Cảm Giác Hay Buồn Ngủ Có Phải Dấu Hiệu Mang Thai?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Khi mang thai có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết, tuy nhiên dấu hiệu nào đáng tin cậy nhất và chính xác nhất? Trong đó, hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai không? Cách nhận biết và phân biệt dựa giữa buồn ngủ sinh lý bình thường và buồn ngủ khi mang thai như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Mang thai là gì?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề “hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?” thì bạn cần hiểu mang thai là gì? Mang thai là quá trình diễn ra sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh thành công sau khi trứng được phóng thích ra khỏi buồng trứng. Sau đó, trứng đã được thụ tinh bắt đầu di chuyển xuống tử cung và làm tổ tại đây.

Và tại thời điểm trứng thụ tinh thành công cũng chính là lúc người phụ nữ mang thai. Trung bình thời gian mang thai của người phụ nữ kéo dài trong khoảng 40 tuần, tuy nhiên có những trường hợp sớm hơn hoặc muộn hơn một chút vì trong quá trình mang thai có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng.

Những người phát hiện các dấu hiệu mang thai càng sớm sẽ giúp quá trình chăm sóc diễn ra sớm hơn. Điều này giúp thai phụ có một sức khỏe tốt và sinh em bé khỏe mạnh.

Hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai không?

Hầu hết các dấu hiệu mang thai xuất hiện chủ yếu trong ba tháng đầu thai kỳ, biểu hiện rõ rệt và giảm dần theo thời gian sau, trong đó có triệu chứng buồn ngủ nhiều. Triệu chứng này xuất hiện từ khá sớm, sau khi phôi thai làm tổ thành công, kéo dài trong suốt 3 tháng đầu thai kỳ và quay trở lại vào 3 tháng cuối. Thậm chí có những trường hợp mẹ bầu buồn ngủ suốt cả 9 tháng 10 ngày của quá trình thai nghén.

Hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai?
Hay buồn ngủ kết hợp với một số các dấu hiệu khác như trễ kinh, buồn nôn… là các dấu hiệu mang thai phổ biến

Những cơn buồn ngủ ập đến liên tục, khiến người phụ nữ mệt mỏi, uể oải và luôn có cảm giác muốn ngủ. Hiện tượng này trong y học được gọi chung là tình trạng nghén ngủ. Chính vì vậy, khi gặp phải tình trạng buồn ngủ nhiều, đột ngột kèm theo một số dấu hiệu mang thai khác như chậm kinh, buồn nôn… thì chị em hoàn toàn có thể nghi ngờ việc mình đã mang thai.

Theo các chuyên gia, tình trạng buồn ngủ vừa là dấu hiệu mang thai vừa là triệu chứng bình thường xảy ra song song với sự phát triển của thai nhi. Và trên thực tế, cảm giác buồn ngủ hay ngủ nhiều hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, việc mẹ luôn trong trạng thái buồn ngủ làm ảnh hưởng đến chất lượng công việc và giảm hiệu suất những công việc sinh hoạt thường ngày.

Nguyên nhân gây ra chứng buồn ngủ khi mang thai

Theo các chuyên gia, mức độ buồn ngủ ở mỗi phụ nữ mang thai là khác nhau, có người chỉ buồn ngủ ở thời điểm báo thai nhưng cũng có người buồn ngủ liên tục trong suốt thai kỳ. Tình trạng này xảy ra bắt nguồn từ sự rối loạn nội tiết tố trong cơ thể. Cụ thể, khi trứng được thụ tinh thành công thì ngay lập tức nội tiết tố sẽ lập tức thay đổi, trong đó có 2 hormone biến đổi rõ nhất là estrogen và progesterone.

Kết quả đo cho thấy chỉ số của hai loại hormone này thường tăng cao gấp vài lần so với bình thường. Lúc này, cơ thể sẽ nhận biết và truyền tín hiệu kích thích não bộ sản xuất ra chất dẫn truyền thần kinh khác là Gamma aminobutyric acid. Chất này có tác dụng tương tự như “thuốc an thần tự nhiên”, xoa dịu sự căng thẳng của não bộ, giải phóng các năng lượng tiêu cực làm cho người phụ nữ mang thai cảm thấy buồn ngủ nhiều và dễ rơi vào trạng thái nghỉ ngơi do sự thư giãn mà hormone này đem lại.

Hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai?
Khi trứng được thụ tinh thành công sẽ làm tăng nhanh hormone progesterone và estrogen gây mệt mỏi, buồn ngủ đột ngột

Còn đối với tình trạng buồn ngủ nhiều trong suốt thai kỳ là do:

  • Trong 3 tháng đầu thai kỳ: Khi đã mang thai, cơ thể người phụ nữ phải liên tục tăng cường sản xuất máu để cung cấp dưỡng chất để nuôi bào thai. Chính vì vậy mà kéo theo lượng đường trong máu cũng như huyết áp cũng giảm thấp hơn so với bình thường.
  • Trong 3 tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn ổn định nhất của thai kỳ khi cơ thể mẹ bầu đã thích nghi với việc mang thai, tăng dần mức năng lượng giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn, giảm các triệu chứng như buồn ngủ, ốm nghén, mệt mỏi…
  • Trong 3 tháng cuối thai kỳ: Những cơn buồn ngủ có thể sẽ quay trở lại vì lúc này thai nhi đang phát triển rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp bà bầu mất ngủ 3 tháng cuối vì thường xuyên tiểu đêm, đau nhức lưng, chuột rút…

Hay buồn ngủ trong thai kỳ có phải vấn đề nghiêm trọng không?

