10+ Cách Ngủ Nhanh Và Sâu Khắc Phục Chứng Khó Ngủ Mất Ngủ

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Một trong những yếu tố quan trọng để bạn có nhiều năng lượng và phục hồi sức khỏe chính là có được giấc ngủ trọn vẹn, sâu và liền mạch. Tuy nhiên, không phải ai cũng dễ ngủ dù đã rất cố gắng nhắm mắt. Vậy hãy thử ngay 10+ cách ngủ nhanh và sâu được các chuyên gia hướng dẫn trong bài viết dưới đây.

TOP 10+ cách ngủ nhanh và sâu đơn giản và hiệu quả

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Đây là khoảng thời gian để cơ thể phục hồi và tái tạo năng lượng sau một ngày dài làm việc, học tập mệt mỏi. Một giấc ngủ ngon được đánh giá dựa trên một số yếu tố như: ngủ tự nhiên, không cần dùng thuốc, không bị thức giấc giữa đêm và cảm thấy sảng khoái, thoải mái sau khi ngủ dậy.

Trên thực tế, chỉ có ngủ nhanh và sâu giấc mới có thể đảm bảo đủ thời gian cần thiết và tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ngủ ngay sau khi nằm xuống giường và rất khó làm được điều này nếu bạn không biết cách. Sau đây là 11 cách ngủ nhanh và sâu giấc cực kỳ hiệu quả bạn nên thử.

1. Tập thể dục, yoga trước khi đi ngủ

Theo kết quả của một cuộc khảo sát, các chuyên gia cho rằng có đến 3/4 người trong độ tuổi từ 23 – 60 nếu tập thể dục, vận động thường xuyên sẽ có một giấc ngủ ngon hơn. Tập thể dục nhẹ nhàng trước khi đi ngủ sẽ giúp tiêu hao phần năng lượng còn dư thừa, giúp cơ thể “đủ mệt” và thư giãn thoải mái, chuẩn bị sẵn sàng để chìm vào giấc ngủ một cách nhanh chóng.

Vì vậy, khuyến khích bạn nên dành thời gian tập thể dục đều đặn hằng ngày, mỗi lần tập khoảng 30 phút phù hợp với thể lực và cường độ nhẹ nhàng. Tùy vào sở thích mà bạn có thể chọn những bộ môn vận động như yoga (tư thế nằm thẳng Savasana, tư thế trẻ em Balasana…),  đi bộ vài vòng sau bữa ăn, đạp xe, bơi lội…

Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý bạn nên kết thúc việc tập luyện này trước 3 giờ trước khi đi ngủ, khoảng 5 – 6 giờ chiều và đi ngủ trước 22 giờ. Đây là cách hoàn hảo để bạn ngủ nhanh và sâu hơn, liền mạch đến sáng.

2. Xây dựng không gian và thói quen ngủ phù hợp

Muốn có một giấc ngủ nhanh và sâu, trước hết bạn cần thiết lập không gian phòng ngủ phải thực sự thoải mái và phù hợp. Có rất nhiều yếu tố gộp lại để tạo điều kiện cần thiết cho giấc ngủ của bạn như: ánh sáng, âm thanh, nhiệt độ, môi trường…

Phòng ngủ của bạn cần phải đảm bảo sạch sẽ, thoáng khí, không quá chật hẹp, hạn chế tiếng ồn và ánh sáng, nhiệt độ…

