Thuốc Dạ Dày Chữ T (Trimafort): Liều dùng và Lưu ý cần biết

Theo dõi Viện y dược dân tộc trên goole news

Thuốc dạ dày chữ T (Trimafort) thuộc nhóm thuốc trung hòa axit dạ dày (antacid). Thuốc được sử dụng để cải thiện các triệu chứng do tăng tiết dịch vị như đau dạ dày, ợ hơi, chướng bụng, nóng rát thượng vị,… Những thông tin trong bài viết sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ về công dụng, thành phần, giá thành để có thể sử dụng loại thuốc này đúng cách.

Trimafort là thuốc gì?

Trimafort còn được biết đến với tên gọi là thuốc dạ dày chữ T. Đây là loại thuốc antacid (thuốc kháng axit dạ dày) được sử dụng để điều trị đau dạ dày và viêm loét dạ dày – tá tràng. Tương tự như các loại thuốc antacid khác, Trimafort được bào chế ở dạng sữa uống với thành phần chính là Nhôm hydroxyd và Magie (magnesi) hydroxyd.

Thông tin cơ bản về thuốc Trimafort:

  • Tên thuốc: Trimafort hoặc Thuốc dạ dày chữ T
  • Phân nhóm: Thuốc đường tiêu hóa
  • Nhà sản xuất: Daewoong – Hàn Quốc
  • Dạng bào chế: Dạng sữa uống vị bạc hà, mùi chanh
  • Quy cách: Hộp 20 gói x 10ml
  • Số đăng ký (SĐK): VN-14658-12

Hiện nay, Trimafort là một trong những loại thuốc chữa đau dạ dày dạng sữa được ưa chuộng trên thị trường.

Thành phần của thuốc dạ dày chữ T (Trimafort)

Thuốc dạ dày chữ T được bào chế ở dạng sữa uống với khả năng hấp thu tốt và mang lại tác dụng nhanh chóng. Mỗi gói 10ml bao gồm các thành phần sau:

  • Gel Nhôm hydroxyd 3030.3mg: Nhôm hydroxyd là muối vô cơ có trong công thức của nhiều loại thuốc chữa đau dạ dày. Ngay sau khi được hấp thu, muối tác dụng với HCl (acid hydrocloric) nhằm trung hòa dịch vị và giảm nhanh cơn đau dạ dày. Khi dịch vị được trung hòa, các triệu chứng ợ nóng, ợ chua, chướng bụng, đầy hơi,… cũng sẽ thuyên giảm rõ rệt.
  • Magnesi hydroxyd 800.4mg: Magnesi hydroxyd được bổ sung vào công thức của thuốc nhằm cải thiện tình trạng táo bón do Nhôm hydroxyd gây ra. Sau khi được hấp thu vào dạ dày, hoạt chất này phản ứng với HCl trong dịch vị dạ dày tạo thành nước và Magnesi Chlorid giúp trung hòa dịch vị. Đồng thời tăng nhu động ruột và tăng lượng nước trong đường ruột. Qua đó có thể giảm tình trạng táo bón khi sử dụng thuốc.
  • Nhũ dịch Simethicon 30% 266.7mg: Simethicon là chất phá vỡ các bọt khí, có tác dụng đẩy hơi bên trong dạ dày thoát ra ngoài. Thành phần này được bổ sung vào công thức của thuốc nhằm hạn chế tình trạng đầy hơi, chướng bụng và khó chịu ở dạ dày.

Công dụng của thuốc dạ dày Trimafort

Có thể thấy, thuốc dạ dày Trimafort chủ yếu chứa các thành phần có tác dụng trung hòa axit bao gồm Nhôm hydroxyd có tác dụng trung hòa chậm và Magnesium hydroxyd có tác dụng trung hòa nhanh. Trong đó, Magnesium hydroxyd còn có hiệu quả nhuận tràng và giảm táo bón do Nhôm hydroxyd.

Bên cạnh đó, công thức của thuốc dạ dày chữ T còn được bổ sung Simethicon có tác dụng đẩy khí bên trong dạ dày ra ngoài, từ đó cải thiện tình trạng đầy hơi và chướng bụng. Do đó, loại thuốc này có thể làm giảm các triệu chứng tiêu hóa do tăng tiết axit dạ dày gây ra.

