Suy Thận Có Ăn Được Yến Mạch không? Ăn Vào Tốt Hay Hại?

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Suy thận có ăn được yến mạch không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm, nhất là những người đang tìm hiểu và xây dựng lại chế độ dinh dưỡng trong quá trình điều trị bệnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, yến mạch là loại ngũ cốc chứa hàm lượng dưỡng chất dồi dào, tốt cho cơ thể. Ăn với liều lượng vừa phải, đúng cách giúp bổ sung dinh dưỡng và cải thiện sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng của yến mạch đối với cơ thể

Yến mạch là ngũ cốc nguyên hạt được trồng chủ yếu tại khu vực Bắc Mỹ và các nước Châu Âu. Loại ngũ cốc này chứa hàm lượng chất xơ tốt, ngoài ra còn dồi dào vitamin và khoáng chất thiết yếu. Không những thế, yến mạch nguyên chất còn được đưa vào danh sách thực phẩm chứa chất oxy hóa có khả năng bảo vệ hệ tim mạch, giảm lượng đường trong máu và cholesterol.

Giá trị dinh dưỡng của yến mạch đối với cơ thể
Yến mạch là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Hiện nay, yến mạch được sử dụng rộng rãi trong chế biến món ăn với các dạng chính là loại đã được cán mỏng, bột mịn và yến mạch nguyên cám. Cụ thể hơn, các thành phần dưỡng chất có trong 100g yến mạch sẽ bao gồm: 16.9gr protein, 8% nước, 389kcalo, 66.3gr carbs, 0gr đường, 10.6gr chất xơ, 6.9gr chất béo.

Các loại ích của việc ăn yến mạch đối với cơ thể có thể kể đến như:

  • Ngăn ngừa bệnh tim mạch: Như đã đề cập, trong yến mạch chứa hàm lượng chất chống oxy hóa dồi dào, có khả năng kiểm soát và ngăn ngừa các vấn đề về tim mạch. Bên cạnh đó, hàm lượng chất xơ có trong yến mạch còn giúp giảm cholesterol xấu, không làm ảnh hưởng đến lượng cholesterol tốt của cơ thể.
  • Ngăn ngừa táo bón: Ngoài việc chứa hàm lượng chất xơ dồi dào, yến mạch còn có các sợi hòa tan, không hòa tan giúp điều chỉnh hoạt động của nhu động ruột, ngăn tình trạng táo bón. Đây là một trong những lợi ích điển hình mà yến mạch mang lại cho cơ thể, nếu duy trì thói quen ăn yến mạch mỗi ngày sẽ không lo lắng về việc bị táo bón.
  • Kiểm soát đường trong máu: Yến mạch có khả năng hỗ trợ kiểm soát hàm lượng đường có trong máu, nhờ đó người dùng giảm được nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2. Chính vì lợi ích này mà chuyên gia cũng khuyến khích người mắc bệnh tiểu đường nên bổ sung yến mạch vào khẩu phần dinh dưỡng để cải thiện hàm lượng đường trong máu, kiểm soát hoạt động tiêu hóa. Đặc biệt không thể không kể đến chất xơ và carbohydrate phức tạp trong yến mạch còn giúp làm chậm quá trình chuyển hóa đường đơn của các thực phẩm khác khi cơ thể hấp thụ.
  • Phòng tránh ung thư: Yến mạch chứa lignan, đây là một chất có tác dụng phòng ngừa ung thư vú, ung thư ruột kết và các vấn đề khác tại tuyến tiền liệt và buồng trứng của nữ giới. Bổ sung yến mạch vào thực đơn mang lại nhiều lợi ích cho cả nam và nữ.
  • Kiểm soát huyết áp: Ăn yến mạch với liều lượng vừa phải, thường xuyên giúp giảm nguy cơ tăng huyết áp.
  • Cung cấp magie: Yến mạch chứa hàm lượng magie dồi dào giúp cải thiện chức năng của enzyme trong cơ thể, tăng cường hoạt động sản xuất năng lượng. Qua đó, cơ thể có điều kiện thư giãn cơ tim, mạch máu, huyết áp ổn định hơn, giảm nguy cơ bệnh tim mạch dẫn đến đột quỵ nguy hiểm.
  • Hỗ trợ giảm cân: Ăn yến mạch có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa, giảm cơn thèm ăn, hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Ngoài các lợi ích kể trên, việc bổ sung yến mạch vào thực đơn hàng ngày với liều dùng vừa phải giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, bảo vệ và chăm sóc da, ngăn ngừa lão hóa,… Do đó, hiện nay thực phẩm này được nhiều người ưa chuộng. Không chỉ tốt cho sức khỏe, yến mạch còn hỗ trợ phòng ngừa nhiều vấn đề cho cơ thể.

