Nấm Âm Đạo Khi Mang Thai: Tìm Hiểu Các Cách Chữa Trị
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Nấm âm đạo khi mang thai là một trong những vấn đề tương đối thường gặp hiện nay và dễ làm chị em bị suy giảm sức khỏe, gây ra một số bất lợi cho quá trình thai nhi phát triển. Theo đó, thai phụ nên tìm hiểu các thông tin về bệnh lý này để có cách chăm sóc cơ thể phù hợp, hạn chế các ảnh hưởng tiêu cực một cách tốt nhất.
Bị nấm âm đạo khi mang thai
Nấm âm đạo khi mang thai thường xảy ra ở giai đoạn 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ, chiếm tỷ lệ khá đông hiện nay. Bệnh xảy ra khi môi trường pH trong âm đạo bị mất cân bằng, các nấm men gặp điều kiện kiềm hóa thích hợp sẽ phát triển mạnh mẽ và hình thành nên bệnh lý nấm.
Nữ giới khi mang thai rất dễ gặp phải tình trạng này bởi cơ thể ở đang trong giai đoạn nhạy cảm, xảy ra nhiều thay đổi về nội tiết tố. Theo đó, nấm candida là chủng nấm dễ bùng phát gây bệnh nhất trong số những loại nấm gây bệnh tại khu vực âm đạo.
Dấu hiệu khi phụ nữ mang thai bị nấm vùng kín
Bà bầu bị nấm vùng kín sẽ có các triệu chứng ngứa gáy rất khó chịu, đồng thời mức độ nặng hay nhẹ sẽ tùy thuộc vào từng người. Theo đó, các chị em nên để ý các dấu hiệu của cơ thể, nếu thấy sự khác thường ở vùng kín, cần sớm đến cơ sở y tế để kiểm tra chi tiết.
Dưới đây là những triệu chứng phổ biến nhất khi vùng kín bị nấm tấn công.
Mang thai bị nấm vùng kín giai đoạn 3 tháng đầu
Chị em nhiễm nấm có khi mang thai ở giai đoạn 3 tháng đầu thường sẽ có các triệu chứng liên quan tới khí hư và trạng thái đi tiểu, cụ thể những dấu hiệu như sau:
- Khí hư lúc này tiết ra khá nhiều, thường có màu sắc xanh, vàng hoặc đục, đồng thời có cả mùi hôi tanh rất khó chịu.
- Vùng kín luôn trong trạng thái ngứa ngáy đau rát và ngày càng tăng dần.
- Thai phụ lúc này còn bị tiểu rắt, tiểu buốt, đi tiểu khá nhiều lần trong ngày, âm đạo cũng ẩm ướt hơn bình thường. Ngoài ra, ở nhiều người còn thấy âm đạo chảy máu bất thường.
Triệu chứng của ba tháng giữa
Khi mẹ bầu bị nấm âm đạo ở giai đoạn 3 tháng giữa, các triệu chứng lúc này sẽ thể hiện rõ rệt hơn. Trong đó, cảm giác sưng đau ở vùng kín sẽ nặng hơn nhiều, đồng thời tình trạng tiểu rắt hoặc tiểu buốt đều trở nên nghiêm trọng. Ở giai đoạn 3 tháng giữa, các chị em còn thấy vùng âm đạo xuất hiện các lớp trắng giống như bã đậu bám khá chặt.
Dấu hiệu ở giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ
Ở giai đoạn 3 tháng cuối, rất nhiều chị em bị nấm âm đạo với các triệu chứng tăng nhanh rõ rệt và ngày càng diễn biến phức tạp hơn. Lúc này, sức khỏe của mẹ bầu bị ảnh hưởng đáng kể. Triệu chứng phổ biến nhất giúp các chị em nhận biết là:
- Huyết trắng ngày càng xuất hiện nhiều, tăng 2 đến 3 lần, đồng thời có dấu hiệu vón cục và biết dính.
- Âm đạo không chỉ bị ngứa ngáy mà còn sưng tấy, đỏ rát, chảy máu nhiều hơn .
- Chị em khi đi tiểu có cảm giác nóng rát, buốt và chảy máu.
