Khàn Tiếng Nhưng Không Đau Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Khàn tiếng nhưng không đau họng do nhiều nguyên nhân gây ra. Tình trạng này có thể đột ngột xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài dai dẳng. Trường hợp khàn tiếng nhẹ do các tác động bên ngoài như khói thuốc lá, hít phải dị vật có thể điều chỉnh khắc phục. Nếu khàn tiếng do bệnh lý nên thăm khám và chữa trị sớm để phòng tránh rủi ro không mong muốn.
Khàn tiếng nhưng không đau họng do nguyên nhân nào?
Khàn tiếng là tình trạng thường gặp ở nhiều người, đặc biệt là những người phải dùng giọng nói thường xuyên do tính chất công việc như giáo viên, hướng dẫn viên du lịch, ca sĩ,…. Theo cấu tạo bình thường, tiếng nói được phát ra từ 2 dây thanh nằm ở bên trong thanh quản. Chúng sẽ giãn ra, khép vào nhờ áp lực luồng khí thở, rung lên và tạo nên tiếng nói.
Có nhiều trường hợp xảy ra khi bạn nhận thấy giọng bị khàn. Trong đó, khàn tiếng kèm theo đau họng thường xuất hiện khi bạn mắc các bệnh lý về đường hô hấp, bệnh cảm, ho,…. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp khàn tiếng nhưng không đau họng. Vậy nguyên nhân nào gây nên tình trạng này?
Theo các chuyên gia, việc giọng nói bị khàn đặc nhưng không có dấu hiệu đau họng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan bên ngoài như chấn thương, dị ứng thời tiết, mắc phải dị vật,… Nhưng đây cũng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý liên quan đến thanh quản, đường hô hấp. Dưới đây là một vài nguyên nhân chính:
Khàn tiếng nhưng không đau họng không phải bệnh lý
Có nhiều yếu tố tác động dẫn đến tình trạng khàn tiếng không phải do bệnh bên trong cơ thể. Chẳng hạn một số trường hợp như:
- Dị ứng thời tiết: Đây là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người bị khàn tiếng bất thường khi thời tiết thay đổi. Tuy không đau họng nhưng nhiều người sẽ gặp phải một số triệu chứng như chảy nước mũi, nước mắt và một số dấu hiệu khác.
- Chấn thương vùng hầu họng: Một số người gặp phải tai nạn khiến khu vực hầu họng bị chấn thương có thể gây ra tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng sau khi điều trị. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống của nhiều người, gây khó khăn cho việc giao tiếp và sinh hoạt hàng ngày. Bởi sự ảnh hưởng đến dây thanh âm thường làm giọng nói thay đổi, phát âm khó, không rõ ràng.
- Hút thuốc lá, lạm dụng rượu bia: Nhiều người có thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia thường xuyên giọng trở nên khàn đặc hơn so với bình thường. Đây là những tác hại mà các chất độc tố có trong thuốc lá, rượu bia ảnh hưởng đến dây thanh quản, phổi của người bệnh. Không chỉ có người trực tiếp hút thuốc, người tiếp xúc với khói thuốc lá thụ động thường xuyên cũng dễ bị khàn tiếng nhưng không đau họng.
- Hít phải dị vật, chất kích thích: Nguyên nhân này thường xảy ra ở người sống trong môi trường không đảm bảo an toàn vệ sinh, ô nhiễm khói bụi hoặc có nhiều dị vật li ti trong không khí. Hít phải chúng có thể ảnh hưởng đến hệ hô hấp, tác động dây thanh âm khiến cho giọng nói khàn đặc. Bên cạnh đó, một số người phải làm việc trong môi trường thường xuyên tiếp xúc với hoát chất, chất kích thích cũng dễ gặp phải tình trạng này.
- Hít corticosteroid: Corticosteroid dạng hít được chỉ định sử dụng trong điều trị một số bệnh lý. Ở người phải thực hiện dạng điều trị này trong thời gian dài có thể bị ảnh hưởng giọng nói, phổ biến ở bệnh nhân mắc hen suyễn. Lúc này giọng trở nên khàn hơn tuy nhiên không gây đau họng.