Chỉ định – Chống chỉ định

Thuốc dạ dày chữ T có tác dụng trung hòa dịch vị dạ dày. Do đó, loại thuốc này có thể sử dụng trong các trường hợp tăng tiết axit dịch vị như viêm loét dạ dày tá tràng, đau dạ dày do dùng thức ăn cay nóng, thức ăn có vị chua, rượu bia,…

trimafort là thuốc gì
Thuốc Trimafort được sử dụng cho những trường hợp bị tăng tiết dịch vị dạ dày như ợ hơi, đầy bụng, đau dạ dày,…

Thuốc có thể làm giảm các triệu chứng như:

  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Đau dạ dày
  • Khó chịu, nóng rát vùng thượng vị
  • Ợ hơi, ợ chua
  • Đầy hơi, chướng bụng

Thuốc dạ dày Trimafort không được sử dụng trong những trường hợp sau:

  • Suy thận nặng
  • Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc

Cách sử dụng thuốc dạ dày chữ T – Trimafort

Thuốc dạ dày chữ T được bào chế ở dạng sữa uống có vị bạc hà và mùi chanh. Thuốc được sử dụng bằng cách uống trực tiếp. Ngay sau khi uống, cảm giác nóng rát và đau dạ dày sẽ giảm đi đáng kể.

Liều lượng sử dụng:

  • Trẻ em dưới 12 tuổi: Sử dụng theo hướng dẫn của bác sĩ
  • Người lớn: Dùng 1 gói/ lần, sử dụng 3 lần mỗi ngày

Thuốc Trimafort nên uống khi nào? Trước hay sau khi ăn?

Thuốc Trimafort nên uống khi nào? Trước hay sau khi ăn? là thắc mắc của khá nhiều bạn đọc. Theo thông tin từ nhà sản xuất, nên sử dụng thuốc giữa các bữa ăn và trước khi đi ngủ (tốt nhất là 1 giờ sau các bữa ăn).

trimafort uống trước hay sau ăn
Nên sử dụng thuốc dạ dày chữ T sau các bữa ăn khoảng 1 giờ đồng hồ để tránh ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa

Sử dụng thuốc trước khi ăn có thể khiến cho lượng dịch vị trong dạ dày giảm đáng kể. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng từ thức ăn. Ngoài ra, thuốc dạ dày chữ T cũng ảnh hưởng đến độ pH trong dạ dày, từ đó cản trở quá trình hấp thu các loại thuốc khác. Khi sử dụng Trimafort và các loại thuốc trung hòa axit (antacid), nên dùng cách các loại thuốc khác ít nhất 2 giờ đồng hồ.

Lưu ý trước và trong khi sử dụng thuốc dạ dày Trimafort

Thuốc dạ dày Trimafort được sử dụng khá phổ biến bên cạnh thuốc dạ dày chữ P và chữ Y. Khi dùng loại thuốc này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:

  • Không sử dụng nếu bị suy thận nặng hoặc mẫn cảm với bất cứ thành phần nào trong thuốc. Trong trường hợp bị suy thận nhẹ và vừa, nên thông báo với bác sĩ/ dược sĩ để được xem xét có nên sử dụng thuốc hay không.
  • Nếu đang sử dụng các loại thuốc khác, nên hỏi ý kiến bác sĩ khi có ý định dùng đồng thời với thuốc Trimafort. Bởi thuốc dạ dày chữ T có thể ảnh hưởng đến khả năng hấp thu và dung nạp của một số loại thuốc khác.
  • Dùng thuốc đúng liều lượng và không pha thuốc với nước ấm. Theo khuyến cáo từ nhà sản xuất, thuốc chỉ phát huy tác dụng tốt nhất khi sử dụng trực tiếp với liều lượng khuyến cáo. Việc dùng thuốc nhiều hơn tiềm ẩn nhiều rủi ro nhưng không làm tăng hiệu quả lâm sàng.
  • Ngưng sử dụng thuốc Trimafort nếu không nhận thấy hiệu quả sau 2 tuần sử dụng. Lúc này, bệnh nhân cần đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị theo phác đồ của bác sĩ. Sử dụng các loại thuốc trung hòa axit dài hạn có thể che lấp một số dấu hiệu cảnh báo các vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng.
  • Không sử dụng thuốc khi đang mang thai 3 tháng đầu. Phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi và người đang cho con bú vẫn có thể dùng thuốc dạ dày chữ T nhưng cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
  • Thuốc dạ dày chữ T được đóng gói ở dạng túi giấy nên đôi khi bị hư hỏng nếu bảo quản ở nhiệt độ và độ ẩm cao. Nếu nhận thấy túi thuốc bị ẩm mốc, có mùi lạ và phồng lên, tuyệt đối không sử dụng do thuốc có thể đã bị biến đổi.

