Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không? Mẹ Cần Làm Gì?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bé bị viêm họng có nguy hiểm không là vấn đề sức khỏe được nhiều phụ huynh quan tâm. Trên thực tế, bản chất bệnh viêm họng không quá nguy hiểm, nhưng nếu chủ quan không điều trị, để bệnh kéo dài dai dẳng và tái phát thường xuyên sẽ gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm phế quản, viêm tai giữa rất nguy hiểm cho trẻ.

Nguyên nhân khiến trẻ bị viêm họng

Viêm họng ở trẻ em là một trong những căn bệnh viêm đường hô hấp phổ biến. Đây là tình trạng niêm mạc họng của trẻ bị tổn thương dẫn đến viêm nhiễm do nhiễm vi khuẩn, virus tấn công ở bên trong hoặc xâm nhập từ bên ngoài vào trong hầu họng.

Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không?
Viêm họng là một trong những bệnh lý đường hô hấp xảy ra phổ biến ở trẻ em

Có 2 nguyên nhân chính khiến trẻ bị viêm họng đó là:

  • Vi khuẩn, virus: Phần lớn trẻ bị viêm họng là do virus gây ra, có liên quan đến hơn 200 loại virus liên cầu khuẩn nhóm A, virus cúm, Adeno, sởi… Những trường hợp trẻ bị viêm họng do vi khuẩn thường ít gặp hơn, chủ yếu do vi khuẩn liên cầu, phế cầu, tụ cầu gây ra hoặc nấm Candida.
  • Môi trường: Thời tiết thay đổi, nóng lạnh thất thường, môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khói thuốc lá… cũng là những tác nhân có hại đến hệ miễn dịch của trẻ, dễ bị viêm họng.
  • Một số nguyên nhân khác: trẻ bị dị ứng, di truyền, ăn hoặc uống nhiều đồ lạnh, vận động quá sức, dính nước mưa, ở trong phòng điều hòa quá lâu… cũng là những nguyên nhân thông thường khiến trẻ bị viêm họng.

Dấu hiệu trẻ bị viêm họng

Trẻ nhỏ rất thường xuyên bị ốm vặt do sức đề yếu kém, vì vậy bố mẹ cần nắm rõ một số dấu hiệu sau đây để biết được trẻ có đang bị ốm vặt hay không.

  • Ho

Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của bệnh viêm họng ở cả trẻ em và người lớn. Trẻ có thể ho khan hoặc ho có đờm liên tục không ngừng do cổ họng ngứa rát. Đặc biệt cơn đau còn nặng hơn khi trẻ nuốt thức ăn hay nuốt nước bọt. Tình trạng này kéo theo việc trẻ quấy khóc vì đau, bỏ ăn, chán ăn và sụt cân nhanh chóng.

  • Nghẹt mũi

Trẻ ho nhiều rất dễ gây ra nghẹt mũi và khó thở, trẻ chỉ có thể thở bằng miệng. Nếu không được can thiệp xử lý sớm sẽ dễ khiến trẻ rơi vào tình trạng nặng hơn như thở nhanh, co rút lồng ngực… ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và những sinh hoạt hằng ngày của trẻ.

  • Sốt cao

Hầu hết những trẻ bị viêm họng đều kèm theo triệu chứng sốt cao, thậm chí có những lúc nhiệt độ cơ thể lên đến 39 – 40 độ C. Bố mẹ cần phải hết sức chú ý và làm mọi cách để hạ sốt cho trẻ ngay lập tức, sau đó nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất, phòng ngừa tình trạng co giật động kinh.

Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không?
Bé bị viêm họng thường sốt cao, mệt mỏi, đau họng, chảy nước dãi, rêu lưỡi trắng…
  • Đau họng, chảy nước dãi

Những cơn đau rát cổ họng ngày càng tăng nặng kèm theo chảy nước dãi là một trong những dấu hiệu cho thấy trẻ đang bị viêm họng nặng. Lúc này, cần phải điều trị càng sớm càng tốt vì đau họng dẫn đến khó nuốt, dễ gây mất nước và nhiều biến chứng khác.

  • Nổi hạch

Triệu chứng nổi hạch thường xuất hiện ở những trẻ bị viêm họng nặng. Lúc này, trên cổ trẻ sẽ xuất hiện những nốt hạch, chúng sưng to, viêm và có khả năng di chuyển, khi chạm vào sẽ khiến trẻ đau nhức, khó chịu.

