Đang Mắc Bệnh Suy Thận Có Ăn Được Sữa Chua Không?
Theo dõi Viện y dược dân tộc trênBài viết được tư vấn chuyên môn bởi
Sữa chua là một loại thực phẩm phổ biến, giàu dinh dưỡng và rất có lợi cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề bệnh nhân bị suy thận có ăn được sữa chua không. Nếu bạn cũng đang quan tâm về điều này có thể xem thêm nội dung trong bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết hơn.
Giá trị dinh dưỡng có trong sữa chua
Sữa chua là một nguồn cung cấp dinh dưỡng phong phú, mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Việc ăn sữa chua đều đặn hàng ngày có thể bổ sung cho cơ thể những thành phần dưỡng chất thiết yếu như:
- Protein: Sữa chua có chứa lượng protein đáng kể, giúp cung cấp năng lượng và hỗ trợ sự phát triển, sửa chữa cơ bắp.
- Canxi tự nhiên: Canxi là một khoáng chất quan trọng cho sức khỏe xương và răng. Thực phẩm này giúp cung cấp nguồn canxi tự nhiên, giúp duy trì cân bằng canxi trong cơ thể.
- Kali: Kali là một loại khoáng chất cần thiết cho sự hoạt động của cơ bắp và thần kinh. Sữa chua cung cấp một lượng nhất định kali trong chế độ ăn uống hàng ngày.
- Phốt-pho: Sự kết hợp giữa canxi và phốt-pho từ sữa chua giúp củng cố hệ thống xương và răng một cách tối ưu hơn.
- Vitamin: Sữa chua cung cấp một số loại vitamin như vitamin D, vitamin B12 và riboflavin (vitamin B2) cần thiết cho sức khỏe tổng thể cũng như các chức năng của cơ thể.
- Probiotics: Hàm lượng vi khuẩn có lợi từ sữa chua sẽ hỗ trợ hệ thống tiêu hóa và cải thiện sức khỏe của đường ruột.
- Chắc béo: Mặc dù sữa chua có thể chứa một lượng chất béo nhất định, nhưng thường là các loại chất béo có lợi như axit béo omega-3 và omega-6.
- Chất xơ: Một số loại sữa chua cung cấp chất xơ, giúp hỗ trợ chức năng tiêu hóa và duy trì sự cảm thấy no lâu hơn.
Sữa chua là một nguồn dinh dưỡng quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Chúng giúp cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho sức khỏe tổng thể và hỗ trợ các chức năng của cơ thể. Tuy nhiên, các bạn lưu ý chọn loại sữa chua ít đường và không chứa các chất phụ gia không cần thiết để tối ưu hóa lợi ích dinh dưỡng.
Người bị suy thận có ăn được sữa chua không?
Suy thận là tình trạng chức năng thận bị giảm nghiêm trọng gây ảnh hưởng tới hoạt động đào thải độc tố, thanh lọc cơ thể. Từ đó gây ra các biến chứng nguy hiểm, thậm chí là tử vong nếu không được điều trị kịp thời, đúng cách.
Để điều trị bệnh, ngoài việc sử dụng thuốc và áp dụng các phương pháp chuyên biệt, người bệnh cũng cần quan tâm tới chế độ ăn uống theo khuyến cáo từ bác sĩ. Vì thế nên có không ít bệnh nhân thắc mắc rằng việc bị suy thận có ăn được sữa chua không.
Sữa chua là thực phẩm bổ sung năng lượng, dinh dưỡng lành mạnh, rất tốt cho sức khỏe. Như đã nêu trên, sữa chua có chứa các loại dinh dưỡng như canxi, chất béo, photpho, sắt, vitamin A, D, E, protein và bột đường. Trong khi những bệnh nhân bị suy thận cần hạn chế protein, photpho, kali để tránh làm tăng áp lực lên thận.
Mặc dù vậy, người bị suy thận vẫn có thể ăn được sữa chua nếu biết kiểm soát tốt về số lượng cũng như thời gian sử dụng. Lý do là bởi lượng đạm, kali, photpho có trong sữa chua không quá cao nên không có khả năng làm bệnh tiến triển nặng hơn. Chưa kể, việc ăn sữa chua đều đặn và hợp lý còn giúp người bệnh tăng cường sức đề kháng, thúc đẩy tiêu hóa. Đồng thời làm giảm nguy cơ bị loãng xương, góp phần điều hòa nhịp tim, ổn định huyết áp ở mức ổn định.
Nhìn chung, sữa chua mang lại rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe tổng thể nói chung cũng như người bị suy thận nói riêng. Song để tránh gây cản trở tới chức năng của thận, khiến bệnh trở nặng, các bạn nên lựa chọn loại sữa chua phù hợp.
Lời khuyên khi ăn sữa chua dành cho người bị suy thận
Suy thận có ăn được sữa chua không đã được giải đáp. Tuy nhiên, để việc ăn sữa chua không làm ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh, các bạn cần nắm được một số lưu ý như sau:
- Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ/chuyên gia để lựa chọn loại sữa chua phù hợp với tình trạng bệnh lý.
- Tránh ăn sữa chua khi đang đói, bởi lúc này nồng độ pH trong dạ dày xuống thấp dễ làm chết các lợi khuẩn, làm giảm hiệu quả của sữa chua. Thời điểm tốt nhất để ăn sữa chua là sau bữa ăn chính từ 2 tiếng đồng hồ.
- Hàng ngày chỉ nên tiêu thụ từ 1 – 2 hộp sữa chua hoặc tối đa không quá 200g.
- Nên ăn sữa chua để ở nhiệt độ phòng, sữa chua để lạnh, không đun nóng để uống.
- Không dùng sữa chua khi đang ăn xúc xích, thuốc kháng sinh hoặc thịt hộp để tránh nguy cơ bị đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,…
- Ưu tiên sử dụng sữa chua không đường hoặc ít đường, tránh các sản phẩm chứa chất bảo quản hoặc chất phụ gia không cần thiết.
- Có thể kết hợp ăn sữa chua với các loại trái cây như dâu tây, bơ, xoài, dưa hấu, chuối,…
- Người bị suy thận nên dùng sữa chua có hàm lượng natri, photpho, protein và kali thấp. Đồng thời nên chọn những sản phẩm chứa nhiều năng lượng, vitamin, khoáng chất.
- Trong trường hợp ăn sữa chua mà có các dấu hiệu bất thường như mệt mỏi, kích ứng, bệnh nhân nên thông báo ngay với bác sĩ để được tư vấn xử lý.
Trên đây là toàn bộ thông tin giúp giải đáp vấn đề “suy thận có ăn được sữa chua không” và những lưu ý liên quan. Mong rằng qua những gì được chia sẻ, bệnh nhân bị suy thận sẽ có thêm kiến thức để xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học và đảm bảo an toàn.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!