Mẹo Chữa Á Sừng Bằng Cây Ngải Dại Và Cách Áp Dụng

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Chữa á sừng bằng cây ngải dại là một trong những mẹo dân gian phổ biến được truyền tai nhau áp dụng dụng từ xưa cho đến nay. Vậy thực hư hiệu quả của phương pháp này ra sao? Cách thực hiện như thế nào để đạt được hiệu quả tốt nhất?

Sử dụng cây ngải dại chữa bệnh á sừng có tốt không?

Cây ngải dại hay còn được gọi bằng nhiều cái tên khác như ngải hoang, mẫu hoang. Đây là một trong những loại cây thân thảo mọc phổ biến ở rất nhiều nơi như đất trống, trên rừng hay mọc ven đường… Hình dạng của cây ngải dại nhìn rất giống với cây ngải cứu, tuy nhiên khác ở chỗ là phần lá của nó thường to, rộng và màu nhạt hơn. Khi vò nát thì cây ngải dại thường tỏa mùi hắc nồng hơn so với cây ngải cứu.

chữa á sừng bằng cây ngải dại
Ngải dại là loại dược liệu mọc hoang và chứa nhiều dược chất chữa bệnh da liễu, đau bụng, kiết lỵ…

Theo ghi chép trong y học cổ truyền, cây ngải dại có tính mát, vị đắng và thường được sử dụng trong điều các bệnh lý phổ biến như đau dây thần kinh, đau bụng, đau đầu, kiết lỵ, băng huyết… đặc biệt là có đặc tính tiêu viêm, giảm sưng và giải độc rất tốt.

Còn trong y học hiện đại thì cây ngải dại được nghiên cứu có chứa một số hoạt chất như flavonoid và các loại tinh dầu có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và chống oxy hóa tự nhiên nên được sử dụng phổ biến trong chữa trị các bệnh lý da liễu, trong đó có cả bệnh á sừng.

Sử dụng cây ngải dại đúng cách sẽ giúp cải thiện các triệu chứng bệnh hiệu quả như ngứa ngáy, bong tróc da, nứt nẻ và ức chế tối đa những tổn thương đang lan rộng trên cơ thể. Chính vì vậy mà trong dân gian đã áp dụng biện pháp này để điều trị các triệu chứng bệnh á sừng.

Cây ngải dại có thể được sử dụng ở dạng tươi hoặc khô đều được, tùy theo từng trường hợp cụ thể. Đối với cây ngải dại dạng khô, chỉ cần thu hái ngải dại về, cắt bỏ phần gốc rễ, rửa sạch và cắt nhỏ rồi đem phơi khô, bảo quản ở nơi khô thoáng dùng dần. Đối với ngải dại dạng tươi phải rửa cho thật sạch, ngâm vào nước muối loãng nếu muốn sử dụng ngoài da để phòng ngừa nhiễm trùng.

Gợi ý một số cách chữa bệnh á sừng bằng cây ngải dại

Theo y học cổ truyền có ghi chép lại, cây ngải dại được sử dụng để chế biến thành nhiều dạng như phương pháp nước ngâm rửa hoặc đắp, chườm trực tiếp lên vùng da bị tổn thương.

1. Nấu nước tắm bằng lá ngải dại

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 100g lá ngải dại tươi, đem rửa sạch, ngâm vào nước muối loãng khoảng 15 phút, vớt ra rổ để ráo nước.
  • Cho hết phần lá ngải dại vào nồi nước đun cho sôi lên, đợi khi nước sôi bùng lên thì cho vào một thìa muối nấu thêm 10 phút nữa thì tắt bếp.
  • Đổ phần nước ra thau, đợi cho nguội bớt thì dùng để xối lên cơ thể hoặc gội đầu tùy theo nhu cầu sử dụng.
  • Tắm lại bằng nước sạch và thấm khô bằng khăn bông để giữ cho làn da khô ráo, sạch sẽ.
chữa á sừng bằng cây ngải dại
Phương pháp ngâm rửa từ cây ngải dại giúp điều trị các triệu chứng ngoài da như giảm ngứa, tiêu viêm, giảm sưng…

2. Đắp lá ngải dại lên vết thương bị á sừng

Cách thực hiện

  • Dùng khoảng 20g lá ngải dại, rửa sạch và ngâm vào nước muối pha loãng để loại bỏ sạch vi khuẩn.
  • Cho lá ngải dại vào cối giã nhuyễn cùng một thìa muối để làm tăng hiệu quả tính sát khuẩn.
  • Vệ sinh vùng da bị á sừng bằng dung dịch sát khuẩn, thấm khô bằng khăn bông.
  • Đắp hỗn hợp lá ngải dại và muối lên da, giữ yên trong khoảng 30 phút cho các dược chất thẩm thấu vào da thì rửa sạch lại bằng nước ấm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

3. Sao vàng lá ngải dại đắp da bị á sừng

Cách thực hiện

  • Chuẩn bị một bó lá ngải dại, rửa cho sạch, vớt ra để cho ráo nước.
  • Cắt nhỏ thành từng đoạn ngắn vừa, cho hết vào chảo sao vàng cùng muối hạt lớn để làm tăng tính diệt khuẩn chữa bệnh á sừng.
  • Đợi cho hỗn hợp này nguội bớt thì cho hết vào một tấm vải mỏng và chườm lên vùng da bị tổn thương, dùng băng gạc để cố định lại và đợi trong khoảng 30 phút cho da thư giãn.
  • Gỡ băng gạc và rửa sạch lại bằng nước ấm, thấm khô và bôi kem dưỡng ẩm (nếu có) để tăng hiệu quả điều trị.

