TOP 10 Cách Thức Khuya Học Bài Không Buồn Ngủ Cho Các Sĩ Tử

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Một trong những khó khăn lớn nhất của các bạn học sinh sinh viên mùa thi cử chính là cơn buồn ngủ. Buồn ngủ khiến bạn ngáp ngắn ngáp dài, mất khả năng tập trung, đôi mắt mệt mỏi, nặng trĩu và chỉ muốn lên giường đi ngủ. Hiểu được điều này, chúng tôi tổng hợp 10 cách thức khuya học bài không buồn ngủ hiệu quả dành riêng cho các sĩ tử trong bài viết dưới đây.

TOP 10 cách thức khuya học bài không buồn ngủ hiệu quả

Cứ mỗi mùa thi cử đến là các bạn học sinh, sinh viên phải dành nhiều thời gian ôn luyện bài vở với mong muốn đạt kết quả thi tốt nhất. Thậm chí có những lúc ôn bài đến tận đêm khuya, nhưng vì còn đang trong độ tuổi thiếu niên nên thường khó tránh khỏi các cơn buồn ngủ đột ngột ập đến làm gián đoạn việc học.

Đừng quá lo lắng và tham khảo 10 cách thức khuya học bài không buồn ngủ sau đây để duy trì trạng thái tỉnh táo, minh mẫn để tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả:

1. Luôn để đèn sáng

Các chuyên gia cho biết, anh sáng trắng là yếu tố giúp kích thích sự tỉnh táo của não bộ. Chính vì vậy, khi muốn duy trì sự tỉnh táo để học bài vào ban đêm, nên chọn những nơi có ánh sáng đầy đủ, đặc biệt phải là loại đèn có nguồn sáng mạnh, công suất cao để đạt hiệu quả tốt nhất.

2. Uống đủ nước và sử dụng cà phê

Thiếu nước là một trong những nguyên nhân khiến cơ thể mệt mỏi, mất đi sự tỉnh táo, đặc biệt là vào đêm khuya, cơ thể sẽ càng bị mất nước nhanh chóng và gây buồn ngủ. Vì vậy, hãy bổ sung đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, uống nước ngay khi cảm thấy khát, nhưng cũng nên lưu ý không uống quá mức dư thừa vì dễ làm tăng tần suất đi vệ sinh làm gián đoạn việc học.

Bên cạnh đó, sử dụng một tác cà phê nhỏ trong quá trình học sẽ đem lại hiệu quả đáng kinh ngạc. Chúng ta đều biết cà phê là loại thức uống kích thích nhờ chứa chất caffein tác động lên não bộ và duy trì trạng thái tỉnh táo, đánh thức mọi giác quan làm tăng khả năng tập trung, tiếp thu kiến thức bài vở. Tuy nhiên cần chú ý không uống quá nhiều để tránh ảnh hưởng đến dạ dày, gây khó chịu và ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, mất ngủ, khó ngủ sau khi học bài xong.

cách chống buồn ngủ khi học bài khuya
Một tách cà phê nhỏ vào ban đêm giúp kích thích não bộ tỉnh táo, tập trung hơn

3. Nhai kẹo cao su vị bạc hà

Các nghiên cứu khoa học đã kết luận rằng việc nhai kẹo cao su trong lúc học sẽ giúp thư giãn, giảm căng thẳng, tăng khả năng tập trung cao độ giúp các sĩ tử huy tối đa khả năng tư duy, tiếp thu kiến thức nhanh chóng và ghi nhớ lâu hơn. Không những vậy, khi nhai một viên kẹo cao su vị bạc hà sẽ giúp tăng độ tỉnh táo và vui vẻ vượt qua việc thức khuya học bài. Nên ưu tiên vị bạc hà vì sự the mát, cay nồng của bạc hà đem lại tác dụng kích thích não bộ tốt hơn so với những vị khác.