Ngoài những triệu chứng vừa kể trên, trẻ bị viêm họng còn có thể đối mặt với một số triệu chứng khác như nôn trớ, tiêu chảy, rêu lưỡi trắng, đờm hoặc nước bọt có máu, mệt mỏi, uể oải… Khi cho trẻ đi khám, bác sĩ sẽ dựa vào một số triệu chứng như: có xuất hiện mủ trắng bẩn nằm trong các khe hốc amidan hai bên không, nổi hạch hai bêm hàm hay cổ, khi ấn vào cảm thấy đau hay không, kết quả xét nghiệm máu cho thấy tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao… để chẩn đoán chính xác trẻ bị viêm họng.

Bé bị viêm họng có nguy hiểm không?

Bệnh viêm họng ở trẻ thực chất không phải căn bệnh quá nguy hiểm, dễ mắc nhưng cũng dễ khỏi. Thông thường, nếu bệnh xuất phát từ các nguyên nhân thời tiết và được chăm sóc kỹ lưỡng thì sau khoảng 3 – 4 ngày các triệu chứng viêm họng sẽ thuyên giảm, sau 1 tuần bệnh sẽ khỏi hẳn và trẻ quay trở lại trạng thái bình thường.

Tuy nhiên, với những trường hợp trẻ có sức đề kháng yếu kém và nguyên nhân gây bệnh là do virus thường sẽ diễn biến phức tạp hơn, khó có thể khỏi bệnh nhanh và dứt điểm, thậm chí còn có nguy cơ gây biến chứng như:

Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không?
Bé bị viêm họng do thời tiết thường không nguy hiểm nhưng nếu nguyên nhân là do vi khuẩn, virus sẽ rất nguy hiểm, dễ biến chứng nếu không điều trị kịp thời

Trong đó, bệnh viêm họng ở trẻ được xem là cực kỳ nguy hiểm khi nguyên nhân gây bệnh xuất phát từ loại vi khuẩn liên beta tan huyết nhóm A. Theo các chuyên gia, lớp vỏ của loại liên cầu có cấu trúc khá giống với cấu tạo của màng thận, màng khớp và màng tim.

Nếu không được can thiệp điều trị kịp thời, cơ thể không đủ kháng thể để chống lại loại liên cầu này khiến chúng tấn công vào tim, thận khớp. Hậu quả cuối cùng chính là từ bệnh viêm họng biến chứng thành viêm cầu thận cấp, viêm màng tim trong tim cấp hoặc mãn tính gây hẹo hoặc hở van tim, viêm khớp cấp…

Cách chữa trị cho trẻ bị viêm họng hiệu quả

Những triệu chứng ban đầu của bệnh viêm họng thường không quá đặc trưng và dễ nhầm lẫn với những bệnh lý hô hấp khác. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý theo dõi tình trạng sức khỏe của trẻ, nếu các triệu chứng không thuyên giảm mà ngày càng nặng hoặc xuất hiện thêm triệu chứng cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để cấp cứu và điều trị kịp thời.

Nguyên tắc điều trị viêm họng ở trẻ là: điều trị triệu chứng, kết hợp chăm sóc và đồng thời theo dõi ngăn ngừa biến chứng. Dưới đây là một số biện pháp điều trị viêm họng phổ biến:

1. Thuốc trị viêm họng thường dùng cho trẻ

Những trẻ bị viêm họng gây đau rát cổ họng, sốt cao, mất nước, chán ăn… thường được kê đơn một số loại thuốc sau:

  • Thuốc hạ sốt, giảm đau: Những trường hợp trẻ bị đau họng thông thường có thể tự khỏi sau khoảng 3 – 5 ngày. Tuy nhiên, để giảm bớt sự khó chịu cho trẻ, bố mẹ có thể dùng Paracetamol với liều trung bình từ 10 – 15mg/ kg cân nặng, 4 – 6 tiếng uống 1 lần và không dùng quá 75mg/kg/ ngày. Riêng đối với trẻ dưới 3 tháng tuổi không được tùy ý cho dùng Paracetamol. Nếu trẻ dị ứng với Paracetamol hãy thay thế bằng Ibuprofen dùng cách liều mỗi 6 tiếng và không dùng cho trẻ dưới 6 tháng tuổi.
  • Thuốc kháng sinh: Nếu trẻ bị viêm họng do virus hoặc vi khuẩn sẽ được kê đơn loại thuốc điều trị chính là thuốc kháng sinh. Thuốc này có tác dụng ngăn chặn sự lây lan của vi khuẩn sang các bộ phận khác trên cơ thể. Loại kháng sinh được các bác sĩ chỉ định dùng cho trẻ phổ biến là Penicillin và Amoxicillin hoặc một loại kháng sinh khác do bác sĩ chỉ định nếu trẻ bị dị ứng với 2 loại này.
  • Thuốc giảm đau rát họng và chống viêm: Loại thường dùng phổ biến cho trẻ nhỏ là Alphachymotrypsin 4.2mg.
  • Thuốc bù nước: Trẻ bị sốt cao dễ gây ra mất nước và các chất điện giải. Lúc này, tốt nhất nên cho trẻ uống dung dịch oresol, phổ biến nhất là gói oresol hương cam loại 5.63g/ gói. Pha mỗi lần 1 gói vào ly nước 200ml đun sôi để nguội. Liều dùng cơ bản như sau: nhũ nhi dùng 2 – 3 lần/ ngày, 50ml/ lần; trẻ từ 2 – 6 tuổi dùng 2 – 3 lần/ ngày, 100ml/ lần; trẻ từ 6 – 12 tuổi dùng 2 – 3 lần/ ngày, 150ml/ lần.
Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không?
Thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng sinh, thuốc bù nước, chất điện giải… là những loại thuốc thường dùng để điều trị bệnh viêm họng cho trẻ

Lưu ý: Sử dụng thuốc Tây chữa viêm họng cho trẻ là biện pháp cho kết quả nhanh và hiệu quả cao. Tuy nhiên, khi bố mẹ cho trẻ sử dụng cần chú ý tuân thủ liều cho bác sĩ chỉ định. Tuyệt đối không tăng liều, tự ý đổi thuốc khi chưa có sự cho phép của bác sĩ để tránh gây ra những rủi ro, tác dụng phụ ngoài ý muốn.

2. Áp dụng một số mẹo dân gian chữa trị cho trẻ bị viêm họng

Trường hợp trẻ bị viêm họng nhẹ, không nhất thiết phải sử dụng các loại thuốc Tây, trong đó có thuốc kháng sinh dễ gây tác dụng phụ cho sức khỏe trẻ. Thay vào đó, bố mẹ có thể tìm đến một số bài thuốc dân gian từ các nguyên liệu thảo dược vừa đem lại hiệu quả cao vừa an toàn cho cơ thể của trẻ.

  • Tắc chưng mật ong: Dùng 10 quả tắc chín, rửa sạch, cắt đôi và bỏ hết hạt. Cho tắc vào chén sứ cùng 2 – 3 thìa mật ong nguyên chất. Cho vào nồi chưng cách thủy khoảng 20 phút. Sau khi hoàn thành chắt lấy phần nước cốt cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, mỗi lần 2 thìa cafe. Lưu ý không cho trẻ dưới 1 tuổi sử dụng vì mật ong sẽ gây hại cho cơ thể trẻ.
  • Lá hẹ hấp đường phèn: Hẹ là loại dược liệu có tính ấm, vị the cay và chứa hoạt chất kháng sinh tự nhiên giúp tiêu đờm, tán huyết, giải độc… và đặc biệt tốt cho trẻ bị viêm họng. Chuẩn bị 1 nắm lá hẹ rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào chén hấp chung đường phèn trong vòng 20 phút. Chắt lấy nước cốt cho trẻ uống ngày 2 – 3 lần, liên tục hằng ngày cho đến khi triệu chứng bệnh thuyên giảm.
  • Trà gừng: Gừng là loại thảo dược tự nhiên có nhiều lợi ích tốt cho súc khỏe, đặc biệt là tốt cho cổ họng, giảm đau, chống sưng viêm. Mẹ cùng 1 củ gừng, gọt sạch vỏ, băm nhuyễn và cho vào nồi đun sôi cùng 1 lít nước. Khi thấy nước trong nồi ngả màu vàng nhạt và cạn xuống bớt thì lọc lấy nước cho trẻ uống nhiều lần trong ngày.
Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không?
Tắc chưng mật ong là mẹo dân gian hiệu quả giúp giảm đau rát cổ họng, chống sưng viêm rất tốt

Lưu ý: Những mẹo dân gian chữa viêm họng tuy hiệu quả và an toàn lành tính nhưng kết quả thường đến khá chậm. Bố mẹ cần kiên trì cho trẻ áp dụng nhiều ngày mới đạt được kết quả cải thiện rõ rệt.

