Nuốt Nước Bọt Đau Họng: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Đơn Giản

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Nuốt nước bọt đau họng là tình trạng thường gặp hiện nay, do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó có khả năng cơn đau họng là triệu chứng của bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm thực quản,… hoặc các chấn thương, nhiễm trùng tác động. Cần sớm nhận biết bất thường và điều trị khi cần thiết để giảm thiểu nguy cơ gặp các rủi ro không mong muốn.

Nuốt nước bọt đau họng là do nguyên nhân nào?

Tình trạng đau họng khi nuốt có thể xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Khi thực hiện động tác nuốt, các cơ siết ở cổ họng co bóp giúp thức ăn đưa xuống thực quản dễ dàng. Nếu không có thức ăn mà chỉ nuốt nước bọt, niêm mạc họng sẽ tiếp xúc trực tiếp và cọ sát lên nhau. Trường hợp niêm mạc khỏe mạnh sẽ không có hiện tượng gì bất thường xảy ra.

Nuốt nước bọt đau họng là do nguyên nhân nào?
Nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng trạng nuốt nước bọt đau họng

Tuy nhiên, nếu có hiện tượng viêm, loét hoặc xuất hiện vật cản tại vị trí này, thông qua việc co thắt và chà xát sẽ làm cơn đau khởi phát, thậm chí xu hướng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn. Theo đó, tình trạng tổn thương khiến niêm mạc họng sung huyết và khá nhạy cảm, các đầu mút thần kinh bị kích ứng phát sinh cảm giác đau rát.

Để có biện pháp xử lý hiệu quả trước hết cần xác định nguyên nhân gây đau. Hiện tượng nuốt nước bọt đau họng có thể xảy ra với bất kỳ đối tượng nào. Trường hợp nhẹ cơn đau sẽ tự thuyên giảm theo một thời gian mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu cơn đau kèm theo các triệu chứng như sốt, khó nuốt, khó thở, đau nhói bên tai,… cần tìm hiễu rõ nguyên nhân và chữa trị sớm.

Dưới đây là một số yếu tố nguy cơ chính làm khởi phát cơn đau rát, bạn đọc có thể tham khảo:

Nhiễm virus, vi khuẩn

Nhiễm virus, vi khuẩn tại đường hô hấp gây ra các bệnh lý như viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản,… Bên cạnh cơn đau rát cổ họng khi ăn, khi nuốt nước bọt, các bệnh này còn kèm theo một số biểu hiện khác như sốt, ho, sổ mũi, hắt hơi, nhức đầu, buồn nôn,…

Tùy mức độ viêm nhiễm mà người bệnh sẽ gặp các triệu chứng nặng hay nhẹ. Để phòng tránh các nguy cơ không mong muốn, tốt hơn hết khi thấy triệu chứng nuốt nước bọt đau họng kéo dài, bên cạnh còn kèm theo các dấu hiệu bất thường khác bạn nên đến gặp bác sĩ thăm khám và điều trị.

Viêm nắp thanh quản

Nắp thanh quản hay còn gọi là thanh thiệt, có nhiệm vụ đóng kín phần miệng thanh quản để khi thức ăn di chuyển xuống dạ dày không bị lọt vào đường thở. Theo đó, bộ phận này sẽ đóng lại khi cơ thể thực hiện hoạt động nuốt. Ở trạng thái bình thường, hoạt động nuốt sẽ không gây ra bất kỳ cảm giác đau rát nào.

Tuy nhiên, trường hợp nắp thanh quản bị viêm nhiễm, có vết loét hoặc phù nề, việc nuốt thức ăn, nước uống hoặc thậm chí chỉ là nước bọt cũng gây ra cảm giác đau rát khó chịu. Nguyên nhân là do sự chà sát trực tiếp và co bóp của họng khi nuốt tác động. Cần sớm phát hiện và điều trị, bởi nếu tổn thương tại nắp thanh quản kéo dài có thể gây phù nề lan rộng làm bít tắc đường thở, gây nuốt sặc,…

Nuốt nước bọt đau họng là do nguyên nhân nào?
Viêm nắp thanh quản là một trong những nguyên nhân gây cảm giác đau khi nuốt

Các biểu hiện khi viêm nắp thanh quản bạn cần theo dõi như tình trạng đau khi nuốt, sốt cao, chảy nước dãi nhiều, thường có xu hướng nghiêng về phía trước khi ngồi,… Chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ và điều trị sớm, phòng tránh các rủi ro không mong muốn.

