khuẩn, virus sinh sôi làm tái phát viêm amidan.
Viêm amidan tái phát nhiều lần có thể chuyển sang thể mãn tính như trên có đề cập đến. Do đó, bạn đọc không nên chủ quan. Amidan bị sưng tấy, đau đớn thường xuyên kéo theo nguy cơ xơ hóa, biến chứng nguy hại cho sức khỏe, thậm chí nặng hơn còn có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Tình trạng viêm amidan tái phát nhiều lần nguy hiểm không?
Viêm amidan tái phát nhiều lần không chỉ gây hại cho sức khỏe mà còn ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh. Các triệu chứng khó chịu lặp lại thường xuyên gây khó khăn trong giao tiếp, dễ dẫn đến mất ngủ nếu chúng xuất hiện vào ban đêm, lâu dần cơ thể người bệnh có thể rơi vào trạng thái suy nhược.
Trường hợp viêm nhiễm chuyển sang giai đoạn mãn tính, nếu không điều trị kiểm soát có thể dẫn đến các biến chứng nguy hại hơn. Cụ thể, người bệnh có thể gặp các bệnh lý liên quan khác như:
- Bệnh tai – mũi – họng: Khi viêm amdian tái phát thường xuyên, amidan phì đại có thể kéo theo các vấn đề khác cho hệ thống tai – mũi – họng. Vi khuẩn, virus lan sang các cơ quan này gây ra bệnh lý như viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa, viêm phổi hoặc viêm phế quản,…
- Áp xe amidan: Amidan bị hại khuẩn tấn công gây sưng viêm, ngoài ra tại các hốc khe chúng lưu trú có thể chứa dịch mủ. Việc ổ mủ tích tụ lâu ngày khả năng cao dẫn đến tình trạng áp xe amidan. Người bệnh lúc này sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như sốt cao, mệt mỏi, đau rát cổ họng dữ dội, thở ra có mùi hôi,… Cần nhanh chóng điều trị nếu không có thể dẫn đến các bệnh lý nguy hiểm khác như viêm tắc xoang hang, phù nề thanh quản, tổn thương động mạch, nhiễm trùng máu,…
- Các biến chứng xa: Ngoài các phản ứng viêm tại chỗ và lan rộng viêm nhiễm sang các khu vực lân cận, viêm amidan tái phát nhiều lần chuyển thành mãn tính có thể dẫn đến các biến chứng xa khác. Cụ thể, hại khuẩn sẽ theo máu di chuyển đến các cơ quan khác trên cơ thể như thận, hệ xương khớp, tim,… Khi đó, người bệnh có thể bị viêm cầu thận, sốt thấp khớp, biến đổi cấu tạo van tim,… gây ra nhiều nguy cơ khó lường khác, thậm chí đe dọa đến tính mạng.
Ngoài những biến chứng nguy hiểm kể trên, người bệnh viêm amidan tái phát liên tục trong 1 năm có nguy cơ bị xơ hóa amidan, amidan phì đại gây ngạt đường thở, khiến người bệnh ngưng thở khi ngủ. Do đó, người bệnh cần thăm khám và điều trị tình trạng viêm nhiễm càng sớm càng tốt. Đồng thời kết hợp với các biện pháp chăm sóc cơ thể, phòng bệnh tái phát để giảm thiểu các rủi ro không mong muốn.
Cách điều trị viêm amidan tái phát hiệu quả
Viêm amidan có khả năng chữa khỏi hoàn toàn nếu người bệnh can thiệp sớm, áp dụng đúng phương pháp và kết hợp với biện pháp chăm sóc, phòng bệnh tái phát hiệu quả. Các chuyên gia khuyến khích người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ, thăm khám khi nhận thấy cơ thể có triệu chứng bất thường, nhất là trường hợp chúng lặp lại thường xuyên, kéo dài liên tục.
Đối với trường hợp viêm amidan tái phát nhiều lần, để tránh tình trạng bệnh chuyển thành mãn tính, bạn nên thăm khám và điều trị sớm. Thông thường với tình trạng viêm nhẹ, triệu chứng không quá nặng nề, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh sử dụng thuốc Tây để giảm triệu chứng, kiểm soát sự tấn công gây hại của vi khuẩn, virus. Một số thuốc như:
- Thuốc kháng sinh: Chỉ định cho trường hợp viêm nhiễm do vi khuẩn gây ra, điển hình là liên cầu khuẩn. Thuốc được kê toa cho bệnh nhân sử dụng trong thời gian ngắn, người bệnh không nên tự ý mua và sử dụng để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
- Thuốc giảm đau, hạ sốt: Thuốc giúp cải thiện tình trạng đau rát cổ họng do viêm amidan gây ra, giúp hạ thân nhiệt cơ thể trong trường hợp bệnh nhân bị sốt cao. Một số loại thường dùng như acetaminophen, ibuprofen, diclofenac,…
Ngoài hai dạng thuốc kể trên, bác sĩ có thể kê toa cho người bệnh sử dụng thuốc nhóm corticosteroid dạng viên uống giúp giảm sưng amidan, khai thông đường thở. Tuy nhiên người bệnh cần thận trọng khi sử dụng nhóm thuốc này, bởi chúng có thể gây ra các tác dụng phụ cho cơ thể.
