Bà Bầu Bị Viêm Phụ Khoa Đặt Thuốc Gì? Giải Đáp
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Bà bầu bị viêm phụ khoa đặt thuốc gì, có nên đặt thuốc điều trị không là thắc mắc được nhiều chị em phụ nữ quan tâm. Việc đặt thuốc trong thai kỳ nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ để tránh các rủi ro không mong muốn ảnh hưởng sức khỏe của mẹ và bé, nhằm đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.
Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai khiến phụ nữ dễ gặp phải các vấn đề về viêm nhiễm phụ khoa trong thai kỳ, cũng như nhiều vấn đề sức khỏe khác. Trong đó, hormone progesterone, estrogen tăng cao, làm ảnh hưởng đến bạch cầu trung tính. Điều này làm cho cơ thể suy giảm khả năng chống lại nấm Candida nếu chúng phát triển ồ ạt.
Chính vì thế, bà bầu rất dễ bị viêm âm đạo khi mang thai, đặc biệt là những tháng đầu và cuối thai kì. Không những thế, việc nội tiết tố mất cân bằng khiến cho âm đạo tiết ra nhiều khí hư, tạo môi trường thuận lợi cho hại khuẩn sinh sôi, phát triển. Khi đó, bà bầu sẽ gặp phải các triệu chứng điển hình như:
- Tiết nhiều khí hư bất thường về màu sắc, tính chất, kèm theo mùi hôi khó chịu.
- Âm đạo, âm hộ bị ngứa ngáy, đau rát thường xuyên.
- Cơn đau rát dữ dội khi đi tiểu, nước tiểu trở nên đục hơn, quan hệ tình dục đau rát.
Tình trạng viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai có ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của thai phụ, và đặc biệt có nguy cơ tác động đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, trường hợp bệnh hình thành do lây nhiễm qua đường tình dục thì nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi càng nghiêm trọng hơn.
Nếu không điều trị, viêm nhiễm càng nặng có thể dẫn đến sinh non, sảy thai và các vấn đề sức khỏe khác. Do đó, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, phụ nữ nên chủ động đến gặp bác sĩ. Tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc sử dụng, nhất là các dạng thuốc đặt âm đạo khi mang thai.
Nhiều người thắc mắc: “Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?”. Theo các chuyên gia, việc đặt thuốc âm đạo sẽ được chỉ định phù hợp với tình trạng sức khỏe của bà bầu. Trường hợp viêm nhiễm nhẹ có thể sử dụng thuốc hoặc điều chỉnh chế độ ăn uống, chăm sóc để khắc phục.
Khi cần thiết, bác sĩ cũng sẽ chỉ định bà bầu dùng thuốc đặt âm đạo, loại chuyên dùng cho thai phụ. Bà bầu không cần quá lo lắng về việc đặt thuốc sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Bởi, thuốc đặt âm đạo trị viêm phụ khoa thường có tác dụng tại chỗ, ít ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Do đó, nếu cần thiết sử dụng, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc phù hợp cho bà bầu.
Sử dụng đúng thuốc, đúng cách và có sự giám sát của bác sĩ sẽ an toàn hơn cho thai phụ. Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi chưa qua thăm khám. Việc lạm dụng hoặc dùng thuốc không đúng cách là nguyên nhân phát sinh các vấn đề không mong muốn đối với sức khỏe thai phụ và thai nhi. Bạn đọc nên lưu ý vấn đề này.
Nên làm gì khi bà bầu bị viêm phụ khoa?
Bên cạnh thắc mắc: “Bà bầu bị viêm phụ khoa có nên đặt thuốc không?”, chắc hẳn nhiều người còn quan tâm đến việc: “Nên làm gì khi bà bầu bị viêm phụ khoa?”. Theo chuyên gia khuyến cáo, khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường ở vùng kín, bà bầu nên trực tiếp đến gặp bác sĩ để thăm khám và nhận tư vấn điều trị.
Tùy vào mức độ viêm nhiễm, bác sĩ sẽ chỉ định các thuốc hoặc phương pháp can thiệp phù hợp. Thông thường các loại thuốc dùng ở dạng bôi hoặc đặt âm đạo, sử dụng trước khi đi ngủ. Tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thai phụ tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng, tăng liều dùng hoặc sử dụng thuốc bừa bãi.