4. Bài nước uống từ lá ngải dại

Cách thực hiện

  • Dùng một nắm lá ngải dại tươi, rửa sạch bằng nước, ngâm vào nước muối và đun trong nồi nước 500ml cùng một thìa muối hạt.
  • Đun sôi nồi nước trong khoảng 20 phút cho đến khi nước trong nồi cạn xuống còn một nửa thì tắt bếp.
  • Lọc lấy phần nước thuốc, bỏ bã và dùng nước này uống mỗi ngày. Kiên trì áp dùng liên tục từ 1 – 2 tháng để đạt được những hiệu quả tích cực rõ rệt.
chữa á sừng bằng cây ngải dại
Phương pháp uống từ lá ngải dại giúp cải thiện hiệu quả các triệu chứng á sừng từ bên trong cơ thể

Lưu ý:

  • Dù dùng cây ngải dại bằng phương pháp nào thì người bệnh cũng phải kiên trì áp dụng khoảng 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ.
  • Lưu ý trước khi dùng lá ngải dại đắp lên da, người bệnh cần lưu ý vệ sinh da bằng dung dịch sát khuẩn thông dụng trước cũng như giữ cho da khô thoáng, sạch sẽ.
  • Biện pháp này chỉ phù hợp với những người bị bệnh á sừng mức độ nhẹ, triệu chứng vừa khởi phát. Nếu trường hợp bệnh nặng thì sẽ rất khó để đạt hiệu quả như mong muốn.
  • Trước khi sử dụng trực tiếp, người bệnh nên kiểm tra mức độ nhạy cảm của da với cây ngải dại bằng cách bôi thử một ít lá ngải dại lên da tay để tránh gây kích ứng làn da.

Một số lưu ý trong điều trị á sừng bằng cây ngải dại

Để đạt được hiệu quả tốt nhất trong điều trị bệnh á sừng bằng cây ngải dại phát huy tác dụng tùy theo cơ địa của từng người. Bên cạnh đó, nếu thực hiện đúng cách và tuân thủ liều dùng sẽ giúp phục hồi những tổn thương trên da hiệu quả, nhanh chóng.

Nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất, phòng ngừa tái phát và hạn chế tối đa các tác dụng phụ, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chỉ sử dụng những lá ngải còn tươi, không bị sâu rầy, héo úa vì sẽ làm tăng nguy cơ bị tổn thương, viêm nhiễm.
  • Tuyệt đối không được gãi ngứa, chà xát mạnh lên vùng da á sừng đang bị tổn thương.
  • Hạn chế để làn da tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa, hóa chất độc hại hay các tác nhân gây kích ứng, độc hại cho làn da.
  • Giữ vệ sinh cơ thể, đặc biệt là vùng da bị á sừng, ưu tiên tắm gội bằng các loại sữa rửa mặt, dầu gội hay sữa tắm dịu nhẹ, chiết xuất từ dược liệu thiên nhiên để tránh gây kích ứng da.
  • Che chắn, bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời bằng áo khoác, nón mũ, kính râm… Bôi kem dưỡng ẩm mỗi ngày để cân bằng độ ẩm, độ pH trên da.
  • Mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát và thấm hút, không quá bó sát để tránh gây tổn thương cho làn da.
  • Xây dựng một chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học, tăng cường sức khỏe, sức đề kháng cho làn da.
  • Kiểm soát căng thẳng, thư giãn tối đa và hạn chế suy nghĩ nhiều để tinh thần thoải mái, thư giãn tăng sức đề kháng cho làn da.

Cách chữa á sừng bằng cây ngải dại là mẹo dân gian lưu truyền từ xa xưa và áp dụng cho đến ngày nay. Áp dụng mẹo này người bệnh cần phải kiên trì trong thời gian dài. Tuy nhiên, nếu đã áp dụng lâu nhưng triệu chứng không được cải thiện tốt nhất người bệnh nên thăm khám tại bệnh viện để được tư vấn thay đổi bằng phương pháp khác phù hợp hơn.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983059582

Tin mới

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược thăm khám, xét nghiệm mỡ máu miễn phí tại Hậu Giang

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Thăm Khám, Xét Nghiệm Mỡ Máu MIỄN PHÍ Tại Hậu Giang

Ngày 28/8/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc đã phối hợp cùng Trung tâm...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...