Suy thận có ăn được yến mạch không?

Vậy, người bị suy thận có ăn được yến mạch không? Đây là thắc mắc được nhiều người quan tâm. Bởi, như trên đã đề cập, loại thực phẩm này mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng cho cơ thể. Với trường hợp bệnh nhân đang bị suy thận, việc sử dụng yến mạch liệu có phù hợp và tốt cho tình trạng sức khỏe không vẫn còn là băn khoăn của nhiều người.

Suy thận có ăn được yến mạch không?
Suy thận có ăn được yến mạch không?

Theo đó, suy thận là bệnh lý suy giảm chức năng thận có mức độ nguy hiểm cao. Đặc biệt là những trường hợp phát hiện muộn, thận suy yếu nghiêm trọng có thể đối mặt với nhiều biến chứng, thậm chí dẫn đến tử vong. Do đó, chuyên gia khuyến cáo người bệnh cần thăm khám sớm và tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

Ngoài ra, trong vấn đề chăm sóc hàng ngày, chế độ dinh dưỡng cho người suy thận phải được đảm bảo. Người bệnh cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, đồng thời kiêng các thực phẩm bất lợi cho tình trạng sức khỏe như đồ ăn chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, cay nóng,… Trong các nhóm thực phẩm được khuyên khích dùng cho người bệnh, yến mạch là thực phẩm giàu dinh dưỡng có thể bổ sung.

Chính vì thế, người mắc bệnh suy thận hoàn toàn có thể ăn yến mạch. Tuy nhiên cần lưu ý về liều dùng và cách chế biến để tránh các nguy cơ không mong muốn gây hại sức khỏe. Với nhiều lợi ích tích cực kể trên, ăn yến mạch giúp người bệnh thận phòng tránh được nhiều vấn đề như táo bón, kiểm soát huyết áp, giảm cholesterol, ổn định đường huyết,…

Người bệnh có thể sử dụng yến mạch nấu cháo ăn vào bữa sáng. Lưu ý không nên nếm quá nhiều gia vị, đặc biệt là muối. Đồng thời ăn với liều lượng hợp lý, không nên lạm dụng. Cần cân bằng dinh dưỡng với nhiều thực phẩm khác giúp cơ thể hấp thu đầy đủ dưỡng chất, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh diễn ra an toàn, thuận lợi hơn.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: “Suy thận có ăn được yến mạch không?”, bên cạnh đó là các lợi ích mà yến mạch mang lại cho cơ thể. Bạn đọc có thể tham khảo và lựa chọn thực phẩm tốt cho người bệnh. Để đảm bảo an toàn và đạt được hiệu quả điều trị tốt nhất, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng, bác sĩ để xây dựng thực đơn phù hợp trong quá trình điều trị bệnh suy thận.

Xem Thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

02485851102

Tin mới

Thoái Hóa Xương Khớp Đau Nhức, Hạn Chế Vận Động Và Cách Xử Lý Từ Y Học Cổ Truyền

Thoái hóa xương khớp không chỉ là gánh nặng của người già mà còn là...

Xử lý thoát vị đĩa đệm từ căn nguyên – Bài thuốc Y học cổ truyền cho người Việt

Thoát vị đĩa đệm gây đau, tê cứng cột sống, teo cơ, tàn phế, cản...
Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Nghiên Cứu Thành Công Bài Thuốc Xử Lý Yếu Sinh Lý Nam Từ Y Học Cổ Truyền

Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu và ứng dụng các bài thuốc cổ phương là...