Bên cạnh dùng thuốc, nhiều chị em còn áp dụng các mẹo dân gian điều trị viêm phụ khoa tại nhà bằng thảo dược thiên nhiên như lá trầu không, lá húng quế, giấm táo,… Phương pháp dân gian lành tính, thích hợp với tình trạng viêm nhiễm nhẹ. Tuy nhiên tốt hơn hết người bệnh vẫn nên thăm khám và nhờ bác sĩ chuyên khoa lựa chọn hướng khắc phục phù hợp nhất.
Ngoài thuốc Tây, mẹo chữa dân gian, nhiều bà bầu còn tìm đến thuốc Đông y để chữa viêm phụ khoa. Thuốc có thành phần khá an toàn và lành tính. Sử dụng đúng theo hướng dẫn điều trị của thầy thuốc để sớm đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cần chắc chắn rằng đã lựa chọn cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng, có thầy thuốc giỏi để đảm bảo an toàn cho mẹ và bé.
Kết hợp điều trị và thay đổi thói quen sinh hoạt, chăm sóc tốt giúp tăng hiệu quả chữa viêm nhiễm phụ khoa. Theo đó, mẹ bầu nên lưu ý các vấn đề như sau:
- Không quan hệ tình dục trong thời gian điều trị viêm phụ khoa để hạn chế nguy cơ viêm nhiễm nghiêm trọng hơn, làm ảnh hưởng đến thai kỳ và sức khỏe của thai nhi.
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ mỗi ngày, tuyệt đối không thụt rửa sâu vào bên trong âm đạo. Lựa chọn dung dịch vệ sinh nhẹ dịu, phù hợp cho mẹ bầu.
- Không mặc quần áo bó sát, nên lựa chọn quần thoải mái, đặc biệt là quần lót thấm hút, chất liệu mềm mại.
- Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ như rau củ quả tươi, trái cây,… Không ăn đồ ăn cay nóng, đồ lạnh, không dùng chất kích thích, nước chứa cồn, chứa gas.
- Ngủ đủ giấc, hạn chế căng thẳng, áp lực làm sự thay đổi nội tiết diễn ra nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng đến kết quả điều trị.
- Tránh cào gãi vùng kín, thông báo với bác sĩ nếu sau một thời gian điều trị các triệu chứng vẫn không thuyên giảm để được hỗ trợ khắc phục sớm.
Một số thuốc đặt phụ khoa cho bà bầu hiện nay
“Bà bầu bị viêm phụ khoa đặt thuốc gì?”. Thuốc sẽ được chỉ định phù hợp cho từng trường hợp cụ thể, bà bầu không nên tự ý mua và sử dụng khi chưa qua thăm khám. Hiện nay trên thị trường có nhiều thuốc đặt được bào chế cho thai phụ, một số loại như:
Thuốc đặt Polygynax
Viên đặt Polygynax được chỉ định cho trường hợp viêm nhiễm phụ khoa do vi khuẩn gram dương, gram âm và vi khuẩn kỵ khí gây ra. Ngoài ra, thuốc còn có hiệu quả loại bỏ nấm Candida âm đạo, giúp trị viêm nhiễm vùng kín, viêm âm đạo, âm hộ, cổ tử cung. Với các thành phần chính như Polymyxine sulfate, Neomycine sulfate,… và các tá dược vừa đủ.
Thuốc có thể sử dụng cho phụ nữ mang thai, giúp loại bỏ viêm nhiễm, cải thiện sức khỏe cho chị em phụ nữ. Sử dụng mỗi ngày 1 viên, đặt thuốc vào âm đạo trước khi đi ngủ. Thời gian sử dụng từ 7 – 10 ngày theo hướng dẫn của bác sĩ, không dùng quá liều có khả năng phát sinh tác dụng phụ không mong muốn.
Thuốc đặt Canesten 500
Ngoài Polygynax, Canesten 500 cũng được chỉ định điều trị viêm phụ khoa cho bà bầu. Thuốc có thành phần chính là Clotrimazole với khả năng điều trị viêm âm đạo do nấm, loại bỏ một số vi khuẩn gây hại cho vùng kín. Nhờ đó, các triệu chứng ngứa ngáy khó chịu được cải thiện đáng kể.