- Đọc Thêm: TOP 10 Cách Chữa Nấm Âm Đạo Tại Nhà Được Nhiều Chị Em Áp Dụng
Nguyên nhân gây nấm âm đạo khi mang thai
Các chuyên gia cho biết, có rất nhiều nguyên nhân khác nhau tác động và gây ra nấm âm đạo, trong đó chủ yếu xuất phát từ một số nhân sau:
- Rối loạn nội tiết tố: Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai được nhận định là nguyên nhân chủ yếu gây ra nấm âm đạo khi mang thai. Lúc này, sự biến đổi đột ngột lượng estrogen khiến âm đạo bị kích thích tiết nhiều glycogen – một trong các tác nhân tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển nấm men.
- Do sự sinh trưởng của nấm men: Nấm Candida là tác nhân chính gây ra bệnh nấm âm đạo. Khi gặp điều kiện môi trường âm đạo thích hợp, nấm sẽ sinh sôi mạnh và phát triển thành viêm nhiễm.
- Do mất cân bằng độ pH âm đạo: Mang thai khiến cho độ pH âm đạo bị mất cân bằng, tạo nên môi trường kiềm hóa thay vì axit như bình thường. Đây chính là môi trường thuận lợi để các loại nấm men phát triển.
- Do tiết nhiều dịch âm đạo: Dịch âm đạo tiết ra nhiều quá mức khi mang thai khiến bộ phận này luôn trong tình trạng ẩm ướt. Nếu mẹ bầu không vệ sinh sạch sẽ, kỹ lưỡng sẽ dễ khiến nấm sinh sôi phát triển số lượng lớn gâychứng nấm âm đạo khó chịu.
- Một số nguyên nhân khác:
- Việc lạm dụng nhiều thuốc các loại thuốc kháng sinh chứa steroid hoặc dùng thuốc tránh thai trong thời gian dài cũng làm tăng nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.
- Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, thường xuyên ăn ngọt cũng dễ gây nhiễm nấm và nhiều bệnh lý phụ khoa khác.
- Mẹ bầu suy giảm hệ miễn dịch tạo điều kiện cho nấm âm đạo phát triển, lây lan rộng và viêm nhiễm.
Bệnh nấm âm đạo khi mang thai ảnh hưởng ra sao đến mẹ và bé?
Hầu hết các trường hợp nấm âm đạo khi mang thai đều không gây nguy hiểm quá mức đến sức khỏe của mẹ và bé nếu được điều trị và chăm sóc đúng cách. Ngược lại, nếu mẹ bầu chủ quan lơ là không thực hiện các biện pháp điều trị tích cực có thể gây nhiều ảnh hưởng và biến chứng nguy hiểm như:
Đối với mẹ bầu:
- Việc bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai khiến mẹ bầu luôn trong tình trạng ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt, mệt mỏi…
- Thậm chí một vài trường hợp viêm nhiễm nấm âm đạo nghiêm trọng còn là tiền đề khởi phát một số bệnh lý nguy hiểm như: viêm tử cung, viêm cổ tử cung, viêm buồng trứng, nặng nhất có thể là ung thư cổ tử cung…
- Gây khó khăn cho quá trình chuyển dạ và sinh nở.
Đối với thai nhi:
- Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai có thể khiến trẻ dễ bị sinh non do nấm âm đạo phát triển nhanh chóng gây viêm màng ối.
- Thai nhi chậm phát triển do nấm âm đạo làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Một số trường hợp mẹ sử dụng thuốc trị nấm sai cách cũng gây nhiều những ảnh hưởng khó lường cho sự phát triển của thai nhi.
- Việc điều trị nấm âm đạo không dứt điểm cho đến lúc chuyển dạ sinh con qua ngả âm đạo dễ khiến trẻ mắc một số bệnh lý về da liễu, đường hô hấp, tiêu hóa do tiếp xúc với nấm, gây ra các triệu chứng như nấm mắt, nấm da…
- Đọc Ngay: Thuốc Clotrimazole Trị Nấm Âm Đạo và Thông Tin Cần Biết
Phương pháp điều trị nấm âm đạo khi mang thai an toàn và hiệu quả
Nhiễm nấm âm đạo thông thường có thể kiểm soát nhanh với nhiều biện pháp khác nhau. Tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai nhiễm nấm âm đạo thì việc điều trị trở nên phức tạp hơn do liên quan đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Tùy theo mức độ nhiễm nấm âm đạo nặng hay nhẹ mà bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ áp dụng phương pháp điều trị thích hợp.
