Cách Chữa Đau Thần Kinh Toạ Bằng Ngải Cứu Theo Dân Gian

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu được dân gian lưu truyền rộng rãi, phương pháp thực hiện đơn giản, bạn có thể áp dụng ngay tại nhà. Các chất có trong ngải cứu giúp kích thích màu huyết lưu thông tốt hơn, làm bền thành mạch, giảm đau nhức và khắc phục nhiều vấn đề sức khỏe.

Công dụng chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu

Cơn đau thần kinh tọa khiến nhiều người gặp khó khăn trong sinh hoạt, công việc hàng ngày và sức khỏe. Tình trạng này ngày càng phổ biến hiện nay, xảy ra ở người trong độ tuổi từ 30 – 55, và có xu hướng trẻ hóa dần. Theo thông kê, bệnh nhân nữ chiếm số lượng đông hơn bệnh nhân nam.

Công dụng chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu
Bệnh đau thần kinh tọa gây ra các triệu chứng khó chịu, ảnh hưởng đời sống và sức khỏe của người bệnh

Các triệu chứng sớm để phát hiện bệnh như hiện tượng tê mỏi chân tay bất thường, mất cảm giác ngứa râm ran, đau mỏi,… Cần chủ động thăm khám và điều trị sớm, nhất là khi triệu chứng bất thường xuất hiện thường xuyên, không có dấu hiệu thuyên giảm.

Qua thăm khám, bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân gây bệnh, mức độ tổn thương mà bạn đang gặp phải để đưa ra phương pháp can thiệp phù hợp nhất. Bên cạnh điều trị bằng Tây y, hiện nay các mẹo chữa dân gian vẫn được nhiều người lựa chọn. Do lành tính, an toàn và ít gây tác dụng phụ cho cơ thể.

Trong đó có phương pháp chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu. Sở dĩ người ta tin dùng ngải cứu để chữa bệnh vì từ xưa, ngải cứu đã là vị thuốc quý, có công dụng hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe. Theo ghi chép của Y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm, vị cay, đắng.

Dược liệu có khả năng quy vào các kinh như Can, Tỳ, Thận, giúp tán hàn, trừ thấp, an thai và cầm máu. Do đó, từ xưa ngải cứu đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh, đặc biệt phù hợp cho các trường hợp bị đau nhức xương khớp, mệt mỏi cơ thể, bị viêm, chướng bụng,…

Bên cạnh đó, hiện nay Y học hiện đại cũng tìm ra trong ngải cứu chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe như cineol, thujone, phellandrane, streptococcus,… và nhiều hoạt chất khác. Chúng có tác dụng kháng khuẩn, ức chế hoạt động của hại khuẩn gây hại cho cơ thể.

Công dụng chữa đau thần kinh tọa từ ngải cứu
Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng lá lốt là phương pháp đơn giản được nhiều người áp dụng

Đồng thời, các chất còn hỗ trợ giảm đau nhức, kháng viêm, tăng cường lưu thông máu huyết, giảm áp lực cho dây thần kinh. Đặc biệt trong ngải cứu có chứa chất barbital sodium, chất này có khả năng an thần, giảm căng thẳng, giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn, tăng khả năng điều trị đau thần kinh tọa.

Do đó, hiện nay nhiều người vẫn tinh dùng mẹo chữa này. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, phương pháp dân gian lành tính, phù hợp với đối tượng bệnh nhẹ. Trường hợp đau nặng nề và kèm theo các dấu hiệu biến chứng khác, bạn nên chủ động thăm khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà

Chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu đơn giản, dễ thực hiện, bạn có thể áp dụng tại nhà. Công dụng giúp giảm đau, cải thiện triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra, đồng thời giúp người bệnh kiểm soát và phòng ngừa biến chứng. Có nhiều cách sử dụng, bạn có thể tham khảo các mẹo chữa dưới đây:

Sử dụng ngải cứu chườm nóng chữa đau thần kinh tọa

Phương pháp chườm nóng giảm đau nhức được nhiều người áp dụng. Kết hợp với dược liệu, mẹo chữa tăng thêm hiệu quả. Do đó, bạn có thể sử dụng ngải cứu rang nóng rồi chườm lên vùng bị đau mỏi khó chịu. Các chất trong dược liệu thẩm thấu giúp xoa dịu cơn đau, tạo cảm giác thoải mái cho người bệnh.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà
Sao nóng lá lốt với muối chườm lên khu vực bị đau mỏi

Ngoài ra, phương pháp còn giúp kích thích tuần hoàn máu nhờ vào nhiệt độ ấm nóng, giảm sức ép lên dây thần kinh, tăng độ bền thành mạch. Đồng thời các khối cơ, xương khớp cũng được thư giãn, giảm áp lực, tránh tình trạng tê bì, cứng khớp ảnh hưởng khả năng vận động.

