Bé Bị Ho Có Đờm Sổ Mũi Uống Thuốc Gì? Chăm Sóc Thế Nào?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều phụ huynh. Tuy nhiên theo các chuyên gia, người lớn không nên tự ý cho trẻ em sử dụng thuốc, nhất là thuốc tân dược để tránh gây tác dụng phụ ảnh hưởng sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, tốt hơn hết nên đưa trẻ đến cơ sở y tế thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Vì sao bé bị ho có đờm sổ mũi?

Trẻ em là nhóm đối tượng dễ mắc phải các vấn đề về hệ hô hấp do sức đề kháng và hệ miễn dịch còn yếu. Trong đó, tình trạng ho khan, ho có đờm, sổ mũi khá phổ biến. Chúng có thể khởi phát khi đường hô hấp của trẻ bị viêm nhiễm, xuất hiện dị vật,…

Vì sao bé bị ho có đờm sổ mũi?
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị ho đờm sổ mũi

Trường hợp bé bị ho có đờm sổ mũi thường là triệu chứng của các bệnh lý liên quan như viêm đường hô hấp trên, viêm phế quản, viêm phổi,… Ngoài ra, các bé cũng có thể nhiễm lạnh, cảm cúm khi thời tiết thay đổi, làm phát sinh các cơn ho bất thường.

Dưới đây là một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé bị ho có đờm sổ mũi, bố mẹ nên theo dõi triệu chứng và sớm đưa con đến gặp bác sĩ để thăm khám, khi cần thiết phải can thiệp chữa trị:

  • Cảm cúm, cảm lạnh: Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ bị ho có đờm kèm theo sổ mũi. Bệnh thường xuất hiện vào giai đoạn thời tiết giao mùa, độ ẩm không khí tăng cao, nhiệt độ đột ngột thay đổi,… Lúc này, trẻ còn kèm theo một số triệu chứng khác như hắt hơi, đau cơ, đau ngực, đau họng, mệt mỏi.
  • Các bệnh lý về phế quản, phổi: Như đã đề cập, hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn yếu, vì thế khi gặp phải tác nhân gây hại có thể mắc bệnh về đường hô hấp. Trong đó các bệnh lý liên quan như viêm tiểu phế quản, viêm phế quản cấp, viêm phổi,… có thể khiến cơ thể trẻ khởi phát các cơn ho bất thường. Ngoài ra, trẻ bệnh hô hấp còn kèm theo triệu chứng khó thở, nghẹt mũi, thở khò khè, trẻ sơ sinh lười bú hoặc bỏ bú, thường xuyên quấy khóc,…
  • Bệnh viêm mũi xoang: Ho có đờm sổ mũi ở trẻ em có thể là do bệnh viêm xoang, viêm mũi dị ứng gây ra. Nguyên nhân là do dịch mũi không được tống ra ngoài thông qua cửa mũi mà chảy ngược lại phía sau thành họng khiến bộ phận này bị kích thích dẫn đến viêm nhiễm tại chỗ. Cơn ho có đờm xuất hiện nhằm tống dịch ứ đọng ra ngoài. Trẻ mắc bệnh về mũi xoang còn kèm theo các triệu chứng như nhức hốc mắt, hai bên mũi, ngứa mũi, hắt hơi thường xuyên,…
  • Trào ngược dạ dày: Không thể loại trừ khả năng trẻ bị ho có đờm sổ mũi là do ảnh hưởng của bệnh trào ngược dạ dày ở trẻ em. Bệnh hình thành do axit dạ dày dư thừa cùng với thức ăn trào ngược lên trên thực quản. Trường hợp trào ngược thường xuyên, hàm lượng axit tiêu hóa có thể gây bào mòn niêm mạc thực quản, ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Đặc biệt là kích thích làm cổ họng đau rát, ngứa, bùng phát các cơn ho khó chịu, kèm theo sổ mũi, ợ chua, ợ hơi, thường xuyên buồn nôn.
  • Các nguyên nhân khác: Bên cạnh các bệnh lý về hệ hô hấp, tình trạng bé bi ho có đờm sổ mũi cũng có thể bắt nguồn từ nguyên nhân thời tiết, chế độ ăn uống không đảm bảo, dị ứng khi tiếp xúc với dị nguyên như phấn hoa, khói bụi lông vật nuôi,…

Ho có đờm sổ mũi ở trẻ em là biểu hiện thường gặp khi trẻ mắc phải các vấn đề về hô hấp. Đa số các trường hợp bệnh sẽ dần thuyên giảm sau một thời gian, cơn ho cũng theo đó cải thiện. Tuy nhiên bố mẹ không nên chủ quan, bởi nếu không sớm can thiệp điều trị, bệnh ở trẻ có khả năng phát sinh biến chứng.