  • Nhiệt độ của phòng: Khi đã chìm vào giấc ngủ nhiệt độ cơ thể bắt đầu suy giảm, chính vì vậy hãy điều chỉnh nhiệt độ vừa phải sao cho cơ thể bạn từ từ thích nghi để tránh gây khó ngủ vì quá nóng hoặc quá lạnh. Nhiệt độ lý tưởng nhất cho căn phòng là từ 60 – 67 độ F (tương đương 15.6 – 19.4 độ C).
  • Ánh sáng chiếu trong phòng: Khi ngủ vào ban đêm, bạn cần chú ý về ánh sáng trong phòng. Nếu có thói quen để đèn hãy chọn các loại đèn ngủ có màu hồng hoặc màu đỏ được thiết kế công suất thấp. Tuyệt đối không nên bật đèn chiếu sáng có công suất mạnh để giúp ngủ nhanh và sâu hơn.
  • Liệu pháp mùi hương: Mùi hương sẽ giúp xoa dịu hệ thần kinh, giảm căng thẳng mệt mỏi tích tụ sau một ngày dài. Đồng thời, hương thơm này còn có tác dụng an thần, giúp bạn dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu giấc, không mộng mị. Một số loại tinh dầu hoặc nến thơm được chứng minh có tác động tích cực đến giấc ngủ như bạc hà, hoa oải hương, chanh, cam, hoa hồng gấm, tràm trà…
  • Nói không với tiếng ồn: Sự yên tĩnh là điều cần thiết để bạn ngủ nhanh và sâu. Hãy đảm bảo tường nhà bạn có khả năng cách âm tốt để tránh một số âm thanh ồn ào lọt vào khiến bạn khó ngủ.
Cách ngủ nhanh và sâu
Không nên để tiếng ồn lọt vào phòng vì nó sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ nhanh và sâu
  • Chọn nệm phù hợp: Một bộ nệm và gối ngủ phù hợp, thoải mái cũng sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian và mức độ sâu của giấc ngủ. Hãy ưu tiên chọn những chiếc nệm có độ cứng vừa phải để dễ dàng và một chiếc gối mềm mại chìm vào giấc ngủ, đồng thời ngăn ngừa rối loạn giấc ngủ cũng như một số bệnh lý khác, điển hình là thoái hóa cột sống.
  • Mặc quần áo thoải mái: hãy chọn những bộ quần áo rộng rãi, chất liệu thấm hút… thay vì những bộ đồ len, jeans, nilon để tạo cảm giác thoải mái nhất khi đi ngủ.
  • Chọn tư thế ngủ thoải mái: Tư thế ngủ thoải mái sẽ giúp bạn cảm thấy dễ thở và ngủ ngon hơn. Tránh nằm nghiêng sang trái vì tư thế này sẽ tạo áp lực lên phổi, dạ dày gây ra khó chịu và mất ngủ, khó ngủ.

3. Không sử dụng các thiết bị điện tử khi đã lên giường ngủ

Nguồn ánh sáng xanh và âm thanh từ điện thoại là những yếu tố hàng đầu gây ra rối loạn chu trình thức – ngủ bình thường của một người. Ngoài ra, mất ngủ kéo dài khiến cho nồng độ hormone melatonin trong cơ thể bị giảm sút trầm trọng, từ đó dẫn đến mất ngủ. Thậm chí, sóng điện thoại còn là tác nhân gây ảnh hưởng không nhỏ đến não bộ và khi hệ thần kinh bị kích thích quá mức sẽ dẫn đến mất ngủ, khó ngủ lâu ngày.

Vì vậy, để có một giấc ngủ sâu và ngủ ngay khi nằm xuống giường, bạn sẽ từ bỏ thói quen sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, máy tính bảng… vào ban đêm hoặc tắt tất cả thông báo, tiếng chuông ít nhất 1 tiếng trước giờ đi ngủ.

Thay vào đó, bạn có thể tạo thói quen đọc sách, một quyển sách về triết lý, tính nhân văn, nuôi dưỡng tâm hồn sẽ giúp bạn dễ ngủ hơn. Không nên đọc những loại sách với nội dung trinh thám hay hành động vì nó sẽ kích thích não bộ hoạt động, suy nghĩ nhiều hơn dẫn đến khó ngủ.

4. Thiết lập thời gian ngủ phù hợp

Cơ thể mỗi người đều có một đồng hồ sinh học khác nhau tùy theo giờ giấc sinh hoạt, ngủ nghỉ của bạn. Nếu bạn có một thói quen sống lành mạnh, chu trình thức – ngủ diễn ra đều đặn và đúng thời điểm sẽ giúp có một đồng hồ sinh học đều đặn. Khi làm được điều này sẽ giúp cơ thể quen với giờ giấc, tự động ngủ và tự động thức khi đến giờ.

Nếu chưa làm được điều này, hãy bắt tay vào việc đặt lịch ngủ để dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn. Theo các chuyên gia, mỗi đối tượng sẽ có khung giờ ngủ khác nhau, chẳng hạn như: đối với người lớn tuổi > 65 tuổi nên ngủ từ 7 – 8 tiếng/ đêm, người từ 18 – 64 tuổi nên ngủ từ 7 – 9 tiếng/ đêm, thanh thiếu niên từ 14 – 17 tuổi ngủ 8 – 10 tiếng/ đêm, trẻ em từ 6 – 13 tuổi ngủ từ 9 – 11 tiếng và trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ dưới 6 tuổi nên ngủ từ 10 – 17 tiếng.