Tác dụng phụ

Thuốc dạ dày chữ T hiếm khi gây ra tác dụng phụ khi sử dụng. Tuy nhiên, một số người có đường ruột nhạy cảm có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ. Nếu gặp phải các tác dụng ngoại ý trong thời gian dùng thuốc, nên thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ.

Trimafort uống trước hay sau ăn
Trong thời gian sử dụng thuốc, một số người có thể bị tiêu chảy hoặc táo bón nhẹ

Tương tác thuốc

Trimafort làm thay đổi độ pH bên trong dạ dày nên ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ hấp thu và khả năng dung nạp của một số loại thuốc. Nếu đang sử dụng thuốc, nên hỏi ý kiến bác sĩ/ dược sĩ trước khi dùng thêm thuốc dạ dày chữ T.

Một số loại thuốc có thể tương tác với thuốc dạ dày chữ T:

  • Ketoconazole: Khi dùng thuốc kháng nấm Ketoconazole, cần sử dụng cách xa thuốc Trimafort ít nhất 3 giờ đồng hồ.
  • Fluoroquinolon: Trimafort làm giảm hấp thu của Fluoroquinolon đáng kể nên cần tránh sử dụng đồng thời hai loại thuốc này.
  • Ciprofloxacin và Norfloxacin: Sử dụng chung với thuốc dạ dày chữ T có thể gây độc tính lên thận và đôi khi có dấu hiệu sỏi niệu. Để đảm bảo an toàn, các loại thuốc này thường không được sử dụng kết hợp.
  • Tetracyclin: Khi dùng Tetracyclin, cần sử dụng Trimafort sau đó khoảng 2 – 3 giờ để tránh ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc.
  • Một số loại thuốc khác: Ngoài ra, thuốc dạ dày chữ T cũng không được sử dụng đồng thời với Methenamine, Mecamylamine,…

Quá liều và cách xử trí

Khi nhận thấy đã sử dụng thuốc dạ dày Trimafort quá liều, cần đến bệnh viện gần nhất (ngay cả khi chưa phát sinh triệu chứng). Nếu phát hiện sớm, bác sĩ sẽ rửa dạ dày để giảm lượng thuốc hấp thu, từ đó có thể ngăn chặn các triệu chứng quá liều bùng phát.

Ngoài ra, sử dụng thuốc Trimafort quá liều cũng có thể gây ra một số biểu hiện như tiêu chảy, ngộ độc magnesi (gặp ở bệnh nhân thiểu năng tuyến thượng thận) với các triệu chứng như thẫn thờ, suy hô hấp, khô miệng và ngủ gà. Tương tự như các trường hợp phát hiện sớm, bác sĩ sẽ tiến hành rửa dạ dày và sử dụng thuốc xổ không chứa magnesi để đào thải thuốc ra khỏi cơ thể.

Thuốc trị đau dạ dày Trimafort giá bao nhiêu tiền?

Thuốc trị đau dạ dày Trimafort có bán tại hầu hết các tiệm thuốc tây trên toàn quốc. Thuốc có giá bán khoảng 90.000 đồng/ hộp (20 gói x 10ml) và giá bán lẻ là 4.500 đồng/ gói. Giá bán có thể chênh lệch tùy vào từng thời điểm và cơ sở kinh doanh nhưng nhìn chung không chênh lệch quá nhiều so với giá được cung cấp trong bài viết.

Thuốc dạ dày chữ T (Trimafort) là loại thuốc giảm đau dạ dày, ợ hơi, đầy bụng, buồn nôn,… do tăng tiết dịch vị dạ dày được sử dụng khá phổ biến, tuy nhiên chưa phải là thuốc đặc trị bệnh dạ dày. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, bạn đọc đã nắm rõ về cách sử dụng, thận trọng, liều dùng và giá thành của loại thuốc này. Tuy nhiên trước khi dùng, vẫn cần tham khảo ý kiến dược sĩ và đọc kỹ hướng dẫn in trên bao bì.