Nhiễm trùng nấm men

Nhiễm trùng nấm men cũng là một trong những nguyên nhân khiến bạn nuốt nước bọt đau họng. Nấm men phát triển ồ ạt bên trong miệng, họng và hạ hậu khiến cho các cơ quan này bị tổn thương, viêm loét, kéo theo đó là hiện tượng đau rát khó chịu khi nuốt thức ăn hoặc thậm chí chỉ nuốt nước bọt.

Hiện tượng này thường gặp ở người có hệ miễn dịch suy yếu, người bị suy dinh dưỡng, mắc bệnh tiểu đường hoặc dùng kháng sinh điều trị bệnh kéo dài, phải thực hiện hóa trị,… Trong các loại nấm men có thể tấn công đường hô hấp, có nấm candida. Đây được xem là tác nhân chính gây nên tình trạng đau rát khó chịu ở cổ họng.

Người bệnh khi bị nhiễm trùng nấm men còn kèm theo một số triệu chứng như giảm hoặc mất hoàn toàn vị giác, đốm trắng, mảng màu trắng xuất hiện tại các vị trí như phía sau họng, trên mặt lưỡi, màng hầu khẩu cái hoặc mặt trong của má, khóe miệng bị ửng đỏ bất thường.

Viêm thực quản

Nuốt nước bọt đau họng cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang bị viêm thực quản, hay nói cách khác viêm thực quản có thể là nguyên nhân gây đau khi nuốt nước bọt hoặc thức ăn, nước uống. Bệnh có thể khởi phát do nhiều yếu tố tác động, trong đó điển hình nhất là tình trạng trào ngược dạ dày diễn ra thường xuyên khiến thực quản bị tổn thương, viêm loét.

Bên cạnh đó, một số trường hợp người bệnh ăn thức ăn quá nóng cũng khiến thực quản bị sung viêm do bỏng nhiệt. Đồng thời, cũng có thể phát sinh từ tình trạng bỏng do dùng hóa chất, tác dụng phụ trong quá trình sử dụng thuốc hoặc do dị ứng,… Không chỉ gây đau khi nuốt, lúc này người bệnh viêm thực quản thường kèm theo tình trạng ợ nóng, ợ chua, đau rát sau xương ức, trào ngược, khàn giọng,…

Tổn thương cổ họng do ăn uống

Tình trạng tổn thương cổ họng do ăn uống khiến hoạt động nuốt thức ăn, nước bọt gây cảm giác đau không phổ biến. Tuy nhiên bạn cũng không nên bỏ qua nguyên nhân này. Một số trường hợp gây tổn thương cổ họng như ăn thức ăn quá cay, quá nóng, uống rượu mạnh, uống nhầm hóa chất, mắc xương cá, mảnh cứng của thức ăn,…

Nuốt nước bọt đau họng là do nguyên nhân nào?
Một số trường hợp bị tổn thương cổ họng do ăn uống

Trường hợp bị hóc dị vật gây đau, thông qua mức độ đau, vị trí đau, bác sĩ sẽ xác định được khu vực tìm kím và loại bỏ dị vật. Các vết trầy xước, tổn thương bên trong sau khi lấy dị vật ra ngoài có thể vẫn gây đau rát, tuy nhiên thường tình trạng này sẽ dần tự khỏi. Nếu không loại bỏ, dị vật găm vào thịt sẽ gây ra cơn đau đớn khó chịu, nhất là khi nuốt, ăn đồ ăn cứng,…

Mức độ nguy hiểm phụ thuộc vào độ dài, độ cứng, kích thước và độ sắc bén của dị vật. Đã có không ít trường hợp người hóc dị vật không kịp thời xử lý gây thủng ruột, thủng thực quản dẫn đến áp xe trung thất. Tình trạng nguy hiểm có thể làm thủng quai động mạch chủ, người bệnh có nguy cơ tử vong tại chỗ.

Nguyên nhân khác

Bên cạnh các bệnh lý kể trên, tình trạng nuốt nước bọt đau họng có thể xảy ra do các nguyên nhân như:

  • Dị ứng.
  • Viêm xoang mãn tính làm nước mũi sau chảy xuống họng gây viêm nhiễm, đau rát.
  • Nghẹt mũi khiến người bệnh phải thở bằng miệng gây khô họng, dẫn đến tình trạng nuốt có cảm giác đau.
  • Do nói hoặc hét liên tục trong thời gian dài.
  • Bị nhiệt miệng, họng.
  • Môi trường ô nhiễm, thời tiết hanh khô, có khói thuốc lá hoặc các hóa chất độc hại.
  • Một số trường hợp phẫu thuật cắt amidan, chữa ngáy, đặt nội khí quản,… gây đau.