Cách ngủ nhanh và sâu
Ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ đêm mỗi ngày là cách để hình thành thói quen nhịp sinh học lành mạnh cho giấc ngủ

Ngoài giấc ngủ vào buổi tối, bạn cũng cần chú ý đến giấc ngủ trưa. Khung giờ ngủ trưa phù hợp nhất là từ 11 – 13 giờ hằng ngày, thời gian ngủ tối đa là 30 phút, chú ý không ngủ trưa quá lâu và không ngủ sau 3 – 4 giờ chiều vì sẽ gây rút ngắn giấc ngủ vào ban đêm.

Bên cạnh đó, hãy tạo thói quen ngủ đúng giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả chủ nhật. Nếu xây dựng được thói quen này, chắc chắn bạn sẽ nhanh chóng chìm vào giấc ngủ và có một giấc ngủ sâu, thẳng đến sáng mà không bị đứt quãng.

5. Ăn uống nhẹ nhàng vào buổi tối

Ăn hoặc uống quá nhiều vào buổi tối là nguyên nhân khiến dạ dày của bạn khó chịu do phải hoạt động quá mức. Đặc biệt, tình trạng này còn khó chịu hơn nếu bạn ăn những món dễ gây kích thích như thức ăn cay, nóng, nhiều dầu mỡ… khó tiêu.

Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên ăn bữa tối đơn giản với các loại thực phẩm lành mạnh, ưu tiên những thực phẩm có đặc tính an thần như các loại hạt, rau, củ, quả, trái cây… và nên ăn tối trước khi ngủ khoảng 3 tiếng. Ngoài ra, không nên để bụng đói khi đi ngủ vì sẽ gây ra tình trạng cào ruột khó chịu, tay chân run rẩy… và kéo theo đó là mất ngủ.

Bên cạnh đó, để ngủ nhanh và sâu hơn tuyệt đối không được sử dụng chất kích thích như caffein vì đây là chất có khả năng chống lại sự mệt mỏi, kích thích trạng thái tỉnh táo của não bộ. Một số loại thức uống chứa chất này như cafe, socola, nước tăng lực, nước ngọt có gas…

Hãy thay thế những loại thức uống này bằng những loại tốt hơn cho giấc ngủ như: sữa ấm, nước lọc, các loại trà thảo mộc như trà lạc tiên, hoa cúc, tâm sen, mộc lan, bạc hà… Các loại trà này được chứng minh có tác dụng giảm sự lo lắng, căng thẳng giúp bạn dễ ngủ hơn.

6. Bấm huyệt giúp ngủ nhanh và sâu

Theo ghi chép của các tài liệu y học cổ truyền, trên cơ thể có rất huyệt đạo nối liền với những hệ thần kinh trung ương. Chính vì vậy, chỉ cần tác động chính xác đến các huyệt đạo này sẽ giúp kích hoạt cơn buồn ngủ, bạn ngủ nhanh và sâu hơn so với khi không thực hiện.

Một số huyệt đạo giúp thư giãn thần kinh, giảm bớt áp lực và ngủ ngon hơn như:

  • Huyệt nội quan: Huyệt này nằm giữa hai gân tay của mặt trong cổ tay. Dùng một lực vừa phải tác động vào huyệt này giúp xoa dịu hệ thần thần kinh trung ương, đem lại giấc ngủ ngon và sâu hơn. Không những vậy, bấm huyệt này còn giúp cải thiện một số triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau day dày… gây khó ngủ hiệu quả.
  • Huyệt thần môn: Huyệt này nằm ở vị trí trên cổ tay và dưới ngón tay út. Ấn vào huyệt này giúp kích thích đến não bộ, xoa dịu thần trí, tạo cảm giấc thư giãn, thoải mái và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ say đến sáng.
  • Huyệt phong trì: Vị trí huyệt này là ở giữa 2 rãnh cơ cổ vùng sau gáy. Khi tác động vào huyệt này sẽ giúp làm giảm các triệu chứng bệnh hô hấp như khó thở, ho khò khè… gây khó ngủ, gián đoạn giấc ngủ.
Cách ngủ nhanh và sâu
Bấm huyệt giúp kích thích tuần hoàn hoàn máu, giảm stress và giúp bạn dễ dàng chìm vào giấc ngủ sâu
  • Huyệt dũng tuyền: Huyệt này nằm dưới lòng bàn chân, chỉ cần xoa day nhẹ vào huyệt này mỗi đêm sẽ giúp các năng lượng xấu trong cơ thể được giải phóng, làm dịu thần kinh và giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.
  • Huyệt thiên trụ: Huyệt này bao gồm 2 huyệt nằm đối xứng nhau ở phía sau gáy, nằm cách cột sống và hộp sọ khoảng 1.5cm. Các thực hiện như sau: dùng ngón ttay cái vòng ra phía sau gáy và ấn liên tục vào huyệt này 20 lần kết hợp xoa bóp, massage nhẹ nhàng xung quanh huyệt nhằm kích thích tuần hoàn máu lên não, sự thư giãn và thoải mái lúc này sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.