Vì sao bé bị ho có đờm sổ mũi?
Cần xác định nguyên nhân và điều trị ho cho bé để phòng tránh các biến chứng không mong muốn

Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển và sức khỏe của trẻ mà còn có nguy cơ đe dọa tính mạng nguy hiểm. Nhất là trường hợp để bệnh kéo dài không điều trị hoặc điều trị bằng biện pháp không phù hợp.

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?

Nhiều phụ huynh thắc mắc khi bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì là tốt. Theo các chuyên gia, việc sử dụng thuốc cho trẻ, nhất là các loại thuốc tân dược, cần thông qua thăm khám và chỉ dẫn của bác sĩ. Hạn chế tình trạng tự ý mua và cho trẻ nhỏ sử dụng thuốc có dược tính mạnh, khả năng cao sẽ phát sinh các tác dụng phụ không mong muốn.

Do đó, chuyên gia khuyến khích phụ huynh trước hết nên đưa bé đến gặp bác sĩ. Thông qua thăm khám, kiểm tra, bác sĩ sẽ chỉ định phương án can thiệp phù hợp cho bé. Vậy bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Dưới đây là các dạng thuốc được chỉ định phổ biến hiện nay:

Thuốc kháng sinh: Hai loại kháng sinh trị ho cho trẻ được dùng phổ biến là actylcysteine, carbocistein. Cụ thể:

  • Thuốc actylcysteine:

Đây là thuốc kháng sinh trị ho và long đờm được sử dụng cho trẻ em, hoạt động theo cơ chế vào khi quản, làm loãng đờm đặc bên trong. Nhờ đó trẻ em có thể ho tống đờm, dịch nhầy bị tắc nghẽn ra ngoài dễ dàng hơn. Thuốc thường được chỉ định cho nhóm đối tượng trẻ bị ho có đờm sổ mũi do mắc chứng hen suyễn hoặc có tiền sử bị bệnh hen.

Phụ huynh chỉ sử dụng thuốc cho trẻ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Sản phẩm hiện được bào chế theo hai dạng chính là viên nang và dạng bột. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi bé, bác sĩ sẽ chỉ định liều dùng và thời gian sử dụng thuốc phù hợp. Nếu trong quá trình dùng thuốc phế quản xuất hiện nhiều đờm, phụ huynh cần dùng dụng cụ hút đờm hoặc vỗ rung đờm cho bé.

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?
Cho trẻ sử dụng thuốc trị ho theo chỉ định của bác sĩ
  • Thuốc carbocistein:

Đây cũng là loại thuốc kháng sinh được chỉ định điều trị ho có đờm, sổ mũi cho trẻ em, được chỉ định cho các đối tượng bệnh nhi bị rối loạn ho hấp hoặc có nhiều dịch đờm. Ngoài ra, thuốc còn được dùng trong trường hợp bé bị viêm tai, viêm xoang, viêm mũi dị ứng,…

Hiện nay thuốc được bào chế với hai dạng chính là viên nén và siro uống. Phụ huynh cần đảm bảo cho bé uống thuốc đúng liều lượng theo hướng dẫn của bác sĩ. Trẻ từ 6 – 12 tuổi uống mỗi lần 1 muỗng cà phê siro thuốc, mỗi ngày 3 lần. Trẻ nhỏ từ 2 – 6 tuổi sử dụng từ 1/4 – 1/2 muỗng cà phê siro thuốc.

Thuốc giảm đau hạ sốt: Được chỉ định trong trường hợp bé bị ho có đờm, sổ mũi kèm theo sốt, đau họng, đau đầu. Một số loại thường dùng như paracetamol, acetaminophen,… Tránh lạm dụng thuốc cho trẻ, chỉ dùng khi bé bị sốt trên 38 độ C, đau nhiều, tốt nhất nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Thuốc long đờm, tiêu đờm: Thuốc có tác dụng làm loãng dịch đờm cho trẻ, từ đó giảm ho và kích thích cổ họng, giúp trẻ hô hấp thuận lợi hơn. Một số thuốc được dùng như mucomyst, exomuc, cloramphenicol, tetracyclin,… Tuy nhiên cần thận trọng với những dạng thuốc này, bởi khi dùng các bé có thể gặp phải một số tác dụng phụ không mong muốn như rối loạn tiêu hóa, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, buồn ngủ,…