Một số biện pháp điều trị thông dụng dành cho phụ nữ mang thai bị nấm âm đạo:
1. Điều trị bằng thuốc Tây giúp kiểm soát viêm nhiễm
Phụ nữ mang thai tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc Tây dù để trị bất kỳ bệnh lý gì khi chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Đối với tình trạng nấm âm đạo khi mang thai cũng tương tự như vậy, mẹ bầu hoàn toàn không được sử dụng thuốc dạng viên uống. Vì nhóm thuốc này có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan, thận và sự phát triển nói chung của thai nhi.
Loại thuốc Tây được chỉ định sử dụng để chữa nấm âm đạo khi mang thai là dạng thuốc đặt âm đạo và thuốc dạng bôi. Hiện nay, có nhiều loại thuốc chữa nấm âm đạo khác nhau, tuy nhiên đối với phụ nữ mang thai chỉ nên sử dụng 2 loại chính sau đây:
Thuốc đặt âm đạo Poligynax
- Poligynax là loại thuốc được kê đơn khá phổ biến cho phụ nữ mang thai do đặc tính an toàn cao và đem lại hiệu quả nhanh chóng.
- Trong thuốc này có chứa thành phần Polymyxin sulfate, Neomycin sulfate, kết hợp hoạt chất kháng nấm Nystatin.
- Liều dùng cơ bản của Poligynax là 1 viên/ ngày, đặt vào mỗi buổi tối và thực hiện liên tục trong vòng 12 ngày.
Thuốc đặt âm đạo Canesten 500mg
- Đây cũng là một trong những loại thuốc thường được kê đơn phổ biến cho phụ nữ mang thai bị nhiễm nấm âm đạo.
- Thành phần chính của thuốc là Clotrimazole hàm lượng 500mg.
- Liều dùng đặt 1 viên duy nhất/ lần vào trong âm đạo.
Ngoài hai loại thuốc dạng viên đặt âm đạo vừa kể trên, mẹ bầu cũng có thể sử dụng thuốc chữa nấm âm đạo dạng bôi. Loại thuốc phổ biến là Cristan 100mg với các đặc điểm sau đây:
- Thành phần chính của thuốc Cristan 100mg là Clotrimazole 100mg có khả năng chống nấm, phát hiện tiêu diệt và ức chế sự phát triển của nấm Candida.
- Để sử dụng loại thuốc dạng kem bôi, trước tiên mẹ bầu cần vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ trước, tiếp theo lau khô rồi bôi thuốc lên bề mặt âm đạo đang bị nhiễm nấm. Lưu ý không bôi thuốc vào sâu trong âm đạo.
- Thực hiện bôi thuốc đều đặn hằng ngày, kiên trì bôi trong vòng 7 – 10 ngày liên tục để đạt hiệu quả tốt nhất.
Lưu ý:
- Dù sử dụng dạng thuốc bôi hay thuốc đặt âm đạo mẹ bầu cũng cần tuân thủ tuyệt đối hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý mua thuốc và sử dụng tại nhà vì điều này rất dễ gây biến chứng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
- Sau khi trị khỏi nấm âm đạo, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc sử dụng loại thuốc phòng ngừa tái phát hiệu quả.
- Tìm Hiểu Thêm: Thuốc Đặt Phụ Khoa Neo-Tergynan Trị Viêm Nấm Âm Đạo & Lưu Ý
2. Kết hợp các biện pháp cải thiện triệu chứng tại nhà
Để việc chữa trị nấm âm đạo khi mang thai hiệu quả, bên cạnh việc dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ, mẹ bầu cũng cần chủ động thực hiện các biện pháp làm giảm tình trạng nhiễm nấm tại nhà bằng các biện pháp đơn giản sau đây:
- Vệ sinh vùng kín bằng nước muối
Nước muối sinh lý 0.9% hoặc nước muối pha loãng có tác dụng sát khuẩn, tiêu viêm và tiêu diệt các loại nấm men trong âm đạo. Ưu điểm của biện pháp này là đem lại hiệu quả cao mà lại vô cùng an toàn cho sức khỏe.