Cách thực hiện:

  • Sử dụng một nắm lá ngải cứu tươi, rửa sạch rồi để cho ráo nước.
  • Sau đó bạn cắt nhỏ ngải cứu, cho vào chảo sao nóng với một ít muối hột.
  • Bọc hỗn hợp trong túi vải, đợi nhiệt độ giảm bớt rồi chườm lên vùng bị đau.

Thực hiện trong khoảng 20 phút, mỗi ngày áp dụng 2 – 3 lần để sớm cải thiện tình trạng sức khỏe. Chú ý giữ nhiệt độ phù hợp, không chườm quá nóng có thể khiến da bị bỏng.

Bài thuốc uống chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Ngoài cách chườm đắp từ bên ngoài, bạn có thể áp dụng phương pháp cải thiện đau thần kinh tọa từ bên trong với nước nấu từ lá ngải cứu. Mẹo dân gian đơn giản, dễ thực hiện, giúp cung cấp cho cơ thể các dưỡng chất, khắc phục triệu chứng bên trong cơ thể.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà
Uống nước lá ngải cứu chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Các chất có trong dược liệu giúp xoa dịu cảm giác tê bì, thư giãn cơ thể, phòng chống nguy cơ viêm nhiễm. Đồng thời, việc bổ sung dược liệu từ bên trong còn giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, tăng sức mạnh xương khớp và giúp người bệnh ngủ ngon giấc hơn.

Cách thực hiện:

  • Dùng một nắm lá ngải cứu tươi, ngâm rửa sạch với nước muối pha loãng.
  • Sau đó xay nhuyễn dược liệu, thêm 100ml nước lọc rồi vắt lấy nước cốt.
  • Uống nước lá lốt mỗi ngày 1 lần, kiên trì sử dụng liên tục 1 tuần sẽ nhận thấy các triệu chứng thay đổi đáng kể.

Ngâm chân nước nấu từ ngải cứu giảm đau mỏi

Phương pháp ngâm chân bằng nước ấm từ xưa đã được ông bà ta sử dụng. Công dụng của phương pháp này là giúp kích thích tuần hoàn máu, thư giãn cơ thể, làm dịu các cơn đau mỏi. Kết hợp ngâm chân với nước nấu từ ngải cứu còn giúp cải thiện bệnh đau thần kinh tọa hữu hiệu.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà
Ngâm chân bằng nước nấu từ ngải cứu giúp thư giãn cơ thể, giảm đau

Người bệnh thực hiện kiên trì một thời gian sẽ nhận thấy triệu chứng tê bì, đau nhức cải thiện dần. Đồng thời, khả năng vận động cũng được ổn định, kiểm soát căng thẳng, giảm stress và giúp tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Cách thực hiện:

  • Bạn dùng một nắm ngải cứu, rửa sạch rồi cho vào nồi.
  • Nấu ngải cứu với 2 lít nước trong khoảng 10 phút.
  • Sau đó thêm 1 muỗng cà phê muối vào, khuấy tan rồi đổ nước ra chậu.
  • Khi nước nguội bớt tiến hành ngâm chân, kết hợp với massage nhẹ nhàng để tăng hiệu quả.
  • Thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ, kiên trì mỗi ngày 1 lần, ngâm từ 10 – 20 phút một thời gian sau triệu chứng sẽ bắt đầu cải thiện.