Sử dụng mỗi ngày 1 viên, đặt trực tiếp vào trong âm đạo trước khi đi ngủ. Sau thời gian điều trị theo hướng dẫn, nếu không nhận thấy triệu chứng thuyên giảm, người bệnh nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ. Trong quá trình dùng thuốc, bà bầu có thể gặp phải phản ứng phụ như hơi nóng rát âm đạo, nhất là trường hợp bên trong âm đạo có tổn thương.
Thuốc đặt Chimitol
Ngoài hai dạng thuốc kể trên, bà bầu cũng có thể được chỉ định sử dụng Chimitol chữa viêm âm đạo khi mang thai. Đây là thuốc kháng nấm phổ rộng, thành phần chính là Clotrimazole, cùng với các tá dược khác. Thuốc được bào chế ở dạng viên đặt, trực tiếp ức chế vi khuẩn, nấm bên trong âm đạo, đẩy lùi các triệu chứng khó chịu.
Thông thường loại này sẽ được chỉ định cho đối tượng ngứa ngáy, viêm nhiễm âm đạo có liên quan đến trùng roi, nấm Candida. Dùng tối đa 1 liều trước khi đi ngủ, đặt trực tiếp vào âm đạo. So với các dạng thuốc trên, Chimitol được chỉ định 1 liều duy nhất cho 1 đợt điều trị. Trường hợp viêm nhiễm nặng có thể được bác sĩ nâng lên 2 liều/ đợt điều trị.
Thuốc đặt Neo-Tergynan
Neo-Tergynan cũng là thuốc đặt trị viêm phụ khoa được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Thuốc có thành phần giúp loại bỏ hại khuẩn trong âm đạo, giảm nhanh các triệu chứng. Tuy nhiên dược tính của thuốc khá mạnh, vì thế khả năng phát sinh tác dụng phụ cũng cao hơn các loại thuốc khác.
Chỉ sử dụng Neo-Tergynan theo hướng dẫn của bác sĩ. Thông thường liều dùng được chỉ định mỗi viên 1 ngày, dùng liên tục trong tối đa 10 ngày. Trường hợp sau một đợt điều trị triệu chứng không cải thiện, bác sĩ sẽ hướng dẫn điều trị bằng biện pháp phù hợp hơn.
Một số lưu ý khi đặt thuốc trị viêm phụ khoa cho bà bầu:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thay đổi liều dùng hoặc kết hợp thuốc bừa bãi. Ngoài ra, khi tiến hành đặt thuốc, bà bầu nên lưu ý một số vấn đề sau đây, nhằm đảm bảo an toàn và đạt hiệu quả điều trị tốt nhất:
- Trước khi đặt thuốc nên vệ sinh vùng kín sạch sẽ bằng nước muối ấm pha loãng, tuy nhiên không thụt rửa sâu vào bên trong. Sau đó dùng khăn mềm thấm khô vùng kín.
- Chú ý rửa tay sạch sẽ trước khi tiếp xúc với thuốc và trực tiếp đưa thuốc vào trong âm đạo. Cắt móng tay hoặc có thể đeo bao cao su để đặt thuốc, tránh tổn thương niêm mạc.
- Nhúng thuốc vào trong nước ấm vài giây để làm mềm các cạnh của thuốc dạng viên nén, hạn chế nguy cơ làm tổn thương niêm mạc âm đạo.
- Sau đó, bà bầu nằm ở tư thế gặp đầu gối, dang rộng chân và từ từ dùng tay đẩy thuốc vào sâu bên trong âm đạo. Khi hoàn tất khép chân lại và nằm nghỉ ngơi 20 phút, hạn chế di chuyển làm rơi thuốc. Thời gian này sẽ giúp thuốc tan và thẩm thấu vào sâu, loại bỏ tác nhân gây hại.
- Tái khám định kỳ để theo dõi mức độ phục hồi của cơ thể. Trường hợp nhận thấy tình trạng viêm nhiễm không chuyển biến, bác sĩ sẽ chỉ định giải pháp phù hợp hơn.
Hy vọng qua bài viết trên, bạn đọc đã giải đáp được thắc mắc: “Bà bầu bị viêm phụ khoa đặt thuốc gì?”. Thực tế trên thị trường hiện nay có nhiều thuốc đặt trị viêm phụ khoa cho bà bầu. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn, chị em nên thăm khám bác sĩ và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!