Hướng dẫn cách chăm sóc và phòng ngừa tình trạng viêm họng ở trẻ

Chắc hẳn bố mẹ sẽ hết sức lo lắng khi trẻ thường xuyên mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn, ho khan thường xuyên… Vì vậy, hãy trang bị cho mình những cách chăm sóc và phòng ngừa viêm họng cho trẻ thật cẩn thận.

Cách chăm sóc trẻ bị viêm họng

  • Trẻ bị viêm họng cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, thư giãn thoải mái để giảm bớt cảm giác mệt mỏi, uể oải. Không gian nghỉ ngơi cần thư giãn, thoải mái, sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế sử dụng điều hòa và quạt.
  • Giữ ấm cơ thể là điều rất quan trọng, đặc biệt là vùng cổ, tay, chân, bụng…
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm trong phòng tắm hoặc những không gian kín gió. Hoặc dùng khăn ấm lau cơ thể trẻ nhiều lần trong ngày, đặc biệt ở trán, 2 bẹn và 2 nách, đắp khăn nóng vào 2 bên cổ để giảm đau.
  • Làm sạch và xoa dịu cổ họng của trẻ bằng nước muối sinh lý hoặc nước muối ấm pha loãng, súc vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ.
Bé Bị Viêm Họng Có Nguy Hiểm Không?
Bé bị viêm họng cần được nghỉ ngơi nhiều, đắp khăn nóng để xoa dịu cơn đau rát
  • Tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng cách bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu (đạm, tinh bột, chất béo, vitamin và khoáng chất), đặc biệt là vitamin và kẽm.
  • Tuyệt đối không cho trẻ ăn thức ăn cứng, cay nóng, dầu mỡ… vì sẽ càng gây kích ứng và tăng nặng tình trạng đau rát ở cổ họng. Ưu tiên những loại thức ăn mềm, lỏng và dễ nuốt, tăng cường bổ sung trái cây, rau xanh và nhớ cho trẻ uống thật nhiều nước mỗi ngày.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày của trẻ, riêng với trẻ dưới 6 tháng tuổi có thể tăng số lần cho trẻ bú.

Cách phòng ngừa viêm họng ở trẻ

Để hạn chế tối đa nguy cơ trẻ mắc bệnh viêm họng, bố mẹ cần chú ý quan tâm, chăm sóc trẻ hằng ngày thông qua các biện pháp sau đây:

  • Hướng dẫn cho trẻ cách giữ vệ sinh tay, súc miệng, đánh răng hằng ngày, đặc biệt là rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
  • Đeo khẩu trang và che chắn kỹ lưỡng trước khi ra ngoài để hạn chế bụi bẩn, khói bụi, vi khuẩn trong không khí.
  • Hạn chế cho trẻ ăn hoặc uống nhiều đồ lạnh, không cho trẻ tắm mưa và hạn chế ở quá lâu trong điều hòa.
  • Vệ sinh không gian sinh hoạt, không gian phòng ngủ của trẻ để tránh tích tụ nấm mốc, bụi bẩn, vi khuẩn…
  • Không để trẻ tiếp xúc với những nguồn lây bệnh từ bạn bè hay người lớn.

Bé bị viêm họng là căn bệnh không quá nguy hiểm và có thể điều trị cải thiện cũng như phòng ngừa bệnh một cách dễ dàng. Bố mẹ cần phải chú ý quan sát và theo dõi trẻ cũng như nắm vững các kiến thức về cách chữa bệnh hiệu quả, an toàn để giúp trẻ nhanh chóng khỏi bệnh, ngăn ngừa biến chứng.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Định Tâm An Thần Thang: Bài Thuốc Tốt Nhất Từ Y Học Cổ Truyền 

Mất ngủ là vấn đề ngày càng phổ biến trong xã hội hiện đại, gây...

Cảnh Báo Mề Đay Cấp Và Mãn Tính Ở Trẻ Em Bùng Phát Tại Miền Nam 

Thời gian gần đây, số lượng trẻ em mắc mề đay cấp và mãn tính...

Nghiên Cứu Khoa Học Về Bệnh Viêm Da Cơ Địa Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Sau nhiều năm đi sâu nghiên cứu, đội ngũ chuyên gia Viện Y dược cổ...