Lưu ý: chỉ dùng nước muối rửa bên ngoài âm đạo, không được thụt rửa quá sâu để tránh gây tổn thương vùng kín. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên hạn chế cách này vì nước muối rất dễ gây khô rát âm đạo, tốt nhất chỉ nên thực hiện với tần suất vừa phải 1 lần/ ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng lá trà xanh
Trong lá trà xanh vốn có đặc tính kháng viêm, chống khuẩn tự nhiên nhờ hàm lượng cao chất chống oxy hóa. Chính vì vậy, đây là sự lựa chọn phù hợp để điều trị nấm âm đạo khi mang thai. Đun sôi lá trà tươi để thu lấy phần nước để rửa vùng kín sẽ giúp làm dịu cảm giác đau rát, ngứa ngáy. Nên thực hiện cách này mỗi ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Dùng rau thìa là
Trong rau thìa là có chứa hàm lượng cao chất kháng nấm tự nhiên nên việc tận dụng loại thảo dược này để chữa nấm âm đạo là điều dễ hiểu. Mẹ bầu dùng lá thìa là đã rửa sạch, giã nhuyễn vắt lấy nước cốt hoặc đun sôi lấy nước rửa vùng kín đều đặn hằng ngày để tăng khả năng cải thiện tình trạng viêm nhiễm.
- Dùng lá ngải cứu
Lá ngải cứu có tác dụng kháng viêm, chống khuẩn, loại bỏ tác nhân viêm nhiễm và giảm đau rát khó chịu vùng âm đạo. Cách thực hiện cũng rất đơn giản, đun sôi lá ngải cứu cùng lượng nước vừa phải, đổ ra chậu và mang đi xông vùng kín. Khi nước nguội thì dùng để rửa vùng kín. Thực hiện liên tục trong vòng 5 ngày, mỗi ngày 2 lần.
Lưu ý:
- Trên đây là các mẹo chữa nấm âm đạo khi mang thai đơn giản, có thể thực hiện ngay tại nhà. Mặc dù được đánh giá cao về mức độ lành tính, an toàn nhưng các biện pháp tại nhà chỉ mang tính hỗ trợ điều trị, làm giảm triệu chứng chứ không chữa khỏi bệnh tận gốc.
- Bên cạnh đó, các mẹo này thường mất khá nhiều thời gian mới phát huy công dụng. Do đó người bệnh cần kiên trì áp dụng trong thời gian dài cho đến khi đạt được hiệu quả rõ rệt.
- Xem Ngay: Cách Trị Nấm Âm Đạo Bằng Lá Trầu Không Đơn Giản Tại Nhà
3. Chữa nấm âm đạo khi mang thai bằng bài thuốc Đông y
Phương pháp chữa bệnh nhiễm nấm âm đạo theo Đông y không còn quá xa lạ với nhiều người. Sở hữu những ưu điểm tuyệt vời như an toàn, lành tính nhờ sử dụng dược liệu tự nhiên, phù hợp với mọi đối tượng, trong đó có cả phụ nữ mang thai. Không chỉ đem lại hiệu quả trị bệnh, các bài thuốc Đông y còn giúp bồi bổ sức khỏe, nâng cao hệ miễn dịch chống lại các bệnh về nấm phụ khoa.
Bài thuốc dạng rửa, xông
- Bài thuốc 1: Kết hợp lá khổ sâm, lá trầu không và lá kinh giới nấu sôi lấy nước để xông và vệ sinh vùng kín bị nấm âm đạo. Lưu ý đối với những mẹ bầu bị táo bón, suy nhược cơ thể không nên dùng vị thuốc khổ sâm.
- Bài thuốc 2: Chuẩn bị khổ sâm và xà sàng tử mỗi vị 30g, 20g long đởm thảo, thổ cẩn bì, địa phu tử, bách bộ sống, hoàng bách mỗi vị 15g. Sắc hết các dược liệu cùng 2 – 3 lít nước trong vòng 40 phút. Lọc lấy phần nước, bỏ bã, đợi cho nước nguội bớt thì dùng để rửa âm đạo. Kiên trì thực hiện 1 lần trước khi đi ngủ để đem lại hiệu quả cao.
- Bài thuốc 3: Chuẩn bị đinh hương 12g, đại hoàng và hoắc hương mỗi vị 30g, long đởm thảo 20g, hoàng liên, bạc hà và phèn chua mỗi vị 15g cùng 1g băng phiến. Sắc hỗn hợp dược liệu này trên lửa nhỏ trong vòng 30 phút, đổ nước ra chậu, đợi cho nguội bớt rồi tiến hành ngâm rửa âm đạo. Thực hiện liên tục trong vòng 12 ngày để đạt hiệu quả tốt nhất.