Buồn ngủ khi mang thai là điều không thể tránh khỏi và trên thực tế, tình trạng này cũng hết sức bình thường, không gây nguy hiểm cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Nhiều mẹ bầu có cảm giác muốn ngủ cả ngày, bất kỳ lúc nào và bất kỳ nơi đâu. Thậm chí, nhiều mẹ còn có thể buồn ngủ hơn 10 tiếng/ ngày.

Tuy nhiên, nếu tình trạng buồn ngủ nhiều kéo dài sẽ khiến mẹ rất mệt mỏi, chỉ muốn ngủ, không có sức lực do lười vận động. Nếu không khắc phục thì chắc chắn không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn hạn chế sự phát triển của thai nhi trong bụng. Một số trường hợp ngủ nhiều vào ban ngày làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ vào ban đêm, rối loạn nhịp sinh học, gây ra một vài hội chứng như ngưng thở khi ngủ, bồn chồn tay chân, thiếu ngủ ban đêm…

Cách giúp mẹ bầu thoát khỏi cơn buồn ngủ

Buồn ngủ và ngủ nhiều ở phụ nữ mang thai không hẳn là điều tốt. Việc ủ rũ, mệt mỏi, nằm yên một chỗ khiến cơ thể ì ạch, thiếu năng lượng, tinh thần sa sút… làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân mẹ và cho cả sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, sự xuất hiện của những cơn buồn ngủ đột ngột là dấu hiệu báo thai nhưng lại kéo dài càng ngày càng tăng mức độ, tốt nhất nên tìm cách khắc phục sớm.

Đối với phụ nữ mang thai, tuyệt đối không nên tự ý sử dụng bất kỳ loại thuốc chống buồn ngủ nào cho dù bạn có mệt mỏi đến mức nào. Hãy cố gắng thực hiện khắc phục triệu chứng này bằng những biện pháp tự nhiên nhất như thay đổi thói quen sống, sinh hoạt, ăn uống khoa học, vận động đều đặn hằng ngày…

Hay buồn ngủ có phải dấu hiệu mang thai?
Buồn ngủ khi mang thai nên được cải thiện bằng các biện pháp tự nhiên, không tự ý sử dụng thuốc bừa bãi để tránh ảnh hưởng đến thai nhi

1. Lập kế hoạch rõ ràng cho giấc ngủ

Đầu tiên, mẹ bầu cần tạo riêng cho mình một lịch sinh hoạt hợp lý, bao gồm cả giấc ngủ. Sau khi cân đối giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi cần tuân thủ tuyệt đối theo giờ giấc này. Ngủ đúng giờ, đúng giấc, ngủ đủ vào ban đêm 8 – 9 tiếng, tốt nhất là từ 21 giờ cho đến 6 giờ sáng hôm sau.

Tránh tình trạng thức khuya, ngủ trễ và dậy muộn vì nó sẽ càng khiến cho cơ thể mẹ mệt mỏi, gia tăng cảm giác buồn ngủ vào ban ngày. Mẹ cũng nên tăng cường thêm bằng một giấc ngủ trưa khoảng 30 phút tại nơi làm việc để phục hồi nguồn năng lượng cần thiết, tránh gây mệt mỏi và tạo cảm giác buồn ngủ.

2. Tăng cường thực hiện các hoạt động thể chất

Tập thể dục, vận động khi mang thai là điều cần thiết để tăng cường sức khỏe cho mẹ và kích thích sự phát triển của thai nhi. Mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy, mẹ nên dành khoảng 30 phút để đi bộ hoặc tập yoga dưới ánh nắng mặt trời. Đây là cách tốt nhất để sở hữu nguồn năng lượng tràn đầy, xua tan cảm giác buồn ngủ, vực dậy tinh thần cho ngày mới.

Tập thể dục trong thời gian mang thai cần hết sức lưu ý về cường độ, không tập những bộ môn đòi hỏi sức mạnh, độ bền, đặc biệt là trong 3 tháng đầu thai kỳ khi phôi thai chưa phát triển ổn định. Trong quá trình tập luyện chú ý nghỉ ngơi và uống đủ nước để tránh gây mệt mỏi cho cơ thể.

3. Ăn uống đủ chất, đa dạng các loại thực phẩm

Buồn ngủ nhiều khi mang thai có thể xuất phát từ việc cơ thể mẹ bầu thiếu dưỡng chất, thai nhi chậm phát triển dẫn đến mệt mỏi, buồn ngủ nhiều hơn. Vì vậy, mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết, có thể tham khảo ý kiến tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng để nắm rõ từng giai đoạn của thai nhu cần phải bổ sung chất gì nhằm đảm bảo bổ sung đúng và đủ, không thừa không thiếu.

4. Tạo không gian ngủ thoải mái vào ban đêm

Một giấc ngủ ngon vào ban đêm chắc chắn sẽ hạn chế tối đa tình trạng buồn ngủ ngày của chị em phụ nữ mang thai. Vì vậy, hãy đảm bảo thực hiện đầy đủ các yếu tố sau:

  • Điều chỉnh nhiệt độ phòng mát mẻ, thoải mái.
  • Tắt hết đèn hoặc chỉnh nhẹ đèn ngủ với cường độ ánh sáng phù hợp.
  • Tắt hết các thiết bị phát ra âm thanh để đảm bảo không gian yên tĩnh tuyệt đối.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử ít nhất 1 tiếng trước khi đi ngủ.
  • Không ăn quá no vào bữa tối hoặc ăn khuya.
  • Sử dụng gối và chăn mềm mềm mại để tạo sự thoải mái khi sử dụng.

Tóm lại, mệt mỏi, hay buồn ngủ là một trong rất nhiều các dấu hiệu mang thai. Nếu phát hiện dấu hiệu này, bạn cần chú ý xem có thêm biểu hiện nào khác hay không và kết hợp sử dụng que thử thai, thăm khám tại bệnh viện để có kết quả chính xác nhất.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0979509155

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...