7. Ngâm chân vào nước ấm

Cũng tương tự như biện pháp tắm nước ấm, ngâm chân là cách để tác động lên hệ thần kinh, kích thích tuần hoàn máu, tạo cảm giác thư giãn, dễ chịu và dễ ngủ hơn. Một số cách ngâm chân hiệu quả bạn nên áp dụng như:

  • Ngâm chân nước ấm với bột quế, cam, sả: Bột quế, cam và sả có chứa các hoạt chất giúp giải tỏa căng thẳng, xua tan mệt mỏi và cực kỳ tốt trong việc cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp. Cách thực hiện cũng vô cùng đơn giản, đun sôi nồi nước 2 lít, cho quế khô và cam, sả vào nấu 10 phút. Đổ ra thau và hòa vào một ít nước lạnh, tiến hành ngâm 15 phút rồi rửa lại bằng nước ấm, thấm khô và đi ngủ ngay.
  • Ngâm chân nước ấm pha gừng: Chuẩn bị 10g gừng, rửa sạch, đập dập và cho vào nồi nước sôi 2 lít kèm theo 1 thìa muối hạt. Đun khoảng 5 – 7 phút thì tắt bếp, đổ ra thau, đợi cho nguội bớt hoặc hòa thêm nước lạnh rồi tiến hành ngâm chân.

8. Tắm nước ấm trước khi đi ngủ

Tắm nước ấm là thói quen rất tốt cho giấc ngủ. Các chuyên gia cho rằng nuốc ấm sẽ giúp từng lỗ chân lông trên cơ thể mở rộng, đào thải độc tố, làm ấm cơ thể và đặc biệt giúp thư giãn gân cốt, kích thích quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể tốt hơn. Nhờ đó giúp thần kinh được thả lỏng, giảm stress, mệt mỏi. Tất cả những lợi ích này đều rất tốt trong việc giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ, ngủ ngon và sâu hơn.

Cách ngủ nhanh và sâu
Tắm nước ấm là một cách hay giúp làm giãn các cơ, lưu thông khí huyết và giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ liền mạch

Khi tắm nước ấm vào buổi tối, bạn cần chú ý vài điều sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ nước tắm ngang bằng với nhiệt độ cơ thể, khoảng từ 35 – 37 độ C. Không nên tắm nước quá nóng vì sẽ rất dễ gây khô da, thậm chí là bị bỏng.
  • Tắm nước ấm dưới vòi hoa sen hoặc ngâm mình trong bồn tắm nước ấm 5 – 10 phút đều được.
  • Kết hợp tắm nước ấm với tinh dầu và massage cơ thể để tăng sự thoải mái, thư giãn.
  • Không nên tắm khi đang đói vì lúc này hàm lượng đường và máu trong cơ thể đang rất thấp, nếu tắm sẽ làm tăng cảm giác mệt mỏi, thậm chí gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Sau khi tắm xong, nên tranh thủ ngủ ngay vì trí não đang trong trạng thái thả lỏng nhất, bạn sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ và ngủ sâu hơn.
  • Chống chỉ định cách này cho người lớn tuổi hoặc người có tiền sử mắc bệnh cao huyết áp.

9. Sử dụng trà thảo mộc

Một số loại trà thảo mộc có tác dụng gây buồn ngủ thông qua cơ chế làm giảm áp lực, xua tan mệt mỏi và giúp hệ thần kinh thư giãn. Sử dụng trà thảo mộc trước khi đi ngủ 1 tiếng sẽ giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sâu.