Bài thuốc dạng uống
- Trinh nữ hoàng cung chữa nấm âm đạo: Chuẩn bị lá trinh nữ hoàng cung và hạ khô thảo mỗi thứ 20g, 12g rễ cỏ xước, 8g hoàng cầm và 6g cam thảo dây. Sắc uống mỗi ngày một thang, chia nước thuốc làm 3 lần uống hết trong ngày.
- Ích mẫu chữa nấm âm đạo: Chuẩn bị 12g ích mẫu, 6g cam thảo dây cùng huyết giác, lá sen tươi, lá trinh nữ hoàng cung và ngải cứu tươi mỗi vị 20g. Sắc mỗi ngày một thang lấy nước thuốc uống 2 – 3 lần/ ngày.
Lưu ý: Khi sử dụng các dược liệu Đông y chữa viêm âm đạo cho phụ nữ mang thai cần chú ý chọn mua dược liệu chất lượng, tránh dược liệu ẩm mốc, không rõ nguồn gốc để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
- Xem Thêm: Cây Trinh Nữ Hoàng Cung Chữa Bệnh Phụ Khoa (Viêm, Nấm Âm Đạo)
Phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai bằng cách nào?
Nấm âm đạo là bệnh lý phụ khoa dễ tái đi tái lại, đặc biệt trong suốt thai kỳ. Vì vậy, mẹ bầu cần chú ý thực hiện một số biện pháp chăm sóc, phòng ngừa ngay từ sớm để giảm nguy cơ mắc bệnh:
- Giữ vệ sinh vùng kín hằng ngày bằng nước sạch và dung dịch vệ sinh phụ nữ có nồng độ pH phù hợp. Nên tham khảo ý kiến của chuyên gia để được tư vấn loại dung dịch vệ sinh an toàn với phụ nữ mang thai.
- Trong thai kỳ, tuyệt đối không sử dụng các loại xà phòng, chất tẩy rửa mạnh, có chứa cồn để vệ sinh vùng kín để tránh gây mất cân bằng nồng độ pH, dễ phát sinh nấm âm đạo.
- Chọn lựa đồ lót rộng rãi, chất liệu vải thấm hút mồ hôi, thoáng mát, thay quần lót 2 – 3 lần/ ngày để đem lại sự thoải mái trong thai kỳ cũng như ngăn ngừa sự phát triển của nấm men âm đạo.
- Vệ sinh sạch sẽ vùng kín sau mỗi lần đi tiểu tiện hoặc đại tiện bằng khăn giấy mềm, rửa sạch lại với nước rồi dùng khăn bông thấm khô từ trước ra sau.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho thai kỳ, ăn nhiều rau xanh, hoa quả tươi, uống nhiều nước đặc biệt là ăn nhiều sữa chua lên men tự nhiên vì chứa nhiều vi sinh cung cấp chất kháng viêm tự nhiên cho cơ thể. Ngoài ra, ưu tiên ăn nhiều tỏi trong các bữa ăn hằng ngày để phòng ngừa nấm âm đạo khi mang thai.
- Hạn chế ăn các loại thực phẩm ngọt, ăn đường để tránh tăng độ nóng ẩm ở vùng kín, ngăn ngừa nguy cơ nhiễm nấm âm đạo.
- Không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn bị nấm âm đạo khi mang thai.
- Không được áp dụng các biện pháp điều trị dân gian không an toàn khi chưa được kiểm chứng.
- Không nên tắm bồn hoặc sử dụng vòi nước xịt sâu vào bên trong âm đạo để tránh gây tổn thương, dẫn đến viêm nhiễm nấm âm đạo.
- Thường xuyên vận động, tập thể dục thể thao, ngủ đủ giấc, giữ tinh thần thoải mái, tránh stress kéo dài để làm giảm nguy cơ viêm nhiễm hoặc nấm âm đạo khi mang thai.
Nhiễm nấm âm đạo khi mang thai là tình trạng gây ảnh hưởng nhiều tới sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi. Do đó bệnh nhân không được chủ quan, cần phải sớm tới bệnh viện để thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị theo chia sẻ từ các bác sĩ. Tuyệt đối không tự mua thuốc về chữa tại nhà để tránh nguy cơ xảy ra tác dụng phụ và biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển của em bé.
- Tham Khảo Thêm: Nấm Âm Đạo Tái Phát Nguyên Nhân và Cách Trị Tận Gốc Nấm Vùng Kín
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!