Xem thêm:

Bình luận (30)

  1. Lương Thu Thủy says: Trả lời

    Em đang uống viên uống bổ sung sắt thì nếu em mua thuốc chữ T về dùng kết hợp có được không? em nên uống 2 loại cách nhau ra thế nào? mọi người rành thì tư vấn cho em với nha

  2. Lê T. Hân says: Trả lời

    Thấy trong bài ghi sơ can bình vị tán có tới mấy loại là mình sẽ luân phiên sử dụng theo từng giai đoạn hay là mua về phối với nhau dùng vậy ạ?

    1. Trần Thị Anh Thu says:

      Liệu trình bác sĩ sẽ cho thường kết hợp 3 loại là sơ can bình vị, cao bình vị, sơ can bình vị tán thế hệ 2 dùng song song cùng lúc nha, lộ trình điều trị 3 trong 1 vừa giúp bạn giảm đau, vừa khôi phục niêm mạc dạ dày mà vừa tăng sức đề kháng phòng bệnh tái phát đấy

    2. Cu Bon says:

      Khuyên cả nhà nên mua theo toa bác sĩ cho nhé, trước mình cũng nghĩ ôi sao phải uống lắm thuốc thế mà giờ khỏi bệnh rồi mới thấy thuốc hay thật sự, không những mình hết đau mà dạ dày khỏe lên, ăn uống ngon miệng hơn trước hẳn

  3. Chú Hà Mã says: Trả lời

    Em phát hiện mình có các triệu chứng của trào ngược như ợ hơi, buồn nôn, đắng miệng, quặn bụng trên đã 1 tuần nay, em ra nhà thuốc hỏi thì được tư vấn mua thuốc chữ T về uốngd, cơ mà em uống hơn 1 tuần vẫn chưa thấy hiệu quả thì có phải do em không hợp thuốc ạ?

    1. Duy Mạnh 91 says:

      Loại này max có thể dùng đến 2 tuần, nếu sau đó bạn thấy vẫn chưa giảm đau tí nào thì nên đi bệnh viện để bác sĩ khám với kê thuốc mạnh, bài bản hơn nhé, bệnh dạ dày không coi thường được đâu, lắm ca để lâu chuyển thành ung thư đấy

    2. Hyn My says:

      Bua minh dung phai gan 10 ngay moi bat dau thay chuyen bien day ban, tuy co dia hap thu the nao thoi chu khong phai cu thuoc tay la phai nhanh het trieu chung, ban ket hop an uong, nghi ngoi dieu do vao de mau het benh nha

  4. Catarina Thanh Thanh says: Trả lời

    Thuốc chữ T này trong đó có kháng sinh không vậy ạ vì mình rất sợ dùng kháng sinh sẽ ảnh hưởng đến dạ dày rồi dùng lâu dần suy giảm sức đề kháng ấy

    1. Đàm Mạnh Thái says:

      Không chứa kháng sinh đâu bạn đừng lo, trong đó chủ yếu là chất kháng axit làm giảm tính acid của dạ dày mà giảm axit thì giảm đau rát, quặn thắt ở dạ dày thôi

    2. Thụy says:

      Nếu ko chứa kháng sinh chắc có thể mua về dùng liên tục nhỉ, theo e mọi người nên mua nhiều nhiều về để ở nhà dùng dần, khi nào đau có cái tấp vào ngay đỡ mất công lúc ấy phải chạy ra nhà thuốc mua

    3. Hồng Oanh - Cathaylife says:

      Cứ dùng tân dược thì phải có chỉ định bác sĩ hoặc tư vấn của dược sĩ cho chắc nhé, không phải cứ ưng là tấp kiểu dã chiến vậy đâu, quá liều nhiều khi gây tác dụng phụ mà có thể làm lờn thuốc là sau này không có thuốc mà giảm đau đấy

  5. Đỗ Long says: Trả lời

    Thuốc của bên trung tâm thuốc dân tộc có trị được HP không hay chỉ trị mấy bệnh dạ dày thông thường thôi và bao lâu thì đi xét nghiệm HP sẽ có tiên lượng ổn? Em đã điều trị hơn 2 tháng nay nhưng con HP này lì quá, người cứ bị mệt

    1. Đinh Thị Thúy Vy says:

      Mình chính xác là 2 tuần giảm đau và 3 tháng thì đi xét nghiệm tiên lượng HP đã ổn định đấy bạn và rất lâu rồi hoàn toàn không quay trở lại. Thuốc sơ can bình vị không những chữa được mà còn chữa tận gốc nữa bạn nhé, bạn xem bài này sẽ rõ, nhiều người khỏi bệnh hẳn luôn https://www.dongyvietnam.org/so-can-binh-vi-tan-dac-tri-vi-khuan-hp.html