4. Ăn vặt nhẹ

Việc thức khuya học bài đòi hỏi cơ thể phải nạp đầy đủ năng lượng. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều hay ăn những loại thực phẩm nhiều dầu mỡ, gia vị, cay nóng… Thay vào đó, bạn chỉ cần ăn nhẹ những loại thực phẩm lành mạnh có chứa protein như một miếng bánh quy mặn, phô mai, sữa, trái cây tươi, sandwich bơ đậu phộng…

Bổ sung năng lượng từ thực phẩm sẽ giúp cơ thể khỏe khoắn, tràn đầy sinh lực tập trung cho việc học. Không những vậy, khi nhai thức ăn cơ hàm hoạt động cũng phần nào xua tan cảm giác buồn ngủ đang bủa vây.

5. Nghe nhạc không lời

Âm nhạc được xem là một công cụ có khả năng kích thích sự tập trung cao độ, phù hợp với các sĩ tử cần thức khuya để ôn luyện bài vở. Nên ưu tiên nghe những bản nhạc cổ điển không lời có tác dụng kích thích sóng não, giảm nhịp tim, ổn định huyết áp, tăng khả năng ghi nhớ, tiếp thu kiến thức. Vì vậy, ngay khi cảm thấy hơi buồn ngủ hãy dừng học một chút, bật nhạc lên và thư giãn, sau khi đã lấy lại tinh thần, tỉnh táo hơn thì tắt nhạc đi và tiếp tục tập trung ôn bài.

cách chống buồn ngủ khi học bài khuya
Nghe nhạc không lời sẽ giúp xua tan cơn buồn ngủ nhanh chóng, lấy lại tinh thần minh mẫn, tập trung cho việc học

6. Thực hiện các động tác vận động nhẹ

Khi cơn buồn ngủ kéo đến khiến mắt của nặng trĩu đến mức chỉ muốn nằm xuống giường ngủ ngay, hãy thực hiện động tác sau đây:

  • Ngồi thẳng người lên, mở to mắt, hít một hơi thật sâu, căng hết mức các cơ vai và ngực, mỉm cười hết cỡ để căng cơ mặt.
  • Dùng hai bàn tay xoa đều lên hai tai theo hình vòng tròn từ 10 – 20 lần, sau đó ngửa đầu ra sau hết cỡ khoảng 3 – 5 lần.
  • Thực hiện nghiêm túc các động tác này và quyết tâm rằng mình sẽ làm được để vực dậy ý chí tinh thần, lấy lại sự tỉnh táo.

Bên cạn đó, các chuyên gia lưu ý rằng trong quá trình thức khuya học bài, không nên thực hiện tư thế chống cằm hay tì mặt vào tay vì đây là những tư thế ngụy trạng, tạo sự thoải mái dễ chịu khi ngồi và khiến bạn càng dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Vì vậy, hãy chú ý về hành động này vì có thể bạn thực hiện nó trong vô thức mà không hay biết.

7. Rửa mặt bằng nước lạnh

Khi ngồi yên một chỗ trong một không gian yên tĩnh và tập trung vào bài vở, tài liệu khiến đầu óc nhanh mệt mỏi và gây ra buồn ngủ. Những lúc như vậy, bạn nên đi rửa mặt và tay chân của mình bằng nước lạnh. Vỗ nước liên tục lên mặt khoảng 1 – 2 phút vừa giúp vệ sinh da, tạo điều kiện để da mặt hít thở không khí vừa giúp kích thích não bộ điều chỉnh nhiệt độ cơ thể khi tiếp xúc với nước lạnh đột ngột, từ đó giúp làm gia tăng sự tỉnh táo và tập trung hơn.

8. Có khoảng thời gian nghỉ giải lao ngắn giữa giờ

Sau một thời gian khá dài vùi đầu vào tài liệu, sách vở khiến bạn dần mất 9i sự tập trung ban đầu và trở nên mệt mỏi, buồn ngủ hơn, nhất là khi đã khuya. Vì vậy, tốt nhất trong một buổi ôn thi vào ban đêm kéo dài vài tiếng đồng hồ, bạn cần dành 10 -15 phút nghỉ giải lao sau 60 – 90 phút tập trung học bài. Cách này vừa giúp phục hồi năng lượng, sự tập trung vừa xua tan cảm giác buồn ngủ.

cách chống buồn ngủ khi học bài khuya
Trung bình sau 1 tiếng ôn bài hãy đứng dậy đi vệ sinh, vận động tay chân để giảm mệt mỏi, duy trì sự tỉnh táo