Kết hợp ngải cứu với các dược liệu khác

Bên cạnh các phương pháp kể trên, bạn có thể áp dụng chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu kết hợp với một số nguyên liệu khác. Chẳng hạn như vỏ bưởi, rượu trắng, giấm gạo,… để tăng hiệu quả điều trị bệnh. Dưới đây là gợi ý một số cách kết hợp, bạn đọc có thể tham khảo:

– Ngải cứu và vỏ bưởi

Vỏ bưởi được tận dụng làm món ăn và làm thuốc, trong đó có cách dùng vỏ bưởi kết hợp ngải cứu chữa đau thần kinh tọa. Các chất có trong vỏ bưởi giúp tái tạo xương khớp, tránh hư tổn, đồng thời còn giúp thư giãn tinh thần, giúp người bệnh ngủ ngon và sâu giấc hơn.

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà
Kết hợp ngải cứu và vỏ bưởi chữa đau thần kinh tọa tại nhà

Các triệu chứng đau thần kinh tọa như tê mỏi, đau nhức một thời gian được cải thiện đáng kể. Đặc biệt là tình trạng chèn ép dây thần kinh giảm dần, giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Cách kết hợp đơn giản như sau:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu tươi, vỏ của 2 quả bưởi và 2 lít rượu trắng.
  • Ngải cứu rửa sạch rồi để ráo, vỏ bưởi cắt thành các lát mỏng.
  • Tiếp đến bạn cho các nguyên liệu vào trong bình thủy tinh có nắp đậy.
  • Đổ ngập rượu trắng, ngâm trong khoảng 30 ngày có thể lấy ra dùng.
  • Mỗi lần uống 30ml, dùng sau bữa ăn, kiên trì trong 10 – 15 ngày các triệu chứng sẽ bắt đầu thuyên giảm.

– Ngải cứu và giấm gạo

Bạn cũng có thể kết hợp giấm gạo cùng với ngải cứu chữa đau thần kinh tọa. Bởi, giấm gạo có tác dụng giảm sưng viêm, chống khuẩn hiệu quả. Kết hợp hai nguyên liệu giúp cải thiện tình trạng đau nhức, tăng cường sức mạnh của cơ, kích thích lưu thông máu,… Tham khảo cách thực hiện đơn giản như sau:

  • Dùng 1 nắm ngải cứu tươi, 200ml giấm gạo.
  • Ngải cứu sau khi rửa sạch, giả nát, cho giấm vào và xào nóng.
  • Tiếp đến để hỗn hợp nguội với nhiệt độ thích hợp rồi chườm lên vị trí đau, dọc đường thần kinh tọa.
  • Lưu hỗn hợp đến khi nguội hoàn toàn, thực hiện 2 lần mỗi ngày, kiên trì trong 20 phút để giảm đau.

– Ngải cứu và rượu trắng

Sử dụng rượu thuốc ngâm từ ngải cứu xoa bóp giúp giảm đau hiệu quả. Cách làm giúp người bị đau thần kinh tọa cải thiện triệu chứng khó chịu, giảm tê bì, nhức mỏi. Đồng thời còn giúp máu huyết lưu thông tốt hơn, tăng sức mạnh cho cơ bắp, chống khuẩn, giảm viêm và nhiều vấn đề khác. Tham khảo cách làm như sau:

Mẹo chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà
Giảm đau thần kinh tọa bằng ngải cứu và rượu trắng
  • Sử dụng khoảng 50g ngải cứu tươi, 100ml rượu trắng.
  • Ngải cứu rửa sạch để cho ráo nước rồi giã nát, thêm rượu vào.
  • Sau 1 phút vắt lấy nước cốt, chưng cách thủy cho ấm.
  • Tiến hành nhúng bông gòn vào hỗn hợp, thoa lên khu vực có dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng như mông, lưng dưới, đùi, cẳng chân,…
  • Xoa bóp nhẹ nhàng trong khoảng 10 – 20 phút, kiên trì thực hiện mỗi ngày 1 lần, sau 5 ngày sẽ thấy cơn đau cải thiện dần.