    2. Diễn Văn Lê says:

      Trong lúc dùng thuốc mọi người có thấy người mệt mỏi hay bị táo bón tiêu chảy gì không ạ? em nghe bảo thuốc nào cũng có tác dụng phụ, chỉ là mức độ nó như thế nào và hên xui cơ địa có dính tác dụng phụ không thôi. Cơ địa em yếu nên em cũng sợ tác dụng phụ

    3. Phương Ly says:

      Em bình thường đụng thuốc tây là bị mệt người với táo bón nhưng uống thuốc sơ can bình vị tán hơn 1 tuần qua thì hoàn toàn êm ru ạ, do thuốc làm từ thảo dược nên nó mát lắm chị ơi, mới uống 2 tuần mà em thấy cũng đỡ đau, bụng đỡ khó chịu hơn đấy ạ, kiểu người nhẹ nhàng mà không bị mệt

  6. Khánh Nguyên says: Trả lời

    Thuốc sơ can bình vị tán dùng trong bao lâu sẽ giảm được triệu chứng trào ngược, hiện tại em đang bị đau vùng bụng trên mỗi khi no hoặc đói, rồi ăn vào xong thì dễ bị ợ hơi lên cái mùi hôi hôi khó chịu lắm

    1. Vân cHhi Lý says:

      Theo trải nghiệm mình từng dùng thuốc thì 7ngayf là giảm đau còn để hết hoàn toàn với dạ dày ổn định trở lại thì là 2 tháng đấy bạn. Đó là cá nhân mình còn có thể tùy tình trạng nặng nhẹ rồi khả năng hấp thụ thuốc sẽ có thời gian xê dịch chút

    2. Sóc says:

      Eo ôi, uống thuốc gì những 2 tháng, đông y chữa chậm vậy luôn hả, chả bù cho thuốc tây cữ 2,3 ngày là thấy gần như hết đau tới 70% luôn

    3. Lam Lam says:

      Cái gì cũng có mặt trái nha, tây y tác dụng nhanh cũng lắm tác dụng phụ, đông y chậm hơ n nhưng an toàn, lành tính, trị được gốc bệnh. Giờ chọn phụ thuộc thuốc cả đời hay trị một lần chậm mà chắc là tùy bạn chọn thôi

  7. Emma Lê says: Trả lời

    Tôi uống thuốc dạ dày chữ T được 4 hôm, cũng có vẻ đỡ đau dạ dày một chút nhưng từ đó đến giờ không đi ngoài được, chẳng biết do trùng hợp hay là do thuốc này ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nữa?

    1. Nguyễn Phạm Như Ý says:

      Mình uống thì lại không gặp tình trạng như bạn ấy, thấy thuốc này cũng tốt đấy chứ, dùng có 3 ngày mà đỡ đau dạ dày kha khá, ăn vào đỡ quặn thắt hẳn, tìm được thuốc này quả thật rất hài lòng

    2. Kiều Diễm - 90 says:

      Tùy cơ địa sẽ có thể gặp tác dụng phụ của thuốc, như mình thì cũng bị táo bón mỗi khi dùng thuốc tây nói chung, bạn tích cực uống nhiều nước, ăn rau xanh, trái cây vào xem có cải thiện không, nếu không phải gặp bác sĩ mà đổii thuốc

  8. Phạm YNhi says: Trả lời

    Các mom ơi, em sinh bé được 6 tháng rồi, con nó vẫn còn bú ti mà dạ dày em thì hành em quá trời, đói cũng đau, ăn xong cũng đau, vì vậy em mất ăn mất ngủ, dạo này sữa giảm hẳn do cơ thể em suy nhược, giờ em dùng thuốc sơ can bình vị tán có được không, ảnh hưởng gì mẹ và bé không

    1. Ánh Tuyết says:

      Em cũng là mẹ bỉm sữa và bị viêm dạ dày từ trước khi có bầu kia mà sau sinh dạ dày càng trở nên tồi tệ, nghe bảo đang cho con bú hạn chế dùng thuốc tây nên em tìm sang đông y xem sao. Lúc lân la trên mạng thì biết đến thuốc sơ can bình vị tán. Vì có con nhỏ không đi trực tiếp được nên gọi đến số hotline của trung tâm để bác sĩ tư vấn. Dù khám từ xa nhưng bác sĩ nhiệt tình lắm, hỏi cặn kẽ em tình trạng bệnh rồi kê toa thuốc sơ can bình vị tán thế hệ 2, cao bình vị với thuốc giải độc hoàn. Lúc biết em còn cho con bú, bác sĩ đã gia giảm, phù hợp với cơ địa của em. Sau liệu trình 2 tháng thì em đã hết đau hoàn toàn, ăn uống tốt trở lại và không còn triệu chứng đa dạ dày nữa. Mà lúc uống hoàn toàn không ảnh hưởng đến sữa nhé, sữa em vẫn về đều mà có vẻ còn nhiều hơn trước. Bữa là em đọc được bài review này nên mới biết đến thuốc, mom tham khảo xem https://vhea.org.vn/so-can-binh-vi-tan-vtv2-gioi-thieu-20609.html

    2. Thuốc Giảm Cân says:

      Đang suy nghĩ coi uống thuốc này có ảnh hưởng đến mùi sữa không, nghe sữa về nhiều hơn cũng khoái khoái mà sợ đông y vốn dĩ nồng, nó ám vào mùi sữa bé khó chịu bỏ bú thì toi, giai đoạn cho con bú tấp gì vào người cũng phải suy nghĩ mà

    3. Na Tuệ says:

      Lúc em dùng thuốc em vẫn cho con bú bt chị ạ, cháu nó hoàn toàn ko có hiện tượng khó chịu hay nhè ti ra gì cả, em thấy thuốc cũng dễ uống lại thêm bào chế dạng tiện lợi, tiết kiệm thời gian cho mẹ bỉm tụi mình. Quan trọng thuốc rất hiệu quả, em uống chưa tới 1 tuần thấy đỡ đau á

    4. Nguyễn Lan Trang says:

      Sau sinh hầu như ai cũng gặp vấn đề dạ dày hết vì hệ tiêu hóa bị tổn thương lúc mang bầu hệ lụy tới giờ, cũng may biết đến thuốc sơ can bình vị tán nên mới hết triệt để bệnh trào ngược, giờ không còn đau thắt, hết buồn nôn, hết ợ chua em ăn uống ngon miệng lại mừng ghê

  9. Phương Nga says: Trả lời

    Bé nhà mình mới 5 tuổi mà đã có triệu chứng đau dạ dày thì mình có nên ra nhà thuốc mua thuốc này cho bé dùng không hay thử mấy mẹo dân gian dùng gừng dùng nghệ như ông bà mình mách nhỉ

    1. Thúy Loan Phan says:

      Ủa trẻ con thì phải đưa đi khám rồi bác sĩ kê đơn chứ sao lại tự ý mua thuốc cho dùng. Mấy đứa nhỏ cơ thể non nớt, dùng sai thuốc rồi ngộ độc hoặc làm tình trạng bệnh con nặng hơn thôi. Với cả thuốc chữ T này có thể có tương tác thuốc nữa nên mom tuyệt đối đừng tự ý mua nha

    2. Ong Chăm Chỉ says:

      Bữa mình đưa con đi khám nhi thì bác sĩ có kê toa gồm thuốc chữ T luôn đấy, bé mình uống 4 ngày là thấy đỡ đau, mom cứ đưa con đi khám rồi về kết hợp cho uống thêm nghệ, uống vừa phải thôi kẻo nóng người táo bón nhé

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chuyên gia tư vấn

Gọi ngay

0983845445

Tin mới

chương trình tư vấn sức khỏe thị trấn ngã sáu

Viện Y Dược Cổ truyền dân tộc Khám Sức Khỏe Đẩy Lùi Mỡ Máu Tại Hậu Giang

Ngày 27/10/2024, Viện Y Dược cổ truyền dân tộc và Trung tâm Thuốc dân tộc...

Nghiên Cứu Bệnh Vảy Nến Và Cách Xử Lý Chuyên Sâu Từ Y Học Cổ Truyền

Vảy nến là bệnh lý mãn tính dai dẳng, bùng phát từng đợt với nhiều...
Các chế phẩm bài thuốc Sơ can Bình vị tán

Phác Đồ Trào Ngược Dạ Dày – Nghiên Cứu Bởi Viện Y Dược Cổ Truyền Dân Tộc

Trào ngược dạ dày, ợ hơi, ợ chua… là các triệu chứng dai dẳng, gây...