Một vài điều bạn cần làm trong thời gian nghỉ giải lao như:

  • Duỗi thẳng chân về phía trước, xoay tròn cổ chân, mắt cá chân… để làm giãn cơ, giảm mệt mỏi.
  • Đứng dậy đi dạo quanh phòng hoặc thực hiện các động tác vận động đơn giản như vặn người, gập người, xoay cổ, xoay vai… nhằm kích thích tuần hoàn máu và giảm sự đau mỏi trên cơ thể sau một thời gian dài ngồi yên một chỗ.
  • Tranh thủ đi vệ sinh cũng là một cách thư giãn hiệu quả.

9. Chọn tư thế ngồi học bài phù hợp

Ngồi đúng tư thế sẽ giúp quá trình học bài vào ban đêm diễn ra suôn sẻ và thuận lợi, duy trì sự tỉnh táo và tránh gây đau nhức mỏi cơ vai, cổ. Tư thế ngồi tốt nhất là ngồi thẳng lưng, ghế ngồi có điểm tựa đỡ lưng.

Khi ngồi bạn cần chú ý đặt hai chân trên sàn một cách tự nhiên, đầu và cổ luôn giữ thẳng, vai hơi đưa về sau. Đây là tư thế tốt nhất để cơ thể lấy đủ lượng oxy cần thiết, ổn định và giữ tỉnh táo. Tránh ngồi ở tư thế lưng cong, gù xuống, đầu cúi sát vào tài liệu vì với tư thế này bạn sẽ càng cảm thấy buồn ngủ nhiều hơn.

10. Mặc quần áo thoải mái

Một buổi học đêm khuya sẽ trở nên dễ dàng hơn khi bạn chọn trang phục phù hợp. Và chắc chắn rằng khi mặc một bộ quần áo với chất liệu thoáng mát, rộng rãi, không bó sát vào người sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu, mát mẻ và hỗ trợ kích thích sự thư giãn của hệ thần kinh, tăng sự tỉnh táo và không cảm thấy mệt dù ngồi lâu học bài.

Những điều cần lưu ý khi bắt buộc phải thức khuya để học bài

Thức khuya hoàn toàn không phải thói quen tốt, tuy nhiên trong trường hợp bắt buộc cần phải thức khuya để học bài ôn thi là điều khó tránh khỏi. Và để thức khuya một cách an toàn, giảm thiểu tối đa những tác hại xấu đến sức khỏe, các sĩ tử cần chú ý một số điều sau đây:

  • Không nên học quá 3 tiếng/ đêm

Học tập có hiệu quả hay không chủ yếu dựa vào năng suất và sự tập trung cao độ chứ không hoàn toàn phụ thuộc vào thời lượng học. Cần tránh vượt quá khung giờ học hơn 3 tiếng/ đêm và không được quá 90 phút liên tục không nghỉ. Vì điều này càng khiến bạn trở nên mệt mỏi, buồn ngủ, ảnh hưởng đến tâm lý và giảm hiệu quả học tập.

Theo các chuyên gia, khung giờ học ban đêm tốt nhất là từ 20 – 23 giờ mỗi đêm. Sau thời gian này bạn nên tranh thủ đi ngủ và thức dậy sớm vào buổi sáng để tiếp tục học trong khung giờ từ 5 – 9 giờ sáng là tốt nhất. Bên cạnh đó, không được thức đêm quá nhiều lần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe toàn diện.

cách chống buồn ngủ khi học bài khuya
Khung giờ học tập ban đêm lý tưởng nhất là từ 20 giờ – 23 giờ, tránh học quá 3 tiếng và liên tục 90 phút
  • Đảm bảo chất lượng giấc ngủ

Ngủ không chỉ là thời gian để các cơ quan nghỉ ngơi, thư giãn mà nó còn lúc não bộ thực hiện tốt nhất nhiệm vụ sắp xếp, chọn lọc các dữ liệu, sự kiện, thông tin quan trọng mà bạn đã nạp vào. Vì vậy, dù thức khuya để học bài hay vì bất kỳ lý do gì bạn cũng không được rút ngắn thời gian ngủ, phải đảm bảo ngủ ít nhất 6 – 7 tiếng/ đêm và trong đó phải có ít nhất 3 – 4 tiếng ngủ sâu, không bị gián đoạn.