Thuốc chống dị ứng, giảm ho sổ mũi: Dùng cho trường hợp trẻ bị ho, sổ mũi do dị ứng thời tiết, khói thuốc, phấn hoa, lông thú nuôi,… Loại này hay còn được gọi là thuốc kháng histamin, chỉ định cho người lớn, trẻ nhỏ bị dị ứng. Tác dụng giúp làm dịu cổ họng, giảm ngứa, ho có đờm, chảy nước mũi,… Các loại thường được chỉ định như chlorpheniramin, dexchlorpheniramin,… Tác dụng phụ mệt mỏi, buồn ngủ, nôn ói và nhiều phản ứng khác.

Siro trị ho có đờm sổ mũi: Ngoài các loại thuốc kể trên, bác sĩ có thể kê toa các loại siro trị ho cho trẻ em. Với dạng loãng, chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, siro ho được sử dụng rộng rãi. Một số loại như astex, prospan,…

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì?
Tuân thủ liều dùng theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho bé

Bé bị ho có đờm sổ mũi uống thuốc gì? Trên đây là một số loại được chỉ định phổ biến hiện nay. Mặc dù mang lại hiệu quả nhanh, tuy nhiên khả năng gây tác dụng phụ cho cơ thể trẻ cũng không nhỏ. Do đó, trong quá trình sử dụng, bố mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng, thay đổi liều dùng cho trẻ nhỏ.

Chăm sóc khi bé bị ho có đờm sổ mũi

Bên cạnh sử dụng thuốc Tây y, việc chăm sóc khi trẻ bị ho có đờm sổ mũi tại nhà cũng rất cần thiết để sớm kiểm soát bệnh cho trẻ. Trong giai đoạn này, để giảm nhẹ các triệu chứng khó chịu cho bé, bạn có thể áp dụng các mẹo chữa dân gian, kết hợp thay đổi thói quen sinh hoạt và ăn uống cho bé lành mạnh và phù hợp hơn. Cụ thể:

Áp dụng mẹo chữa dân gian

Việc áp dụng một số mẹo chữa dân gian với thảo dược thiên nhiên giúp giảm ho an toàn, ít gây tác dụng phụ cho trẻ nhỏ. Bạn có thể tham khảo một số cách như:

Chưng tắc đường phèn: Tắc hay còn gọi là quả quất chứa nhiều vitamin C, cùng với nhiều hoạt chất tốt cho sức khỏe, giúp tăng đề kháng cho trẻ nhỏ. Sử dụng tắc chưng đường phèn có tác dụng giảm ho, dịu cổ họng, vị ngọt chua, thơm, dễ dùng cho trẻ. Cách làm như sau:

Chăm sóc khi bé bị ho có đờm sổ mũi
Mẹo dân gian chữa ho bằng nguyên liệu thiên nhiên lành tính, an toàn cho trẻ nhỏ
  • Dùng khoảng 3 – 4 quả tắc vỏ xanh, rửa sạch rồi cắt làm đôi.
  • Cho tắc vào chén, thêm đường phèn và tiến hành chưng cách thủy đến khi đường tan hoàn toàn.
  • Chắt lấy nước, để nguội, cho bé uống mỗi lần 1 muỗng cà phê, mỗi ngày dùng 3 lần đến khi cơn ho thuyên giảm hẳn.

Dùng chanh đào ngâm mật ong: Chanh đào có tính mát, vị chua, được sử dụng phổ biến trong hỗ trợ điều trị các bệnh lý về đường hô hấp như viêm họng, kháng viêm,… Bạn có thể ngâm chanh đào, mật ong chữa ho có đờm sổ mũi cho bé trên 1 tuổi. Cách làm đơn giản:

  • Chanh đào mua về rửa sạch, sau đó cắt thành các miếng mỏng.
  • Cho chanh vào trong lọ thủy tinh, đổ ngập mật ong nguyên chất, đậy nắp kín.
  • Bảo quản sau khoảng  2 – 3 tuần có thể lấy ra dùng, mỗi lần dùng 1 muỗng cà phê pha với nước ấm cho bé uống.