– Ngải cứu và mật ong

Uống nước ngải cứu và mật ong giúp hỗ trợ giảm đau thần kinh tọa. Phương pháp đơn giản, dễ áp dụng, thích hợp cho người mới khởi phát cơn đau nhẹ. Trong mật ong chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, nhất là vitamin, chất chống oxy hóa. Chúng có tác dụng tăng cường đề kháng, bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể, giảm viêm, kháng khuẩn,…

Đồng thời, khi kết hợp cùng với ngải cứu, hai nguyên liệu hỗ trợ nhau, tăng khả năng điều trị đau mỏi, giúp thư giãn cơ, xương khớp, cải thiện giấc ngủ. Tham khảo cách sử dụng như sau:

  • Dùng một bó ngải cứu, 2 muỗng mật ong nguyên chất.
  • Ngải cứu rửa sạch, loại bỏ phần dập nát, sâu hỏng rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Tiếp đến bạn vắt lấy nước cốt, thêm mật ong vào hoà tan.
  • Uống trực tiếp hỗn hợp, dùng mỗi ngày 1 lần, kiên trì áp dụng liên tục 10 ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu, bạn đọc có thể tham khảo. Bên cạnh dùng làm thuốc, để tăng hiệu quả bạn cũng có thể sử dụng dược liệu chế biến món ăn bổ sung xen kẽ vào thực đơn hàng ngày. Mẹo dân gian lành tính, ít phát sinh tác dụng phụ cho cơ thể hơn thuốc tân dược.

Sử dụng kiên trì, đều đặn kết hợp theo dõi sức khỏe, bổ sung dinh dưỡng giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi. Tuy nhiên chỉ áp dụng mẹo dân gian cho tình trạng mới khởi phát, trường hợp đau thần kinh tọa phát sinh biến chứng cần điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Lưu ý khi áp dụng cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu

Sử dụng cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu tại nhà đơn giản, thực hiện dễ dàng. Tuy nhiên khi áp dụng bạn nên lưu ý một số vấn đề dưới đây:

Lưu ý khi áp dụng cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu
Tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị
  • Thăm khám bác sĩ trước khi dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe. Dựa vào mức độ tổn thương để lựa chọn phướng pháp can thiệp phù hợp, giúp điều trị hiệu quả hơn.
  • Phương pháp dân gian phù hợp cho đối tượng bị đau nhẹ, trường hợp đau thần kinh tọa nghiêm trọng cần can thiệp các biện pháp chuyên sâu hơn.
  • Tùy cơ địa của mỗi người mà hiệu quả sẽ không giống nhau. Vì là thảo dược thiên nhiên nên thời gian phát huy tác dụng không nhanh chóng như thuốc tân dược. Chính vì thế đòi hỏi người bệnh phải kiên trì áp dụng trong thời gian nhất định để đạt được kết quả như mong đợi.
  • Không sử dụng ngải cứu cho trường hợp phụ nữ mang thai, đang cho con bú. Không lạm dụng, chỉ dùng với liều lượng vừa phải. Ngoài ra bạn không nên tự ý kết hợp sử dụng dược liệu bừa bãi để phòng tránh các tương tác thuốc không mong muốn.
  • Trong thời gian điều trị, nếu nhận thấy cơ thể có biểu hiện bất thường, bạn nên ngừng sử dụng và đến gặp bác sĩ để thăm khám và điều chỉnh sớm.
  • Kết hợp chữa trị và xây dựng chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý, hạn chế thức khuya, không nên ăn thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, giữ tinh thần thoải mái, tránh lo âu quá mức.

Bài viết đã gợi ý cho bạn đọc các cách chữa đau thần kinh tọa bằng ngải cứu đơn giản, dễ thực hiện. Bạn có thể áp dụng tại nhà, giúp kiểm soát các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên tốt hơn hết, bạn nên thăm khám và kiểm tra tình trạng sức khỏe trước khi dùng. Đồng thời tham khảo ý kiến bác sĩ, thầy thuốc để đảm bảo dùng đúng cách, bảo vệ an toàn sức khỏe.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0987173258

Tin mới

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

7 Mẹo Chữa Đau Dạ Dày Bằng Hạt Sen Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Hạt sen không chỉ là một thực phẩm bổ dưỡng mà còn được biết đến...
Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

Phụ Nữ Bị Bệnh U Xơ Tử Cung Có Uống Được Tảo Xoắn Không? 

U xơ tử cung là một trong những bệnh lý phổ biến ở phụ nữ,...
Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc Tư Vấn Sức Khỏe Cho Người Dân Phường Xuân Đỉnh

Vào ngày 28/8 vừa qua, Viện Y dược cổ truyền dân tộc đã tổ chức...