  • Trà gừng: Đập dập một củ gừng tươi, cho vào ấm đun sôi cùng 500ml nước trong vòng 10 phút. Lọc lấy nước gừng hòa cùng 1 thìa cafe mật ong. Khuấy đều lên và uống 2 lần sáng, tối.
  • Trà hoa cúc: Dùng 10g hoa cúc khô nấu với 500ml nước trong vòng 10 phút. Thêm đường hoặc mật ong tùy thích để tạo vị ngọt dễ uống.
  • Trà tim sen: Chuẩn bị 50g tim sen, đem sao vàng và cho vào ấm trà, đổ nước sôi vào đầy bình để hãm 20 phút. Lọc lấy nước trà uống nhiều lần trong ngày.
  • Trà nụ hoa tam thất: Dùng 3 – 5g hoa tam thất khô cho vào ấm hãm cùng 200ml nước sôi trong vòng 20 phút. Uống liên tục từ sáng đến chiều để dễ ngủ và ngủ sâu hơn.

10. Thiền ngủ

Thiền ngủ là một trong những kỹ thuật giúp ngủ nhanh và sâu hơn không cần phải sử dụng thuốc. Các chuyên gia cho biết, thiền ngủ thực chất chỉ là phương pháp thiền kết hợp thư giãn đầu óc, tạo tinh thần thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ. Không nhũng vậy, thiền ngủ còn giúp tăng cường sức khỏe thể chất, xua tan căng thẳng và chống lại sự lão hóa của cơ thể.

Mục đích chính của việc thiền ngủ là tập trung tư tưởng, tạo nên sức khỏe tinh thần, làm cho khí lực và tâm trí hợp, gạt bỏ mọi phiền muộn về công việc, các mối quan hệ trong cuộc sống và hướng đến nhu cầu thực tế là giấc ngủ nhanh, sâu.

Cách ngủ nhanh và sâu
Thiền ngủ là phương pháp thiền kết hợp thư giãn đầu óc, tạo tinh thần thoải mái để dễ dàng đi vào giấc ngủ

Hướng dẫn thực hiện

  • Nằm xuống giường hoặc thảm, hai tay úp xuống, cánh tay 9ề xuôi theo thân mình. Chú ý không nên sử dụng gối khi thiền ngủ và nên đắp một tấm chăn mỏng nếu bạn là người dễ bị lạnh.
  • Tiếp theo, hít một hơi thật sâu, thở dài ra từ từ. Sau đó, điều chỉnh nhịp thở chậm lại bằng đường mũi, tập trung cảm nhận và theo dõi hơi thở đi qua các bộ phận trên cơ thể như mũi, khí quản, phổi, đan điền rồi thở ra và theo dõi hướng ngược lại. Đếm nhẩm trong đầu 1,2, 3 mỗi lần khí thoát ra khỏi mũi. Thực hiện liên tục trong vòng 10 lần thì thở lại như bình thường.
  • Sau đó đến bước thở thiền, ở nước này bạn cần hít một hơi thật dài, thật sâu và chậm để cảm nhận khí đi qua mũi, phổi, xuống đan điền. Sau 9ó nín hơi lại và đếm 1, 2, 3 và từ từ thở ra thật chậm. Mỗi khi khí ra khỏi mũi sẽ tính 1 lần, thực hiện liên tục từ 15 – 20 lần là được.
  • Tiếp theo là giai đoạn tưởng tượng và suy nghĩ về những điều tích cực, những điều khiến bạn vui vẻ và hạnh phúc. Nhìn từng bộ phận trên cơ thể và liên tưởng đến những sự kiện liên quan để đánh lạc hướng suy nghĩ của não bộ như bàn chân, ngón chân, bụng, ngực…

Thực hiện thiền ngủ hằng ngày, mỗi lần 15 – 30 phút không chỉ giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngủ nhanh và sâu hơn mà còn giúp bạn có thêm năng lượng, sự minh mẫn và sáng tạo tối đa trong công việc.

11. Kỹ thuật 4 – 7 – 8

Đây kỹ thuật ngủ được phát minh bởi một chuyên gia người Mỹ có tên là Andrew Weil. Kỹ thuật này nhằm mục đích giúp bạn nhanh chóng chìm vào giấc ngủ sau khi nằm xuống giường không bao lâu. Cách này rất hay, đơn giản và được nhiều người đánh giá đem lại hiệu quả rõ rệt. Cách thực hiện chỉ vài bước đơn giản như sau:

  • Bước 1: Khi thở ra hãy thở bằng miệng thay vì mũi như bình thường. Lưu ý phải thở thật mạnh và phát ra thành tiếng càng tốt, lúc này đầu lưỡi phải đặt đằng sau răng hàm trên.
  • Bước 2: Khép miệng từ từ lại và hít vào bằng mũi nhẹ nhàng kết hợp đếm nhẩm trong đầu từ 1 – 4
  • Bước 3: Sau đó, nín thở để giữ hơi bên trong, đếm từ 1 – 7.
  • Bước 4: Tiếp tục thở mạnh ra bằng miệng, tạo ra tiếng gió và đếm nhẩm trong đầu từ 1 – 8.
  • Bước 5: Đóng miệng lại và hít thở nhẹ nhàng, lặp lại toàn bộ quá trình 4 bước vừa nói trên khoảng 3 – 4 lần nữa để hoàn tất kỹ thuật 4 – 7 – 8 này.