Nguy hiểm hơn, cơn đau có thể là dấu hiệu cảnh báo ung thư, chẳng hạn như ung thư amidan, thực quản, hạ họng, thanh quản,… Ngoài triệu chứng nuốt đau, người bệnh lúc này còn kèm theo nhiều dấu hiệu bất thường khác như khó nuốt, khó nói, thở khò khè, ho ra đờm lẫn máu, nổi u hạch ở cổ.

Nuốt nước bọt đau họng có nguy hiểm không? Có phải ung thư?

Nuốt nước bọt đau họng khiến người bệnh khó chịu, bức bối. Không những vậy, cơn đau còn có xu hướng nghiêm trọng hơn khi nuốt thức ăn, nước uống. Tuy nhiên nếu tình trạng này chỉ diễn ra trong thời gian ngắn và tự khỏi sẽ không quá nguy hiểm. Trường hợp cơn đau xuất hiện thường xuyên, tái phát nhiều lần không rõ nguyên do cần chủ động đến gặp bác sĩ.

Nuốt nước bọt đau họng có nguy hiểm không? Có phải ung thư?
Nuốt nước bọt đau họng có nguy hiểm không? Có phải ung thư?

Để phòng tránh các chứng bệnh nguy hiểm, làm tổn thương cổ họng, đường hô hấp nghiêm trọng hơn, bạn nên đến bệnh viện thăm khám. Đặc biệt là trường hợp đau rát khi nuốt nước bọt kéo dài 1 tuần không khỏi mặc dù đã điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý hơn.

Việc cơn đau kéo dài khi nuốt không thể ngay lặp tức khẳng định là dấu hiệu của bệnh ung thư. Bởi, rất khó phân biệt triệu chứng của bệnh ung thư vòm họng với các bệnh lý thông thường khác, bác sĩ cần phải thực hiện các xét nghiệm, kiểm tra tương ứng để đưa ra chẩn đoán cuối cùng.

Tuy nhiên so với triệu chứng đau họng thông thường, ung thư thường phát sinh thêm một số triệu chứng bất thường khác như:

  • Cân nặng sụt giảm bất thường không rõ nguyên nhân.
  • Giọng nói trở nên khàn đặc, không phát âm được bình thường, rõ ràng.
  • Khối u, vết loét không thể lành xuất hiện trong cổ họng.

Ung thư vòm họng nói riêng và các dạng ung thư nói chung khác thường có triệu chứng không rõ ràng, khó phát hiện ngay từ giai đoạn đầu vì nhiều người nhầm lẫn với các bệnh lý thông thường khác. Do đó, tốt hơn hết người bệnh nên chủ động thăm khám bác sĩ để kịp thời phát hiện và xử lý sớm.

Cách chữa nuốt nước bọt đau họng hiệu quả

Có nhiều phương pháp điều trị tình trạng nuốt nước bọt đau họng. Người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định dùng thuốc Tây, hoặc sử dụng thuốc Đông y, mẹo chữa tại nhà. Dưới đây là các hướng điều trị phổ biến:

Dùng thuốc Tây y

Tùy vào mức độ tổn thương và nguyên nhân gây đau, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc phù hợp cho người bệnh. Thông thường, để kiểm soát cơn đau, ức chế viêm nhiễm và hoạt động của vi khuẩn, virus trong cổ họng, bác sĩ sẽ cho người bệnh dùng thuốc kháng sinh, kháng viêm. Một số loại như:

Cách chữa nuốt nước bọt đau họng hiệu quả
Dựa vào mức độ và tình trạng sức khỏe bác sĩ sẽ chỉ định thuốc điều trị phù hợp cho người bệnh
  • Thuốc kháng sinh: Thuốc đường uống như amoxicillin, clarithromycin, penicillin, erythromycin,… Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể sử dụng dạng kháng sinh đường tiêm tĩnh mạch để giảm nhanh cơn đau, kháng viêm tại vùng bị đau. Bên cạnh đó có thể kết hợp thêm một số kháng sinh dạng kẹo ngậm, dạng xịt, siro uống để giảm đau tại chỗ.
  • Thuốc chống viêm, dị ứng: Có thể dùng loại thuốc chống viêm chứa cortocoid để ngăn chặn nguy cơ viêm nhiễm phát triển, giúp giảm đau họng hiệu quả. Bên cạnh đó bác sĩ cùng có thể kê toa thuốc thuộc nhóm kháng histamin trong trường hợp người bệnh bị dị ứng.
  • Thuốc làm long đờm: Nếu người bệnh kèm theo ho khan, ho có đờm, bác sĩ sẽ kê toa thêm thuốc tiêu đờm, trị ho để giảm các triệu chứng khó chịu này.