Nếu ngủ ít hơn 4 tiếng/ đêm chắc chắn sẽ gây ra trạng thái mệt mỏi, suy nhược thần kinh do não bộ bị kích thích căng thẳng, luôn cảm thấy buồn ngủ nhiều, sau khi ngủ dậy bị chóng mặt, hoa mắt, đau đầu mất ngủ… suy giảm sức khỏe và giảm hiệu suất học tập.

  •  Bổ sung những loại thực phẩm lành mạnh

Những người phải thức khuya thường xuyên để học bài hoặc làm việc ca đêm thường có thói quen ăn uống không khoa học, ăn qua loa cho qua bữa hoặc vì phải thức khuya ban đêm nên tranh thủ ngủ nhiều vào ban ngày thay vì ăn uống đủ bữa. Nhưng chính vì suy nghĩ sai lầm này càng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như béo, tiểu đường, huyết áp, thậm chí là ung thư…

Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích bạn cần ăn uống đủ bữa, đầy đủ dưỡng chất vào các bữa chính để có một thể trạng khỏe mạnh. Trong đó, không được bỏ bữa sáng, ăn nhẹ vào bữa trưa và bữa tối kèm theo ăn phụ. Nên ưu tiên các loại thực phẩm giàu vitamin B, omega-3, chất xơ… để tăng cường sức đề kháng chống lại bệnh tật, giảm thiểu tác hại của việc thức khuya và cải thiện chức năng não bộ. Bắt đầu từ nửa đêm nếu cảm thấy đói có thể ăn các loại thực phẩm chứa protein và chất xơ, vitamin trong trái cây, tránh ăn những món chứa đường, chất béo.

cách chống buồn ngủ khi học bài khuya
Ăn nhẹ trái cây, bánh quy… giúp bổ sung năng lượng để giảm mệt mỏi khi học khuya mà không làm mất sức, tăng kết quả học tập
  • Duy trì nhịp sinh học khoa học

Cơ thể của mỗi người đều có một nhịp sinh học riêng, tuy nhiên thường là tỉnh táo vào ban ngày và buồn ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên, nếu đột ngột thức khuya sẽ khiến nhịp sinh học bị xáo trộn do cơ thể chưa thích nghi với việc thức đêm. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần điều chỉnh đồng hồ sinh học lại bằng cách thay đổi giờ đi ngủ và thức dậy, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo ngủ đủ 7 – 8 tiếng/ ngày để tránh gây ra cảm giác uể oải, mệt mỏi.

Ngoài ra, để có thể vượt qua những giờ học căng thẳng ban đêm, bạn nên dành thời gian để thư giãn, nghỉ ngơi và ngủ một giấc ngủ ngắn vào buổi trưa. Điều này sẽ giúp tái tạo phục hồi năng lượng cho cả buổi chiều và buổi tối, tạo sự tỉnh táo tập trung cho bài vở tốt hơn.

Hy vọng với 10 cách thức khuya học bài không buồn ngủ trên đây sẽ giúp ích cho các sĩ tử có được sự tập trung tối đa và ôn bài hiệu quả đạt kết quả cao trong thi cử. Tuy nhiên, việc thức khuya chỉ nên diễn ra tạm thời trong thời gian ngắn, sau đó hãy cố gắng cân bằng giữa việc học và ngủ nghỉ cũng như xây dựng một lối sống lành mạnh, tăng cường và sức khỏe toàn diện.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

Bài Thuốc Tiêu Ban Giải Độc Thang Xử Lý Mề Đay Mẩn Ngứa Từ Căn Nguyên

Sau nhiều năm nghiên cứu, Viện Y dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm...
Dẫn đầu thông tin y tế Thái Nguyên

Dẫn đầu thông tin y tế, kiến tạo tương lai sức khỏe cùng Sở Y tế Thái Nguyên

Trong bối cảnh thông tin y tế tràn lan, Thainguyenmedical.com được đánh giá là nguồn...

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...