12. Phương pháp thả lỏng cơ thể

Một trong những điều quan trọng để nhanh chóng chìm vào giấc ngủ chính là hãy tạo ra sự thư giãn tuyệt đối cho cơ thể. Chỉ khi cơ thể được thư giãn mới tạo ra tín hiệu để não bộ nhận biết bạn đã hoàn toàn sẵn sàng cho việc đi ngủ. Để giúp cơ thể thư giãn hoàn toàn, hãy thực hiện theo các bước sau đây:

Cách ngủ nhanh và sâu
Thực hiện các bước thả lỏng cơ thể ngay trên giường giúp bạn ngủ nhanh và sâu hơn
  • Bước 1: Nằm xuống giường, hít thở đều đặn, nhẹ nhàng và chậm rãi để não bộ được thả lỏng từ từ.
  • Bước 2: Thở nhẹ nhàng kết hợp thư giãn cơ miệng.
  • Bước 3: Nhắm mắt lại, thả lỏng toàn bộ cơ mặt. Vì theo các tài liệu y khoa, trên khuôn mặt là tổng hợp của 43 cơ có nhiệm vụ thông báo về tình trạng mệt mỏi, căng thẳng của não bộ. Vì vậy, chỉ khi cơ mặt được hoàn toàn thả lỏng, não bộ mới nhận định bạn đã sẵn sàng và thoải mái để đi ngủ.
  • Bước 4: Tiếp theo là bước thả lỏng thư giãn tứ chi như cánh tay, bàn tay, ngón tay, vai, cổ…
  • Bước 5: Thả lỏng toàn bộ phần thân trên và thân dưới như lưng, bụng, hông, đùi…
  • Bước 6: Kết hợp với việc nhắm mắt và suy nghĩ về những điều tích cực, gạt bỏ mọi phiền muộn, âu lo, stress của bản thân, điều hòa hơi thở và từ từ chìm vào giấc ngủ.

Việc phân tích các bước khá dài dòng nhưng thực tế bạn chỉ mất khoảng 10 giây để thực hiện toàn bộ các bước này để ngủ nhanh và sâu hơn. Chỉ cần kiên trì áp dụng cách này hằng ngày sau khi nằm xuống giường sẽ đem lại hiệu quả rất tốt.

Một số lưu ý khi áp dụng các cách ngủ nhanh và sâu

Dù áp dụng bất kỳ cách ngủ nhanh và sâu nào, hãy đảm bảo bạn tuân thủ các nguyên tắc sau đây để đảm bảo đạt hiệu quả tối ưu:

  • Tránh xa các chất kích thích vào buổi tối như rượu, bia, cà phê, trà đậm, nước ngọt có gas…
  • Tuyệt đối không sử dụng các thiết bị điện tử trước khi đi ngủ.
  • Sắp xếp không gian phòng ngủ thoải mái, chăn màn sạch sẽ, thoáng đãng, tắt hết đèn điện để dễ ngủ hơn.
  • Tạo các thói quen sinh hoạt khoa học, lành mạnh, bổ sung các dưỡng chất thiết yếu tốt cho giấc ngủ (magie, melatonine, L-theanine, 5-HTP, GABA) thông qua các loại thực phẩm, vận động tập thể dục mỗi ngày tăng cường sức khỏe và hỗ trợ cải thiện chất lượng giấc ngủ.
  • Hình thành cách suy nghĩ tích cực, nhìn nhận lạc quan trong mọi vấn đề. Không nên để não bộ chịu áp lực, stress quá mức vì đây là nguyên nhân dẫn đến rối loạn giấc ngủ.

Trên đây là tổng hợp 10+ cách ngủ nhanh và sâu đơn giản, dễ thực hiện tại nhà không cần dùng thuốc được nhiều người áp dụng. Hãy tham khảo và chọn lựa cách phù hợp và thực hiện để có được giấc ngủ ngon, liền mạch và đủ cho cơ thể phục hồi, tái tạo năng lượng cho ngày mới khỏe khoắn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...