Thuốc tân dược có hiệu lực mạnh, tác dụng nhanh giúp cải thiện cơn đau hầu họng hiệu quả. Tuy nhiên, khi dùng bạn nên hết sức thận trọng, bởi thuốc có khả năng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn trong thời gian sử dụng. Do đó, hãy tuân thủ tuyệt đối theo chỉ dẫn của bác sĩ, hạn chế tự mua và sử dụng thuốc khi chưa thăm khám xác định tình trạng sức khỏe.

Biện pháp tại nhà

Ngoài dùng thuốc, đối với trường hợp đau nhẹ có thể áp dụng các cách giảm đau tại nhà. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn đọc:

Cách chữa nuốt nước bọt đau họng hiệu quả
Mẹo chữa tại nhà cho trường hợp đau họng nhẹ
  • Dùng nước muối: Súc miệng bằng nước muối giúp kháng viêm, giảm đau cổ họng hiệu quả. Thông qua biện pháp này còn giúp vệ sinh răng miệng, loại bỏ hại khuẩn lưu trú có nguy cơ gây viêm nhiễm, bùng phát cơn đau rát khó chịu. Theo đó, mỗi ngày bạn chỉ cần dùng 1 muỗng cà phê muối cho vào nửa ly nước ấm để súc miệng mỗi ngày.
  • Ngậm tỏi: Tỏi không chỉ là nguyên liệu chế biến món ăn mà còn là vị thuốc tự nhiên mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Trong tỏi chứa nhiều hoạt chất có lợi cho sức khỏe, nhất là thành phần kháng sinh, chống viêm mạnh mẽ. Bạn có thể sử dụng tép tỏi sống cắt lát mỏng rồi ngậm trong khoảng 5 – 10 phút để giảm đau cổ họng.
  • Mật ong: Để khắc phục các vấn đề về đường hô hấp, hỗ trợ điều trị các bệnh lý gây đau rát cổ họng bạn có thể sử dụng mật ong. Mật ong chứa nhiều hoạt chất chống oxy hóa, diệt khuẩn hiệu quả. Khi có cảm giác đau rát khó chịu, bạn dùng mật ong pha với trà nóng uống giúp xoa dịu cơn đau. Muốn tăng thêm hiệu quả có thể thêm gừng, tắc hoặc một ít nước cốt chanh.

Ngoài các cách kể trên, còn rất nhiều mẹo chữa khác tại nhà bạn có thể áp dụng như dùng nghệ, lá trà xanh, nha đam,… Tuy nhiên mẹo dân gian chỉ thích hợp cho đối tượng bệnh nhẹ. Nếu viêm nhiễm nặng hoặc có dị vật ở cổ họng, bạn nên thăm khám để được bác sĩ hỗ trợ xử lý sớm.

Lời khuyên từ chuyên gia

Nuốt nước bọt đau họng là tình trạng thường gặp, do nhiều nguyên nhân gây ra. Cần sớm xác định nguyên nhân và có hướng can thiệp phù hợp để phòng tránh rủi ro gây ảnh hưởng sức khỏe, nhất là trường hợp mắc phải các bệnh lý về đường hô hấp. Dưới đây là một số lưu ý từ chuyên gia, giúp bạn giảm thiểu nguy cơ và sớm khắc phục tình trạng này:

Lời khuyên từ chuyên gia
Một số lưu ý trong quá trình điều trị nuốt nước bọt đau họng từ chuyên gia
  • Giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày giúp loại bỏ hại khuẩn, phòng tránh nguy cơ vi khuẩn, virus tiếp tục tác động gây viêm loét, đau rát cổ họng.
  • Hạn chế ăn những món cứng làm tổn thương niêm mạc họng. Trong thời gian điều trị ưu tiên ăn những món mềm, dễ nuốt.
  • Bổ sung cho cơ thể đầy đủ chất dinh dưỡng, nhất là các loại vitamin để tăng cường đề kháng cho cơ thể.
  • Tránh những món cay nóng, thức ăn chế biến sẵn, nhiều dầu mỡ,… Không nên uống rượu bia, các thức uống chứa chất kích thích, tránh xa khói thuốc lá.
  • Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài để bảo vệ đường hô hấp, nhất là ở nơi công cộng, nơi nhiều khói bụi, hóa chất độc hại.
  • Làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế căng thẳng kéo dài, nên ngủ đủ giấc và hạn chế thức khuya.
  • Tập luyện thể dục, thể thao phù hợp giúp cải thiện sức khỏe, tăng độ dẻo dai, nâng cao sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể.

Trên đây là những thông tin về tình trạng nuốt nước bọt đau họng, bạn đọc có thể tham khảo. Để phòng tránh các rủi ro cho sức khỏe, nếu cơn đau rát khó chịu kéo dài không khỏi bạn nên chủ động đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ điều trị sớm.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0974 026 239

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...