Ngoài các biện pháp kể trên, phụ huynh có thể áp dụng cách vỗ rung đờm cho trẻ, để trẻ khạc đờm nhớt ra khỏi cổ họng, dùng nước muối sinh lý vệ sinh mũi, xông hơi trị ho cho bé,…

Áp dụng mẹo chữa tại nhà giúp hỗ trợ làm giảm triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên các biện pháp này không thể thay thế hoàn toàn thuốc chữa bệnh. Do đó bố mẹ nên kết hợp đưa trẻ thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Chăm sóc chế độ dinh dưỡng

Để sớm kiểm soát triệu chứng khó chịu cho trẻ nhỏ, bố mẹ nên chú ý chế độ dinh dưỡng. Lựa chọn thực phẩm phù hợp, bổ sung đầy đủ dưỡng chất giúp bé sớm cải thiện sức khỏe, giảm ho đờm và sổ mũi. Một vài lưu ý như sau:

Chăm sóc khi bé bị ho có đờm sổ mũi
Bổ sung cho trẻ đầy đủ chất dinh dưỡng để trẻ sớm cải thiện và phục hồi sức khỏe
  • Tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể trẻ thông qua thực phẩm như rau củ quả, trái cây tươi.
  • Cho trẻ uống nhiều nước, bú sữa để làm loãng đờm, tránh tình trạng dịch đờm đặc làm bít tắc đường thở.
  • Không nên cho trẻ ăn những món cay, quá nóng làm kích thích cổ họng khiến cơn ho trở nên nghiêm trọng hơn. Kiêng các món lạnh, đồ uống có gas, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…
  • Chế biến món ăn với dạng mềm, lỏng dễ nuốt giúp giảm áp lực cho thành họng.
  • Cho bé ăn chín, uống sôi, không nên cho bé ăn những món tái sống. Tập cho trẻ thói quen ăn chậm, nhai kỹ, có thể chia nhỏ bữa ăn hàng ngày để bé hập thụ tốt hơn.

Điều chỉnh thói quen sinh hoạt

Về chế độ sinh hoạt hàng ngày, bố mẹ nên điều chỉnh một vài thói quen có hại và giúp bé xây dựng thói quen lành mạnh để bảo vệ sức khỏe, sớm chữa khỏi bệnh. Một số vấn đề như:

  • Tập thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, sau khi đánh răng có thể dùng nước muối ấm súc miệng lại để loại bỏ hại khuẩn lưu trú trong khoang miệng và cổ họng.
  • Rửa tay sạch trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, dùng dung dịch sát khuẩn, rửa tay khi cầm nắm đồ vật ở nơi công cộng để tránh vi khuẩn gây hại.
  • Khi thời tiết thay đổi nên giữ ấm cho trẻ, đặc biệt là những vùng như cổ, lòng bàn chân, đầu, gáy,… Tránh bật quạt, điều hoa phả trực tiếp vào người bé, bảo vệ đường hô hấp cho bé khi đi ra đường, nhất là các khu vực có nhiều khói bụi, dị nguyên có khả năng gây dị ứng, viêm mũi.
  • Cùng con vận động cơ thể giúp tăng cường đề kháng, hệ miễn dịch. Đảm bảo chất lượng giấc ngủ cho bé, giữ không gian sống luôn sạch sẽ, thoáng mát.

Trên đây là những thông tin về vấn đề: “Bé bị ho có đờm sổ mũi nên uống thuốc gì?”, cùng với đó là những lưu ý về chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ, bạn đọc có thể tham khảo. Để việc điều trị bệnh cho bé an toàn và hiệu quả, phụ huynh nên đưa con đến gặp bác sĩ thăm khám khi nhận thấy con có các biểu hiện bất thường. Tránh việc tự ý mua và sử dụng thuốc Tây y cho trẻ để hạn chế nguy cơ gặp phải các phản ứng phụ không mong muốn.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang

Bài thuốc Nhất Nam Định Tâm Khang xử lý mất ngủ, giúp an thần, dưỡng huyết

Nhất Nam Định Tâm Khang là bài thuốc của Nhất Nam Y Viện sử dụng...
Nhất Nam Y Viện tại cơ sở Hà Nội

Nhất Nam Y Viện: Địa chỉ khám, chữa bệnh bằng Y học cổ truyền

Nhất Nam Y Viện là địa chỉ khám chữa bệnh bằng Y học cổ truyền...
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn - Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn – Thay Đổi Cuộc Sống Phòng The Cho Hàng Ngàn Nam Giới

Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ CKII Lê Hữu Tuấn là vị bác sĩ có...