Khàn tiếng nhưng không đau họng do bệnh lý
Khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là triệu chứng cảnh báo một số bệnh lý về hệ hô hấp như viêm dây thanh quản, viêm họng, viêm amidan,… Cùng điểm qua một số bệnh lý liên quan có khả năng gây khàn tiếng dưới đây:
- Liệt dây thần kinh thanh quản: Đây là một trong những bệnh lý có nguy cơ gây ra tình trạng thay đổi giọng nói, không gây đau họng. Dây thần kinh thanh quản có vai trò quan trọng giúp duy trì hoạt động phát âm của dây thanh quản. Tình trạng liệt dây thần kinh thanh quản thường xảy ra ở đối tượng mới vừa phẫu thuật tuyến giáp hay phẫu thuật tim. Sự ảnh hưởng của quá trình xâm lấn khiến cho người bệnh khó khăn trong việc phát âm, giọng nói khàn đặc. Nếu không phát hiện và chữa trị sớm có nguy cơ bị mất tiếng nói vĩnh viễn.
- Viêm thanh quản: Thanh quản có thể bị viêm nhiễm do tác động từ sự thất thường của thời tiết, nói nhiều khiến dây thanh quản quá tải,… Tình trạng viêm đôi khi không gây đau họng nhưng khiến giọng khàn đặc. Người bệnh có thể điều chỉnh thông qua việc sắp xếp công việc hợp lý hơn, giữ ấm cổ họng và kiểm soát giọng nói.
- Viêm amidan, viêm họng: Đây là hai bệnh lý thường gặp hiện nay, ai cũng có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh này. Người bệnh có thể bị khàn tiếng nhưng không đau họng. Khi đó, vùng họng, amidan bị sưng khiến cho cổ họng bị chèn ép làm cho việc phát ra tiếng nói trở nên khó khăn hơn. Điều này làm người bệnh gặp phải nhiều vấn đề trong sinh hoạt giao tiếp và công việc hàng ngày.
- Ung thư gan hoặc phổi: Khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là triệu chứng cảnh báo bạn đang mắc phải một trong những bệnh lý nguy hiểm như ung thư gan, ung thư phổi. Nguy cơ bệnh đã di căn lên vùng hầu họng khiến cho giọng nói bị thay đổi. Cần phát hiện sớm để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm khác.
- Bệnh tuyến giáp: Suy tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,… các vấn đề ở tuyến giáp là nguyên nhân khiến cho bệnh nhân bị khàn tiếng, tuy nhiên không gây đau họng. Các khối u bất thường hình thành dẫn đến viêm nhiễm sưng to và làm tổn thương dây thanh quản. Từ đó giọng nói của người bệnh bị thay đổi. Do đó khi gặp phải dấu hiệu này bạn cần kiểm tra, thăm khám để xác định bệnh lý đang gặp phải và kịp thời chữa trị để phòng tránh rủi ro.
- Trào ngược dạ dày thực quản: Ảnh hưởng của trào ngược dạ dày thực quản khiến viêm nhiễm dây thanh quản dẫn đến tình trạng khàn tiếng bất thường. Tuy nhiên thông thường nhiều người còn kèm theo tình trạng đau rát cổ họng do axit làm bào mòn niêm mạc hầu họng. Thế nhưng trong đó cũng có nhiều người không bị đau, thường là giai đoạn đầu phát bệnh. Kèm theo tình trạng trào ngược bạn còn gặp phải một số biểu hiện như ợ chua, ợ hơi,…
- U nang, polyp dây thanh âm: Khàn tiếng nhưng không đau họng có thể là triệu chứng u nang hoặc xuất hiện polyp trên dây thanh quản. Thường xảy ra ở người phải thường xuyên sử dụng giọng nói, vùng hầu họng dễ bị tác động, tổn thương.
- Bệnh lý liên quan đến hệ thần kinh: Một số bệnh lý thần kinh có thể ảnh hưởng đến giọng nói của bạn như bệnh đa xơ cứng, parkinson,… Những bệnh này tác động lên dây thanh quản khiến giọng khàn, thậm chí là mất giọng đột ngột.