Sử dụng thuốc điều trị viêm amidan tái phát nhiều lần là biện pháp mang lại hiệu quả nhanh. Tuy nhiên người bệnh phải tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Đặc biệt tránh tình trạng tự ý dùng thuốc, ngưng sử dụng khi nhận thấy triệu chứng thuyên giảm. Điều này có nguy cơ gây nhờn thuốc, tăng rủi ro gây phản ứng phụ cho cơ thể. Do đó trước khi sử dụng bạn nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa tư vấn.
Ngoài ra, trường hợp viêm nhiễm nặng không còn đáp ứng điều trị nội khoa bằng thuốc, mẹo chữa hoặc thuốc Đông y, người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật cắt amidan. Phương pháp ngoại khoa xâm lấn nhằm loại bỏ hoàn toàn ổ viêm. Áp dụng cho những trường hợp như:
- Viêm nhiễm amidan tái đi tái lại hơn 5 – 6 lần trong 1 năm.
- Điều trị bằng thuốc sau 1 – 1,5 tháng không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm.
- Amidan phát triển kích thước quá lớn gây chèn ép đường thở, khó khăn khi nuốt thức ăn, nước uống.
- Amidan có dấu hiệu áp xe, biến chứng nguy hiểm.
Phẫu thuật cắt amidan giúp loại bỏ ổ viêm, được đánh giá cao trong các biện pháp điều trị, giúp giảm nguy cơ tái phát viêm nhiễm. Tuy nhiên, việc can thiệp xâm lấn luôn tiềm ẩn các rủi ro nhất định. Người bệnh nên tìm hiểu và lựa chọn bệnh viện uy tín, có bác sĩ giỏi với trình độ chuyên môn và kinh nghiệm, nhằm đảm bảo quá trình thăm khám và điều trị an toàn, hiệu quả.
Biện pháp phòng ngừa viêm amidan tái phát liên tục
Viêm amidan sau điều trị có thể tái phát viêm nhiễm nếu cơ thể gặp phải các yếu tố bất lợi. Do đó, chủ động phòng ngừa là vấn đề được chuyên gia khuyến khích mọi người nên thực hiện. Dưới đây là một số lưu ý trong phòng bệnh viêm amidan tái phát nhiều lần, bạn đọc có thể tham khảo:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách: Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày không chỉ giúp bạn phòng tránh các bệnh về răng miệng mà còn giảm thiểu rủi ro tái phát viêm amidan. Bởi, vi khuẩn có thể tiếp tục lưu trú tại khu vực khoang miệng, hầu họng, sau đó tấn công amidan. Vì thế, chuyên gia khuyến cáo người bệnh nên đánh răng 2 lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng dung dịch súc miệng hoặc nước muối loãng để làm sạch hiệu quả hơn khoang miệng, loại bỏ hại khuẩn ra khỏi cơ thể.
- Bảo vệ đường hô hấp: Khi thời tiết thay đổi, nhất là nhiệt độ từ nóng sang lạnh, bạn nên giữ ấm cho cổ họng. Ngoài ra, khi đi ra ngoài, bạn nên đeo khẩu trang để hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn, hóa chất độc hại xâm nhập vào đường hô hấp làm kích thích phản ứng viêm khiến bệnh tiếp tục tái phát.
- Chế độ dinh dưỡng: Chế độ ăn uống hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe, phòng ngừa bệnh lý gây hại sức khỏe. Do đó, bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống phù hợp hơn, lựa chọn thực phẩm sạch, đầy đủ dinh dưỡng. Đồng thời hạn chế ăn những món cay nóng, quá lạnh, đồ ăn nhiều dầu mỡ thường xuyên. Thay vào đó nên bổ sung rau xanh, trái cây tươi,… để nâng cao hệ miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể.
- Chế độ sinh hoạt: Ngủ đủ giấc, sắp xếp thời gian nghỉ ngơi hợp lý hơn, để tinh thần thư giản, thoải mái. Ngoài ra, bạn có thể tham gia luyện tập thể dục, vận động cơ thể với các bộ môn vừa sức, phù hợp thể trạng để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, chống lại sự tấn công gây hại của tác nhân từ bên ngoài. Tránh xa khói thuốc lá, không nên lạm dụng rượu bia và các chất kích thích hại cho sức khỏe.
- Lựa chọn phương pháp điều trị: Thăm khám sức khỏe định kỳ để kiểm tra tình trạng cơ thể. Trường hợp nhận thấy bệnh tái phát hoặc gặp các vấn đề khác, bác sĩ sẽ tư vấn hướng điều trị phù hợp cho người bệnh. Tuyệt đối tránh trường hợp tự ý mua và sử dụng thuốc tân dược, bởi thuốc dược tính mạnh có thể làm phát sinh các tác dụng phụ nguy hại sức khỏe.
Viêm amidan tái phát nhiều lần gây ra không ít phiền toái cho người bệnh trong cuộc sống và sức khỏe. Do đó, ngay khi nhận thấy các triệu chứng bất thường xuất hiện, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị sớm. Đồng thời kết hợp chăm sóc và phòng bệnh để giảm thiểu rủi ro viêm nhiễm tái đi tái lại gây biến chứng nguy hiểm.
Xem Thêm:
- Trẻ Bị Viêm Amidan Sốt Cao Không Hạ Và Cách Xử Lý
- Viêm Amidan Quá Phát Là Gì? Cách Nhận Biết Và Điều Trị
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!