Cần sớm phát hiện các bệnh lý đang gặp phải để kịp thời điều trị, tránh biến chứng. Nhất là đối với các bệnh lý ung thư có mức độ nguy hiểm cao, nếu không điều trị có thể đe dọa tính mạng của người bệnh.
Các cách chữa khàn tiếng nhưng không đau họng hiệu quả
Khàn tiếng nhưng không đau họng là tình trạng thường gặp hiện nay. Tùy vào nguyên nhân gây bệnh để lựa chọn hướng khắc phục phù hợp. Tham khảo:
Sử dụng thuốc theo hướng dẫn
Nhằm xác định nguyên nhân và có biện pháp chữa trị kịp thời tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ để thăm khám sớm. Dựa vào tình trạng của người bệnh bác sĩ sẽ chỉ định phác đồ điều trị phù hợp. Trường hợp khàn tiếng nhưng không đau họng do các tác động vật lý bên ngoài có thể khắc phục thông qua các biện pháp chăm sóc tại nhà.
Tuy nhiên, trường hợp khàn tiếng do bệnh lý cần phải sử dụng thuốc hoặc các biện pháp can thiệp chuyên sâu để loại bỏ tác nhân gây hại, phòng tránh biến chứng cho người bệnh. Dựa vào đặc thù của bệnh mà thuốc sẽ được chỉ định phù hợp, một số loại như:
- Thuốc điều trị trào ngược dạ dày thực quản.
- Thuốc chữa suy tuyến giáp.
- Thuốc khống chế khối u, phẫu thuật cắt bỏ khối u trong trường hợp suy tuyến giáp.
- Một số biện pháp chữa trị ung thư.
Ở mức độ nhẹ, một số thuốc kháng sinh diệt khuẩn và các dạng kẹo ngậm được kết hợp sử dụng giúp người bệnh cải thiện giọng nói và khống chế sự lây lan của hại khuẩn bên trong đường hô hấp. Người bệnh cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh việc dùng thuốc bừa bãi để giảm nguy cơ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn.
Biện pháp chăm sóc tại nhà
Kết hợp với sử dụng thuốc, để bệnh sớm phục hồi, cải thiện giọng nói bạn nên chú ý đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tại nhà từ chế độ ăn uống đến sinh hoạt. Một số lưu ý dành cho bạn đọc:
- Súc miệng bằng nước muối thường xuyên giúp loại bỏ hại khuẩn bên trong khoang miệng, hầu họng phòng tránh viêm nhiễm gây sưng viêm làm khàn tiếng.
- Hạn chế ăn những thực phẩm lạnh, đồ ăn chế biến sẵn nhiều dầu mỡ, tránh ăn đồ ăn cay nóng.
- Ưu tiên thực phẩm tốt cho tình trạng sức khỏe nhưng những loại có tính mát, giúp làm dịu khó chịu ở cổ họng.
- Xây dựng chế độ ăn uống phù hợp, nên ăn chín uống sôi, dùng nước ấm uống giúp tiêu đờm, giảm khàn tiếng.
- Có thể kết hợp một số mẹo chữa dân gian giúp làm giảm cảm giác khó chịu ở cổ họng như dùng mật ong ấm, nước chanh gừng mật ong, nước nha đam nấu đường phèn,…
- Tránh hút thuốc lá, uống rượu bia, đồ uống có cồn hoặc chất kích thích có hại cho sức khỏe trong quá trình điều trị.
- Khi thời tiết thay đổi, đặc biệt là chuyển lạnh nên giữ ấm cho cơ thể, vùng họng.
- Sắp xếp thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, giữ tinh thần thoải mái. Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng, sức khỏe, đẩy nhanh quá trình điều trị bệnh.
Trên đây là những thông tin về tình trạng khàn tiếng nhưng không đau họng, bạn đọc có thể tham khảo. Nếu hiện tượng bất thường này kéo dài không khỏi mặc dù đã áp dụng các biện pháp khắc phục, bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị càng sớm càng tốt.
Xem Thêm:
- Đau Họng Khi Ngủ Dậy: Nguyên Nhân, Cách Xử Lý và Phòng Tránh
- Nuốt Nước Bọt Đau Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đơn Giản
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!